Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Chuẩn bị cho kỳ thi cơ bản về DB2 9, Phần 4: Làm việc với dữ liệu DB2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.46 KB, 42 trang )

Chuẩn bị cho kỳ thi cơ bản về DB2 9, Phần 4: Làm việc với dữ liệu DB2
Roman B. Melnyk, Nhân viên phát triển thông tin, IBM
Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu về ngôn ngữ truy vấn cấu trúc - Structured Query
Language (SQL) và cung cấp cho bạn sự hiểu biết về cách DB2® 9 sử dụng SQL
để thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Bài viết này là bài thứ tư nằm
trong số bảy bài viết mà bạn có thể sử dụng để có được chứng chỉ DB2 9 cơ bản
(Bài thi số 730).
Trước khi bắt đầu
Về bài viết này
Bạn đã nghĩ tới việc có một chứng chỉ về các khái niệm cơ bản của DB2 (Bài thi
số 730)? Nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã đến đúng chỗ. Loạt bảy bài hướng dẫn
chuẩn bị thi chứng chỉ DB2 bao gồm những vấn đề cơ bản nhất những chủ đề
mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi bạn đọc câu hỏi sát hạch đầu tiên. Thậm chí,
ngay cả khi bạn chưa có kế hoạch tìm kiếm chứng chỉ ngay bây giờ thì loạt bài
viết này cũng là một nơi tuyệt vời để bạn bắt đầu học những vấn đề mới trong
DB2 9.
Về bài viết này
Bài viết này giải thích cách mà DB2 sử dụng SQL để thao tác dữ liệu trong cơ sở
dữ liệu quan hệ. Các tài liệu được cung cấp chủ yếu ở đây bao gồm các mục tiêu
trong phần 4 của bài thi, phần có tiêu đề là "Làm việc với dữ liệu DB2 sử dụng
SQL và XQuery". Bạn có thể nhìn thấy các mục tiêu này tại: http://www-
03.ibm.com/certify/tests/obj730.shtml.
Các chủ đề chứa đựng trong bài viết bao gồm:
 Giới thiệu về SQL
 Mô tả về Data Manipulation Language (Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML))
và các ví dụ giải thích cách sử dụng DML để thu được thông tin riêng biệt.
 Ranh giới chuyển đổi
 Thủ tục SQL và hàm do người dùng định nghĩa


Mục tiêu


Sau khi hoàn thành bài viết này, bạn có thể:
 Hiểu cơ bản về SQL, cùng với các yếu tố trọng tâm trong ngôn ngữ SQL.
 Sử dụng DML để lựa chọn, chèn, cập nhật hoặc xóa dữ liệu
 Sử dụng câu lệnh COMMIT và ROLLBACK để quản lý giao dịch, và biết
được những cái gì cấu thành nên ranh giới chuyển đổi
 Tạo và gọi thủ tục SQL hoặc hàm do người dùng định nghĩa từ trình điều
khiển dòng lệnh


Các yêu cầu hệ thống
Nếu bạn không thực sự chắc chắn để làm, bạn cần phải tải phiên bản thử nghiệm
miễn phí của IBM DB2 9 để làm việc với bài viết này. Cài đặt DB2 sẽ giúp bạn
hiểu một số khái niệm được nói tới trong bài thi lấy chứng chỉ DB2 9 cơ bản. Cài
đặt DB2 không được đề cập đến trong bài viết này, nhưng tài liệu về tiến trình cài
đặt có trong DB2 Information Center (Trung tâm thông tin của DB2).


Những quy ước được sử dụng trong bài viết
Quy ước những cụm từ màu sáng được sử dụng trong bài viết:
 Monospaced được sử dụng cho câu lệnh SQL. UPPERCASE (cụm từ viết
hoa) là từ khóa của SQL, và lowercase (cụm từ viết thường) là giá trị do
người dùng đặt ra trong đoạn mã ví dụ.
 Ngoại trừ trong đoạn mã, tên của đối tượng dữ liệu và tên của các cột trong
bảng biểu được viết in hoa.
 Cụm từ in nghiêng được dùng khi giới thiệu một thuật ngữ (term) mới hoặc
để nhận biết một giá trị tham biến.
Tất cả ví dụ trong bài viết đều dựa trên bộ cơ sở dữ liệu SAMPLE (Mẫu), đi kèm
với DB2. Bởi vì đầu ra của mẫu đều được quy định trong hầu hết các trường hợp,
bạn không cần phải truy cập vào kết quả để hiểu được các ví dụ.


Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structured Query Language) (SQL)
Các phần của câu SQL
SQL là ngôn ngữ được sử dụng để định nghĩa và thao tác các đối tượng dữ liệu
SQL. Sử dụng SQL để định nghĩa một bảng dữ liệu, chèn dữ liệu vào bảng, thay
đổi dữ liệu trong bảng và lấy dữ liệu từ bảng. Giống như tất cả các ngôn ngữ khác,
SQL có cú pháp định nghĩa và một tập hợp các phần tử ngôn ngữ.
Hầu hết các câu lệnh SQL đều chứa đựng một hoặc nhiều phần tử ngôn ngữ sau:
 Các ký tự đơn lẻ có thể là các chữ cái (A-Z, a-z, $, #, và @, hoặc một thành
phần trong tập ký tự mở rộng), các số (từ 0 đến 9), hoặc các ký tự đặc biệt
(+, *, %, ).
 Một mã thông báo là chuỗi gồm một hoặc nhiều ký tự. Chuỗi này không
được chứa ký tự trống trừ khi đó là một định dạng đã được định nghĩa (một
hoặc nhiều ký tự nằm giữa hai dấu ngoặc kép) hoặc là một hằng xâu ký tự.
 Một định danh dạng SQL là một mã thông báo được dùng để tạo thành tên.
 Kiểu dữ liệu của một giá trị xác định trong DB2 sẽ giải thích giá trị đó thế
nào. DB2 hỗ trợ khá nhiều công cụ xây dựng kiểu dữ liệu và thậm chí hỗ
trợ cả các kiểu do người dùng định nghĩa (UDTs).
 Một hằng số chỉ rõ một giá trị. Chúng được phân ra thành nhiều loại như ký
tự, ảnh, hằng số chuỗi hệ thập lục phân, số nguyên, số thập phân hoặc hằng
số thực.
 Một đăng ký đặc biệt (special register) là một vùng lưu trữ được xác định
cho một thủ tục quản lý của cơ sở dữ liệu và được sử dụng để lưu trữ thông
tin có thể tham chiếu bởi các câu lệnh SQL. Các mẫu của đăng ký đặc biệt
(special registers) là: CURRENT DATE, CURRENT
DBPARTITIONNUM, và CURRENT SCHEMA.
 Một đoạn chương trình (routine) có thể là một hàm, một phương thức hoặc
một thủ tục.
o Một hàm thể hiện mối liên giữa một hoặc nhiều giá trị dữ liệu đầu
vào với một hoặc nhiều giá trị kết quả. Hàm dữ liệu có thể là do
người dùng định nghĩa hoặc có sẵn.

Hàm của cột (hoặc cụm) hoạt động trên một tập hợp các giá trị trong
cột để trả về một giá trị. Xem ví dụ:
 SUM(sales) trả lại tổng các giá trị trong cột Sales.
 AVG(sales) trả về thương của phép chia tổng giá trị trong cột
Sales cho số lượng các giá trị có mặt trong cột đó.
 MIN(sales) trả về giá trị nhỏ nhất trong cột Sales.
 MAX(sales) trả về giá trị lớn nhất trong cột Sales.
 COUNT(sales) trả lại số lượng giá trị khác 0 trên cột Sales.
Hàm vô hướng (Scalar functions) hoạt động trên một giá trị để trả về
một giá trị khác. Xem ví dụ:
 ABS(-5) trả lại giá trị tuyệt đối của -5 kết quả là 5
 HEX(69) trả lại biểu diễn dạng thập lục phân
(hexadecimal)của số 69 - kết quả là 45000000.
 LENGTH('Pierre') trả lại số lượng ký tự (mỗi ký tự là một
byte) có mặt trong chuỗi "Pierre" Kết quả là 6. Đối với
chuỗi đồ họa (GRAPHIC), hàm LENGTH trả về số lượng ký
tự mà mỗi ký tự là 2 byte.
 YEAR('03/14/2002') trả về thành phần năm của ngày
03/14/2002 kết quả là 2002.
 MONTH('03/14/2002') trích rút thành phần tháng của ngày
03/14/2002 kết quả là 3.
 DAY('03/14/2002') trích rút thành phần ngày của ngày
03/14/2002 kết quả là 14.
 LCASE('SHAMAN') hoặc LOWER('SHAMAN') trả lại một
chuỗi trong đó tất cả các ký tự của chuỗi đều được chuyển
sang ký tự in thường kết quả là 'shaman'.
 UCASE('shaman') hoặc UPPER('shaman') trả lại một chuỗi
trong đó tất cả các ký tự đều được chuyển thành ký tự in hoa -
- kết quả là, 'SHAMAN'.
Các hàm do người dùng định nghĩa (User-defined) được ghi vào cơ

sở dữ liệu trong danh mục hệ thống (có thể truy cập thông qua các
mục SYSCAT.ROUTINES) sử dụng câu lệnh CREATE
FUNCTION
o Một phương thức (method) cũng thể hiện mối quan hệ giữa tập các
giá trị dữ liệu đầu vào và tập các giá trị kết quả. Tuy nhiên, phương
thức cơ sở dữ liệu được xác định rất cụ thể và rõ ràng, giống như
một phần định nghĩa của kiểu cấu trúc do người dùng định nghĩa.
Xem ví dụ, một phương thức gọi CITY (kiểu ADDRESS) được
truyền giá trị đầu vào kiểu VARCHAR, và kết quả là một kiểu con
của ADDRESS. Phương thức do người dùng định nghĩa (User-
defined) được ghi vào cơ sở dữ liệu trong danh mục hệ thống (có thể
truy cập thông qua mục SYSCAT.ROUTINES) sử dụng câu lệnh
CREATE METHOD. Có rất nhiều thông tin về kiểu cấu trúc này,
tham khảo Giới thiệu về các kiểu dữ liệu có cấu trúc và kiểu bảng
(An introduction to structured data types and typed tables) .
o Một thủ tục là một chương trình ứng dụng có thể bắt đầu bằng cách
tự thực hiện câu lệnh CALL. Các đối số của các thủ tục là các giá trị
vô hướng có thể là các kiểu khác nhau và có thể được sử dụng để
đưa vào các thủ tục, hay nhận các giá trị trả về từ thủ tục. Thủ tục do
người dùng định nghĩa (User-defined) được ghi vào cơ sở dữ liệu
trong danh mục hệ thống (có thể truy cập thông qua danh mục
SYSCAT.ROUTINES) sử dụng câu lệnh CREATE PROCEDURE.
 Một biểu thức chỉ định một giá trị. Có những biểu thức chuỗi ký tự, có
những biểu thức toán học, và những biểu thức rẽ nhánh (case), được dùng
để chỉ rõ các kết quả đặc biệt dựa vào sự đánh giá của một hoặc nhiều điều
kiện.
 Một predicate (vị từ) chỉ ra điều kiện đúng, sai hoặc chưa biết về một hàng
hoặc một nhóm. Có những loại sau:
o Các basic predicate (vị từ cơ bản) so sánh hai giá trị với nhau (ví dụ,
x > y).

o Vị từ BETWEEN so sánh giá trị với một phạm vi của các loại giá trị.
o Vị từ EXISTS kiểm tra sự tồn tại chắc chắn của các hàng.
o vị từ IN so sánh một hoặc nhiều giá trị với một dãy các giá trị.
o Vị từ LIKE tìm kiếm các chuỗi có mẫu nhất định
o Vị từ NULL kiểm tra các giá trị null.

Ngôn ngữ xử lý dữ liệu - Data Manipulation Language (DML)
Sử dụng câu lệnh SELECT để tìm kiếm dữ liệu từ bảng cơ sở dữ liệu
Vị từ SELECT được dùng để tìm kiếm bảng biểu hoặc dữ liệu hiển thị. Ở dạng
đơn giản nhất, lệnh SELECT có thể được dùng để truy lục tất cả dữ liệu trong
bảng. Ví dụ, để tìm kiếm tất cả dữ liệu của bảng STAFF từ cơ sở dữ liệu
SAMPLE, sử dụng cú pháp sau:
SELECT * FROM staff

Dưới đây là một phần trong tập kết quả được trả bởi truy vấn này:
ID

NAME DEPT

JOB

YEARS

SALARY

COMM

10

Sanders 20 Mgr 7 18357.50


-
20

Pernal 20 Sales

8 18171.25

612.45
30

Marenghi

38 Mgr 5 17506.75

-
Để giới hạn được số lượng của hàng trong bảng kết quả, sử dụng mệnh đề FETCH
FIRST. Xem ví dụ:
SELECT * FROM staff FETCH FIRST 10 ROWS ONLY

Để giới hạn số lượng cột hiển thị từ bảng dữ liệu, liệt kê danh sách tên cột cách
nhau bởi dấu phẩy. Xem ví dụ:
SELECT name, salary FROM staff

Sử dụng mệnh đề DISTINCT để loại bỏ các hàng trùng nhau trong tập kết quả.
Xem ví dụ:
SELECT DISTINCT dept, job FROM staff

Sử dụng vị từ AS để chỉ định một tên có nghĩa vào biểu thức hoặc một mục trong
danh sách lựa chọn. Xem ví dụ:

SELECT name, salary + comm AS pay FROM staff

Nếu thiếu mệnh đề AS, thì cột tìm thấy sẽ được đặt tên cột 2, điều này chỉ ra rằng
đây là cột thứ hai trong tập kết quả.


Sử dụng mệnh đề và vị từ WHERE để giới hạn số lượng của dữ liệu trả về bởi truy
vấn.
Sử dụng mệnh đề WHERE để lựa chọn các hàng cụ thể từ bảng, hoặc thêm một
hoặc nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, hoặc một điều kiện tìm kiếm. Một điều kiện tìm
kiếm (search condition) gồm có một hoặc nhiều vị từ. Một vị từ chỉ rõ một hàng
nào đó sẽ có giá trị đúng hoặc sai (xem Những phần của của câu SQL). Khi xây
dựng các biểu thức tìm kiếm, cần chắc chắn rằng:
 Chỉ áp dụng những phép toán số học cho kiểu dữ liệu số
 Chỉ so sánh giữa các kiểu dữ liệu tương thích
 Các giá trị ký tự được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn
 Xác định các giá trị ký tự chính xác giống như trong cơ sở dữ liệu
Bây giờ, hãy xem một vài ví dụ sau.
 Tìm kiếm tên của những nhân viên có mức lương nhiều hơn $20,000:
"SELECT name, salary FROM staff
WHERE salary > 20000"

Câu lệnh được đặt trong cặp dấu ngoặc kép giữ cho hệ điều hành của bạn
tránh khỏi sự hiểu nhầm các ký tự đặc biệt, ví dụ như * hoặc >; - thường
được hiểu là các yêu cầu về địa chỉ đầu ra.
 Liệt kê danh sách tên, nghề nghiệp và lương của các nhân viên không phải
là người quản lý và có mức lương trên $20,000:
"SELECT name, job, salary FROM staff
WHERE job <> 'Mgr'
AND salary > 20000"


 Tìm kiếm tên của những nhân viên bắt đầu bằng ký tự S:
SELECT name FROM staff
WHERE name LIKE 'S%'

Trong ví dụ này, kí hiệu % là một kí tự thay thế cho một chuỗi rỗng hoặc
nhiều hơn một ký tự.
Một truy vấn con (subquery) là một câu lệnh SELECT xuất hiện bên trong mệnh
đề WHERE của truy vấn chính và tập kết quả thu được của truy vấn con chính là
kết quả của mệnh đề WHERE. Ví dụ:
"SELECT lastname FROM employee
WHERE lastname IN
(SELECT sales_person FROM sales
WHERE sales_date < '01/01/1996')"

Một tên liên kết (correlation name) được định nghĩa trong mệnh đề FROM của
truy vấn và có thể được dùng như là một tên ngắn cho bảng. Tên liên kết cũng loại
trừ các tham chiếu nhập nhằng giữa các cột từ các bảng khác nhau. Ví dụ:
"SELECT e.salary FROM employee e
WHERE e.salary <
(SELECT AVG(s.salary) FROM staff s)"



Sử dụng mệnh đề ORDER BY để sắp xếp các kết quả
Sử dụng mệnh đề ORDER BY để sắp xếp các kết quả theo các giá trị trên một
hoặc nhiều cột. Tên của các cột được chỉ rõ trong mệnh đề ORDER BY và không
cần chỉ ra trong danh sách liệt kê. Xem ví dụ:
"SELECT name, salary FROM staff
WHERE salary > 20000

ORDER BY salary"

Để sắp xếp các kết quả theo chiều giảm dần cần thêm tham số DESC sau tên cột
cần sắp xếp của mệnh đề ORDER BY:
ORDER BY salary DESC



Sử dụng liên kết để tìm kiếm dữ liệu trên nhiều bảng
Một liên kết (join) là một truy vấn kết hợp dữ liệu từ hai bảng trở lên. Việc làm
này rất cần thiết để lựa chọn từ hai hoặc nhiều bảng bởi vì dữ liệu được yêu cầu
thường bị phân tán. Một liên kết sẽ thêm các cột vào tập các kết quả. Ví dụ, một
liên kết đầy đủ của cột hai - cột ba ở các bảng là một bảng gồm sáu cột.
Một liên kết đơn giản nhất là liên kết không đưa ra một điều kiện nào cả. Ví dụ:
SELECT deptnumb, deptname, manager, id, name, dept, job
FROM org, staff

Câu lệnh này trả về tổ hợp của tất cả các hàng trong bảng ORG và bảng STAFF.
Ba cột đầu tiên thuộc bảng ORG, và bốn cột cuối cùng là của bảng STAFF. Đó là
tập kết quả (cross product (thủ tục thông qua) của hai bảng) không phải là rất hữu
ích. Điều cần thiết là một điều kiện liên kết (join condition) để tinh chỉnh tập các
kết quả. Ví dụ, đây là một yêu cầu tìm kiếm những nhân viên là người quản lý:
SELECT deptnumb, deptname, id AS manager_id, name AS manager
FROM org, staff
WHERE manager = id
ORDER BY deptnumb

Và đây là một phần kết quả được trả về bởi truy vấn này:
DEPTNUMB


DEPTNAME

MANAGER_ID

MANAGER

10 Head Office 160 Molinare
15 New England

50 Hanes
20 Mid Atlantic 10 Sanders
Câu lệnh mà bạn nhìn thấy trong phần cuối cùng của ví dụ là một liên kết nội
(inner join). Inner joins (liên kết nội) chỉ trả về những dòng có mặt ở cả hai bảng
thỏa mãn điều kiện liên kết. Nếu tồn tại một dòng trong một bảng nhưng không
được tồn tại trong bảng khác, nó không được thêm vào tập kết quả. Để xác định
một cách rõ ràng một liên kết nội, thêm vào truy vấn trước toán tử INNER JOIN
trong mệnh đề FROM:

FROM org INNER JOIN staff
ON manager = id


Từ khóa ON chỉ ra điều kiện liên kết giữa các bảng sẽ được liên kết. DeptNumb và
DeptName là các cột trong bảng ORG và Manager_ID, Manager dựa trên các cột
(ID và Name) trong bảng STAFF. Kết quả của liên kết nội chứa đựng các giá trị
phù hợp cho các cột Manager và ID ở bảng bên trái (left table) (ORG) và bảng
bên phải (right table) (STAFF), theo thứ tự định sẵn. (Khi thực hiện liên kết hai
bảng, bạn phải quy định bảng nào là bảng bên trái, bảng nào là bảng bên phải.)
Outer joins (liên kết ngoại) trả về các hàng được tạo bởi toán tử liên kết nội, cộng
thêm các hàng không được trả về bởi toán tử liên kết nội. Có ba loại liên kết ngoại:

 Một left outer join (liên kết ngoại bên trái) bao gồm các kết quả của liên kết
nội cộng với các hàng của bảng bên left (trái), những hàng không được trả
về bởi liên kết nội. Loại liên kết này sử dụng toán tử LEFT OUTER JOIN
(hoặc LEFT JOIN) trong mệnh đề FROM.
 Một right outer join (liên kết ngoại bên phải) bao gồm các kết quả của liên
kết nội cộng với các hàng của bảng bên phải, những hàng không được trả
về bởi liên kết nội. Loại liên kết này sử dụng toán tử RIGHT OUTER JOIN
(hoặc RIGHT JOIN) trong mệnh đề FROM.
 Một full outer join (liên kết ngoại đầy đủ) bao gồm các kết quả của liên kết
nội cộng với các hàng của cả hai bảng bên trái và bên phải, những hàng
không được trả về bởi liên kết nội. Loại liên kết này sử dụng toán tử FULL
OUTER JOIN (hoặc FULL JOIN) trong mệnh đề FROM.
Xây dựng các truy vấn phức tạp để trả lời những câu hỏi khó khăn hơn. Dưới đây
là những truy vấn được thiết kế để tạo ra một danh sách các nhân viên có trách
nhiệm đối với các dự án, xác định các nhân viên cũng là các nhà quản lý trong bộ
phận danh sách mà họ quản lý:
SELECT empno, deptname, projname
FROM (employee
LEFT OUTER JOIN project
ON respemp = empno)
LEFT OUTER JOIN department
ON mgrno = empno

Đầu tiên liên kết ngoại sẽ đưa ra tên của các dự án mà nhân viên chịu trách nhiệm,
liên kết ngoại này được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn và được giải quyết đầu tiên.
Liên kết ngoại thứ hai sẽ đưa ra tên của một nhóm người nếu họ là những người
quản lý.


Sử dụng các toán tử để kết hợp hai hoặc nhiều truy vấn thành một truy vấn

Kết hợp hai hoặc nhiều truy vấn thành một truy vấn bằng cách sử dụng các toán tử
tập hợp UNION, EXCEPT, hoặc INTERSECT. Các toán tử tập hợp xử lý các kết
quả của truy vấn, loại bỏ các kết quả trùng lặp và đưa ra kết quả cuối cùng.
 Toán tử tập hợp UNION tạo ra một bảng kết quả được kết hợp từ một hoặc
nhiều bảng kết quả khác.
 Toán tử tập hợp EXCEPT tạo ra một bảng kết quả chứa đựng tất cả các
hàng được trả về bởi truy vấn đầu tiên, nhưng không phải là truy vấn thứ
hai hay bất kỳ một truy vấn tiếp theo nào.
 Toán tử tập hợp INTERSECT tạo ra một bảng kết quả chứa đựng các hàng
được trả về bởi tất cả các truy vấn.
Dưới đây là một ví dụ về truy vấn có sử dụng toán tử tập hợp UNION. Có thể tạo
ra các truy vấn tương tự cho các toán tử EXCEPT hoặc toán tử INTERSECT bằng
cách thay từ khóa UNION trong cấu trúc truy vấn sau.
"SELECT sales_person FROM sales
WHERE region = 'Ontario-South'
UNION
SELECT sales_person FROM sales
WHERE sales > 3"



Sử dụng mệnh đề GROUP BY để tổng hợp các kết quả
Sử dụng mệnh đề GROUP BY để tổ chức các hàng trong tập kết quả. Mỗi một
nhóm được trình bày thành một dòng trên bảng kết quả. Ví dụ:
SELECT sales_date, MAX(sales) AS max_sales FROM sales
GROUP BY sales_date

Câu lệnh này đưa ra một danh sách ngày bán hàng từ bảng SALES. Bảng SALES
trong cơ sở dữ liệu SAMPLE chứa đựng các dữ liệu bán hàng, bao gồm cả số
lượng các giao dịch thành công của một người bán hàng trên một ngày. Thường có

nhiều hơn một hồ sơ cho mỗi ngày. Mệnh đề GROUP BY nhóm các dữ liệu được
bán trong ngày, và hàm MAX trong ví dụ này sẽ trả về số lượng lớn nhất của loại
hàng hóa được ghi cho mỗi ngày.
Một dạng khác của mệnh đề GROUP BY là mệnh đề GROUPING SETS.
Grouping sets (tập hợp nhóm) có thể được dùng để phân tích dữ liệu ở các mức
khác nhau. Ví dụ:
SELECT YEAR(sales_date) AS year, region, SUM(sales) AS tot_sales

FROM sales
GROUP BY GROUPING SETS (YEAR(sales_date), region, () )

Ở đây, hàm YEAR được dùng để lấy năm của giá trị kiểu ngày, và hàm SUM
được dùng để trả lại tổng trong mỗi tập hợp các nhóm số liệu bán hàng. Một
grouping sets list (danh sách tập hợp nhóm) chỉ rõ cách dữ liệu tạo thành nhóm,
hoặc kết hợp. Một cặp dấu ngoặc rỗng được thêm vào danh sách tập hợp nhóm để
tạo thành một tổng số trong tập kết quả. Câu lệnh trả về như sau:
YEAR

REGION TOT_SALES

- - 155
- Manitoba 41
- Ontario-North

9
- Ontario-South

52
- Quebec 53
1995 - 8

1996 - 147
Lệnh này gần giống như lệnh trước đó, nhưng có chỉ rõ mệnh đề ROLLUP, hoặc
mệnh đề CUBE thay vì mệnh đề GROUPING SETS, kết quả trả về được liệt kê
chi tiết hơn trên các dữ liệu. Nó có thể cung cấp tóm tắt theo vị trí và thời gian.
Mệnh đề HAVING thường được dùng với mệnh đề GROUP BY để tìm kiếm kết
quả cho một nhóm được chỉ ra trong một điều kiện cụ thể. Mệnh đề HAVING có
thể chứa một hoặc nhiều vị từ để so sánh đặc tính của nhóm này với đặc tính của
nhóm khác, hoặc với một hằng số. Ví dụ:
"SELECT sales_person, SUM(sales) AS total_sales FROM sales
GROUP BY sales_person
HAVING SUM(sales) > 25"

Lệnh này trả về kết quả là một danh sách nhân viên bán hàng mà có tổng số hàng
bán trên 25.


Sử dụng lệnh INSERT để thêm hàng mới vào bảng biểu hoặc khung nhìn.
Lệnh INSERT được sử dụng để thêm hàng mới vào bảng biểu hay khung nhìn.
Việc chèn hàng vào khung nhìn cũng giống như việc thêm hàng vào một bảng
biểu.
 Sử dụng mệnh đề VALUES có chỉ rõ dữ liệu cột cho một hoặc nhiều hàng.
Xem ví dụ:
INSERT INTO staff VALUES
(1212,'Cerny',20,'Sales',3,90000.00,30000.00)

INSERT INTO staff VALUES
(1213,'Wolfrum',20,'Sales',2,90000.00,10000.00)

Tương đương với:
INSERT INTO staff (id, name, dept, job, years, salary, comm)

VALUES
(1212,'Cerny',20,'Sales',3,90000.00,30000.00),
(1213,'Wolfrum',20,'Sales',2,90000.00,10000.00)

 Đưa ra một lựa chọn đầy đủ để định dạng dữ liệu được sao chép từ một
bảng khác hoặc khung nhìn. Một fullselect (lựa chọn đầy đủ) là một câu
lệnh đưa ra một bảng kết quả. Xem ví dụ:
CREATE TABLE pers LIKE staff

INSERT INTO pers
SELECT id, name, dept, job, years, salary, comm
FROM staff
WHERE dept = 38



Sử dụng lệnh UPDATE để thay đổi dữ liệu trong bảng hoặc khung nhìn
Câu lệnh UPDATE được sử dụng để thay đổi dữ liệu trong bảng hoặc khung nhìn.
Thay đổi giá trị của một hay nhiều hàng bằng các điều kiện cụ thể sau các mệnh đề
WHERE. Ví dụ:
UPDATE staff
SET dept = 51, salary = 70000
WHERE id = 750

Lệnh trên cũng tương đương với:
UPDATE staff
SET (dept, salary) = (51, 70000)
WHERE id = 750

Nếu bạn không có một giá trị cụ thể sau mệnh đề WHERE, DB2 sẽ tự cập nhật

mọi hàng trong bảng hoặc trong khung nhìn!


Sử dụng lệnh DELETE để xóa dữ liệu.
Câu lệnh DELETE được dùng để xóa các hàng dữ liệu từ bảng. Xóa từng hàng
thỏa mãn điều kiện chỉ ra sau mệnh đề WHERE. Xem ví dụ:
DELETE FROM staff
WHERE id IN (1212, 1213)

Nếu bạn không chỉ ra các giá trị cụ thể sau mệnh đề WHERE, DB2 sẽ xóa tất cả
các hàng trong bảng và khung nhìn!


Sử dụng lệnh MERGE để kết hợp các toán tử cập nhật, chèn và xóa
Câu lệnh MERGE cập nhật các bảng con hoặc khung nhìn sử dụng dữ liệu từ các
bảng nguồn. Trong khi thực hiện, các hàng trong mục tiêu phù hợp với dữ liệu
nguồn sẽ được cập nhật hoặc xóa, và các hàng không tồn tại trong mục tiêu sẽ
được chèn thêm vào.
Ví dụ, giả sử bảng EMPLOYEE là bảng mục tiêu, bảng này sẽ cập nhật các thông
tin về các nhân viên của công ty. Thông thường, để cập nhật thông tin, văn phòng
chi nhánh phải xử lý với từng bản ghi trong bảng EMPLOYEE gọi đến MY_EMP.
Câu lệnh MERGE có thể được dùng trong trường hợp này để cập nhật bảng
EMPLOYEE với những thông tin chứa đựng trong bảng MY_EMP, là bảng nguồn
cho toán tử merge.
Câu lệnh sau sẽ chèn một hàng cho nhân viên mới có số thứ tự là 000015 vào bảng
MY_EMP.
INSERT INTO my_emp (empno, firstnme, midinit, lastname, workdept,
phoneno, hiredate, job, edlevel, sex, birthdate, salary)
VALUES ('000015', 'MARIO', 'M', 'MALFA', 'A00',
'6669', '05/05/2000', 'ANALYST', 15, 'M', '04/02/1973', 59000.00)


Và câu lệnh chèn tiếp theo sẽ cập nhật dữ liệu lương (salary) cho nhân viên số thứ
tự thứ 000010 vào trong bảng MY_EMP.
INSERT INTO my_emp (empno, firstnme, midinit, lastname, edlevel, salary)
VALUES ('000010', 'CHRISTINE', 'I', 'HAAS', 18, 66600.00)

Tại thời điểm này, dữ liệu mới chèn vào chỉ có mặt trong bảng MY_EMP bởi vì
chưa trộn lẫn với bảng EMPLOYEE. Câu lệnh MERGE sau đây sẽ chỉ ra nội dung
của bảng MY_EMP và tích hợp chúng với bảng EMPLOYEE.
MERGE INTO employee AS e
USING (SELECT

×