Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265 KB, 42 trang )

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN:
Sau khi đập tan thực dân Pháp và thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, bên cạnh nhiệm vụ đạp tan bộ máy nhà nước thực dân, phong kiến,
Nhà nước ta đã khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng “của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có tòa án nhân dân.
Từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 28 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ
lâm thời đã ban hành các Sắc lệnh ở Bắc bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Ninh Bình, Vinh; miền trung: Huế ,Quảng Ngãi, Nha Trang; Nam
bộ: Sài Gòn, Mĩ Tho thành lập tòa án quân sự. Nhiệm vụ là xét xử( sơ thẩm,
trung thẩm) phạm vào 1 việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 24 tháng 1 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ ban
hành Sắc lệnh số 13 quy định về việc tổ chức tòa án ở nước ta như sau:
- Tòa án sơ cấp tổ chức ở quận(phủ, huyện, châu).
- Ở các tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn, có
1 toàn đệ nhị cấp.
- Ở mỗi kì có 1 tòa thượng thẩm.
Có 2 ngạch thẩm phán là sơ cấp và đệ nhị cấp.
Tiểu kết: thời kì đầu thì bộ máy tổ chức toàn án được phân chia theo cấp từ
trên xuống dưới và chỉ hình sự, dân sự và thương sự ở sơ thẩm.
Ngày 25 tháng 4 năm 1947 Chủ tịch Chính Phủ ban hành sắc lệnh số 45
thành lập toàn án trung ương.
Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85
về cải tổ bộ máy tư pháp. Đây là điểm phát triển so với Sắc lệnh số 13 năm
1945 khi cải tổ bộ máy tòa án thành xét xử theo vùng lãnh thổ chứ k phải theo
cấp. Theo đó, tòa án sơ cấp được đổi thành TÒA ÁN NHÂN DÂN huyện, tòa
án đệ nhị cấp gọi là TÒA ÁN NHÂN DÂN tỉnh, hội đồng phúc án nay gọi là
tòa phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân đổi thành hội thẩm nhân dân; bộ máy này
khá hoàn thiện và giống với cách tổ chức hệ thống tòa án bây giờ.
Tháng 4 năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập TÒA ÁN NHÂN DÂN
tối cao và Viện công tố trung ương, 2 cơ quan này không chịu sự quản lý về
tổ chức của bộ tư pháp mà chỉ trực thuộc chính phủ.


Theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nd năm 60 thì hệ thống TÒA ÁN
NHÂN DÂN gồm có:
- Toà nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân địa phương.
- Các tòa án quân sự.
Theo điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 thì việc phân chia tòa án
theo lãnh thổ địa phương nhằm dân chủ hóa hệ thống tòa án, bảo đảm xét xử
nhanh chóng, kịp thời và quản lý tốt hơn hệ thống tòa án từ trung ương đến
địa phương. Ngoài ra, theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 quy
định chế độ bầu thẩm phán thay cho chế độ bổ nhiệm trước đó theo điều 5
luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960:” các tòa án nhân dân được thực hành chế
độ bầu thẩm phán”; thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra,các Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành
chính lãnh thổ, việc quản lí các Tòa án nhân dân địa phương thuộc quyền
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ý nghĩa: đề cao tính dân chủ trong việc
bầu thẩm phán phù hợp với yêu cầu dân chủ hóa hoạt động tư pháp theo HP
1959.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980 Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 đã thông qua
bản Hiến pháp nước CHXHCNVN. Ngoài việc kế thừa HP 1959 về Tòa án
nhân dân thì còn có nhiều quy định mới như:
- Trong trường hợp đặc biệt hoặc cần xét xử những vụ án đặc biệt thì
ngoài QH( quy định ở Điều 97 HP 1959 ) thì Hội đồng nhà nước cũng có thể
thành lập tòa án đặc biệt. Theo Điều 128 HP 1980: “Trong tình hình đặc biệt
hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội
đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.”
- Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp để giải quyết những việc vi
phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật
theo điều 128 HP 1980. Việc này nhằm giúp bộ máy tư pháp linh động trong
việc xử lý các vấn đề nhỏ, tránh việc chờ đợi các phiên tòa ở địa phương,
giảm thiểu lượng công việc cho Tòa án nhân dân cấp cao hơn.

- Theo điều 137 HP 1980:’Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân
đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội
và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành.”. Đây là điều hoàn toàn mới so với HP 1959 nhằm nhấn
mạnh việc thực thi pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như các cơ
quan, đề cao tính nghiêm minh của tòa án và pháp luật nước CHXHCNVN.
Ngày 03 tháng 07 năm 1981 Quốc hội đã thông qua luật tổ chức Tòa án
nhân dân 1981. Theo đó có 1 số quy định mới như sau:
- Việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương do bộ Tư pháp đảm nhiệm
theo điều 16 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981: “Việc quản lý các Toà án
nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối
cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.”.
- Mở rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm những bản
án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghi vì có
sự vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án hoặc được quyết định mà tòa án không biết được khi
ra bản án hoặc quyết định đó theo điều 21, 23 và 25 luật tổ chức tòa án 1981.
- Tòa án nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức khắc
phục những thiếu sót trong quản lý. Các tổ chức nói trên có trách nhiệm trả
lời cho Tòa án nhân dân về các kiến nghị đó.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, QH khóa 8 kỳ họp thứ 11 đã thông qua HP
1992. Ngoài việc kế thừa những quy định HP 1980, luật tổ chức Tòa án nhân
dân 1981 về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, HP 1992 và luật tổ
chức Tòa án nhân dân 1992 đã có những điểm mới sau:
- Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán thay cho chế độ bầu thẩm phán
trước đó theo điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992: “Chế độ bổ nhiệm
Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án các cấp.” và tất cả những thẩm
phán của Tòa án nhân dân các cấp đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn

nhiệm và cách chức.
- Thành lập các tòa án khác do luật quy định theo điều 127 HP 1992 và
điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992.Tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân
1992 sửa đổi năm 1993 đã quy định tòa kinh tế thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa
án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và tại luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995 đã quy định thành
lập tòa lao động và tòa hành chính thuộc cơ cấu Tòa án nhân dân tối cao.
Theo luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định chế độ bổ nhiệm
thẩm phán nhưng khác với trước đây Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn thẩm phán các
Tòa án nhân dân địa phương, quân sự quân khu và tương đương, các tòa án
quân sự khu vực do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức theo đề nghị của các hội đồng tuyển chọn thẩm phán công khai;
theo điều 3 luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 :”Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán
được thực hiện đối với các Tòa án các cấp.” và điều 40 luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2002.
Tòa án nhân dân tối cao vẫn quản lý các tòa án cấp khác về tổ chức theo 1
cách thống nhất quy định này nhằm đảm bảo việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp
vụ chuyên môn gắn liền với việc nhận xét, đánh giá, bố trí sử dụng cán
bộ.Quy định tiêu chuẩn hóa đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân tại điều
37 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
Đồng thời cũng thực hiện việc cắt giảm bớt lượng công việc của Tòa án
nhân dân tối cao khi Tòa án nhân dân tối cao k xét xử sơ thẩm và chung thẩm,
cắt giảm các cấp có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án
nhân dân tối cao. Điều này nhằm rút gọn bộ máy Tòa án nhân dân tối cao và
tập trung vào nhiệm vụ chính như : giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết thực
tiễn, xét xử hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật 1 cách thống nhất quy
định ở điều 17 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 có quy định về ủy ban thẩm
phán nhưng ở luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 điều 18 thì không có.
Ở dự thảo sửa đổi HP 2013, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều

127 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư
pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực. Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư
pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh
hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án. Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ
của Tòa án là bảo vệ công lý, làm nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án.
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân luôn gắn liền với
quá trình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước. Bộ máy tổ chức ngày
càng chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp; đóng góp quan trọng
vào việc xây dựng và bảo vệ luật pháp, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN:
1) Chức năng của Tòa án nhân dân:
Trong tổ chức bộ máy nhà nước chỉ có tòa án nhân dân mới có thẩm
quyền xét xử.
Điều 1 (chương I, khoản 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960):
“TAND là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
TAND xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội
và giả quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân.”
Khoản 1 Điều I (chương 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981):
“TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. TAND xét xử những vụ
án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những việc khác do
pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TAND.”
Điều 1 (Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992):
“ TAND tối cao, TAND địa phương,TA quân sự và các Ta khác do Luật định
là các cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. Các TA xét xử những vụ án
hình sự , dân sự, hôn nhân và gia đình lao dộng và những vụ án khác theo
pháp luật quy định.”
Điều 127 (hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001):
“TAND tối cao các TAND địa phương, các TA quân sự và các tòa án khác :
do Luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN”.

Điều 17 (Luật tổ chức TAND 2002):
Tòa án nhân dân tối cao quảnlý các Tòa án nhân dân địa phương về tổ
chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương.
Tòa án nhân dân tối cao quảnlý các Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối
hợp chặt chẽ với Bộ quốc phòng.
Quy chế phối hợp giữa Tòa ánnhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân địa
phương, giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ quốc phòng trong việc quản lý
các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa ánquân sự về tổ chức do ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định.
Điều 107 (dự thảo sửa đổi, bổ sung năm 2013 Điều 126, Điều 127):
Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án Nhân dân gồm Tòa án Nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật
định
Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992,
dự thảo 2013 xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để thể
chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.
Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư
pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh
hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án.
Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, làm
nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án.
Để đảm bảoTAND thực hiện có hiệu quả chức năng xét xử Luật tổ chức
Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 đã chuyển quyền quả lí tòa án địa phương
từ Bộ tư pháp sang TAND tối cao.
2)Nhiệm vụ của tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân có hai nhiệm vụ.Đó là nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa và nhiệm vụ giáo dục công dân.
Khoản 2 Điều 1 ( luật tổ chức TAND 2002):
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế

xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự
do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành
với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của
cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừavà chống tội phạm.
Điều 126(HP1992):
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của
nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, các vi phạm pháp luật khác.”
Điều 108 khoản 2(sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133)
Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.
 Điều 126 của Hiến pháp năm 1992 quy định về những nhiệm vụ chung
của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, các cơ quan này
có chức năng khác nhau, nên có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù của từng
cơ quan; vì thế cho nên nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân cần được quy định riêng, cụ thể là đưa những nội dung tại Điều này về
Điều 108 và Điều 113 của dự thảo Hiến pháp.
Trong giai đoạn hiên nay,để tạo điều kiện cho tòa án nhân dân thực hiện
hiệu quả chức năng xét xử, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản Pháp luật có
liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAND, trong đó chú ý đến việc quy
định để nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân tăng
cường xây dựng cơ sở vật chất cho ngành tòa án,xây dựng ngành tòa án nhân
dân vững mạnh về mọi mặt.
III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN:

1) Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội đồng nhân dân:
Điều thứ 64 (HP1946):
Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.
Điều 98 (HP 1959):
Các Toà án nhân dân thực hành chế độ thẩm phán bầu theo quy định của
pháp luật.
Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là năm năm.
Tổ chức của các Toà án nhân dân do luật định.
Điều 28 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960):
Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân huyện, thành phố
thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh án và thẩm
phán Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành
chính tương đương là ba năm.
Điều 42 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981):
Chánh án toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số các đại biểu
Quốc hội, theo sự giới thiệu chung của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và các
trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu.
Các Phó Chánh án và thẩm phán toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà
nước cử theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Các hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước cử
theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
Điều 128 (HP1992):
Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc
hội.
Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế
độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở Toà án nhân dân các cấp do
luật định.
Khoản 3 Điều 110 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán; việc
bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa án nhân dân do luật định.
=> Theo Hiến pháp 1946,thẩm phán tòa án đều do Chính phủ bổ nhiệm.Đến
Hiến pháp 1959, 1980 Và các luật tổ chức tòa án nhân dân tối cao do Uỷ ban
thường vụ Quốc hội bổ nhiệm (HP1959), Hội đồng nhà nước cử(HP1980).
Thẩm phán tòa án nhân dân địa phươn đều do cơ quan quyền lực nhà nước
bầu bãi nhiêm. Hiến pháp 1992 ra đời đã thay thế chế độ bầu thẩm phán các
tòa án địa phương bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã tạo điều kiện tốt hơn
cho tòa án xét xử độc lập khách quan và đề cao phẩm chất ngề nghiệp của
thẩm phán.
Khoản 2 Điều 129 (HP1980):
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các
cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Khoản 4,5 Điều 40 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002):
4. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là năm năm.
5. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân Tòa án nhân dân địa phương theo
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
=> Nhiệm kì của chánh án, Phó chánh án và Thẩm phán TAND tối cao, chnhs
án, phó chánh án và thẩm phán TAND địa phương,tòa án quân sự là 5
năm.Nhiệm kì của hội thẩm nhân dân, hội thẩm nhân dân địa phương la 5
năm.
2)Nguyên tắc khi xét xử hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân)
tham gia,hội thẩm ngang quyền với thẩm phán:
Điều thứ 65 (HP1946):
Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý
kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại
hình.
Điều 44 (Luật tổ chức TAND 1981):
Các hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của toà án
nhân dân.

Các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và đoàn thể nhân dân có người được
bầu làm hội thẩm nhân dân phải tạo điều kiện cho hội thẩm nhân dân làm
nhiệm vụ tại Toà án.
Các hội thẩm nhân dân được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ
cấp khi tham gia công tác xét xử.
Điều 4 (Luật tổ chức TAND 1992):
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét
xử của các Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của
pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 129 (HP1992):
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân
sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử,
Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 4 (Luật tổ chức TAND 2002):
Việc xét xử của Tòa án nhân dâncó Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét
xử của Tòa án quân sự có Hội thẩm quânnhân tham gia theo quy định của
pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngangquyền với Thẩm phán.
Điều 109 (dự thao 2013 sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và
133)
1. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp
do luật định.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm.
3. Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định
=> Trên cơ sở đó ta thấy rằng, hiếp pháp qua các năm và luật tổ chức TAND
đều có sự kế thừa nguyên tắc xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm
phán. Riêng dự thảo sửa đổi bổ sung 2013 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các
điều 129, 130, 131, 132 và 133 Hiến pháp năm 1992 để quy định thành một

điều về nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân trên cơ sở giữ nguyên một
số nguyên tắc đã quy định, sửa đổi một số nguyên tắc cho chính xác, bổ sung
một số nguyên tắc mới.
Không quy định “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” trong
Hiến pháp mà sẽ quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các luật tố
tụng tư pháp là điều kiện để hội thẩm nhân dân phát huy vai tró người đại
diện cho nhân dân và tham gia vào hoạt động xét xử của toà án.Một yêu cầu
cấp thiết hiện nay là phải nâng cao trình đọ ngiệp vụ cho hội thẩm nhân dân.
3)Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán,hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ
tuân theo pháp luật:
Điều thứ 69 (HP1946):
Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan
khác không được can thiệp.
Điều 4 (Luât tổ chức TAND 1960) và Điều 6(Luật tổ chức TAND
1981):
Khi xét xử, Toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 5 (Luật tổ chức TAND 1992, 2000):
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 130(HP 1992)
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Khoản 2 Điều 109 (dự thảo sửa đổi HP2013 bổ sung điều 130 HP1992)
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm.
=> Qua các hiến pháp và luật tổ chức TAND đều có sự kế thừa nguyên tắc
xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập , chỉ tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ pháp chế xã hội chủ nghĩa,nó bảo đảm cho
TAND xét xử khách quan,đúng pháp luật đẻ bảo vệ trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa. Đến dự thảo sửa đổi bổ sung 2013 đã bổ sung nguyên tắc “nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội

thẩm” để thể hiện đầy đủ hơn nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán
và Hội thẩm. Nguyên tắc này đòi hỏi thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải
luôn đè cao ý thức các nhân với tư cách là người nhân danh nhà nước thực
hiện chức năng xét xử.
4) Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều
132 - HP1980 và khoản 2 điều 131- HP1992):
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Điều 12 (Luật tổ chức TAND 1960) Và khoản 1 điều 7 (Luật tổ chức
TAND 1981), điều 6 (Luật tổ chức TAND 1992) và khoản 1 điều 6 (Luật
tổ chức TAND 2002):
Toà án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa
số.
Khoản 4 Điều 109 (dự thảo sửa đổi bổ sung 2013):
Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp
do luât định.
 Kế thừa và phát triển hiến pháp và luật tổ chức TAND qua các thời
kì dự thảo sử đổi hiến pháp 2013 tiếp tục xác định nguyên tắc xét xử tập thể
và quyết định theo đa số, bổ sung quy định mở để có thể áp dụng thủ tục xét
xử bằng một Thẩm phán đối với một số vụ án, đảm bảo hiệu quả, nhanh
chóng, phù hợp với xu thế mở rộng việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
 Nguyên tắc này đã đảm bảo cho tòa án xét xử khách quan,toàn diện
chống độc đoán. Để đạt được kết quả cao trong xét xử các thành viên trong
hội đồng xét xử phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để đánh giá những chứng cứ
cũng như áp dụng đúng các quy phạm pháp luật.
5) Nguyên tắc tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định:
Điều thứ 67(HP1946).
Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt.
Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.
Điều 101(1959):
Việc xét xử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ những trường hợp

đặc biệt do luật định.
Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm.
Khoản 1 Điều 131:
Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Điều 6 (Luật tổ chức TAND 1960) và Điều 8 (Luật tổ chức TAND
1981):
Việc xét xử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp đặc
biệt mà Toà án nhân dân xét thấy cần xử kín để giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc
giữ gìn đạo đức xã hội.
Điều 7 (Luật tổ chức TAND 1992)
Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật
Nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 7( Luật tổ chức TAND 2002)
Tòa án xét xử công khai, trừ trườnghợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật
nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộchoặc để giữ bí mật của các đương
sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
Khoản 3 Điều 108 (dự thảo sử đổi bỏ sung 2013)
Tòa án Nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
=> Nguyên tắc này đã được quy định từ hiến pháp 1946,và tiếp tục được kế
thừa phát triển tới dự thảo 2013.Mục đích của nguyên tắc này nhằm thu hút
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra giám sát hoạt động xét xử
của TAND đồng thời nâng cao công tác giáo giục ý thức trong nhân dân,thu
hút đông đảo nhân dân tham gia vào phòng chống tội phạm và các vi phạm
pháp luật khác.Ngoài xét xử công khai luật tổ chức TAND cũng quy địnhcó
thể xét xử kín để giữ bí mật của đát nước,thuần phong mĩ tục hoặc giữ bí mật
của đương sự theo yêu cầu của họ.Nhưng dù xét xử công khai hay giữ kín tòa
án đều phải đọc công khai cho mọi người biết.
6) Mọi công đân đều bình đẳng trước Pháp Luật:
Nguyên tắc "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" là một nguyên
tắc cơ bản của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, được quy định tại Điều 52 Hiến

pháp năm 1992.
Trong hoạt động xét xử, Toà án phải tôn trọng nguyên tắc này để đảm
bảo cho vụ án được xét xử khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Nội dung nguyên tắc này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Mọi hành vi phạm tội, mọi tranh chấp pháp lý do bất cứ ai thực hiện
đều được Toà án xét xử nghiêm minh, công bằng, không thiên vị.
- Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ của những người tham gia
tố tụng, chonên bất cứ ai tham gia tố tụng cũng được hưởng những quyền và
phải được thực hiện những nghĩa vụ tố tụng đó. Mọi người đều bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ, không phân biệt nam nữ, dân tộc tín ngưỡng, tôn giáo,
thành phần xã hội và địa vị xã hội.
Vi phạm nguyên tắc này là vi phạm pháp chế Xã hội chủ nghĩa, làm cho
việc xét xử không công minh, không đúng pháp luật. Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ VI đã chỉ rõ: "không cho phép ai dựa vào quyền thế để
làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều
đưa ra xét xử, không được giữ lại để xử lý nội bộ. Không được làm theo kiểu
phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ".
Ngoài ra còn đc quy định, bổ sung, nêu rõ Luật tổ chức TAND 2002:
Điều 8:
Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc,tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã
hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật.
7) Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo,bảo vệ quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Đây là một nguyên tắc dân chủ được qui định trong hiến pháp (Điều
132). Bị cáo có quyền tự bào chữa, hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
Trong những trường hợp luật định, Toà án phải có trách nhiệm chỉ định người

bào chữa cho bị cáo. Việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo góp
phần làm cho việc xét xử của Toà được khách quan toàn diện và chính xác.
Quyền bào chữa là quyền cơ bản của công dân được pháp luật quán triệt
trong các giai đoạn tố tụng. Trong bộ luật tố tụng hình sự, quyền bào chữa của
bị can, bị cáo được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Khi tự bào chữa cho
mình, bị can, bị cáo vận dụng tất cả các quyền mà luật pháp cho phép để
chứng minh không có tội hoặc làm giảm nhẹ tội cho mình. Nêú bị can, bị cáo
không tự bào chữa, thì có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc
người đại diện cho mình bào chữa.
Pháp luật quy định trong những trường hợp: Bị can, bị cáo là người chưa
thành niên; người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị can, bị
cáo phạm vào những tội nặng có khung hình phạt đến tử hình, thì Toà án hoặc
cơ quan chức năng phải chỉ định luật sư bào chữa.
Nguyên tắc này đc quy định từ HP1946 đến HP1992 (sửa đổi bổ sung
2001) & các Luật tổ chức tòa án nhân dân các năm 1960,1981,1992, 2002:
1946: Điều 67
Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.
1959: Điều 101
Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm.
1980: Điều 133
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về
mặt pháp lý.
1992: Điều 132
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Luật tổ chức TAND 2002:Điều 9

Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
8) Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói,chữ viết
của dân tộc mình trước tòa án:
Việc xét xử ở các Toà án là một quá trình, trong đó giai đoạn thẩm vấn
của Toà án tại phiên toà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định chứng cứ
làm cơ sở cho việc nghị án của Toà án. Vì vậy giai đoạn thẩm vấn tại phiên
toà hết sức thận trọng, chính xác nhằm đạt tới sự thật. Những câu hỏi đặt ra
phải rõ ràng nhằm làm sáng tỏ bản chất của vấn đề mà Toà án quan tâm. Việc
trả lời những câu hỏi đó cũng phải được diễn đạt một cách chính xác, đúng sự
thật. Để bị cáo, người bị hại cũng như các đương sự và những người làm
chứng trình bày một cách dễ dàng và chính xác, sự cần thiết phải được diễn
đạt bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, không nhất thiết phải bằng
tiếng nói, chữ viết phổ thông. Do đó khi cần thiết, Toà án phải chỉ định người
phiên dịch.
Trên đây là một số những nguyên tắc cơ bản nổi cộm, có tính đặc thù cho
việc tổ chức và hoạt động hiện nay của Tòa án. Tất cả những nguyên tắc trên
đều biểu hiện một nguyên tắc chung nhất là Tòa án độc lập. Tòa án phải hoạt
động độc lập để xét xử được công bằng – một trong những nguyên lý của nhà
nước pháp quyền, với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi người
dân. Trong quá trình phát triển của xã hội Việt nam, tin tưởng rằng sẽ có sự
thay đổi nhiều nguyên tắc, nhiều tư tưởng chỉ đạo khác cho việc tổ chức và
hoạt động của Tòa án.
Nguyên tắc này được quy định từ HP1946 đến HP1992 (sửa đổi bổ sung
2001) & các Luật tổ chức tòa án nhân dân các năm 1960,1981,1992, 2002:
1946:Điều 66
Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án
1959:Điều 102
Tòa án Nhân dân bảo đảm cho công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình

trước tòa án.
1980:Điều 134
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình trước Toà án.
1992: Điều 133
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình trước Toà án.
Luật tổ chức TAND 2002: Điều 10
Tòa án bảo đảm cho những ngườitham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án.
9) Nguyên tắc tòa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền
lực nhà nước :
Tòa Án nhân dân là cơ quan thực hiện việc xét xử của Nhà Nước nên
chịu sự giám sát của Nhà Nước mà cụ thể là Quốc Hội, Hội đồng nhân dân
các cấp. Quy định cụ thể ở các ở các Hiến Pháp 1946,1959,1980,1992 (sửa
đổi,bổ sung 2001), Luật tổ chức tòa án 2002:
1946: Điều 135
Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân.
1959:Điều 104
Tòa án Nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các Tòa án Nhân dân địa
phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhân dân địa
phương.

1980:Điều 136
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Hội đồng Nhà nước.
Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Hội đồng nhân dân cùng cấp
1992: Điều 135
Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân.
Luật tổ chức TAND 2002:Điều 16
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả
lờichất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chánh án Tòa3 án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội
đồng nhân dân.
10) Nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Nội dung này đc quy định cụ thể tại khoản 1,Điều 11Luật tổ chứ tòa án
nd 2002 : “Tòa án thực hiện chế độ 2 cấp xét xử”.
Điều 11
1- Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của pháp luật tố tụng.
Bản án, quyết định sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị trong thời
hạn do pháp luật quy định thì có hiệulực pháp luật. Đối với bản án, quyết định
sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thìvụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản

án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực phápluật.
2- Đối với bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà
phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc cótình tiết mới thì được xem xét lại theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm dopháp luật tố tụng quy định.
Luật tổ chức tòa án nhân dân đã đảm bảo việc thực hiện quyền tố tụng
của bị cáo và các đương sự đc xét xử qua 2 cấp sơ thẩm & phúc thẩm.Cho
thấy sự đổi mới tiến bộ nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia tố
tụng,tránh những sai sót gây thiệt hại.Khi thực hiện chế độ 2 cấp xét xử sẽ
đưa thủ tục giám đọc thẩm,tái thẩm về đúng bản chất là giai đoạn xét lại bản
án,qđ của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Nhận xét :
Những nguyên tắc này liên tục được sửa đổi,bổ sung ở các HP1959,
HP1980 dựa trên HP1996 để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và chính
xác hơn trong công việc xét xử, làm việc của TAND.
Ở bản Hiến Pháp 1946 Tòa Án Nhân Dân tương đối đơn giản và nhưng
cơ bản cũng cho thấy việc định hình,tổ chức TAND ở Việt Nam là vô cùng
quan trọng và đề cao quyền lợi của công dân trong quá trình xét xử.
Năm 1960 Luật Tòa Án Nhân Dân ra đời quy định cụ thể,nâng cao tính
hiệu quả của Tòa Án Nhân Dân,góp phần bổ sung quan trọng cho Hiến Pháp.
Đến Hiến Pháp năm 1980 & Hiến Pháp 1992 đã cho thấy sự hoàn thiện
trong việc quy định,phân chia nhiệm vụ,chức năng,cơ cấu,thủ tục xét xử cũng
như đảm bảo quyền lợi của người dân.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy Tòa án là nhánh yếu nhất trong ba cơ
quan quyền lực nhà nước. Mặc dù "Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà
nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng.
Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới
là tối thượng". Điều này trái với nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức hành
pháp, tư pháp và lập pháp là bình đẳng và giám sát lẫn nhau.
IV. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tối cao:
1) Toà án nhân dân tối cao:

a) Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Hướng dẫn các toà án nhân dân địa phương và các toà án dân sự áp
dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các toà án.
- Giám đốc việc xét xử của các toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của
các toà án đặc biệt và các toà án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi
thành lập các toà án đó.
- Trình Quốc hội dự án luật và Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp
lệnh theo quy định của pháp luật.
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật tố tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng
b) Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao:
* Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao:
- Chánh án.
- Các phó chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Một số thẩm phán TANDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của
Chánh án TANDTC.
*Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Thông qua báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của các toà án
đẻ trình Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước;
- Chuẩn bị các dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình
UBTVQH.
* Các toà chuyên trách TANDTC: Gồm có Toà hình sự, Toà dân sự, Toà
kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính, các toà phúc thẩm:

- Toà hình sự TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp dưới
trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Toà dân sự TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp dưới
trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Toà kinh tế TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp dưới
trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng kinh tế.
- Toà lao động TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp dưới
trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng lao động.
- Toà hành chính TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm,
tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp
dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính
- Các toà phúc thẩm TANDTC có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Phúc
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp
luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của toà án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản theo quy định của
pháp luật; giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định của toà án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công
theo quy định của pháp luật.
- Toà án quân sự trung ương gồm có chánh án, các phó chánh án, thẩm
phán, thư kí toà án.
- Bộ máy giúp việc và các cơ quan trực thuộc gồm có: Vụ tổ chức cán
bộ, Văn phòng, Viện nghiên cứu khoa học xét xử, Tạp chí toà án, Tập san
người bảo vệ công lí, Trường bồi dưỡng cán bộ toà án.
2) Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Nhiệm vụ và thẩm quyền của toà án nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương:
- Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân các
cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện
nhưng toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lấy lên để xét xử. Đó là
những vụ án phức tạp, những vụ án có những tình tiết khó đánh giá về tính
chất của vụ án;
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
pháp luật tố tụng;
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiêu
lực pháp luật của toà án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luât tố
tụng;
- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương:
Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương gồm có:
- Uỷ ban thẩm phán gồm chánh án, các phó chánh án và một số thẩm
phán toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án
TANDTC quyết định theo đề nghị của chánh án toà án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương. Có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Giám đốc thẩm,
tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà
án cấp dưới bị kháng nghị; bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại toà
án cấp mình và các toà án cấp dưới; tổng kết kinh nghiệm xét xử; thông qua
báo cáo của chánh án toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
về công tác của các toà án ở địa phương để báo cáo trước hội đồng nhân dân
cùng cấp và với TANDTC.
- Toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà hanh chính toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn
sau: Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm

những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Bộ máy giúp việc.
3) Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Nhiệm vụ và thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án hình sự mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ
15 năm tù trở xuống, trừ những tội sau: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm
an ninh quốc gia; các tội quy định tại các điều 89, 90, 91, 92, 93, 101 (khoản
3), 102, 179, 231, 232 Bộ luật hình sự; sơ thẩm những vụ án dân sự, vụ án
hôn nhân và gia đình, vụ án kinh tế, vụ án lao động, vụ án hành chính theo
quy định của pháp luật, trừ một số việc tranh chấp phức tạp hoặc có yếu tố
nước ngoài, các tranh chấp về sở hữu công nghiệp, các khiếu nại về việc thôi
việc.
b) Cơ cấu tổ chức:
- Gồm có chánh án, một hoặc hai phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm
nhân dân, thư kí toà án.
- Chánh án toàn án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có
nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy
định của pháp luật; báo cáo công tác của toà án nhân dân cấp mình trước hội
đồng nhân dân cùng cấp và với toà án nhân dân cấp trên trực tiếp.
4) Các toà án quân sự:
a) Nhiệm vụ và thẩm quyền:
- Các toà án quân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh
quốc phòng, kỉ luật quân đội; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ
tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công
nhân, nhân viên quốc phòng và của công dân khác.
- Toà án quân sự trung ương có thẩm quyền: phúc thẩm những vụ án mà
bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các toà án quân sự cấp dưới
trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà

bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới trực
tiếp bị kháng nghị; giám đốc việc xét xử của toà án quân sự cấp dưới.
- Toà án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền: Sơ thẩm
những vụ án không thuộc thẩm quyên của toà án quân sự khu vực và những
vụ án thuộc thẩm quyền của các toà án đó nhưng toà án quân sự quân khu và
tương đương lấy lên để xét xử; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định
chưa có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới bị kháng cáo, kháng
nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới bị kháng nghị.
- Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm theo quy định tai Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo
khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc là
người có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn hoặc tương đương trở
xuống.
V. Thẩm phán và hội thẩm:
)1Thẩm phán:
a) Tiêu chuẩn chung của thẩm phán:
Điều 37 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 và khoản 1 điều 5
Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 quy định: “Công dân VN
trung thành với Tổ quốc và HP nước CHXHCNVN, có phẩm chất đạo đức
tốt. liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, có trình độ Cử nhân Luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử,
có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của PL, có năng lực làm
công tác xét xử, có sức khỏe bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể
được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán”.
Thẩm phán là lực lượng chủ yếu cùng với Hội thẩm thực hiện chức
năng xét xử của Tòa án. Vì thế TP phải hội đủ nhiều điều kiện như những
điều đã nêu trên: Trung thành với TQ và HP nước CHXNCNVN. Vì công tác
xét xử của Tòa án cũng là một công tác chính trị nên TP không chỉ có hiểu
biết về chuyên môn nghề nghiệp cao mà còn phải có phẩm chất chính trị, đạo

đức, phải là người biết bảo vệ PL, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền và lợi ích
của công dân. Ngoài những kiến thức chuyên môn cần thiết để giải quyết
những vần đề thuộc thẩm quyền của TAND một cách thấu tình đạt lý, đúng
luật thì TP còn phải am hiểu các lĩnh vực khoa học XH khác như: tâm lý học,
XHH,…
b) Tiêu chuẩn của các TP TAND các cấp:
Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002 quy định tiêu
chuẩn cụ thể của -Thẩm phán TAND các cấp như sau:
- Thẩm phán TAND cấp huyện.
Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 5 pháp lệnh thẩm phán nhân dân năm
2002, có thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên, có năng lực xét xử
những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND cấp
huyện, TAQS khu vực thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán
TAND cấp huyện; trường hợp nếu là sĩ quan đang tại ngũ thì có thể được
tuyển chọn và bổ nhiệm làm TP TAQS khu vực.
- Thẩm phán TAND cấp tỉnh.
Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 5 pháp lệnh thẩm phán nhân dân năm
2002 và đã là TP TAND cấp huyện, TP TAQS khu vực ít nhất là 5 năm, có
năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của
TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu thì có thể được chọn và bổ nhiệm làm
TP TAND cấp tỉnh; trường hợp nếu là sĩ quan đang tại ngũ thì có thể được
tuyển chọn và bổ nhiệm làm TP TAQS cấp quân khu.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành TAND, người có đủ tiêu
chuẩn tại Điều 5 pháp lệnh thẩm phán nhân dân năm 2002, có thời gian làm
công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, TAQS cấp
quân khu thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán TAND cấp
tỉnh; trường hợp nếu là sĩ quan đang tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ
nhiệm làm TP TAQS cấp quân khu.
- Thẩm phán TAND tối cao.

Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 5 pháp lệnh thẩm phán nhân dân năm
2002 và đã là TP TAND cấp tỉnh, TP TAQS khu vực ít nhất là 10 năm, có
năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của
TAND tồi cao, TAQS trung ương thì có thể được chọn và bổ nhiệm làm TP
TAND tối cao; trường hợp nếu là sĩ quan đang tại ngũ thì có thể được tuyển
chọn và bổ nhiệm làm TP TAQS trung ương.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành TAND, người có đủ tiêu
chuẩn tại Điều 5 pháp lệnh thẩm phán nhân dân năm 2002, có thời gian làm
công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND tối cao, TAQS trung
ương thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán TAND tối cao;
trường hợp nếu là sĩ quan đang tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ
nhiệm làm TP TAQS trung ương.
Như vậy trong nhiều tiêu chuẩn của Thẩm phán thì có 2 tiêu chuẩn nổi bật
mới cần lưu ý:
- Thẩm phán phải là người có trình độ cử nhân luật đã được đào tạo vầ
nghiệp vụ xét xử.
- Thẩm phán TAND cấp trên được tuyển chọn và bổ nhiệm từ những
người từng là TP TAND cấp dưới trực tiếp.
Những quy định trên đòi hỏi TP phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn
cao, kinh nghiệm xét xử cũng như kinh nghiệm sống phong phú nhằm nâng
cao hiệu quả trong công tác xét xử của TA.
2) Hội thẩm nhân dân:
a) Sự hình thành và phát triển:
Xuất hiện lần đầu tiên trong HP 1946 với tên gọi phụ thẩm nhân dân.
Nhưng đến ngày 22/05/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 85,
trong sắc lệnh quy định phụ thẩm nhân dân nay đổi thành Hội thẩm nhân dân
(Điều 1 sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 ). Ngoài ra Hội thẩm nhân dân còn được
biết đến dưới cái tên Bồi thẩm đoàn và cho đến nay, trong Hiến pháp hiện
hành ( Hiến pháp 1992 ) vẫn giữ nguyên thuật ngữ “Hội thẩm nhân dân”.

Danh từ Hội thẩm nhân dân này rất có ý nghĩa: các người dân cử từ nay
không phải là đóng vai phụ thuộc như trước mà ngang hàng với các vị chuyên
môn của Tòa án và cùng xét xử các việc. Hơn thế nữa là số Hội thẩm nhân
dân lại tăng lên đa số: Tòa án nhân dân huyện gồm một thẩm phán chuyên
môn và hai hội thẩm, trước đây không có; Tòa án tỉnh trước đây khi xử những
việc đại hình thì có ba thẩm phán chuyên môn và hai phụ thẩm nhân dân, hội
đồng phúc án xử việc tiểu hình và đại hình gồm có ba thẩm phán chuyên môn
và hai phụ thẩm nhân dân, thì nay ở cấp Tỉnh, Tòa án gồm có một thẩm phán
chuyên môn và hai Hội thẩm nhân dân, ở cấp liên khu có hai thẩm phán nhân
dân và ba Hội thẩm nhân dân. (Điều 3 sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 ). Số lượng
Hội thẩm nhân dân tăng lên và nhiều hơn số lượng thẩm phán cho thấy được
tính nhân đạo, thể hiện rõ tính nhân dân của pháp luật nước ta.
Trước khi, vì không có điều kiện và không đủ quyền hạn nên cái vai trò
các vị dân cử ( Phụ thẩm nhân dân) ở các Tòa án đã bị lu mờ, việc chọn lựa
người cũng chỉ làm cho lấy có và người được chọn đi dự Tòa án cũng tự thấy
được rằng mình chỉ có cái địa vị tượng trưng mà thôi, cho nên một ít quyền ấy
của mình có người cũng bỏ đi nốt. Hiện nay tư pháp đã đổi mới, địa vị pháp
lý và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân đã được nâng cao, theo đó từ nay
nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân cũng ngày càng nặng nề hơn.
Hiện nay, “Hội thẩm Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm có:
- Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội thẩm nhân dân Tòa
án nhân dân cấp huyện (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);
- Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Hội
thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân).”
( theo Điều 2 Thông tư số 14/2011/UBTVQH12 ngày 19/02/2011 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội ) chứ không bao gồm cả Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân
dân tối cao và Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự Trung ương như năm 1992
nữa.
b) Tiêu chuẩn của hội thẩm:

Trước kia, Ủy ban và Tòa án lập ra một danh sách gồm những người
trong Hội đồng nhân dân và một số nhân sĩ rồi chọn các Phụ thẩm nhân dân
trong danh sách ấy; nay, Hội thẩm nhân dân trực tiếp do Hội đồng nhân dân
bầu ra trong hay ngoài Hội đồng nhân dân. ( được quy định tại Điều 4 và Điều
6 của sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950).
Về tiêu chuẩn của những người ứng cử Hội thẩm nhân dân vào năm
1959 được quy định tại chương III Thông tư số 06-TT/LB ngày 09/03/1959
của Bộ nội vụ - Bộ tư pháp về việc bầu cử Hội thẩm nhân dân các cấp:
a) Những người ứng cử Hội thẩm nhân dân phải đủ 23 tuổi trở lên.
b) Những ứng cử viên ở ngoài Hội đồng nhân dân phải là những người:
- Có quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng nhân dân.
- Có quyền tiêu chuẩn như những người ứng cử và Hội đồng nhân dân."
Đến năm 1961, căn cứ vào Điều 25 Luật tổ chức Tòa án nhân dân
1960: “Công dân có quyền bầu cử và ứng cử từ hai mươi ba tuổi trở lên có thể
được bầu làm hội thẩm nhân dân.” Tòa án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số
377-TC ngày 25/04/1961 về việc Hướng dẫn việc tổ chức bầu cử Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân của các Tòa án nhân dân địa phương, cụ thể hóa về tiêu
chuẩn của những người được bầu làm Hội thẩm nhân dân như sau:
1. Có quyền bầu cử và ứng cử, từ hai mươi ba tuổi trở lên;
2. Tích cực thi hành những chính sách của Đảng và Nhà nước;
3. Tích cực công tác, đạo đức tư cách tốt, được nhân dân tín nhiệm.
Tuy nhiên đến năm 1981, tại Điều 40 Luật tổ chức Tòa án nhân dân
1981 đã sửa đổi quy định về vấn đề ứng cử và bầu cử Hội thẩm nhân dân như
sau:”Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có
quan hệ tốt với nhân dân, thì có thể được bầu làm hội thẩm nhân dân.” chứ
không bắt buộc công dân phải từ hai mươi ba tuổi trở lên mới được tham gia
ứng cử làm Hội thẩm nhân dân.
Dựa vào đó, vào năm 1992, trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992
Quốc hội đã quy định về vấn đề này tại Điều 37:”Công dân Việt Nam trung
thành với Tổ quốc, có phẩm chất, đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, có tinh

thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì có thể được bầu hoặc cử
làm Hội thẩm.”
Và gần đây nhất là trong Luật tổ chức Tòa án 2002 tại Khoảng 2 Điều
37 có quy định:”Công dân Việt Nam trungthành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩmchất, đạo đức tốt, liêm
khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thầnkiên quyết bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, có sức khỏe bảo đảm hoàn thànhnhiệm vụ được giao,
thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.”
Từ năm 1959 đến nay, những quy định về tiêu chuẩn của Hội thẩm
ngày càng cao hơn, cụ thể hơn, rõ ràng và chặt chẽ hơn. Điều này giúp cho
chế định Hội thẩm có thể đảm đương tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao cho,
khẳng định vai trò của mình trong bộ máy Tư pháp của đất nước, nhất là trong
quá trình cải cách Tư pháp ở nước ta hiện nay, mà yêu cầu trọng tâm của tiến
trình cải cách Tư pháp chính là làm cho vai trò của Tòa án ngày càng độc lập
hơn đối với các cơ quan quyền lực khác.
3) Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm:
Về thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm và bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân, tại Điều
39 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 quy định:
- Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc
hội cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự Trung ương do Uỷ ban thường vụ
Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do
Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương do Chủ
nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu
của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp

tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm Chính trị
quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự
giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ
nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương
đương, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Tuy nhiên ở Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, ngoài việc kế thừa các
quy định về thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm và bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân thì
tại Điều 41 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 đã quy định rõ ràng và chặt
chẽ hơn về vấn đề này, cụ thể là về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa
án các cấp.
Điều 41
1. Hội thẩm nhân dân Tòa ánnhân dân địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của ủyban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và
do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cùng cấp.

×