Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Giổi Ăn Quả ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.91 KB, 4 trang )

GIỔI ĂN QUẢ

Michelia tonkinensis A. Chev., 1918

Tên khác:Giổi, giổi ngọt, giổi lúa
Họ: Mộc lan - Magnoliaceae


Hình thái

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35 m,
đường kính 40-60 cm hay trên 1 m; tán nhỏ, màu
xanh đậm. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ;
vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vết
địa y hình bản; thịt vàng hay xanh nhạt, giòn, có
mùi thơm nhẹ. Phân cành cao, cành mọc chếch,
cành con nhẵn, có nhiều vết sẹo do vòng lá kèm
để lại và có nhiều lỗ vỏ rải rác.

Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành; phiến
lá dai, cứng, dài 8-25 cm, rộng 5-12 cm, hình bầu
dục hẹp, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc lá tròn hoặc
hình nêm, mặt trên màu lục đậm xanh bóng, mặt
dưới lục nhạt. Gân bên 10-12 đôi nổi rõ; cuống lá
dài 1-2 cm, không có vết sẹo; phiến lá và cuống
lá nhẵn. Lá kèm nhọn, sớm rụng để lại vết sẹo
trên cành non.

Hoa đơn độc mọc ở đầu cành hay đối diện
với chỗ đính của cuống lá; cuống hoa dài 2,5-3,5
cm; bao hoa nhiều, mọc vòng, chưa phân hoá


thành đài và tràng, màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm, Nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn
ngắn. Lá noãn nhiều. Cả nhị và lá noãn đều xếp xoắn ốc trên một trục hoa hình trụ.

Giổi ăn quả - Michelia tonkinensis A. Chev.
1. Cành mang hoa; 2. Hoa;
3. Bộ nhị cái; 4. Quả

Quả kép, dài 7-10 cm, mang 3-5 lá noãn rời, vách dày, hình trứng thuôn, đầu nhọn, đáy
thót lại, vỏ có nhiều lỗ khí; khi chín tự mở bằng rãnh. Quả chín có nội nhũ màu đỏ, mềm, có vị
ngọt; hạt 2-5 trong 1 đại, to khoảng 1 cm, có tinh dầu thơm, vị cay.

Các thông tin khác về thực vật

Giổi ăn quả thuộc chi Giổi (Michelia) với khoảng 20 loài ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở
các kiểu rừng á nhiệt đới thường xanh ở độ cao trên 700m. Trong các tài liệu cũ, loài giổi ăn
quả đã được giám định nhầm là Talauma gioi A, Chev. và gần đây một số nhà thực vật định lại
tên khoa học của loài giổi ăn quả là Michelia hypolambra Dandy. Nhưng loài Michelia
hypolambra này có cụm quả dài mang 8-9 lá noãn rời, phủ lông xám dày, sau thành 8-9 quả
nang nhỏ hơn 1 cm mang khoảng 10 hạt, những đặc điểm này khác hẳn đặc điểm hình thái quả
của cây giổi ăn quả đã được mô tả ở trên. Sau khi thu được tiêu bản của hoa, quả và hạt của
giổi ăn quả, tên khoa học của loài đã được định lại là M. tonkinensis A. Chev.

Phân bố giổi ăn quả ở Việt Nam
Phân bố

Cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố từ Lào Cai đến
các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tập trung nhiều ở
các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh, Gia Lai
và Kon Tum.


Đặc điểm sinh học

Giổi phân bố khá phổ biến trong các khu rừng á nhiệt
đới thường xanh ở độ cao 700-1.500 m. Chúng thường
mọc trên các sườn phía đông và đông nam của các núi
đất, trên các loại đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ trên
mác ma, trung tính và bazơ, đất đỏ vàng trên đá biến
chất, đá sét, đất vàng đỏ trên đá mác ma axit, đất vàng
nhạt trên đá cát. Ít gặp giổi trên các đất có nguồn gốc từ
núi đá vôi như ở Na Hang (Tuyên Quang). Lúc nhỏ giổi
ăn quả là cây trung tính, lớn lên là cây ưa sáng, thường
vươn lên chiếm tầng cao nhất của rừng. Tuỳ theo địa
phương phân bố, giổi mọc cùng các loài cây lá rộng khác
nhau như: Dẻ đá, re, trám trắng (Tuyên Quang); gội, rè
sến mật (Nghệ An); giổi xanh, táu mật, vối thuốc, re (Hà
Tĩnh) giổi xanh, xoay, cà na (Kon Hà Nừng - Gia Lai).
Vùng có giổi ăn quả phân bố thường có lượng mưa cao:
1.500-2.500 mm/năm, nhiệt độ trung bình 20-25
0
C; độ
ẩm 85-87%.

Cây trồng 6-10 năm mới ra hoa kết quả; càng về sau quả càng sai. Cây ra hoa 2 vụ một
năm. Vụ chính ra hoa tháng 2-3, quả chín tháng 9-10; mùa phụ ra hoa tháng 7-8, quả chín vào
tháng 3-4. Giổi ăn quả thường ra hoa kết quả hàng năm; nhưng thường có chu kỳ sai quả nhất
định. Cây thường cho khá nhiều quả nhưng cây con tái sinh dưới tán cây mẹ không nhiều. Điều
tra trên ô tiêu chuẩn có đường kính bao quanh gốc cây mẹ 40 m ở Nghĩa Đàn, Nghệ An cho
thấy số cây giổi tái sinh dao động 88-207 cây, tuỳ theo độ tàn che của rừng. Nếu tàn che mở
rộng (0,4-0,5), số cây con tái sinh nhiều nhất: 207 cây; còn độ tàn che lớn (0,6), số cây tái sinh

chỉ có 88 cây. Số cây tái sinh ở cấp chiều cao <50 cm. là lớn nhất, sau đó là cấp 50-100 cm;
còn cấp >100 cm chỉ còn 1-2 cây (thường <10 cây/hecta). Điều tra ở Kon Hà Nừng (Gia Lai)
cũng cho kết quả tương tự. Điều đó cho thấy cần phải mở tán kịp thời cho các cây giổi tái sinh.
Nếu không được mở tán đúng từng giai đoạn sinh trưởng các cây giổi con sẽ bị chết.

Giổi tái sinh khá nhanh, thí nghiệm trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy cây trồng thuần
loại theo băng ở tuổi 5 có chiều cao 6,7 m và đường kính ngang ngực 11,1 cm; cây 20 tuổi có
chiều cao 15,7 m và đường kính 22,1 cm. Nếu trồng hỗn giao với lát hoa, cây sinh trưởng tốt
hơn: cây 5 tuổi cao 8,3 m, đường kính ngang ngực 12,3 cm; cây 10 tuổi cao 16,2 m và đường
kính 25,3 cm. Rừng trồng ở tuổi 20 đạt 90-136 m
3
/ha; trung bình tăng trưởng 4,5-6,5
m
3
/ha/năm. Giổi trồng ở Ngọc Lạc, Thanh Hoá trồng năm 1980, đo năm 2000 cho thấy, đường
kính 1,3 m là 35 cm, chiều cao 23 m. Tái sinh chồi của giổi cũng tốt.

Công dụng

Giổi ăn quả là cây gỗ đa tác dụng; Hạt giổi có tinh dầu và là loại gia vị truyền thống của
nhân dân vùng núi phía Bắc trước đây, giống như hạt tiêu ở các tỉnh phía Nam. Đặc biệt món
tiết canh có gia vị hạt giổi là một trong những món ăn được ưa chuộng ở nhiều vùng. Hạt giổi
trộn với muối và giã nát là một gia vị tuyệt vời; chỉ đến vùng núi phía Bắc ta mới được thưởng
thức loại gia vị này.

Gỗ giổi có giác lõi phân biệt; giác màu vàng nhạt, lõi vàng nâu, có mùi thơm, ít bị mối mọt,
cong vênh lại nhẹ (thể tích 580 kg/m
3
gỗ khô) và bền nên là một trong những loại gỗ được ưa
chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ đạc.


Hạt và vỏ cây có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu. Vỏ cây
còn có tác dụng chữa sốt.

Theo phân tích của Nguyễn Xuân Dũng (1997) thì trong tinh dầu từ thịt quả và hạt chứa
safrol 70,2% (thịt quả), 72,9% (hạt) và methyl eugenol 24,2% (thịt quả) và 18,5% (hạt).Tinh dầu
ở thân chủ yếu chứa camphor 23,8%; tinh dầu vỏ thân chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%,(α -
caryophyllen 15,6% và elemicin 13,7%.

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Nhân giống :
Vì giổi mọc rất rải rác, nên đến vụ quả chín phải thu mua hạt giống qua người địa phương.
Các cây giổi trồng thường phải trên 10 tuổi mới ra hoa kết quả. Khi quả nứt là có thể thu hạt.
Hạt thu về phải đãi sạch, ngâm nước lã trong 8-10 giờ và gieo ngay; càng để lâu tỷ lệ nảy mầm
càng giảm. Nếu chưa gieo được ngay hoặc cần di chuyển đi xa phải ủ trong cát ẩm, độ ẩm của
cát khoảng 15-16% và đảo cát thường xuyên, cát ẩm phải tưới thêm nước.

Hạt sau khi ngâm nước thường được ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa lại 1 lần, cho đến khi
nứt nanh thì đem gieo vào bầu kích thước 10 x 15 cm. Thành phần ruột bầu 80% đất mặt vườn
+ 20% phân chuồng hoai. Gieo hạt vào giữa bầu, độ sâu lấp đất 0,5-1 cm. Thời vụ gieo tháng
2-3 và 9-10. Thời gian nuôi cây trong vườn 6-8 tháng.

Gieo trồng :
Từ năm 1959, giổi đã được trồng thí nghiệm ở trạm Lâm sinh Đúng, Yên Cát, Thanh Hoá.
Kỹ thuật trồng theo băng, chiều rộng của băng 30 m, chiều rộng băng chừa 15 m; trồng cây con
cao 45 cm. Kết quả sau 4 năm, cây đã có chiều cao 4,5 m và đường kính 9,5 cm. Năm 1980
giổi được trồng ở Lâm trường Nghĩa Đàn, Nghệ An theo băng và theo rạch:

+ Theo băng: Băng trồng rộng 20 m, băng chừa rộng 10 m

+ Theo rạch: Mở rạch có chiều rộng 5 m, trên rạch trồng cây cách cây 3 m, băng chừa
rộng 10 m.

Tiêu chuẩn cây con: cây có bầu, 7-8 tháng tuổi, có chiều cao 30-40 cm, đường kính gốc
0,3-0,4 cm.

Hố trồng được đào với kích thước 40 x 40 x 30 cm. Có thể bón phân hoặc không tuỳ loại
đất. Chăm sóc 3 năm sau khi trồng; mỗi năm 3 lần.

Có thể trồng theo rạch cải tiến, chiều rộng rạch 5 m, trong băng chừa chặt hết cây to có tán
xum xuê, chiều cao trên 5 m.

Khai thác, chế biến và bảo quản

Có thể thu hạt giổi trên cây hoặc hạt rụng trên mặt đất rừng, dưới tán cây mẹ. Hạt thu về
đãi sạch lớp nội nhũ bao quanh; bảo quản hạt trong điều kiện khô ráo để dùng dần hay mang ra
chợ bán. Nếu dùng trong gia đình thường cho vào ống tre và để nơi khô ráo. Khi ăn mang hạt
ra giã nát; có thể trộn với muối để chấm hoặc rắc lên thức ăn như hạt tiêu hoặc hạt sẻn.

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Giổi là cây LSNG đặc hữu và đa tác dụng. Hiện nay giổi trong rừng tự nhiên đã bị tiêu giảm
nghiêm trọng vì bị chặt để lấy gỗ. Cần đưa giổi thành một loài cây gỗ bản địa chính trong công
tác trồng rừng ở một số vùng, đặc biệt là vùng Trung Tâm Bắc Bộ và Bắc Trường Sơn. Cần
nghiên cứu các mặt sử dụng của hạt giổi, tinh dầu giổi (từ vỏ và hạt) để phát triển loài cây
LSNG quí hiếm này.

Hiện nay giổi ăn quả đã được trồng nhiều ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ và trồng với qui mô thí nghiệm ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hoá.


Hướng sử dụng tinh dầu từ vỏ, lá và hạt giổi ăn quả cũng là một hướng cần được nghiên
cứu để phát triển.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (1994). Một số rau dại ăn được ở Việt Nam. Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam - Hà Nội:
115; 2. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội:
872-873; 3. Nguyễn Bá Chất (2002). Cây giổi xanh. Báo cáo chuyên đề. Cây Bản địa Việt Nam. Hội thảo: Đánh giá tiềm
năng sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam; 4. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học:
1148. 5. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Tập I. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh: 241;

×