Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dầu rài ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.72 KB, 6 trang )

DẦU RÁI

Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don, 1831

Tên đồng nghĩa: Dipterocarpus philippiensis Forw., 1911
Tên khác: Dầu con rái, Dầu nước, Dầu sơn, Mậy nhang (Lào)
Họ: Dầu - Dipterocarpaceae
Tên thương phẩm: Gurjul, oleoresin of gurjul


Hình thái

Cây gỗ lớn, thân trụ thẳng,
phân cành muộn, cao 40-45m,
đường kinh đạt tới 2m hay hơn.
Vỏ lúc non dày, màu xám trắng;
khi già mỏng, màu xám nâu, nứt
dọc nhẹ. Cành màu nâu đỏ, có
vết vòng lá kèm và có lông màu
xám hay hung đỏ.

Lá đơn mọc cách, mặt trên
màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt
dưới xanh nhạt có lông mịn,
phiến lá hình bầu dục thuôn,
kích thước 16-25x5-15cm, đầu
nhọn, gốc tù hay hình tim. Ở
cây non lá có lông, sau nhẵn;
gân bên 18-31 đôi, nổi rõ ở mặt
dưới; cuống lá dài 4-8cm,
mảnh; lá kèm bao chồi búp màu


đỏ, dài 15-20cm, rộng 2-4cm,
phía ngoài có lông.
Dầu rái - Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don
Cành mang là và quả

Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng chùm đơn, có lông, dài 10-18cm, mang 6-8 hoa không
cuống. Lá đài có ống dài 17mm, phía ngoài có 5 gờ dọc, cánh hoa màu hồng, nhẵn, dài 5cm,
nhị nhiều (khoảng 30).

Quả có ống đài bao bọc toàn phần, dài 3-4cm, rộng 2,5-2,8cm, có 5 gờ lớn chạy dọc, khi
non màu xanh; trên đầu mang các cánh do lá đài phát triển, với 2 cánh lớn dài 20- 23cm, rộng
3-4cm, có 3 gân gốc màu đỏ, khi già quà và cánh chuyển sang màu cánh dán.

Các thông tin khác về thực vật

Ở nhiều tỉnh Miền Nam, nhân dân địa phương thường dùng tên dầu rái để chỉ một số loài
cây cho nhựa dầu. Ba loài thường bị nhầm lẫn là:

1/ Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) đã giới thiệu ở trên.
2/ Dầu mít hay dầu cát (Dipterocarpus costatus Gaertn.). Thân giống như dầu rái nhưng lá
nhỏ hơn (chiều dài chỉ 8-14cm, rộng 5-7cm); quả cũng nhỏ hơn và chỉ có 5 gờ nhỏ chạy dọc
theo quả.

3/ Dầu song nàng hay dầu nước (Dipterocarpus dyeri Pierre). Có lá rất to, dài đến 40cm
hay hơn, quả cũng lớn hơn quả dầu rái và chỉ có 5 gờ ở phần trên của quả, chứ không chạy
dọc suốt chiều dài của quả như ở dầu rái và dầu mít.

Phân bố
Phân bố của dầu rái ở Việt Nam


Việt Nam:
Cây phân bố rộng ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở
vào Nam; trên các đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Côn Đảo
(Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng có dầu rái mọc. Tập trung nhất ở
các tỉnh Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương,
Tây Ninh.

Hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Nội,
Nghệ An, Thanh Hóa…

Thế giới:
Dầu rái phân bố ở các nước Nam và Đông Nam Á. Các
nước có dầu rái phân bố nhiều là: Lào, Thái Lan, Philippine,
Malaysia, Indonesia.…

Đặc điểm sinh học

Dầu rái ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, với các điều kiện:
Nhiệt độ bình quân 25-27
0
C, tổng lượng mưa bình quân
hàng năm 1.500-2.200mm; ẩm độ trung bình năm: 75-85%
và hàng năm có mùa khô kéo dài 4- 6 tháng.

Thường gặp dầu rái ở vùng chuyển tiếp giữa kiểu rừng kín lá rộng thường xanh sang kiểu
rừng khô rụng lá theo mùa. Trong rừng, dầu rái thường mọc cùng các loài cây họ Dầu khác
như: vên vên, sao đen, dầu mít, dầu lá bóng… tạo thành kiểu rừng kín thường xanh ưu thế cây
họ Dầu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thường gặp dầu rái phân bố ở điều kiện địa
hình tương đối bằng phẳng, trong các thung lũng hoặc ven sông, ven đường đi.


Cây ưa đất ẩm, sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, độ
pH 4,5-5,5. Thường gặp dầu rái mọc trên các loại đất xám, đất phù sa cổ và đất feralít phát
triển trên phiến thạch sét hoặc granit. Cây có khả năng chịu được ngập úng trong thời gian
ngắn, nên rất hay gặp dầu rái mọc bên bờ các con sông thưòng có lũ lụt trong mùa mưa như
sông Mê Kông, sông Đồng Nai…

Dầu rái trưởng thành ưa sáng mạnh, nhưng ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi cây lại cần che
bóng khoảng 50%. Mùa quả cây cho nhiều hạt, Hạt rụng xuống gặp đất ẩm là nảy mầm ngay.
Nhưng hạt sẽ nhanh chóng mất khả năng nảy mầm, vì có lượng dầu cao. Tái sinh mạnh ở độ
tàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8. Tái sinh chồi kém so với nhiều loài khác trong
cùng chi Dầu (Dipterocarpus) khác.

Hoa nở tháng 11-12, quả chín vào tháng 4-5.

Công dụng

Thành phần hoá học:
Dầu rái là loài cây cho loại dầu nhựa (oleo- résin) chủ yếu ở các nước Đông Dương, trong
đó có Việt Nam. Chất dầu nhựa của dầu rái chứa 50-70% tinh dầu và 30-40% chất nhựa
(resin). Nếu để ở trạng thái tĩnh sẽ phân thành 2 lớp, lớp trên lỏng, màu nâu, trong suốt, lớp
dưới đặc quánh có màu trắng đục. Tinh dầu có tỷ trọng ở 20
0
C là 0,930, chỉ số chiết quang ở
20
0
C là 1,502, chỉ số carbonyl: 0; chỉ số acid: 0,8-1,3; chỉ số xà phòng: 9-10 và chỉ số iod đạt
566. Nhựa có chỉ số acid: 2,6, chỉ số xà phòng 23,5, chỉ số ester: 20,9 và chỉ số iod: 70,0.

Công dụng:
Dầu nhựa được khai thác để dùng trong kỹ nhệ hóa mỹ phẩm, làm sơn, dầu bóng, vec ni,

công nghệ in, xảm thuyền và làm đuốc thắp sáng. Gỗ màu nâu hồng, có tỷ trọng 0,62-0,90,
dùng đóng đồ và trong xây dựng nhà cửa.

Theo Đặng Vũ Hỷ (1962), dầu rái đã được cư dân tại một vài địa phương ở miền Nam
dùng bôi lên chân để đề phòng bệnh sán vịt khi phải làm việc nhiều ở dưới nước.

Dầu rái là một cây trồng làm bóng mát rất quan trọng của các tỉnh phía Nam. Nhiều thành
phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Buôn Ma Thuật có những
đường phố với 2 hàng cây dầu rái rất đẹp. Từ đầu thế kỷ XX, dầu rái đã được người Pháp
mang ra trồng ở Hà Nội (trong vườn Bách Thảo). Sau này những cây dầu rái trồng ở Miền Bắc,
chủ yếu cũng lấy giống từ các cây đó.

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Nhân giống:
Hạt giống lấy từ cây mẹ có thân thẳng, tròn đều, chiều cao 15-20m, đường kính thân 30-
40cm, có sức sống khỏe, không sâu bệnh.Thu nhặt quả chín vừa rụng xuống đất; quả và cánh
quả có màu cánh dán. Mỗi kg có khoảng 210-230 quả. Hạt thường mất sức nảy mầm trong
khoảng 10-15 ngày, nên quả thu về nên gieo ngay hoặc cần phải giữ trong cát ẩm.

Trước khi gieo cần ngâm quả vào nước lã trong 6 giờ, cắt cánh và ủ rơm rạ. Gieo trên các
luống đất đã chuẩn bị sẵn và tưới đủ ẩm cho đến khi hạt nứt nanh. Với hạt đã nẩy mầm cần
đem gieo hoặc cấy vào bầu đất ngay (chú ý không để lâu quá 5 ngày sau khi nẩy mầm). Bầu
đất có vỏ bầu bằng nhựa thủng đáy và có đục lỗ quanh thành bầu. Kích thước bầu 8-10x15-
20cm. Ruột bầu là đất tầng mặt dưới rừng có dầu rái phân bố cộng với 10-15% phân chuồng
hoai và 1-2% supe lân, nếu ít phân chuồng có thể bổ sung thêm 0,1-0,5% đạm u rê.

Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 45
0
, lấp đất dày 2cm, dùng trấu hoặc vỏ cà phê đốt để

nguội, rắc kín mặt bầu để chống đóng váng và cỏ dại, tưới đủ ẩm cho cây.

Làm dàn che bằng tre, nứa cao 1,7m để tiện đi lại chăm sóc; tỷ lệ che bóng của dàn là
50%, cây con ở giai đoạn đạt 3-4 tháng tuổi có thể đưa ra trồng trên diện tích sản xuất. Tiêu
chuẩn cây con đem trồng: cao 25-30cm, đường kính cổ rễ trên 0,4cm (cây con 3-4 tháng tuổi)
và cao 50-60cm, đường kính cổ rễ 0,6cm (với cây con 14 tháng tuổi). Thời vụ gieo từ 15 tháng
4 đến 15 tháng 5, ngay sau khi quả chín.

Trồng và chăm sóc:
Trồng rừng. Chọn các vùng có đất đỏ nâu trên đá ba zan, đất xám, đất granit và phù sa cổ
dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng là thích hợp. Tùy thuộc vào độ tuổi của cây con (3
tháng tuổi hoặc 14 tháng tuổi) mà áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau:

- Trồng cây con 3 tháng tuổi phải áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, phát dọn hoặc
đốt toàn diện thực bì trước tháng 4. Cày hoặc cuốc toàn diện. Hố đào kích thước 30x30x30cm,
cự ly 3x4m; mật độ 800-850 cây/ha; giữa 2 hàng dầu rái trồng xen lúa, đỗ, lạc hoặc sắn. Cách
gốc dầu rái 0,5m cần gieo 2 hàng đậu thiều hoặc cốt khí để làm cây phù trợ và tăng thêm
nguồn đạm cho đất.

- Với cây giống 14 tháng tuổi phải trồng theo rạch. Chặt bỏ tầng cây phía trên, tận dụng củi
và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng
bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha.

Thời vụ trồng sớm nhất vào 15 tháng 7 và kết thúc chậm nhất là 30 tháng 7 (đối với cây
con 3 tháng tuổi). Nếu trồng cây con 14 tháng tuổi thì thích hợp nhất vào tháng 5 và tháng 6.

Sau khi trồng phải chăm sóc ít nhất 3 năm đầu. Năm thứ nhất: hai lần: lần 1 sau khi trồng 2
tháng, lần 2 vào mùa khô; cần làm cỏ và vun gốc. Năm thứ hai 3 lần: đầu, giữa và cuối mùa
mưa. Năm thứ ba: 2 lần vào giữa và cuối mùa mưa. Sau khi trồng 8-10 năm tiến hành tỉa thưa
lần đầu.


Khai thác, chế biến và bảo quản

Dầu con rái hay “dầu trong” ở Việt Nam được khai thác chủ yếu từ loài dầu rái. Đồng bào ở
các địa phương phía Nam nước ta đã có tập quán khai thác dầu rái từ rất lâu đời. Khi khai
thác, người ta dùng rìu bổ chéo vào thân cây, sâu độ 15-20cm, chiều cao cũng khoảng đó rồi
dùng rìu chặt ngang để tách mảng gỗ ra. Sau khi nhựa chảy ra sẽ làm bít ống dầu. Để cho dầu
tiếp tục chảy phải định kỳ đẽo sâu xuống hoặc đốt lửa để kích thích nhựa chảy ra. Phương
pháp chích nhựa này rất lạc hậu và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây. Cần cải tiến
phương pháp và kỹ thuật chích nhựa để vừa lấy được nhiều nhựa, vừa có thể duy trì việc chích
nhựa lâu năm trên cây.

Một cây dàu rái trưởng thành đường kính 30-40cm, trung bình cho 6-7kg nhựa/mùa khai
thác. Mùa chích nhựa là mùa khô.

Ở Thái Lan, kỹ thuật khai thác dầu rái như sau:

Thời gian thu hái: Có thể thu hái quanh năm, nhưng trừ mùa mưa và thời kỳ cây rụng lá
(tháng 3-4)

Khu vực khai thác: Do cây dầu rái thường mọc rải rác nên người thu hái phải chọn khu vực
khai thác và đánh dấu các mà cây họ đang và sẽ khai thác. Số cây một người có thể nhận khai
thác từ 50-500 cây.

Chất lượng nhựa: Chất lượng nhựa khai thác được phụ thuộc vào lượng mưa trong khi
khai thác, thời gian khai thác và vào các hố khai thác. Mỗi lần khai thác, có thể thu được
khoảng 10 lít nhựa một cây. Trong mùa mưa chỉ thu 6-9 lít.Trung bình mỗi người có thể khai
thác đến 432 lít nhựa trong một năm.
Kỹ thuật dùng lửa kích thích: Người khai thác dùng rìu đục một hố sâu trên thân cây
khoảng 13cm (vào phần gỗ); vết đục không được sâu đến ruột thân. Nếu cây gỗ có đường kính

dưới 2m, chỉ được đục 1 lỗ. Nếu cây dầu rái có đường kính lớn hơn 2m, có thể đục 2 lỗ. Với
cây đục 2 lỗ, thì hố ở trên có thể thu dầu trước 2-5 ngày và không cần đốt lửa.

Giá bán của dân làng cho người buôn khoảng 0,8USD/lít nhựa và người buôn bán lại với
giá gấp 3 lần giá mua.

Kỹ thuật thu hái dầu rái của người dân gồm 5 bước:

- Chọn cây: Chọn các cây thẳng, có đường kính trên 1,5m; tán đều, còn nguyên các cành trên
ngọn cây

- Chọn vị trí để thu hoạch nhựa và mở hố: Chọn các địa điểm ít gió, tốt nhất là ở chân các đồi
cao hay gần con suối. Hố đục nên ở bên có nhiều cành và có các cành to ở phía thấp. Thường
không chọn cây mọc trên đỉnh đồi, có nhiều gió vì sợ cành dễ bị gẫy. Người khai thác cũng tin
rằng cây có cành gãy là cây cho nhựa kém chất lượng. Nếu cây nghiêng về một phía, sẽ đục
hố về phía cây bị nghiêng; nếu cây thẳng, chọn phía ít gió để tạo hố chích nhựa.

- Đốt lửa: Chất các lá khô váo đầy hố và đốt trong vài phút. Sau 3-5 ngày sẽ thu được nhựa
tốt. Sau khi thu nhựa, người khai thác lại đốt lại để các mạch nhựa khỏi bị tắc. Nhựa khai thác
được lần này có chất lượng không cao và chúng chỉ dùng để trộn lẫn với mùn cưa để dùng
trong xây dựng và trát thuyền. Có thể đốt lửa 4 lần trong một tháng và chỉ dừng lại khi không
còn nhựa chảy ra nữa.

- Thu hoạch nhựa: Nhựa thu lần đầu sau khi chích 3 ngày có chất lượng chưa tốt, có thể
dùng như hồ dán.Sau khi đốt 3-5 ngày, có thể thu được nhựa chất lượng cao trong vòng 1
tuần.

- Cất trữ nhựa: Nhựa thu được cần lọc bỏ tạp chất và chứa trong các can nhựa để dễ vận
chuyển ra khỏi rừng.


Đầu thế kỷ XX, hàng năm các tỉnh phía Nam nước ta đã khai thác khoảng 1.000 tấn nhựa
dầu rái. Sau giải phóng năm 1975, nghề khai thác nhựa dầu rái vẫn tiếp tục. Nhưng một số
năm gần đây, số lượng nhựa giảm rất nhanh; nhiều địa phương không còn cây để khai thác.

Năm 1998 giá thu mua tại rừng khoảng 0,28 USD/lít dầu; nhưng các công ty sau khi loại bỏ
bớt tạp chất đã bán lại giá 1-1,4 USD/lít.

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Dầu rái là cây LSNG bản địa, đa tác dụng và phổ biến ở Việt Nam. Trong khoảng 15 năm
gần đây rừng dầu rái bị khai thác nhiều, vì vậy cần xây dựng các khu rừng giống để phục hồi và
phát triển lại nguồn tài nguyên quí giá này. Trước hết cần tập trung gieo trồng ở Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu các phương pháp khai thác nhựa một
cách hợp lý để có thể vừa sử dụng gỗ, vừa khai thác nhựa.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Đoàn (2002). Dầu nước. Báo cáo chuyên đề- Cây bản địa ở Việt Nam, trang 1-6. Viện Khoa học Lâm
Nghiệp - Hà Nội (Chưa xuất bản); 2. Hoàng Hòe (chủ biên) (1994). Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Tr. 27-30. Nxb
Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Lã Đình Mỡi (2002). Chi Dầu – Dipterocarpus Gaertn. f. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở
Việt Nam. Tập II. Lã Đình Mỡi (Chủ biên). Tr. 34-57. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội; 4. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(2002). Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Tr. 106-112. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội; 5. Anon (2001).
Cultivating Forests: Alternative Forest Management, Practices and Techniques For Community Forestry. Recofftc
Report No.17. 2001. BangKok, Thailand; 6. Forest Inventory and Planning Institute (1996). Vietnam Forest Trees (Vu
Van Dung – Editor). pp. 123. Agricultural Publishing House – Hanoi.

×