Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Cách quay rubik 3x3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.7 KB, 19 trang )

BÀI THAM KHẢO THỨ 1
1.Giới thiệu:
Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm
bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik
3×3. Trong trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm
những trò khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy.
Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc:
- Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt.
- Viên cạnh: là viên có 2 màu.
- Viên góc: là viên có 3 màu.
Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những
viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ
được đánh dấu X.
- Các ký hiệu:
Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng:
Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B
R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
R' L' U' D' F' B': xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.
- Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta
phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các
mặt khác cũng tương tự.
-Phương pháp giải: đây là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải
đảm bảo không làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thể giải bằng
1
trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất, phải học nhiều công thức
và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến ta phải làm lại khá nhiều.
2. Tầng 1:
Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ
để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo
thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần


phải được đưa về đúng vị trí của nó.
Tạo hình chữ thập:
Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách
làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng
1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối
rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1
màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên
viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải
nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.
2
B2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của
viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F', viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí
chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên
phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.
B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là
được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ
như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal
tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U' hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal
trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U', U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1,
cách làm sẽ là (U F' U'). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U' R U).
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:
Ta xoay F hoặc F' để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.
Giải viên góc:
Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn
mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần
tìm.
3
Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1

hoặc tầng 3.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại
của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal.
B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.
1. Dùng công thức (R U' R' U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh.
2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.
Nếu viên góc nằm ở tầng 1:
B1: Dùng công thức (R U R' U') để đưa viên góc về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp trên để giải.
4
3. Tầng 2:
Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định
các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các
viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta
gọi vị trí đó là goal.
B2: Xoay U, U' hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của
mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới).
B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Dùng công thức (R U' R') (U' F' U F) để đưa viên cạnh về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.
4. Tầng 3:
Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:
Định hướng cạnh:
Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp
cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới

đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:
5
Công thức: (F R U) (R' U' F')
Định hướng góc:
Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7
trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình
minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm
công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.
Công thức: (R U) (R' U) (R U2) R'
Hoán vị góc:
Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây
sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả 4 viên góc về đúng vị
trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.
Công thức: (R U R' F') (R U R' U') (R' F) (R2 U') (R' U')
Hoán vị cạnh:
Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh như
hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức
đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước
này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.
6
HƯỚNG DẪN HÒAN THÀNH 6 MẶT RUBIC
Thứ nhất:
Phải tự xoay cho được tầng 1 đúng màu (cả trên mặt và tầng 1)-NHƯ HÌNH
DƯỚI (Các ô màu trắng là màu chưa sắp xếp), nếu chưa tự xoay được hãy tìm
tòi cho đuợc hãy đọc tiếp.
Các quy ước:
Hình 1: quy ước 3 tầng.
Góc là hình lập phương nhỏ có 3 màu được thể hiện.
Cạnh là hình lập phương nhỏ có 2 màu được thể hiện.
Tâm là hình lập phương nhỏ có 1 màu được thể hiện.

Hình 2:
7
khi nói "Trái" là xoay khối rubic bên tay trái từ trên xuống dưới.
khi nói "Phải" là xoay khối rubic bên tay phải từ trên xuống dưới.
khi nói "Trên" là xoay khối rubic bên trên từ trái sang phải.
khi nói "dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải.
Cuối cùng,
khi nói "Trước-trái" là quay mặt phía trước về bên trái
khi nói "Trước-phải" là quay mặt phía trước về bên phải
khi nói "Sau-trái" là quay mặt phía sau về bên trái
khi nói "Sau-phải" là quay mặt phía sau về bên phải
Suy nghĩ thêm:
Khi nói "dưới"-"dưới"-"dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải 3 lần
nghĩa là xoay khối rubic bên dưới từ phải sang trái 1 lần.
Khi nói "phải"-"phải"-"phải" là xoay khối rubic bên phải từ trên xuống dưới 3 lần
nghĩa là xoay khối rubic bên phải từ dưới lên trên 1 lần.
Làm tầng 2.
Tìm 1 "cạnh" ở tầng 3 thoả điều kiện như hình vẽ nghĩa là mặt ở tầng 3 trùng màu
với tâm, mặt dưới trùng màu với tâm kế bên.
Mục tiêu: đưa cạnh đó lên đúng vị trí (màu xám).
Công thức:
"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"-"phải"-"phải"-"phải"-"dướ i"-"trước
phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"trước trái".
Làm ngước lại nếu màu dưới đáy ở bên trái.
thế là xong tầng 2.
Trường hợp xui xẻo nhất thì làm công thức đó 1 lần để "cạnh" xui xẻo xuống dưới
rồi lựa chọn và làm công thức đó 1 lần nữa.
Tiếp đó là làm chữ thập ở mặt đáy.
(kiểu hướng dẫn trong các cục rubic là làm các "góc" trước, tôi thì thích làm các
"cạnh" trước).

Cầm rubic sao cho ra trường hợp 1 hoặc 2.
Trường hợp 1 xoay theo công thức:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"SAU
TRÁI"-"Phải"-"Phải"-"Phải".
Trường hợp 2 xoay theo công thức:
"Phải"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU
TRÁI"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải".
Trường hợp xui xẻo nhất là trường hợp 3, làm công thức "trường hợp 1" ở trên sẽ ra
trường hợp 2 để làm tiếp.
8
TIẾP NỮA LÀ LÀM ĐÚNG CÁC "CẠNH" Ở TẦNG 3.
XOAY TỚI XOAY LUI SẼ CÓ 2 "CẠNH" ĐÚNG Ở LIÊN TỤC NHAU HOẶC ĐỐI
DIỆN NHAU.
Trường hợp 1:
LẬT MẶT SAU THÀNH MẶT TRƯỚC (MẶT XANH LỤC VẪN Ở BÊN TRÊN)
Công thức:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dướ
i"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới".
Sẽ ra bốn cạnh tầng 3 đúng.
Trường hợp 2:
Đưa mặt đỏ ra làm mặt chính diện (Mặt xanh lục vẫn ở trên)
Công thức: Như trên.
Sẽ ra trường hợp 1.
Làm công thức theo trường hợp 1 là xong.
9
GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ LÀ hình lập phương nhỏ ờ 1 góc nào đó có 3 màu giống với 3 màu trung
tâm. CÓ THỂ ĐÚNG THỨ TỰ MÀU HAY KHÔNG CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG QUAN
TRỌNG.
Công thức chữ U:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"

-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"
-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"trái"-"trái"-"trái".
CÁCH LÀM:
- Tìm ít nhất 1 góc đúng vị trí
(Lưu ý: LÚC NÀY DO CÁC CẠNH ĐÃ ĐÚNG MÀU NÊN KHÔNG ĐƯỢC XOAY MẶT
"DƯỚI" ĐỂ TÌM "GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ" mà chỉ cầm cả cục rubic mà tìm, không xoay cái gì
hết.
- Nếu không có làm công thức chữ U từ 1 -> 2 lần sẽ có 1 góc đúng vị trí.
- ĐỂ "góc đúng vị trí" ở bên dưới tay phải (Như hình vẽ) làm công thức chữ U từ 1->3 lần sẽ
được cả 4 góc đúng vị trí.
Thông tin
GIỜ CHỈ CÒN LÀM ĐÚNG CÁC MÀU Ở CÁC GÓC LÀ XONG:
SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÌM CẠNH VÀ CÔNG THỨC NGHỊCH ĐẢO CỦA NÓ
LÀ XONG:
CÔNG THỨC 6 MẶT:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dướ
i"-"Phải"-"Phải"-"Phải".
"Trái"-"dưới"-"dưới"-"Trái"-"Trái"-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dướ
i"-"trái"-"dưới"-"trái".
KHI ĐỂ RUBIC ĐÚNG NHƯ HÌNH VẼ, KHI LÀM CÔNG THỨC 6 MẶT XONG,
HAI MÀU XANH DƯƠNG SẼ NHẢY XUỐNG DƯỚI, LÀM TƯƠNG TỰ VỚI CÁC
MẶT KHÁC SẼ RA 6 MẶT.
TRƯỜNG HỢP XUI XẺO LÀ KHÔNG TÌM THẤY MẶT BÊN NÀO CÓ 2 MÀU
XANH DƯƠNG NHƯ HÌNH VẼ THÌ TÌM MẶT BÊN NÀO CÓ 1 MÀU XANH
DƯƠNG CŨNG LÀM RỒI TÌM TIẾP LÀ XONG. (TRƯỜNG HỢP HAY XUẤT
HIỆN LÀ 2 GÓC ĐỐI DIỆN ĐÚNG MÀU, 2 GÓC CÒN LẠI SAI MÀU)
10
CÁCH QUAY RUBIK 3X3
Bước 1
Bạn phải quay đúng một mặt, nhưng phải quay đúng luật, nghĩa là khi quay xong 1 mặt thì sẽ hình

thành tầng một xung quanh mặt vừa lắp đúng, cái này thì không có công thức, bạn phải sử dụng trí
thông minh để suy luận.
Bước 2
Sau khi hoàn thành bước 1, bạn lật mặt kề mặt đúng, tầng 2 bạn hãy để ý cái tâm, bạn phải quay sang
phải hoặc trái để cho màu của tâm trùng với màu của tầng một, cái này lẹ lắm, quay có một hai cái là
xong. Sau khi tâm trùng với tầng 1, bạn lấy 1 mặt bất kì làm mặt chính (ngoại trừ mặt đối diện mặt làm
đúng ở bước 1). Bạn lấy tầng 3 của mặt chính, quay về một phía sao cho đủ 2 điều kiện: điều kiện 1 là
màu giữa tầng 3 mặt chính phải trùng với màu tâm mặt chính, điều kiện 2 là màu kề màu tâm mặt
chính phải trùng màu với màu tâm của mặt trái hoặc mặt phải mặt chính.
Nếu trùng màu tâm mặt phải, công thức: giữ mặt chính, tầng 3 qua trái, cạnh bên phải mặt chính quay
xuống, tầng 3 qua phải, cạnh bên phải mặt chính quay lên, tầng 3 qua phải, mặt chính qua phải, tầng 3
qua trái, mặt chính qua trái.
Nếu trùng màu tâm mặt trái, công thức: giữ mặt chính, tầng 3 qua phải, cạnh bên trái mặt chính quay
xuống, tầng 3 qua trái, cạnh bên trái mặt chính quay lên, tầng 3 qua trái, mặt chính qua trái, tầng 3 qua
phải, mặt chính qua phải.
Bước 3
Đây là bước khó nhất trong các bước. Sau khi hoàn thành bước 2, bạn quay rubic xuống mặt đối diện
mặt đúng ở bước 1 làm mặt chính,bạn nhìn vào 4 góc ở mặt chính, kiếm 2 góc hội tụ các điều kiện: 3
màu của góc phải trùng với 3 màu của 3 tâm gồm: tâm mặt chính, tâm 2 mặt có chứa góc,không nhất
thiết 3 màu của góc phải nằm chính xác. Sau khi xác định hai góc hội tụ đủ các điều kiện trên, bạn hãy
xác định mặt nào chứa 2 góc đó (nằm phía trên mặt chính) và lấy mặt đó làm mặt chính. Công thức:
Mặt bên phải mặt chính quay xuống, tầng 3 quay qua trái, mặt bên phải mặt chính quay lên, mặt chính
quay qua phải, tầng 3 quay qua trái (nếu trường hợp 2 góc hội tụ điều kiện thì đáy trái 2 lần), mặt chính
quay qua trái, mặt bên phải mặt chính quay xuống, tầng 3 quay qua phải, mặt bên phải mặt chính quay
lên, tầng 3 qua trái 2 lần. Sau khi quay xong,bạn lật mặt đáy, nhìn 4 góc, lúc này cả 4 góc sẽ đúng vị trí
nhưng chưa hẳn chính xác. Bạn lật trở lại mặt chính vừa quay và thực hiện công thức: mặt bên phải
mặt chính quay xuống, tầng 3 quay qua trái, mặt bên phải mặt chính quay lên, tầng 3 quay qua trái, mặt
bên phải mặt chính quay xuống, tầng 3 quay qua trái 2 lần, mặt bên phải mặt chính quay lên, tầng 3
quay qua trái 2 lần. Lúc này góc phía dưới bên phải mặt chính (tức là màu nằm bên phải tầng 3 của mặt
chính) sẽ trùng màu với tâm mặt chính (nếu ko trùng thì cứ thực hiện công thức trên thêm 1 lần nữa) và

màu bên phải màu trên sẽ trùng màu với tâm của mặt phải mặt chính. Lúc này ta lấy mặt phải mặt
chính làm mặt chính và ta thực hiện công thức trên cho tới khi nào màu tầng 3 bên phải mặt chính phù
hợp với điều kiện vừa rồi (có thể mặt chính sẽ đúng màu). Ta lật mặt đối mặt chính làm mặt chính thực
hiện công thức trên và điều kiện cũng như trên.
Bước 4
Đây là bước cuối cùng, bạn hãy chú ý mặt đáy của mặt chính ở bước 3, lúc này nó có thể xuất hiện các
hình sau: chữ X, mũi tên hoặc mặt đáy sẽ đúng màu, chữ H.
Nếu chữ X: Lấy mặt chính (mc) ở bước 3, thực hiện công thức, trái mc lên, phải mc lên, mc quay qua
phải 1 cái, trái mc xuống, phải mc xuống, tầng 3 qua trái 2 cái, thực hiện 2 lần như thế. Lúc này mặt
đáy mc sẽ tra hình mũi tên hoặc màu đúng.
Nếu mũi tên: Bạn hãy quan sát mặt đáy, quay mặt đáy về chiều 11h (tức chiều phía trên bên trái), lật
lên và lấy mặt bên phải đầu mũi tên làm mặt chính, thực hiện công thức chữ X
Nếu mặt đáy đúng màu: Bạn hãy lấy màu bất kì trên mặt đáy làm mặt chính (nếu mặt nào màu đã đúng
thì ko lấy làm mc) và thực hiện công thức 10 bước: trái mc lên, phải mc lên, mc quay qua phải 1 cái,
trái mc xuống, phải mc xuống, tầng 3 qua phải 1 cái, trái mc lên, phải mc lên, mc quay qua phải 1 cái,
trái mc xuống, phải mc xuống, tầng 3 qua phải 1 cái, trái mc lên, phải mc lên, mc qua phải 2 cái,trái mc
xuống, phải mc xuống, tầng 3 qua phải 1cái,thực hiện thêm 5 lần nữa (nhớ mc chỉ qua phải 1 cái), đến
bước 10 thì tầng 3 qua phải 2 cái.
Chữ H: bạn hãy lấy mặt trên hoặc dưới chữ H (không được lấy mặt hai bên chữ H làm mặt chính) làm
mc, thực hiện công thức chữ X, cho đến khi 1 trong 2 mặt hai bên chữ H đúng màu, lấy mặt đó làm mc,
thực hiện công thức chữ X, thực hiện cho đến khi 2 mặt hai bên chữ H đúng màu hết. Khi đó ta lấy mặt
trên hoặc dưới chữ H làm mc, thực hiện công thức 10 bước, lúc này khối rubik sẽ được hoàn thiện.</P>
Chúc các bạn thành công!
11
CÁCH QUAY RUBIK 3X3
Quy định các mặt: Rubik có 6 mặt và ta lần lượt quy định như sau:
1 - Mặt Chính (C): là mặt đối diện với mặt của bạn.
2 - Mặt Trái (T): là mặt bên trái.
3 - Mặt Phải (P): Uh…
4 - Mặt Sau (S): là mặt ở phía sau, sau lưng mặc chính (C)

5 - Mặt Nắp (N): Ở trên cùng là mặt nắp.
6 - Mặt Đáy (D): dưới chân mặt nắp.
Lưu ý:
Các chữ in màu đỏ chính là ký hiệu mà bạn sẽ đụng chúng trong các công thức.
Nếu bạn mới bắt đầu giải, bạn nên dùng mặt chính(C) là mặt màu xanh lá cây, mặt nắp là
mặt màu trắng.
Phải biết thay đổi mặt chính theo điều kiện, chứ không phải giữ mặt đó làm mặt chính
hoài.
Công thức xoay:
(+): Dấu + là xoay theo chiều kim đồng hồ.
( - ): Dấu – là gì, hiểu roài đó.
( 2 ): Bình phương, hay gọi là 2, là xoay 180 độ, tức là xoay ½ vòng đó.
Tránh nhầm lẫn:
Xoay 1 vòng là xoay về vị trí cũ, xoay ½ vòng là xoay 180 độ, xoay 1 lần là xoay 90 độ.
Đây là quy định của mình.
Bài tập thực hành: Giúp bạn làm quen với các mặt. Và làm quen với công thức, ai không
muốn làm cũng được.
Bài 1: Làm quen với mặt
Nếu Xanh lá cây là mặt chính thì mặt Sau sẽ là màu gì ? (Xanh Dương)
Nếu Vàng là mặt đáy thì mặt chính là màu gì ? (Sao biết được)
Nếu đỏ là mặt trái, thì mặt đáy là màu gì ? (Màu Vàng)
Nếu màu cam là mặt phải thì mặt nắp sẽ làm màu gì ? (Màu Trắng)
Nếu D là màu xanh lá cây, C là màu trắng, thì N là màu gì ? (Xanh Dương)
Bài 2: Làm quen với công thức:
Bạn hãy xếp rubik sao cho được 1 mặt toàn màu trắng. Đừng nói không làm được à.
Sau khi làm các công thức sau, bạn sẽ vẫn giữ được màu trắng.
T – P + C + P – T + D2 P + T – C + P – T +
P – D 2 P + D + P – D + P +
P – D – P + D + T + D – P – D + P + T –
Nếu làm 1 trong các dãy trên mà bị mất màu trắng thì bạn đã sai

Đừng hỏi mặt chính là mặt nào.
Cẩn thận tránh nhầm (+ và -) vì (+) của mặt này sẽ xoay ngược với (+) của mặt đối của
nó.
Quy định tầng:
12
Thuật ngữ:
Một số từ dùng trong bài viết.
- Khối cạnh:
Những thứ được sơn phết kia chính là khối cạnh.
- Khối góc:
Cũng thế, những thứ được sơn phết chính là khối góc.
- Khối trung tâm:
13
- Đúng vị trí nhưng khác màu:
Cái này cũng dễ hiểu. Tức là vị trí của khối cạnh (khối góc) đã đúng vị trí đứng của nó.
Chỉ màu sắc là không chính xác.
Khối góc mà bạn thấy ở hình trên chính là khối góc đúng vị trí và không đúng màu.
Hoàn tất phần 1, tới đây, các bạn đã có khá đầy đủ các khái niệm khi thao tác với rubik.
Tiếp theo, ta sẽ tiến hành giải rubik. Đối với bài viết này, bạn sẽ giải rubik theo kiểu hoàn
tất từng tầng một.
Giải quyết tầng 1:
Chắc không cần hướng dẫn chứ, tự các bạn phải biết cách hoàn tất phần này.
Vài gợi ý cho người mới bắt đầu:
14
- Các bạn xếp đúng màu cho mặt nắp, các khối cạnh và khối góc không cần đúng vị trí.
- Chọn 1 khối cạnh làm chủ, xoay mặt nắp cho nó giống màu với khối trung tâm ở tầng 2.
- Lần lượt tách từng khối cạnh chưa đúng vị trí và đưa nó về nhà.
- Tương tự cho khối góc, khối góc nào chưa đúng vị trí thì tách ra và đưa về đúng vị trí.
- Không nhất thiết phải tách cả 2 khối góc, khối cạnh ra rồi chèn khối góc, khối cạnh cần
thiết vào, bởi khi bạn chèn vào nó sẽ tự động tách thằng kia ra.

Xong hen, đối với người mới bắt đầu, không đựơc phép bỏ ra quá 1 phút 30 để hoàn tất
nó.
Giải quyết tầng 2:
Phần này, chủ yếu là giải quyết cho các khối cạnh ở tầng giữa và đưa nó vào đúng vị trí ở
tầng 2.
Bắt đầu sẽ có công thức ở phần này.
Ví dụ cụ thể, theo hình trên, ta sẽ tìm khối cạnh có màu (xanh dương – vàng) để đưa nó
vào đúng vị trí.
Ở đây sẽ xảy ra 3 trường hợp.
Trường hợp 1:
Nếu vị trí khối cạnh nằm như hình, và bạn muốn đưa nó lên tầng 2, ta theo công thức :
Ta sẽ lấy mặt xanh dương là mặt chính (C)
D – P – D + P + D + C + D – C – Theo công thức này, khối cạnh của bạn sẽ di chuyển lên
tầng 2. Và vào đúng vị trí của nó.
Trường hợp 2:
Trường hợp này là ngược với trường hợp 1 mà thôi, không có gì đáng kể cả.
Lần này, màu vàng sẽ là mặc chính (C), và áp dụng công thức:
D + T + D – T – D – C – D + C +
Trường hợp 3:
15
Trường hợp này, khối cạnh mà bạn cần đã đúng vị trí, nhưng lại trái màu, vì thế, bạn chỉ
cần áp dụng 1 trong 2 công thức trên để đẩy khối cạnh này ra và đưa nó về trường hợp 1
hoặc 2 để đưa nó lên lại.
Cứ thế, bạn sẽ hoàn tất tầng 2, và bạn chỉ có tối đa 1 phút 30 giây để hoàn tất nó.
Để chứng minh tài năng của mình, bạn hãy thử tìm ra công thức để giải quyết trường hợp
này mà không cần đưa nó về trường hợp 1 hoặc trường hợp 2.
Giải quyết tầng 3:
Khó đấy nhé, nhưng đọc bài viết này bạn sẽ thấy dễ vô cùng.
Nếu là công thức nguyên thuỷ trong các tờ giấy hướng dẫn khi bạn mua rubik bạn sẽ có
tới 6 trường hợp với 6 công thức dài ngoằn, ở đây, mình đã rút gọn lại hết.

Tới đây, hẳn là các bạn đã xác định được mặt nắp (N) của mình. Và bây giờ ta chủ yếu
thao tác trên mặt đáy (D). Lưu ý, mặt nắp luôn là mặt cố định.
Nên xem kỹ hình và chú thích để tránh lầm lẫn.
Ở mặt đáy, các bạn chỉ cần tìm cho mình chữ L ngược như hình sau:
Hình trên chính là mặt đáy (D), các ô còn lại là màu gì không cần biết, miễn là được chữ L
ngược.
Nếu không được như hình trên, bạn chỉ việc làm công việc sau:
Mặt nắp sẽ là mặt cố định, bạn chọn bất kỳ 1 mặt(trừ mặt đáy) để làm mặt chính (C) và
thực hiện theo công thức sau:
P – D 2 P + D + P – D + P +
Lúc này, ở mặt đáy sẽ xuất hiện cái bạn cần, và bạn chỉ việc đưa nó về đúng dạng trên.
Theo hình dưới đây, bạn lấy mặt được viền xanh làm mặt chính (C)
16
Và dùng công thức sau:
T – P + C + P – T + D 2 P + T – C + P – T + Kết quả ở mặt đáy sẽ là:
Nếu may mắn, khi hoàn tất phần 2, bạn sẽ rơi ngay vào trường hợp này.
Tới đây, chỉ tính riêng tầng 3, ta chỉ còn 4 khối cạnh và 1 khối góc.
Các bạn thực hiện việc xếp khối cạnh cho đúng vị trí và đúng màu. Sau đó ta sẽ tiến hành
xếp khối góc.
Xếp khối cạnh:
Bạn xoay mặt đáy để đưa các khối cạnh về đúng vị trí, hoặc ít nhất 1, hoặc 2 khối cạnh
về đúng vị trí.
Điều này luôn luôn xảy ra, và bạn luôn tìm thấy ít nhất 1 khối cạnh đúng màu đúng vị trí.
Lúc này ta dùng mặt phía trên của khối cạnh này để làm mặt chính (C). Ai không hiểu thì
xem hình.
Lúc này, ta dùng mặt có màu xanh dương là mặt chính(C), mặt nắp(N) vẫn cố định.
Và dưới đây là công thức di chuyển các khối cạnh, dĩ nhiên, khối cạnh chính được khoanh
tròn ở hình trên sẽ không bị thay đổi vị trí.
P – D 2 P + D + P – D + P + Kiểm tra xem 3 khối cạnh còn lại đã đúng vị trí chưa. Nếu
chưa, đừng hoảng, làm tiếp công thức trên

với mặt chính vẫn là mặt có màu xanh dương.
17
Thế là các khối cạnh đã đúng vị trí rồi đó.
Xếp khối góc:
- Việc đầu tiên, bạn hãy tự tìm xem đã có khối nào đúng vị trí chưa,( đúng màu thì càng
tốt).
- Nếu có, bạn chọn nó là khối góc chính, và mặt trên sẽ là mặt chính.
Theo ví dụ trên, màu xanh dương sẽ làm mặt chính. Ta áp dụng công thức di chuyển khối
góc:
để đưa các khối góc còn lại về đúng vị trí:
P – D – P + D + T + D – P – D + P + T –
Làm cho tới khi nào 3 khối góc còn lại về đúng vị trí. Với công thức này, các khối góc của
ta sẽ di chuyển theo nguyên tắc sau:
- Nếu sau khi hoàn thành khối cạnh, bạn không tìm thấy khối góc nào đúng vị trí, thì dựa
vào cách di chuyển trên, bạn chọn 1 khối góc thích hợp để làm khối góc chính, rồi áp
dụng công thức trên để đưa khối góc cần thiết về đúng vị trí, rồi dùng khối góc mà bạn
vừa đưa về đúng vị trí đó, để làm khối góc chính. Rồi tiếp tục đưa 3 cái còn lại về đúng
chỗ của nó.
Sau khi tất cả đã về đúng chỗ, ta thực hiện bước cuối cùng:
Hoàn tất:
Phần này mình viết hơi khó hiểu, ráng đọc kỹ.
Sau khi hoàn tất giai đoạn ở trên, nếu gặp may mắn, nó sẽ Full sẵn, nếu ít may mắn hơn,
nó sẽ có 1 đến 2 khối góc đúng màu đúng vị trí. Hoặc không có chút may mắn nào, thì
bạn chỉ có 4 khối góc đúng vị trí chứ không đúng màu:
Như vậy, cái nào đã đúng màu, đúng vị trí rồi thì thôi, đừng nghĩ tới nó, đừng chạm tới
nó.
18
Nếu có, ta ưu tiên những khối góc đúng màu, đúng vị trí, đặt về phía bên tay trái. Những
khối góc đúng vị trí nhưng chưa đúng màu, bạn ưu tiên về phía tay phải. Nếu không có
khối nào vừa đúng màu đúng vị trí thì ưu tiên ra sao cũng được. Xem hình dưới đây:

Chỗ đánh dấu màu đỏ là chỉ sự ưu tiên, những khối đúng màu, đúng vị trí, về phía tay
phải.
Chỗ đánh dấu màu xanh, chỉ sự ưu tiên, những đúng vị trí, khác màu, về phía tay trái.
Và mặt phía trên sẽ là mặt chính. Cụ thể ở ví dụ như hình trên, thì mặt xanh dương sẽ
làm mặt chính.
Ta dùng 2 công thức sau để di chuyển các màu trong 1 khối góc:
P – D 2 P + D + P – D + P +
T + D 2 T – D – T + D - T – Phải làm cho xong 2 công thức trên rồi mới tiến hành kiểm
tra, nếu Full, không còn gì để nói, nếu chưa, ta tiếp tục tìm, cái nào chưa đúng màu, lại
ưu tiên về phía tay phải, đã đúng màu thì về phía tay trái. Và thực hiện tiếp 2 công thức
trên. Cho tới khi hoàn tất.
Kinh nghiệm cho thấy, 2 công thức này sẽ di chuyển màu của khối góc như sau:
Dựa vào kinh nghiệm trên, bạn sẽ biết trước, trong mấy lần quay nữa, bạn sẽ hoàn
thành, hoặc nhắm mắt biểu diễn lừa thiên hạ ở cảnh cuối này cũng tốt.
8 Công thức,
2 trường hợp chính
17 hình vẽ.
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×