Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 7 cách kiểm soát stress docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.91 KB, 5 trang )

7 cách kiểm soát stress





Trong thế giới hiện đại ngày nay, stress là một yếu tố không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát, stress có thể trở thành động lực thúc đẩy
bạn trong một số trường hợp. Hãy làm quen với cách điều tiết tình trạng
căng thẳng để chúng không bào mòn trí và lực của bạn.
Vietnamlearning xin giới thiệu một số phương pháp để kiểm soát stress,
đồng thời duy trì được tình trạng khỏe mạnh, hạnh phúc và thư giãn trong
một môi trường hiện đại và đầy căng thẳng hiện này.
1. Biến stress thành bạn tốt
Cần nhận biết được mặt tốt của stress. Dựa trên các phản ứng của cơ thể để
biết rằng khi đó stress đang là bạn hay thù, bởi stress có thể tạo nên sự bùng
nổ năng lượng và có thể gia tăng năng lực của bạn ở đúng thời điểm. Tất cả
những vận động viên hàng đầu không bao giờ để cơ thể ở tình trạng thư giãn
hoàn toàn trước khi tham dự các cuộc thi đấu lớn. Vì thế, hãy sử dụng stress
một cách thông mình để thúc đẩy bản thân bạn.

2. Stress là một loại bệnh dễ lây nhiễm

Những người bị stress thường có xu hướng lan truyền tình trạng căng thẳng
cho người khác một cách vô thức. Vì thế, hãy tự bảo vệ mình trước loại bệnh
dịch này bằng cách nhận biết tình trạng stress ở những người khác và hạn
chế việc tiếp xúc với họ. Hoặc giả bạn vẫn tiếp xúc với họ, hãy đóng vai trò
của một bác sĩ tâm lý, tư vấn cho họ cách kiểm soát tình trạng stress.

3. Học hỏi từ những người kiểm soát tốt tình trạng stress
Bạn cần đặt ra các câu hỏi về khả năng kiểm soát stress của những người


này, ví dụ như Khi họ rơi vào tình trạng căng thẳng, điều gì khiến họ vẫn có
thể giữ được bình tĩnh? Họ có làm điều gì kỳ quặc không? Thái độ của họ ra
sao? Cách sử dụng ngôn từ của họ như thế nào? Và họ có kinh nghiệm hoặc
được hướng dẫn cách kiểm soát stress hay không?

Hãy trò chuyện với những người đó, học hỏi cách kiểm soát stress của họ,
sau đó áp dụng cho trường hợp của bản thân nhưng có điều chỉnh cho phù
hợp..

4. Thở sâu.
Bạn có thể đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn bằng cách thở sâu. Khi hít vào
bạn đếm từ 1-7 và khi thở ra đếm tiếp đến 11. Việc hít thở sâu cho phép làm
giảm nhịp
tim, giảm huyết áp và từ đó khiến cơ thể từ từ trở lại trạng thái
bình thường.

5. Không suy nghĩ lan man
Bạn có thể lãng phí khá nhiều năng lượng vào sự liên tưởng “ Nếu chuyện
này sảy ra, tiếp theo sẽ thế này hoặc sẽ thế kia”. Và dĩ nhiên, hầu hết những
điều đó là do bạn tưởng tượng ra. Vì thế không cần mất quá nhiều thời gian
và công sức cho những suy nghĩ lan man và không cần thiết.


6. Cần xác định rõ được nguyên nhân chính gây nên stress.
Thuyết trình, phỏng vấn, họp hành, gửi ý kiến đóng góp, thời hạn hoàn thành
công việc gấp…. Nếu phải viết hết những việc cần phải làm nói trên chắc tôi
cũng nhồi máu cơ tim mất!

Hãy liệt kê thật chi tiết những yếu tố có thể gây nên tình trạng stress. Ví dụ
như: Một bài thuyết trình với một khán giả có làm bạn căng thẳng? Liệu dự

án này có quá tải bằng một dự án khác không? Bạn có uống quá nhiều cà
phê hay không? …

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây ra stress sẽ giúp bạn nhanh
chóng đưa ra được phương pháp kiểm soát tình trạng đó một cách hiệu quá.

7. Ăn, uống, nghỉ ngơi và luôn vui cười!
Thiếu ngủ, ăn uống không điều độ và không tập thể dục thường xuyên có thể
tàn phá cả trí và lực của bạn trong một thời gian ngắn. Vì thế, hãy điều chỉnh
lại từ các việc tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại có thể giúp bạn
vượt qua stress một cách hiệu quả không ngờ.

Các bạn hãy giành thời gian để đọc, sử dụng và hướng dẫn cho những người
khác. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích ít nhiều trong việc
kiểm soát stress của bản thân bạn.

×