Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT LÀ YẾU TỐ CẦN THIẾTCHO VIỆC XÂY DỰNG TRONG TRƯỜNG TIÊN TIẾN XUẤT SẮC pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.74 KB, 11 trang )

- 1 -
XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT LÀ YẾU TỐ CẦN THIẾT
CHO VIỆC XÂY DỰNG TRONG TRƯỜNG TIÊN TIẾN XUẤT SẮC


I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Nhà trẻ Tuổi Thơ được thành lập ngày 01/02/1978, ngày đầu mới thành lập được
mang tên là Nhà trẻ Huỳnh Thị Hưởng. Cơ sở vật chất tuy được xây dựng bằng nguồn viện
trợ của UNICEF, nhưng qui mô xây dựng chưa phù hợp với Trường Mầm Non. Với tổng
diện tích: 2.033 m
2
, Nhà trẻ thuộc diện bán trú cả ngày nhưng xây dựng không có phòng ăn
riêng, không xây dựng bếp một chiều, xây dựng hệ thống bếp nấu bằng trấu, mức độ đảm
bảo vệ sinh chế biến thức ăn chưa cao. Trường học mà không có sân chơi, xung quanh là
hầm lục bình, phía trước ngang dọc hàng dừa, cỏ cây, mùa mưa tha hồ bắt cá.
Cháu đến Nhà trẻ suốt ngày trong phòng nhóm, không được tập thể dục ngoài trời.
Với quy mô 4 lớp, thu nhận 100 cháu. Trãi qua nhiều năm, điều kiện của nền kinh tế còn
khó khăn cho nên đã hình thành nhiều nếp nghĩ, thói quen và cả những chuẩn mực đơn giản
khi nói đến cơ sở vật chất của nhà trường nói chung và ngành mầm non nói riêng, miễn có
phòng học là tốt lắm rồi.
Năm 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra hai
nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và định hướng chiến lược
phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến
năm 2000.
- 2 -
Từ đầu năm 2000, các cấp các ngành và mọi tầng lớp trong xã hội dần dần được
nhận ra, cơ sở vật chất của Nhà trường từng bước được đầu tư khắc phục dần, nhưng so với
nhu cầu phát triển giáo dục thì riêng ngành học mầm non còn quá chậm.
II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ mục tiêu đã định cho từng bậc học không phải chỉ có duy nhất hoạt
động dạy và học, mà các cháu ở bậc mầm non “chơi mà học, học bằng chơi”, có thể nói


rằng hoạt động trong nhà trường ở lứa tuổi nào, ở bậc học nào cũng tư việc giáo dục tư
tưởng, đạo đức đến việc bồi dưỡng óc thẩm mỹ, bồi dưỡng thể lực, khả năng lao động, cách
ứng xử trong cuộc sống và đặc biệt là cung cấp những tri thức cần thiết đều phải có những
phương pháp thích hợp. Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy để truyền đạt đầy đủ
kiến thức cần thiết cho trẻ một cách toàn diện. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, muốn
đạt được danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, tôi quyết tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Vì cơ sở vật chất là phương tiện thiết yếu để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Cơ sở vật chất
cũng chính là guồng máy để nhà trường vận hành mọi hoạt động và cũng chính là yếu tố
quyết định nâng cao chất lượng giáo dục và tạo niềm tin cho các bậc cha mẹ học sinh yên
tâm gởi con vào Nhà trẻ. Nhưng thực tiễn khảa năng kinh phí của Nhà nước hiện nay không
thể giải quyết tất cả yêu cầu trong thời gian ngắn, chỉ có thể làm được theo một quan niệm
đúng đắn đó là thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng
cơ sở vật chất cải tạo bộ mặt nhà trường đạt mô hình “Xanh, sạch, đẹp”. Bộ mặt nhà trừong
được khởi sắc là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển về số lượng và chất lượng. Thực tế đã
chứng minh qua việc gia tăng tỉ lệ gởi trẻ vào Nhà trẻ từ quy mô thu nhận 100 cháu, đến
nay thu nhận 250 cháu.
- 3 -
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Trung ương hai
(khóa VIII) của Đảng chỉ rõ: Việc tăng cường nguồn lực cho giáo dục đào tạo đó là thực
hiện xã hội hóa giáo dục. Cụ thể các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức và cá nhân nước
ngoài, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh. Môi trường “Năm nhà” cùng lo: Nhà trường,
Nhà nước, Gia đình, Nhà giáo và xã hội.
Trong quá trình nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chính quyến địa phương, của
ngành cũng đồng thời bản thân tôi phải nâng cao nhận thức của mình và tuyên truyền sâu
rộng trong tập thể Nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh, biến công việc của Nhà trường
thành công việc chung của xã hội. Để công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt được hiệu quả
cao, tôi đã tiến hành một số biện pháp cụ thể như sau:
1. Huy động sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường:
Năm học 2000 - 2001, trong các dịp lễ, tết trong năm Hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ

đời sống cho tập thể Nhà trường mỗi người 250.000đ. Nhưng tập thể đã thống nhất đóng
góp số tiền trên vào việc xây dựng sân chơi, xây khuôn viên hoa kiểng, mua đồ chơi ngoài
trời cho các cháu với tổng kinh phí 7.000.000đ. Mặc dù số tiền không lớn, nhưng tập thể
Nhà trường muốn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất
nhằm tạo bộ mặt Nhà trường được đổi sắc. Sân trường có khuôn viên hoa kiểng, có đồ chơi,
có cây to bóng mát … đã góp phần xây dựng Trường Mần Non “Xanh, sạch, đẹp”.
2. Thực hiện theo khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”:
- 4 -
Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được xem là một yếu tố quan trọng
trong toàn bộ cuộc vận động xã hội đóng góp các nguồn lực xây dựng giáo dục. Bằng hình
thức thông qua buổi họp phụ huynh học sinh, tôi trình bày cụ thể những khó khăn thực tế
của Nhà trường, nhờ các bậc phụ huynh tìm biện pháp tháo gỡ. Nhờ vậy, mỗi năm tôi tham
mưu với hội phụ huynh học sinh đưa kế hoạch hoạt động của Hội, công tac trọng tâm là tập
trung sửa chữa nâng cấp nhằm từng bước khang trang hóa trường lớp.
Năm học 2001 - 2002, kế hoạch cải tạo bếp ăn cho các cháu được tiến hành. Hệ
thống bếp đun bằng trấu được phá bỏ hoàn toàn, xây lại theo tiêu chí bếp một chiều, lắp đặt
hệ thống bếp đun bằng gas.
Tổng kinh phí: 43.507.997 đồng
Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước cấp : 35.130.000 đồng.
- Địa phương hỗ trợ : 2.568.000 đồng.
- Phụ huynh học sinh đóng góp : 5.809.997 đồng.
Ngoài ra, tôi đã ký hợp đồng với Công ty Xăng dầu An Giang cung cấp gas đốt vối
giá xuất kho. Toàn bộ linh kiện lắp đặt hệ thống bếp gas được Công ty Xăng dầu An Giang
hỗ trợ. Bằng biện pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tôi đã hoàn thành kế hoạch cải
tạo bếp ăn cho các cháu. Sửa chữa tuy không lớn so với các đơn vị khác, nhưng đối với bản
thân tôi và cả tập thể Nhà trường đó là “Ước mơ” đã được ôm ấp bao nhiêu năm giờ mới
đạt được.
3. Huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế:
- 5 -

Năm học 2002 - 2003, trong buổi tọa đàm sau buổi lễ khai giảng năm học mới, tôi
đưa ra chuyên đề được coi là trọng tâm đó là kế hoạch xây dựng nhà ăn cho các cháu khối 2
tuổi và khối 3 tuổi, ước tính kinh phí: 39.846.000đ. Sau buổi thảo luận sôi nổi có ý kiến của
chính quyền địa phương, cuối cùng ý kiến kết luận của cô Mum - đại diện Phòng Tiểu học
Mầm Non Sở giáo dục và đào tạo An Giang yêu cầu Hội phụ huynh học sinh nhiệt tình giúp
đỡ Nhà trẻ hoàn thành kế hoạch xây dựng nhà ăn cho các cháu vì đây là kế hoạch rất cần
thiết. Đáp lại sự mong muốn của tập thể Nhà trường, đề án xây dựng nhà ăn cho các cháu
được đưa vào công tác mũi nhọn trong kế hoạch công tác của Hội phụ huynh năm 2002 -
2003. Được phụ huynh học sinh đồng ý tôi tiến hành chiết tính chi tiết từng hạng mục, số
lượng vật tư như: gạch xây tường, xi măng, gạch lót nền, sơn tường … Nhà ăn được xây
dựng với diện tích 176 m
2
. Đồng thời, tôi gởi bảng dự toán đến các cơ quan kinh tế đề nghị
hỗ trợ.
Kết quả:
- Công ty Xăng dầuAn Giang : 1.400.000 đồng
- Công ty TNHH Xây dựng điện : 500.000 đồng
- Công ty Xuất nhập khẩu : 500.000 đồng
- Cửa hàng Sơn Phước hỗ trợ sơn tường Expo trị giá: 600.000 đồng.
Tổng cộng: 3.000.000 đồng được đưa vào công trình xây dựng nhà ăn cho các cháu.
4. Huy động sự đóng góp của gia đình, cha mẹ học sinh:
Qua nhiều năm làm công tác quản lý, tôi đúc kết được bài học kinh nghiệm về huy
động sự đóng góp của gia đình phụ huynh học sinh. Đó là nội dung đóng góp phải sát thực,
- 6 -
đúng mục đích, không áp đặt, không cần thư ngỏ. Tôi hiểu, muốn khai thác có hiệu quả việc
huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, trước hết tôi làm tốt công tác tư tưởng thông
qua nagỳ Đại hội cha mẹ học sinh, tôi không tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh riên từng khối
lớp mà tổ chức toà trường. Chủ trì Đại hội là Chủ tịch Hội cha mẹ học sinh và tôi xin một
phần thời gian để trình bày những khó khăn, thuận lợi của giáo viên và học sinh trong Nhà
trường. Nói đến khó khăn mà học sinh dưới 3 tuổi đang phải chịu đựng, cha mẹ nào mà

không đau lòng. Làm cha, làm mẹ lúc nào cũng muốn con em mình được học tập ở môi
trường khang trang, thoáng mát và có đội ngũ giáo viên nhiệt tình chăm sóc. Điều quan
trọng hơn là nội dung Đại hội, tôi tham mưu với Chủ tịch cha mẹ học sinh chuẩn bị chu đáo,
công khai tài chính rõ ràng kế hoạch hoạt động của Hội được xây dựng chi tiết, thu, chi rành
mạch và bản báo cáo được gởi tận tay cha mẹ học sinh trước Đại hội hai ngày. Trong hai
ngày cũng đủ thời gian để mỗi gia đình phụ huynh nghiên cứu, xem xét về hoạt động tài
chính của Hội.
Ngày Đại hội cha mẹ học sinh thời gian chỉ hơn một tiếng đồng hồ mà đại hội thành
công tốt đẹp, kế hoạch xây dựng nhà ăn cho các cháu được 100% phụ huynh ủng hộ với
tinh thần hồ hởi, phấn khởi đưa vào Nghị quyết số 1 trong năm học 2002 - 2003. 100% phụ
huynh đồng ý mỗi gia đình đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Danh sách đóng góp được
công khai cập nhật hàng ngày, trước Nhà trường. Thời gian huy động kinh phí và thời gian
xây dựng lấy biểu quyết của Đại hội. Kết quả sau 1 tuần Đại hội cha mẹ học sinh. Ban chấp
hành đã nhận được sự đóng góp của cha mẹ học sinh với tổng số tiền là: 21.610.000đ.
Người đóng cao nhất 300.000 đồng, thấp nhất 60.000 đồng.
Công trình xây dựng nhà ăn cho các cháu được tiến hành xây dựng với diện tích 176
m
2
, tổng kinh phí xây dựng lên đến: 41.597.000 đồng. Công trình được nghiệm thu và bàn
- 7 -
giao cho Nhà trường đưa vào sử dụng tháng 11/2002. Kể từ năm học 2002 - 2003, các cháu
ở hai khối lớp 2 tuổi và 3 tuổi có được nhà ăn đúng quy cách và thoáng mát, an toàn, đảm
bảo vệ sinh.
Biện pháp huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh có hiệu quả cao, tôi áp dụng
vào năm học 2003 - 2004, đề nghị cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí làm nhà xe cho cán bộ,
giáo viên xa nơi sinh hoạt của các cháu. Tổng kinh phí xây dựng là: 5.858.823 đồng và đưa
vào sử dụn tháng 02/2004.
IV. KẾT QUẢ
Với những biện pháp trên, tôi tiến hành áp dụng vào các năm học và đã đạt được một
số kết quả không chỉ ở phạm vi xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất mà còn đầu tư vào

việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, hỗ trợ cho việc khen thưởng
cho giáo viên và học sinh, thể hiện qua con số thống kê như sau:
Đơn vị tính: đồng
Năm học
Kinh phí do Cha mẹ
HS đóng góp
Kinh phí do
Nhà nước cấp
1999 - 2000 15.200.000 10.996.000
2000 - 2001 22.362.242 27.633.103
2001 - 2002 44.906.452 35.130.000
- 8 -
2002 - 2003 49.906.452 8.273.000
2003 - 2004 8.858.823
Tổng cộng 141.203.944 82.032.103

Có được những kết quả trên là nhờ sự hỗ trợ rất lớn của Phòng Giáo dục TP. Long
Xuyên, lãnh đạo của các cấp, các ngành, các cơ quan kinh tế, chính quyền địa phương, tập
thể Nhà trường và sự hỗ trợ đắc lực, thường xuyên, không tính toán của các bậc cha mẹ học
sinh. Đến thời điểm này, cơ sở vật chất của Nhà trẻ Tuổi Thơ khá khang trang, thoáng mát
song vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu các bậc cha mẹ học sinh, vì nhu cầu gởi con vào Nhà trẻ
quốc lập là mong muốn của mọi gia đình trong cộng đồng.
V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI
1. Nguyên nhân thành công:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh giá một bước ngoặc trọng
đại. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ra nghị quyết về định hướng chiến lược
phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Thấm nhuần Nghị quyết của Đảng, xã
hội hóa công tác giáo dục được triển khai rộng khắp cả nước, được nhận dân nhận thức rõ vị
trí quan trọng của nó: vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và từng cá
nhân. Nhờ Nghị quyết ra đời mà các hình thức huy động sự đóng góp giáo dục ngày càng

thuận lợi hơn.
- 9 -
- Có sự nhất trí, quyết tâm cao của tập thể cán bộ giáo viên công chức trong việc
tham gia tích cực mọi hoạt động của Nhà trường.
- Các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất thiết thực và có tác dụng rất lớn tạo nên
những kết quả mang tính quyết định cho việc xây dựng trường tiên tiến xuất sắc.
- Có sự đồng tình ủng hộ trong Ban chủ nhiệm, các Đoàn thể trong Nhà trường tạo
cơ sở phối hợp nhịp nhàng khi tiến hành các biện pháp.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình, vô tư của các bậc cha mẹ học sinh và ban chấp hàh Hội
luôn tạo ra mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
2. Tồn tại:
- Mặc dù hàng năm chuẩn bị kết thúc năm học Phòng giáo dục kịp thời thông báo
cho các trường lập dự toán sửa chữa cơ sở vật chất trong dịp hè, nhưng sửa chữa lớn, kinh
phí còn khó khăn.
- Mấy năm qua tập thể Nhà trẻ Tuổi Thơ thường xuyên tu sửa, những kết quả đạt
được chỉ là chắp vá. Thực tế hiện nay các phòng học, công trình phụ của Nhà trẻ xuống cấp
trầm trọng, các bức tường ốp đá rửa bung ra từng mãng, phòng vệ sinh gạch mục, tường lồi
lõm. Muốn khắc phục được, đòi hỏi kinh phí quá lớn.
VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Việc xây dựng cơ sở vật chất bằng nguồn kinh phí “Nhà nước và nhân dân cùng
làm” không phải là việc đơn giản và dễ làm. Nó là công tác xã hội hóa giáo dục, không đơn
thuần bằng biện pháp phát động đóng góp một ngày lương, mà phải làm sao để các tổ chức
kinh tế, các bậc cha mẹ học sinh tin tưởng vào Nhà trường và tự nguyện đóng góp.
- 10 -
Từ thực tế rút ra muốn làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất trong Nhà trường
cần đảm bảo các vấn đề sau:
1. Phải xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể và có quyết tâm cao trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, phải biết phát huy năng lực và sử dụng có hiệu quả các lực lượng
nòng cốt, biết phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, tham mưu tốt với các
cấp lãnh đạo, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh.

2. Thường xuyên kiểm tra theo dõi hàng ngày để kịp thời sửa chữa nhằm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho các cháu.
3. Bản thân người hiệu trưởng phải thực hiện vai trò “đâu tàu” của mình trong mọi công
tác, xây dựng cho mình một phong cách làm việc nghiêm túc, năng nổ, làm nhiều nói ít.
Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch thu - chi đúng mục đích, rõ
ràng minh bạch, xây dựng niềm tin với các bậc cha mẹ học sinh, đầu tư có hiệu quả, nghiêm
khắc, chống thất thoát và chống, thực hiện nghiêm túc các thủ tục quản lý tài chính.
4. Phải biết phối hợp để huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, các mạnh thường
quân, các nhà hảo tâm và các bậc cha mẹ học sinh trong một thời điểm nhất định.
VII. KẾT LUẬN
Quá trình phấn đấu để đạt đến thành công đều không ít gian nan và vất vả. Nhưng
với trách nhiệm của một người đứng đầu trong đơn vị, phải xứng đáng là tấm gương sáng
cho tập thể noi theo, là chỗ dựa vững chắc đáng tin cậy cho đồng nghiệp, xứng đáng với sự
tin tưởng của cha mẹ học sinh, thì mọi việc dù lớn hay nhỏ ắt sẽ thành công. Thực tế tôi đã
- 11 -
thực hiện thành công bằng kết quả thành tích của tập thể nhà trẻ “Tuổi Thơ” liên tục nhiều
năm đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc”.
Long Xuyên, ngày 15 tháng 03 năm 2004
Người thực hiện

Nguyễn Thị Tân

×