Đề tài
thiết kế bài sọan, dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành
môn TIN HỌC ỨNG DỤNG PHẦN SỌAN THẢO VĂN BẢN WORD
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sọan thảo văn bản Word là một chương quan trọng trong qúa trình đào tạo một
nghề phổ thông cho học sinh. Trước tình hình công nghệ ngày càng phát triển, nhất là
các phần mềm ứng dụng Tin Học. Chính vì vậy, đối với gíao viên giảng dạy môn tin
học ứng dụng cần đặt ra yêu cầu : Soạn, giảng lý thuyết và hướng dẫn thực hành như
thế nào để phát huy tính tích cực, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh trong quá
trình dạy và học.
II. NỘI DUNG , BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm
Môn tin học ứng dụng nghề phổ thông, phần sọan thảo văn bản Word hay bất
cứ giảng dạy phần nào, hoặc bất cứ môn học nào, trước khi lên lớp thầy gíao phải là
người hiểu biết, thành thạo vấn đề mà mình sắp giảng cho học sinh, cần đặt câu hỏi :
gỉang nội dung gì, gỉang như thế nào, phương tiện gì để truyền đạt có hiệu quả.
Tôi xin trình bày lại việc, sọan giảng môn tin học ứng dụng qua ba bước như
sau: Sọan bài, giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành.
A. BƯỚC SỌAN BÀI
Các yêu cầu đề ra để soạn bài :
- Đảm bảo tính hệ thống
- Đảm bảo tính thời gian
- Đảm bảo nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ , súc tích
- Đảm bảo tính tư tưởng ( Cần chọn bài có nội dung gíao dục tư tưởng tình
cảm lành mạnh cho học sinh trong trường phổ thông.)
Qua tiết thực hành, học sinh rèn luyện óc quan sát và kỹ năng thực hành tin học.
Sau đây là một bài tập sọan theo theo chủ đề :
Định dạng văn bản
( Hiệu ứng kí tự đầu đọan : Drop Cap và Bullets )
( Bài tập kèm theo ở trang sau - trang )
B. Bước giảng lý thuyết
Sau khi sọan bài xong, thầy tìm phương pháp thích hợp, tối ưu để truyền thụ
kiến thức một cách có hiệu qủa trong giờ học lý thuyết.
Lấy thực tế nhóm học nghề Tin Học Ưng Dụng ở trường THPT Long xuyên làm
ví dụ:
- Sĩ số : Nhóm học có từ 25 đến 30 HS
- Tài liệu : Mỗi HS có bộ bài tập sẵn
- Thời gian : Giảng LT khỏang 30 phút
- Phương pháp : Học lý thuyết thông qua hình ảnh , có bài tập minh họa
để phát huy tính tích cực của học sinh.
Họat động của thầy Hoạt động của trò
Bước 1: TG : 5 phút . Đặt câu hỏi : So sánh giữa
BÀI TẬP 3 và bài tập 4 có kiểu trình bày, định
dạng nào giống nhau, khâc nhau?
Gíao viên nhận xét cách trả lời của HS và giải
thích đúng sai.
Bước 2 : TG: 15 phút . Gíao viên : áp dụng PP trực
quan. HS xem ảnh và suy nghĩ nêu các bước thực
hiện có gợi ý gíao viên.
HS xem 2 bài tập , so sánh và phát
hiện. Đó là : Giống : trình bày văn bản
theo dạng cột
Khác : Chữ và kí tự đầu đọan khác
nhau.
HS xem hình ảnh minh họa.
Cách thực hiện kỹ thuật Drop Cap
Bước 1: - Đánh dấu kí tự đầu đọan.
Bước 2: Chọn Format\Drop cap
Chọn ô Dropped\ OK xác nhận
Cách thực hiện kỹ thuật tạo Bullets
Bước 1: - Đặt con trỏ tại đọan muốn tạo Bullets
Bước 2: Chọn Format\Bullets and
Bước 3: Tùy chọn ký tự 1 trong 6 ô OK để xác
nhận
Bước 3: TG : 10 phút. GV cũng cố , trả lời thắc
mắc, nếu có , nhấn mạnh các bước cơ b
ản , chủ yếu
để làm bài nhanh, đúng :
Xem hình ảnh tạo Bullets
Từ ghi nhớ, hiểu các thao tác ,HS suy
nghĩ, phân tích các bước để thực hiện
hai kỹ thuật trên.
- Đánh máy vào văn bản trước.
- Lưu bài đề phòng mất điện
- Chia cột . Tạo Drop Cap . Tạo Bullets
Tóm lại : Giờ học lý thuyết môn tin học ứng dụng, sọan thảo văn bản Word có
thể chọn theo con đường :
Sản phẩm
hòan chỉnh
Gíao viên
Hướng dẫn cách
thực hiện
HS ghi nhớ, hiể
u, phân
tích, tái hiện cách
thực hiện
HS quan sát
sản phẩm
C. Bước hướng dẫn thực hành.
Thời gian : 60 phút
Yêu cầu : Tối đa 2 HS một máy vi tính để thực hành cho mỗi đợt
Phương pháp: áp dụng phương pháp GV làm mẫu, HS quan sát. Tiếp theo HS tự
thực hành , điều chỉnh sai sót. GV theo dõi, hướng dẫn sửa chữa.
Bước 1: GV làm mẫu - Học sinh quan sát
Họat động của thầy Hoạt động của trò
Gv làm mẫu. Vừa làm vừa giải thích
- 30 HS, chia 3 nhóm làm 3 lần
- Bố trí thích hợp để mỗi HS có thể
- Hs chia theo từng nhóm quan sát,
nhận xét , kiểm nghiệm giờ học lý
thuyết.
nhìn thấy thao tác mẫu.
Tuy có giảng LT nhưng bước này không được bỏ qua. Nếu HS có tận mắt thấy,
tai nghe thầy thực hiện thì về chỗ thực hành sẽ có tự tin hơn, làm nhanh,đúng,ít sai sót.
Kinh nghiệm cho thấy rằng : Sau giờ học lý thuyết đến khi thực hành , rất
nhiều học sinh bở ngở, lúng túng không biết phải xử lí như thế nào nếu không được
trực tiếp cảm nhận.
Bước 2: Học sinh luyện tập. Giai đọan chính hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học
sinh
Họat động của thầy Hoạt động của trò
- HS bắt chước, thực hành lại các động
- GV không được bỏ lớp ra ngòai
- Theo dõi qúa trình học sinh thực hành,
giữ gìn trật tự trong lớp, hướng dẫn học
sinh sửa các lỗi sai, nhất là HS yếu.
tác thep thầy, điều chỉnh sai sót để dần
dần hình thành kỹ năng.
- Tự khám phá thêm các chức năng còn
lại của 2 màn hình Drop Cap Và Bullets.
Tóm lại, sơ đồ để hình thành kỹ năng qua môn KT ứng dụng theo phương pháp :
gíao viên làm mẫu, học sinh quan sát có thể là :
Kết qủa thực hiện
HS lĩnh hội,
hiểu biết
bài tập, sản
phẩm
Quán Sát làm
mẫu ,Bắt chước
Tự luyện tập
Sai có hướng
dẫn
Rèn luyện
Kỹ năng
Sau thời gian sọan, giảng, hướng dẫn thực hành môn Tin học ứng dụng theo
phương pháp này cho HS, tôi có nhận xét như sau:
- Dạy Lí thuyết cần có hình ảnh minh họa, không giảng LT suông
- Làm mẫu để HS quan sát đúng, thực hành nhanh, giảm thao tác sai
Ngòai ra, nếu bài tập có lồng ghép nội dung gíao dục tư tưởng, tình cảm, như các
bài: “ HIV và AID là gì “,” cứ 10 giây đồng hồ lại có một người chết vì nghiện thuốc
lá” ( Có tài liệu kèm theo) sẽ có tác dụng gíao dục tốt trong môi trường gíáo dục
2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Nội dung cách sọan , giảng, hướng dẫn thực hành theo phương pháp này đã và
đang được các gíao viên dạy môn tin ứng dụng của trường thực hiện trong các năm qua
có hiệu quả. Học sinh hiểu bài nhanh, làm bài đúng, thích học , thi đậu kết quả ngày
càng cao.
Nếu Gv đến giờ thực hành để mặc cho HS tự làm không có lầm mẫu trước thì sẽ
tốn nhiều thời gian mà kết quả lại không cao.
Bài học kinh nghiệm
- Đối với bản thân, tổ , nhóm
Bất cứ dạy môn gì, bài gì muốn đạt hiệu qủa , phát huy tính tích cực học sinh ,
rèn luyện nhanh, đúng kỹ năng bài tập đề ra , GV phải đầu tư sọan giảng, tìm phương
pháp, phương tiện tốt nhất trước khi lên lớp để hướng dẫn học sinh.
- Đối với trường, ngành
Thiết nghĩ, môn nào có liên quan đến ứng dụng, chắc cũng đã sử dụng phương
pháp này như: Thể dục, các môn có thực hành thí . Riêng môn tin học ứng dụng giảng
dạy ở các trường phổ thông hay trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cũng cần phải được
đặt ra, quan tâm đúng mức.
III. Kết kuận
Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển nhất là ngành công nghệ
thông tin. Dạy môn tin học ứng dụng, giáo viên cần có phương pháp thích hợp cho
từng chương, từng bài để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức mới, bằng con đường
ngắn nhất, nhanh nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất.
Người viết
Phan Văn Trí - Gv trường THPT Long Xuyên