Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KHAI THÁC KỊCH TÍNH TRONG TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.46 KB, 8 trang )


KHAI THÁC KỊCH TÍNH TRONG TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU CỦA
NGUYỄN TRUNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Sự lựa chọn phương pháp phân tích bao giờ cũng xuất phát từ cơ sở nội dung
nghệ thuật đặc sắc độc đáo của tác phẩm và yêu cầu của phương pháp giáo dục mới phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, có sức lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình tìm
hiểu, khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm. Sự lựa chọn phương pháp riêng cho từng
bài giảng văn cũng góp phần làm cho giờ học thêm sinh động, đa dạng, tránh sự lập lại
nhàm chán.
- Từ suy nghĩ đó, khi dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành trong
chương trình văn học lớp 12, chúng tôi đi sâu khai thác khía cạnh kịch tính trong tác
phẩm bằng phương pháp nêu vấn đề.
II. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ :
- Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn tương đối dài (15
trang SGK văn học 12 NXBGD 2000) và là một tác phẩm hay với nhiều giá trị nội dung
tư tưởng nghệ thuật, đặc sắc. Do đó cần phải xác định kiến thức trọng tâm để tránh dàn
trải bài học và để giảng trong một thời lượng có hạn. Phần nào cần phân tích sâu, phần
nào lướt qua hoặc gợi ý để học sinh tự tìm lấy kiến thức.

- Tác phẩm đậm chất sử thi. Nó dựng lên một bức tranh thật hoành tráng và hào
hùng về cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của lũ làng Xôman dân tộc Tây Nguyên bất khuất
chống lại sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù với nhiều hình tượng nhân vật anh hùng mà trung
tâm là Tnú, con người tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của cộng đồng. Nhà văn đã đặt
nhân vật của mình vào hoàn cảnh của cuộc chiến đấu cực kỳ khốc liệt, đầy máu và nước
mắt, phải giải quyết các mối mâu thuẩn xung đột căng thẳng tột cùng và trong thử thách
đấu tranh đó mà bộc lộ vẻ đẹp cao cả anh hùng. Cách xây dựng tình huống kịch tính và
cách giải quyết vấn đề của nhà văn cũng đồng thời bật ra chiều sâu tư tưởng tác phẩm.
- Đoạn Tnú xông ra giải cứu cho vợ con rồi bị giặc bắt đốt 10 đầu ngón tay ở cuối
tác phẩm là một trong những đoạn trọng tâm có nhiều kịch tính và đậm chất sử thi nhất. Ở


đây sức nặng nội dung tư tưởng của tác phẩm được dồn nén và những biểu hiện giá trị
nghệ thuật đặc sắc. Do đó cần được khai thác sâu.
- Phương pháp nêu vấn đề có ưu thế trong việc vận dụng để khai thác đoạn văn có
nhiều tình huống có vấn đề, tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài học một
cách chủ động, hứng thú và tiếp nhận kiến thức tích cực phù hợp với phương pháp giáo
dục mới lấy học sinh làm trung tâm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Bài học trong 3 tiết, tiết 1 được sử dụng để giải quyết một số vấn đề về tác giả,
hoàn cảnh, sáng tác, tóm tắt truyện, ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu.


* Hệ thống câu hỏi :

+ Xuất phát từ đâu mà dẫn đến
việc vợ con Tnú bị bắt ?
+ Ý đồ của giặc khi tìm bắt
Tnú ?


+ Hành động và ý đồ của địch
đặt Tnú và một tình thế?
- Ra cứu vợ con
- Trốn tránh, ẩn mặt.
+ Phân tích tính cách quyết
liệt của cuộc đấu tranh giữa
hai xung độ mâu thuẩn trong
Tnú. Chứng minh ?
- Tiết 2,3 : Chủ yếu phân tích tính cách nhân vật Tnú
thông qua khai thác bi kịch cuộc đời của anh, tư
tưởng chủ đề tác phẩm và hình tượng một số nhân

vật khác
1/ Tình huống dẫn tới bi kịch :
Tnú thực hiện lời dạy của anh Quyết, cùng bọn
thanh niên trong làng mài dao chuẩn bị chiến đấu.
Tnú, người lãnh đạo lũ làng, trở thành cái gai nhọn,
cần phải tiêu diệt “con cọp đó…” không bắt được
Tnú, thằng Dục quay ra bắt vợ con Tnú để uy hiếp
Tnú ra mặt “Bắt được cọp cái và cọp con tất sẽ dụ
được con cọp đực trở về”
2/ Nút kịch 1 : Tnú và việc vợ con bị bắt
Đặt Tnú trong một tình thế khó xử : phải giải
quyết xung đột một bên là việc cứu vợ con và việc ẩn
mặt. Đó là mâu thuẩn đối kháng, giữa tình yêu và lý
tưởng chiến đấu.
* Phát triển kịch tính :
- Tnú biết được âm mưu của kẻ thù (nghe rõ câu





+ Trong tình thế này, theo em
nên để Tnú ra cứu vợ con hay
không ? Lý do ?
+ Nhận xét và cách giải quyết
nút kịch của tác giả.
+ Lai lịch Tnú và tính cách
nhân vật trước và sau.
+ Tình cảm thiêng liêng với
người vợ (gắn bó sâu sắc.

+Kết quả hành động của Tnú ?
Nguyên nhân thất bại? Bài học


nói của thằng Dục) nhưng tận mắt nhìn thấy hành
động tàn bạo của kẻ thù đối với vợ con. Chi tiết Mai
lấy thân mình che chở cho con và hứng trần đòn cây
sắt một cách đau khổ tuyệt vọng cho thấy sự tàn bạo
thâm độc của kẻ thù…
- Cuộc đấu tranh quyết liệt trong tự thân Tnú “bỏ
góc cây vả … bứt hàng chục trái vả … anh chồm dậy
…con mắt bây giờ là 2 cục lửa …” Đó chính là cuộc
đấu tranh giữa lý trí và tình cảm căng thẳng.
* Gỡ nút :
- Tình yêu thương vợ con phát triển đến tột đỉnh
lấn át lý trí sáng suốt, Tnú đã nhảy ra giải cứu vợ
con.
- Hành động của Tnú hợp lý, phù hợp với sự phát
triển logic tình cảm và nhất quán với tính cách nhân
vật. Tnú một con người dũng cảm và giàu tình nghĩa.
* Kết quả :
Thằng địch nằm ngữa ra giữa sân, Tnú ôm vợ con
vào lòng. Nhưng vợ anh đã chết và anh lọt vào tay



+ Nhận xét về ý đồ của giặc
khi hành hạ Tnú ?

+ Tính cách quyết liệt của

cuộc chiến đấu ? Những mâu
thuẩn xung đột đối với Tnú ?
(Trời ơi)
+ Đọc đoạn trích và giá trị
nghệ thuật đoạn trích.


- Theo em, nút kịch này nên
giải quyết như thế nào ?
- Tnú chết ?
- Kẻ thù thay đổi thái độ ?
giặc.
* Nguyên nhân và ý nghĩa :(qua lời của cụ Mết)
Tnú tay không giữa quân giặc đầy vũ khí, chỉ có
sự dũng cảm, chí căm thù, và sự liều lĩnh mù quáng
thì chưa đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù.
* Bài học rút ra :
“Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”
(nếu không muốn cúi đầu nô lệ)
3/ Nút kịch 2 : Tnú bị giặc đốt 10 ngón tay
- Ý đồ của bọn giặc : Không giết Tnú ngay mà đốt
2 bàn tay Tnú để răn đe dân làng thủ tiêu tinh thần
đấu tranh (đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi
bàn tay thằng Tnú)
- Thủ đoạn tàn bạo thâm độc…
- Tính cách kịch tính lần này quyết liệt hơn, Tnú
phải chống chọi lại với nỗi đau thể xác, vừa phải bảo
vệ lý tưởng cách mạng của mình gắn liền với vấn đề
sống còn của bản thân.


- Cách giải quyết của NTT hợp
lý ?



- Vì sao cụ Mết hiệu lệnh ?
- Phẩm chất Tnú qua đoạn
trích ?

- Bài học kinh nghiệm rút ra?

- Qua đoạn văn đầy kịch tính
và cách giải quyết vấn đề, em
hiểu gì về thái độ của nhà văn
khi miêu tả và điều gì nhà văn
muốn đặt ra trong hoàn cảnh
cuộc chiến đấu của dân tộc ta
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong tự thân
Tnú được miêu tả trong một đoạn văn đầy nghệ thuật
“trời ơi, cha mẹ ơi … không” thể hiện sống động
cuộc vật lộn với nỗi đau thể xác để giữ vững phẩm
chất người chiến sĩ cộng sản.
* Gỡ nút :
- Tnú được lũ làng xông ra giải cứu và bọn giặc bị
giết chết.
- Mâu thuẩn được giải quyết hợp lý, đúng lúc khi
xung đột phát triển đến đỉnh cao nhất (Tnú sắp chết)
lòng căm thù tột độ, khi kẻ thù đắc thắng …
- Cách giải quyết phù hợp logic phát triển của
truyện : Tnú, người con của lũ làng Xôman, nỗi đau

của Tnú có sự đồng cảm của lũ làng, chuyện mài dao
của lũ làng đã chuẩn bị trước.
- Một kết cục thỏa đáng, hợp lý phù hợp với quy
luật của cuộc sống, những kẻ gây tội ác đã phải đền
tội, phẩm chất người anh hùng được khẳng định.
* Bài học rút ra :

? Cầm vũ khí đứng lên chiến đấu mới chiến thắng,
lời anh Brôi, lời hiệu lệnh của cụ Mết và phong trào
đồng khởi.
* Tư tưởng chủ đề tác phẩm :
- Chứng minh sự đúng đắn của chân lý.
- Biểu dương tinh thần quật cường, bất khuất của
các dân tộc Tây Nguyên.
- Khẳng định con đường vũ trang chiến đấu là con
đường sống còn của dân tộc (phải dùng bạo lực cách
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

IV. KẾT QUẢ HỌC TẬP :
- Vận dụng phương pháp nêu trên vấn đề và khai thác khía cạnh kịch tính trong
việc phân tích tác phẩm tự sự đạt được hiệu quả :
- Học sinh bị lôi cuốn vào các tình huống có vấn đề. Do đó khơi dậy được hứng
thú học tập, trong suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Từ đó tiếp thu kiến thức một cách
chủ động, nhận ra được những hạn chế thiếu sót trong cách giải quyết của mình và thấy
được tài năng độc đáo của nhà văn.

- Tiết học trở nên sinh động hơn, khắc phục được sự dàn trải bài học một cách
đơn điệu trong phương pháp thuyết giảng, thụ động.
V. KINH NGHIỆM RÚT RA :
- Phương pháp tích cực bao giờ cũng đòi hỏi học sinh có sự nghiêm túc trong thái

độ học tập. Có sự chuẩn bị bài trước một bước, đặc biệt là đối với việc phân tích tác phẩm
tự sự dài như đọc, tóm tắt cốt truyện, chuẩn bị, phần hướng dẫn học tập trong sách giáo
khoa.
- Một vài phần nội dung chỉ dạy lướt qua, hoặc giới thiệu cho học sinh để dành
thời gian đi sâu vào trọng tâm bài học, không dàn đều …
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề khai thác tình huống có lựa chọn trong việc
phân tích những trích đoạn tự sự có kịch tính, có thể vận dụng ở tác phẩm khác như hồi
trống cổ thành (Tam quốc diễn nghĩa) văn học lớp 10.
NGƯỜI VIẾT

NGUYỄN VĂN ĐẰNG

×