Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tiểu luận bảo hiễm xã hội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.76 KB, 28 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là về thủ tục hành chính, nhằm giảm
thiểu thủ tục hồ sơ, giấy tờ và những bước công việc không cần thiết, không
phù hợp, tạo thuận tiện, nhanh chóng cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải
quyết chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), xét duyệt hồ sơ cấp sổ, thẻ, phiếu
khám chữa bệnh, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và thanh toán chi phí khám
chữa bệnh là một trong những mục tiêu cơ bản, chủ yếu và xuyên suốt trong
chương trình cải cách hành chính của hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay.
Theo đó, trong suốt năm qua, nhiều nhiệm vụ cụ thể, thiết thực đã được lãnh
đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo thực hiện khẩn trương và quyết liệt. Nổi bật
trong số các nhiệm vụ đó là việc tổ chức triển khai thí điểm mô hình thực hiện
cơ chế 'một cửa' ở một số địa phương.
BHXH Hà tĩnh là một trong những số đó. Để thực hiện tốt chương trình
cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định
181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một
cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định số
645/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc thực hiện cơ chế một cửa, Trong
những năm qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện và đạt được những
chuyển biến nhất định trong công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi chế độ cho
người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy
nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của ngành thì vẫn còn nhiều
hạn chế, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các khâu nghiệp vụ của
ngành và thực hiện mô hình “một cửa” khi giải quyết chế độ chính sách cho
người tham gia và hưởng BHXH, BHYT. Thông qua hoạt động thực tiễn và
tiếp thu những kết quả nghiên cứu đổi mới các quy định quản lý nghiệp vụ của
ngành; căn cứ vào các điều kiện thuận lợi do BHXH Việt Nam hỗ trợ về cơ sở
vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và trình độ cán bộ, công chức, viên chức
cùng với sự quyết tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng uỷ, chính quyền ,
BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng Đề án thực hiện cơ chế “một cửa”
nhằm phục vụ người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT một cách


thuận lợi, chính xác và kịp thời nhất.
Ngày 16 tháng 11 năm 2006 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam đã ra
Quyết định số 3364/QĐ - BHXH về việc phê duyệt Đề án thí Điểm thực hiện
cơ chế "một cửa", BHXH Tỉnh Hà Tĩnh Được giao nhiệm vụ tiên phong trong
toàn ngành thực hiện cải cách hành chính theo qui trình "một cửa". Từ mô hình
thí điểm tại BHXH Hà Tĩnh, BHXH Việt Nam quyết định nhân rộng ra BHXH
các tỉnh, thành phố Hải phòng, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, Vĩnh
Long, An Giang, Hải Dương và Đà Nẵng… Mục tiêu nhằm tạo ra bước đột phá
về cải cách thủ tục hành chính, với những chuyển biến căn bản trong quan hệ
về thủ tục giải quyết chế độ BHXH, BHYT.
Việc tổng kết đánh giá, ghi nhận những những mặt tiến bộ tích cực, những
kết quả làm được, xem xét những hạn chế, rút kinh nghiệm từ mô hình thí điểm
tại BHXH Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc mở rộng cơ chế “một
cửa” ở BHXH các địa phương còn lại được tốt hơn. Chính vì thế em đã lựa
chọn làm đề tài “ Nhìn lại việc thực hiện cơ chế ‘một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh”,
với kết cấu gồm 2 phần chính:
Phần 1. Khái quát chung về cơ chế “ một cửa”
Phần 2. Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
BHXH Hà Tĩnh.
Sau đây là nội dung chi tiết.















Phần 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ “ MỘT CỬA
1.1.CƠ CHẾ “MỘT CỬA” GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH

1.1.1. Khái niệm
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch trong việc giả quyết các
thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cần của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001
về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức
công dân, và gần đây Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 181/2003/QĐ-TTg
ngày 04/9/2003, Sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày
22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi thực hiện theo cơ chế
“một cửa”.
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao
gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một
cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải
quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.2. Nguyên tắc
Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
 Thủ tục hành chính đơn giản, rõ rang, đúng pháp luật .
 Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết
công việc của tổ chức, công dân.
 Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
 Việc phân phối giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công

việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà
nước.
 Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng , thuận tiện cho tổ chức,
công dân.


1.1.3. Cơ quan áp dụng cơ chế “ một cửa”
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương thuộc Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ;
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa
phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
1.1.4.Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
“một cửa”
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ sơ tại
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b) Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có
trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân:
- Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết
thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ
thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh;
- Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc
không được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo
có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với
những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
- Đối với các loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận
và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, chủ trì, phối hợp với bộ
phận chức năng có liên quan giải quyết hồ sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm

quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công
việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.


1.1.5.Phòng làm việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Phòng làm việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp
được bố trí theo quy định chung tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18
tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn,
định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, ngoài ra được bố trí cụ thể như sau:
a) Diện tích phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
- Đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: tối thiểu 40m
2
;
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: tối thiểu 80m
2
;
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: tối thiểu 40m
2
;
- Trong tổng diện tích phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải dành 50% diện tích để bố
trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp tình trạng trụ sở hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích, cơ
quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương được dành diện tích thấp hơn quy
định để bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá
nhân nhưng thời gian kéo dài không quá ngày 31 tháng 12 năm 2008.
b) Trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Căn cứ vào tính chất công việc của mỗi cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, mức tối

thiểu phải có máy vi tính, máy fax, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn
làm việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hoà nhiệt độ và các trang thiết bị
khác để đáp ứng nhu cầu làm việc; khuyến khích cơ quan hành chính nhà nước
các cấp ở địa phương ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá việc tiếp
nhận, xử lý, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân.
c) Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp trang bị đồng phục cho
cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, xem xét, bố trí
các trang thiết bị cần thiết để phục vụ theo hình thức trợ giá cho tổ chức, cá
nhân khi có yêu cầu về photocopy, đánh máy vi tính các tài liệu, hoàn chỉnh
biểu mẫu, hồ sơ, điện thoại.
1.1.6. Kinh phí thực hiện cơ chế “một cửa”
Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được sử
dụng trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cấp có thẩm
quyền giao theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và từ các nguồn kinh
phí khác theo quy định của pháp luật.
1.2. CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên việc thực
hiện cơ chế “một cửa” là tất yếu. Về việc thực hiện cơ chế này, kể từ tháng
01/2007, BHXH Việt Nam đã có quyết định triển khai thí điểm mô hình tại
BHXH tỉnh Hà Tĩnh, tiếp đó đã có quyết định mở rộng ra trên phạm vi toàn
ngành. Mục tiêu là tạo ra sự thông thoáng, nhanh chóng, thuận tiện để mọi
người lao động và tổ chức có yêu cầu tham gia và thanh toán chế độ BHXH,
BHYT.
Theo mô hình này, BHXH Việt Nam đã có sự điều chỉnh nhiệm vụ của một
số đơn vị trực thuộc BHXH cấp tỉnh, giao cho Phòng quản lý hồ sơ làm đầu
mối tiếp nhận và trả kết quả đối với tất cả các mảng hoạt động nghiệp vụ.
Vào ngày 22/8/2007, tại TP Hà Tĩnh, BHXH Việt Nam đã tổ chức hội nghị
sơ kết 6 tháng triển khai đề án thí điểm cải cách hành chính theo cơ chế “một

cửa” ở BHXH Hà Tĩnh, qua đánh giá bước đầu việc thực hiện cơ chế “một
cửa” đã mang lại kết quả tích cực, tạo được niềm tin đối với cá nhân và tổ chức
có nhu cầu giải quyết công việc với ngành.
Để từng bước áp dụng trong phạm vi toàn ngành cơ chế “một cửa”, ngày
30/10/2007 BHXH Việt Nam đã có văn bản số 4048/BHXH-TCCB hướng dẫn
BHXH các địa phương trước mắt chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật
chất, trang thiết bị tổ chức thành lập ngay bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại
cơ quan BHXH tỉnh theo cơ chế “một cửa”.



Phần 2. VIỆC THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BHXH HÀ TĨNH
2.1.
GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH


Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo
Quyết định số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan trực BHXH Việt Nam, nằm
trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý trực tiếp toàn
diện của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành
chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
a) Cơ cấu tổ chức ngành BHXH tỉnh Hà Tĩnh bao gồm:
- Cơ quan BHXH tỉnh;
- Tổng Giám đốc ông Bùi Đình Pháp và hai Phó Giám đốc
b) Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Thu BHXH
- Phòng Chế độ chính sách

- Phòng Giám định chi
- Phòng Bảo hiểm Tự nguyện
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Kiểm tra
- Phòng Công nghệ thông tin
c) Bảo hiểm xã hội 12 Huyện, Thị, Thành phố
- BHXH Thành phố Hà Tĩnh
- BHXH Thị xã Hồng Lĩnh
- BHXH Huyện Kỳ Anh
- BHXH Huyện Cẩm Xuyên
- BHXH Huyện Thạnh Hà
- BHXH Huyện Can Lộc
- BHXH Huyện Nghi Xuân
- BHXH Huyện Đức Thọ
- BHXH Huyện Lộc Hà
- BHXH Huyện Hương Sơn
- BHXH Huyện Hương Khê
- BHXH Huyện Vũ Quang
BHXH tỉnh Hà Tĩnh hiện nay quản lý hơn 75 vạn người tham gia BHXH,
BHYT chiếm gần 57% dân số toàn tỉnh. Con số này sẽ ngày càng tăng vào các
năm tiếp theo. Dự kiến đến năm 2010 ở Hà Tĩnh sẽ có khoảng 30% - 40% dân
số tham gia BHXH và 95% - 100% dân số tham gia BHYT (dân số của tỉnh
hiện nay là 1,3 triệu người). Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao trong năm 2009 và các năm tiếp theo, thì việc nâng cao
hơn nữa công cuộc cải cách hành chính trong các hoạt động BHXH là yêu cầu
cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cải cách hành chính là chương trình
tổng thể gồm 4 nội dung cơ bản, từ cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy
hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải
cách tài chính công. Với chức năng, quyền hạn của mình và thực tiễn hoạt động
của ngành trong những năm qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh chọn nội dung cải cách

thủ tục hành chính mà cụ thể là thực hiện cơ chế “một cửa” làm khâu đột phá.
2.2. CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BHXH HÀ TĨNH

Ngay từ khi được BHXH Việt Nam chọn làm mô hình thí điểm thực hiện
cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tập thể cán bộ của BHXH tỉnh Hà
Tĩnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy trình đổi mới. Đến nay, sau hơn 2
năm áp dụng cơ chế mới có thể nhận thấy hiệu quả mà nó mang lại là rất to lớn.
Những bài học kinh nghiệm thực tế từ BHXH Hà Tĩnh sẽ giúp cho BHXH các
địa phương còn lại trong cả nước thực hiện tốt hơn việc cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” mà BHXH Việt Nam đã đề ra.
2.2.1.Sự chuẩn bị cho quá trình triển khai cơ chế “một cửa”
Ngay khi bắt tay vào việc cải cách hành chính , BHXH Hà Tĩnh đã xác
định đây không phải là công việc dễ dàng. Chính vì vậy để chuẩn bị cho quá
trình thực hiện cơ chế mới này BHXH Hà Tĩnh đã có sự chuẩn bị một cách kỹ
càng, cẩn trọng từng bước một theo các giai đoạn sau:
a) Giai đoạn 1 (từ năm 1999 - 9/2006): Bắt đầu từ sau khi Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 1584/1999/QĐ-BHXH, ngày
24/6/1999 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng
các chế độ BHXH. BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã công khai các thủ tục hồ sơ giải
quyết chế độ chính sách ở trụ sở BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã; gửi văn
bản đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động và xây dựng hệ thống quy trình, quy
chế nội bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Một số phòng nghiệp vụ, một
số bộ phận đã bước đầu thực hiện theo quy trình "một cửa", các chế độ hưu trí,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất được thụ lý hồ sơ, giải quyết chế độ
và trả hồ sơ tại phòng Chế độ chính sách, khi giao nhận có sổ ký nhận và giấy
hẹn.
Các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức được thụ lý hồ
sơ, giải quyết chế độ và trả hồ sơ tại phòng Chế độ chính sách (từ năm 2003 là
phòng Giám định chi). Đối với việc cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh (từ
năm 2003), tiếp nhận danh sách và bàn giao thẻ, phiếu tại phòng Thu (đối

tượng tham gia BHYT bắt buộc trừ đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp),
phòng Chế độ chính sách (đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp) và phòng
Bảo hiểm tự nguyện (đối tượng tham gia BHYT tự nguyện).
Tuy nhiên việc thực hiện quy trình “một cửa” giai đoạn này thực chất mới
chỉ là việc thay đổi địa điểm tiếp nhận hồ sơ của từng phòng chức năng chứ
chưa thực sự là “một cửa” theo đúng nghĩa. Vì vậy, một số vướng mắc, bất cập
trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho người tham gia và hưởng BHXH,
BHYT vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Cũng trong thời gian này, BHXH tỉnh
Hà Tĩnh được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đồng ý cho triển khai thực
hiện thí điểm chương trình công nghệ thông tin quản lý quỹ BHXH . Nếu thực
hiện chương trình này thành công, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho những
người đang làm công tác nghiệp vụ kế toán, thu – chi BHXH, chế độ chính
sách
b) Giai đoạn 2 (từ tháng 9 - 12/2006): Nhận thấy cơ sở vật chất; hệ thống
công nghệ thông tin; thực tế trình độ cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở dữ
liệu của các chương trình công nghệ thông tin và sự quyết tâm chỉ đạo, tổ chức
thực hiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc đã khá đạt yêu cầu, lại được sự chỉ đạo,
giúp đỡ của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính BHXH Việt Nam, ngày
25/9/2006 BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã có tờ trình đề nghị Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam phê duyệt đề án thực hiện cơ chế “một cửa” tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu của việc thực hiện cơ chế "một cửa" được xác định rõ ràng là: nâng
cao năng lực xử lý công việc chuyên môn của cán bộ, công chức, hoạt động
hiệu quả của các phòng chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày
càng tăng của ngành trong giai đoạn mới.
Trong một thời gian rất ngắn , BHXH tỉnh đã khẩn trương cải tạo, bố trí,
sắp xếp phòng làm việc phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, công khai về thủ tục,
điều kiện hưởng các chế độ BHXH, BHYT và các thủ tục có liên quan tại bộ
phận giao dịch "một cửa" thuộc phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ và in hơn 2
.000 tờ rơi cung cấp cho các cá nhân, đơn vị đến giao dịch với cơ quan BHXH.
Chủ động phối hợp công ty máy tính CMC xây dựng chương trình theo dõi

giao nhận hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách của phòng Tiếp nhận - Quản lý
hồ sơ và tiến độ giải quyết công việc của các phòng nghiệp vụ. Thông qua
chương trình, Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ có thể theo dõi được tiến độ
giải quyết nghiệp vụ của các phòng, số lượng hồ sơ tiếp nhận và trả tại bộ phận
giao dịch một cửa để từ đó có chỉ đạo kịp thời.
2.2.2. Nội dung của cơ chế “một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh
Từ ngày 2/1/2007 các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức
hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới. Nội dung gồm:
- Tư vấn- giải đáp thắc mắc;
- Hồ sơ thu BHXH bắt buộc;
- Cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT diện bắt buộc;
- Hồ sơ thu BHYT tự nguyện;
- Hồ sơ giải quyết các chế độ chính sách: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục
hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất;
- Hồ sơ di chuyển nơi hưởng trợ cấp;
- Hồ sơ thanh toán trực tiếp BHYT;
- Trả tiền thanh toán các chế độ BHXH-BHYT cho cá nhân đến thanh toán
trực tiếp.
Theo đó, BHXH các huyện, thị xã, các đơn vị sử dụng lao động, người lao
động, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT khi trực tiếp đến BHXH tỉnh
giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, BHYT và các nội dung khác có
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT đều phải
thông qua bộ phận "giao dịch một cửa", không làm việc trực tiếp với các phòng
nghiệp vụ như trước đây. Các phòng nghiệp vụ nhận hồ sơ từ phòng Tiếp nhận
– Quản lý hồ sơ để giải quyết, sau đó giao cho bộ phận "giao dịch một cửa" để
chuyển cho các đơn vị, cá nhân đúng thời gian quy định
2.2.3.Hiệu quả đạt được từ cơ chế “một cửa”
Từ khi áp dụng cơ chế mới, việc giải quyết công việc đạt hiệu quả rất cao
a) Tại BHXH Tỉnh
Sau 3 tháng thực hiện, bộ phận giao dịch "một cửa” của BHXH tỉnh Hà

Tĩnh đã đón tiếp 2.128 lượt người đến giao dịch giải quyết chế độ chính sách,
tiếp nhận 229 hồ sơ chế độ hưu trí, 132 hồ sơ hưởng chế độ ngắn hạn, sửa và
cấp lại 612 thẻ BHYT, ký xác nhận 1.990 sổ BHXH . . .
Tính đến cuối tháng 6/2007, bộ phận "giao dịch một cửa" của BHXH Hà
Tĩnh (thuộc Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ) đã đón tiếp 5.401 lượt người đến
giao dịch giải quyết chế độ. Việc ký xác nhận sổ, hồ sơ thu BHXH, giải quyết
ba chế độ ngắn hạn đối với những đơn vị sử dụng lao động thuộc Phòng Thu
quản lý. Tất cả hồ sơ tiếp nhận đã giải quyết và trả cho khách đúng hẹn, không
để tồn đọng.
Trước đây ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh, việc in danh sách, chi trả lương hưu và
trợ cấp BHXH thường xuyên được thực hiện mỗi tháng một lần vào những
ngày đầu tháng. Những người thụ hưởng phát sinh sau thời điểm đó phải chờ
đến tháng sau mới được cập nhật vào danh sách chi trả, nghĩa là phải mất
khoảng 30 ngày kể từ ngày xác nhận được hồ sơ hợp lệ thì người thụ hưởng
mới được nhận tiền. Nhưng hiện nay, với quy trình "một cửa", BHXH tỉnh Hà
Tĩnh thực hiện in danh sách chi trả thành 2 đợt trong một tháng.
- Đợt 1 được chi trả vào ngày mồng 9 hàng tháng, bao gồm những người
thụ hưởng thường xuyên và các biến động tăng, giảm từ ngày 16 đến cuối cùng
của tháng trước liền kề.
- Đợt 2 được chi trả vào ngày 20 hàng tháng, bao gồm các biến động tăng
mới và nơi khác chuyển đến từ ngày mồng 1 đến ngày 15 trong tháng. Từ quy
trình này, thời gian chờ đợi của người thụ hưởng Được rút ngắn một nửa, hiệu
quả công việc của cán bộ BHXH tăng lên gấp đôi.
Kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2007, BHXH Hà Tĩnh đã chi trả
cho hơn 61,5 nghìn người hưởng chế độ thường xuyên và gần 4,2 nghìn người
hưởng chế độ một lần, lần đầu, mai táng phí với số tiền trên 603 tỷ đồng. Trong
đó, số người được chi trả đợt 2 là 1.917 người, số tiền chi trả trên 8 tỷ đồng.
Đây chính là số lượng người được nhận kết quả sớm hơn từ quy trình "một
cửa"
b) Tại BHXH 12 Huyện, Thị, Thành phố

Việc thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế” một cửa” ở
12 BHXH 1 Huyện, Thị, Thành phố được xem là bước quan trọng, khâu khó
nhất trong quy trình thực hiện cơ chế “một cửa” ở tỉnh, bởi lẽ: ở BHXH cấp
huyện số lượng các bộ công chức trung bình từ 11 đến 13 người, không có các
phòng nghiệp vụ riêng biệt (mỗi lĩnh vực do 1 - 2 cán bộ đảm nhiệm); việc cải
tạo, nâng cấp, bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả ở một số huyện, thị xã còn chưa đạt tiêu chuẩn quy định; số đối tượng
tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT ở cấp huyện lớn (có huyện có trên
100.000 đối tượng với số tiền chi trả trên 10 tỷ đồng).
Trên cơ sở đề xuất phương án và được sự chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH
các huyện, thị xã đã sớm tập trung cải tạo phòng làm việc, bố trí trang thiết
bị…Bước đầu mỗi đơn vị bố trí 2 cán bộ trực tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ.
Các loại hồ sơ thủ tục tiếp nhận tại BHXH cấp huyện chủ yếu gồm các hồ sơ
liên quan đến thu BHXH, BHYT; thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT,
cấp, đổi sổ BHXH, thẻ BHYT, tất cả các chế độ chính sách, hồ sơ di chuyển
của đối tượng hưởng chế độ, hồ sơ đề nghị đi giám định y khoa… Các chế độ
phân cấp cho BHXH cấp huyện được giải quyết theo thời gian quy định chung
của toàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến giải quyết công
việc trong một số lĩnh vực như di chuyển hồ sơ hưởng chế độ, hồ sơ giám định
y khoa nếu cá nhân có nhu cầu trực tiếp làm việc tại BHXH tỉnh thì sau khi tiếp
nhận hồ sơ, BHXH huyện có trách nhiệm xử lý ngay các phần việc được phân
cấp và bàn giao cho đối tượng trực tiếp tại bộ phận “giao dịch một cửa” của
BHXH tỉnh để được giải quyết tiếp; BHXH tỉnh thụ lý hồ sơ và giải quyết
trong buổi. Còn tất cả các khâu nghiệp vụ khác nếu chưa được phân cấp thì cán
bộ BHXH cấp huyện phải chịu trách nhiệm thụ lý và chuyển về BHXH tỉnh
theo quy định.
Hiện nay, BHXH cấp huyện được phân công trực tiếp giải quyết các chế độ
ngắn, chi trả các chế độ thường xuyên, phân cấp thực hiện các nghiệp vụ thu
BHXH cho tất cả các đơn vị tham gia BHXH, BHYT thuộc địa bàn mình quản
lý (trừ các đơn vị trực thuộc TW); giám định và giải quyết thanh toán KCB.

Việc phân cấp đã giảm tải đáng kể lượng khách đến BHXH tỉnh, giảm được
thời gian đi lại cho các đối tượng cũng như cán bộ BHXH. Sau 3 tháng triển
khai, các huyện đã tiếp nhận và giải quyết chế độ cho 2.593 lượt đối tượng.
Đến nay toàn bộ 13 BHXH Huyện, Thị, Thành phố của Hà Tĩnh đã thực hiện
cơ chế mới, từng bước đem lại hiệu quả tích cực.

2.2.4. Một số ưu điểm từ cơ chế “ một cửa”
- Việc giải quyết, bàn giao hồ sơ đã xử lý cho giao dịch một cửa đúng hẹn,
giúp các cá nhân, đơn vị thuận lợi trong quá trình làm việc. Số lần đi lại của họ
cũng ít hơn, tiết kiệm được thời gian.
- Hạn chế tối đa hiện tượng gây khó khăn, nhũng nhiễu, tiêu cực của cán
bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ do không còn sự tiếp xúc giữa
người cần giải quyết chế độ chính sách và cán bộ nghiệp vụ, công khai quy
trình, hồ sơ thủ tục.
- Sau khi xử lý, đã trả tất cả hồ sơ đã giải quyết, không để tồn đọng. Về
hiệu quả xử lý công việc, chúng tôi nhận thấy rằng cán bộ, công chức thuộc các
phòng nghiệp vụ đã chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian giải quyết hồ sơ
do "giao dịch một cửa" bàn giao và có kế hoạch, thời gian hướng dẫn BHXH
các huyện, thị xã, không phải dành thời gian đón tiếp, hướng dẫn khách, tạo sự
chuyên môn hoá cao.
- Các cá nhân, đơn vị đến trực tiếp tại "giao dịch một cửa" đều tỏ thái độ
phấn khởi trước hiệu quả của cải cách hành chính mà BHXH Hà Tĩnh đang
thực hiện, bước đầu tạo được niềm tin trong nhân dân .
- Không chỉ có vậy, áp dụng cơ chế này còn đem lại hiệu quả trong công
tác quản lý. Lãnh đạo BHXH tỉnh có thể thông qua công nghệ thông tin theo
dõi, kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp có hiệu quả các hoạt động, phát sinh của phòng
nghiệp vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức của các phòng đã tin tưởng, phấn khởi và
phát huy hết trách nhiệm của mình trong việc thực thi công vụ và giám sát,
giúp đỡ lẫn nhau. Công việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn và chủ

động về thực hiện kế hoạch công tác của mình, tạo thời gian tiếp cận cơ sở và
hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị xã. Thông qua đánh giá chất lượng
hồ sơ do BHXH các huyện, thị xã nộp tại phòng giao dịch “một cửa”, cán bộ
nghiệp vụ tại BHXH cấp huyện đã nâng cao trách nhiệm trong việc thụ lý hồ
sơ, ý thức cập nhật kịp thời các quy định, các chế độ chính sách.
2.2.5.Một số mặt hạn chế
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm, phẩm chất
đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức nhìn chung chưa đáp ứng yêu
cầu của cơ chế một cửa
- Việc áp dụng cơ chế một dấu dễ dẫn tới tình trạng quá tải tại bộ phận
giao dịch ‘một cửa” sự phối hợp giữa các phòng chức năng còn hạn chế. Chưa
tạo ra được cơ chế trách nhiệm và kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực thi
nhiệm vụ của từng phòng chức năng và toàn cơ quan
- Cán bộ, công chức của các phòng chức năng vẫn tiếp xúc trực tiếp với
đối tượng (đơn vị, người lao động). Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
gây khó khăn cho đối tượng, thậm chí có thể xảy ra các hiện tượng tiêu cực
- Cơ sở vật chất, kỷ thuật, hệ thống CNTT còn hạn chế nên chưa phát huy
hết tác dụng của cơ chế mới.
2.2.6. Một số giải pháp khắc phục các hạn chế
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, những giải pháp cần phải
thực hiện mà BHXH tỉnh đưa ra là:
- Thứ nhất, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa và
tầm quan trọng của cơ chế “một cửa” trong việc thực hiện chế độ chính sách
cho người tham gia và hưởng BHXH, BHYT. Tổ chức đào tạo cán bộ về
chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Giải pháp này nhằm thống
nhất hành động và tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn cơ quan, vì nếu thực hiện
đúng cơ chế này sẽ động chạm trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của từng
phòng chức năng cũng như từng cá nhân trong cơ quan, nhất là khi các thông
tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành và thực thi nhiệm vụ đều phải được
công khai, minh bạch.

- Thứ hai, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức
năng nhằm đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót, mỗi việc chỉ do một
phòng chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa
các phòng chức năng, tránh hiện tượng quá tải ở phòng giao dịch “một cửa”.
- Thứ ba, xây dựng và công khai các quy định, quy trình, thủ tục nhằm làm
minh bạch, thống nhất các thông tin cần thiết liên quan đến việc giải quyết chế
độ chính sách cho người tham gia và hưởng BHXH-BHYT. Lãnh đạo BHXH
phải theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp từng phòng nghiệp vụ theo chức năng
nhiệm vụ được giao phải chỉ ra được các thủ tục, giấy tờ cần thiết khi giải
quyết chế độ chính sách chongười tham gia và hưởng BHXH, BHYT tránh
tình trạng tiêu cực xẩy ra.
- Thứ tư, xây dựng, củng cố hệ thống công nghệ thông tin, mạng LAN
trong cơ quan đảm bảo thực hiện thông suốt cơ chế “một cửa”.
- Thứ năm, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất (trụ sở, phòng làm việc) đảm
bảo đủ điều kiện để bố trí sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện trong quá trình
xử lý công việc của các phòng và giảm được sự đi lại không cần thiết của đơn
vị sử dụng lao động và người lao động.


















KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh đã cho thấy hiệu quả mà cơ chế này mang lại,
bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện một số hạn chế cần phải khắc phục. Hiện nay cơ
chế “một cửa” đã và đang được áp dụng ở nhiều BHXH các Tỉnh, Thành phố
khác trong cả nước theo hướng chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Vì vậy những
thực tế của BHXH Hà Tĩnh sẽ giúp toàn ngành BHXH nói chung và các địa
phương này nói riêng rút kinh nghiệm trong công cuộc cải cách hành chính để
xây dựng một hệ thống BHXH ngày càng hoàn thiện hơn. Tạo ra sự thuận tiện,
nhanh chóng cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, nâng
cao chất lượng dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.







×