Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

nghệ thuật tạo và nắm bắt thời cơ của Đảng ta trong cách mạng tháng tám ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.92 KB, 21 trang )

Thành viên nhóm 2- lớp đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam _3
1. Lê Thị Kim Dung CQ500387
2. Tô Thị Thịnh CQ502474
3. Thái Thị Thảo CQ
Đề tài nhóm 2: phân tích nghệ thuật tạo và
nắm bắt thời cơ của Đảng trong tổng
khởi nghĩa tháng tám năm 1945
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta còn bắt gặp một số khái
niệm khác có ý nghĩa tương tự như “vận hội”, “cơ hội”. Liên quan tới chủ
đề Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đang bàn ở đây, xin được dùng khái
niệm phổ biến và thông dụng nhất là “thời cơ”.
Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải
hội đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan)
mà chúng ta thường gọi là điều kiện chín muồi. Trong lịch sử cận - hiện
đại Việt Nam, các phong trào, các cuộc khởi nghĩa không thành công,
trước hết đều bắt nguồn từ việc chưa hội đủ các điều kiện cần thiết.
Chẳng hạn, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc
dân Đảng vào đầu tháng 2-1930 là một ví dụ điển hình về việc thời cơ
chưa xuất hiện. Khi đó, những người đứng đầu Việt Nam Quốc dân Đảng
đã coi khởi nghĩa như một giải pháp tình thế, như một trò chơi - “không
thành công cũng thành nhân”. Thế hệ cách mạng Việt Nam tiếp theo liền
rút ra bài học: Không được đùa với khởi nghĩa.
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó
xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định. Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể
biết trước được, không thể đoán định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở
chỗ, nó có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể
dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để
đạt tới cái đích của mình.


Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử xem Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ
chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó, đã dự báo thời cơ cho
cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ và những hành
động chớp thời cơ để tiến hành khởi nghĩa thành công như thế nào.
I . Nghệ thuật tạo thời cơ trong cuộc cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945
1. Nghệ thuật tạo thời cơ thông qua sự chuẩn bị về tư tưởng và lực
lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1936
a. Tình hình đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới

* Kinh tế :
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền
kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền
dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn
phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo
dài và cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm
của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả
nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các
nước thuộc địa.
Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày
càng trầm trọng.
*Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành
chính sách hai mặt. Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục,
tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô
vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tư tưởng chống cộng, coi
chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội.
Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo
ở cả thành thị và thôn quê. Bạo lực của chính quyền thực dân đã gây ra
nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng địch vẫn không tạo
được sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngược lại nó chỉ làm ngột

ngạt thêm không khí ở thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những
ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam
tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng
lên.
 Điều kiện vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tư tưởng
mới đang du nhập vào Việt Nam.
Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhưng kể từ sau
thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo
đường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất
phương hướng, một số đi theo đường lối cải lương thì được tán dương
chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đường tiêu cực chống
phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó tư tưởng vô sản của chủ
nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ưu thế. Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản
Việt Nam đầu năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị
đương thời, đã thu hút sự chú ý của đông đảo các giai tầng xã hội.
Sự tuyên truyền chống cộng đã phản tác dụng, vô hình chung lại đề cao
chủng nghĩa Cộng sản. Đó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công - nông ở
Liên Xô đang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức đang
mơ ước chế độ Xô - Viết… Như thế một thời kỳ đấu tranh cách mạng đi
theo xu hướng mới nhất định sẽ bùng nổ.
b. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đường Cách mạng vô sản đã dẫn dắt
nhân dân ta đấu tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở đầu cho những
bước phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống đế quốc phong kiến
những năm 1930 - 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện và tồn tại của các Xô -
Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường
lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy

Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh đạo phong trào dân tộc. Đảng bộ
địa phương được thống nhất về tổ chức, quần chúng công nông được tập
hợp lại, tinh thần đấu tranh của nhân dân tiếp tục được hâm nóng lên và
gây dựng phong trào thành phong trào mới.
Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã chủ động giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn
quốc với 2 lực lượng đông đảo nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm
lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê. Những
cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày 1/5 được tổ
chức thật rầm rộ
Trước khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính
quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan
rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy. Trong tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức
Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động
trong địa phương thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch đã bỏ
trống.
Thuận lợi của cách mạng cả nước chưa có, những việc làm tích cực đó
còn là sự đột phá táo bạo
Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lượng
trong, ngoài nước lúc đó. Nhân cơ hội đó Đảng Cộng Sản Đông Dương
đã ra lời kêu gọi, cả nước dấy lên phong trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết,
chống khủng bố trắng. Nguyễn Ái Quốc và Quốc Tế Cộng Sản rất chú ý
theo dõi và góp ý kiến cho những người cộng sản Đông Dương để bảo vệ
các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Ở các nước Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có
nhiều hoạt động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Còn bọn thực dân phong kiến thì vô cùng hoảng sợ. Chúng cho rằng “Từ
khi nước Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, chưa bao giờ có một nguy
cơ nào đe dọa sự an nguy nội bộ của mình lớn hơn, thực sự hơn” và nó
“Rất trầm trọng… tầm rộng lớn của nó đã làm chúng ta sửng sốt…”.
Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 là minh

chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm kiên
cường, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thường của giai cấp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam trong việc truyền bá tư tưởng, xây dựng lực
lượng cách mạng. Nó khẳng định trong thực tế: Đường lối cách mạng, uy
tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam. Nó
sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách
mạng;góp phần tạo dựng niềm tìn, truyền bá tư tưởng dân chủ, bước đầu
xây dựng lực lượng chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời
cơ đến, đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những
người yêu nước và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập
của tổ quốc.
c. Đấu tranh cho dân sinh dân chủ những năm 1932 – 1936
Những năm sau khi các Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu, phong
trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn do bị tổn
thất nhiều cả về lực lượng, tổ chức, phương thức hoạt động cũng không
còn thích hợp nữa. Thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách khủng bố
trắng đối với tất cả những người yêu nước.
Mặt khác trong những năm 1931 - 1935 địch cũng buộc phải có những
cải cách dân chủ dù rất hạn chế, để củng cố nền thống trị của chúng ở
Đông Dương.
Trong lúc đó, những bộ phận cơ sở Đảng còn lại cũng kiên trì đấu tranh
bảo vệ và xây dựng củng cố lực lượng, gây dựng tổ chức, phát triển
phong trào của mình. Các xứ ủy lâm thời sau nhiều nỗ lực đã được gây
dựng lại ở Bắc Kỳ (1932), ở Nam Kỳ (1933), ở Trung Kỳ (1934), các cơ
sở Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng được xây dựng ở Campuchia và
Lào năm 1934.
Tháng 3/1935, được sự giúp đỡ của Quốc Tế Cộng Sản, những người
cộng sản Đông Dương đã tiến hành cuộc Đại hội Đảng ở Ma Cao, bầu ra
Ban Chấp Hành Trung Ương mới gồm 13 thành viên do đồng chí Hà Huy
Tập làm Tổng Bí thư. Nghị quyết chính trị của Đại hội Đại biểu lần thứ

nhất ngày 27 - 31/3/1935 của Đảng Cộng Sản Đông Dương vạch rõ
“Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản,
cần kíp của Đảng kịp thời”. Như vậy về cơ bản, Đảng Cộng Sản Đông
Dương đã được phục hồi về tổ chức.
Trước đó, từ năm 1932 cùng với nhu cầu dân chủ ngày càng tăng lên
trong xã hội, các hội quần chúng công khai ra đời như hội Tương Tế, hội
Cấy, hội Gặt, hội Thể Thao; các nghiệp đoàn cũng hình thành. Đấu tranh
công khai, hợp pháp đòi dân sinh, dân chủ trong các tầng lớp nhân dân từ
đó cũng dần dần phát triển. Khi hệ thống Đảng Cộng Sản Đông Dương
được phục hồi thì phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng công
nông cũng được dấy lên mạnh mẽ dưới những hình thức ôn hòa như mít -
tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị. Đến năm 1935, bằng sự phục
hồi của Đảng Cộng Sản Đông Dương và các lực lượng yêu nước, phong
trào dân tộc lại sẵn sàng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới.
 Đó là những minh chứng cho sự chuẩn bị về tư tưởng và xây dựng lực
lượng cách mạng nhằm tạo dựng thời cơ cho cuộc tổng khởi nghĩa khi
điều kiện “ chín muồi”.
2. Nghệ thuật tạo thời cơ thông qua sự chuẩn bị về tư tưởng và lực
lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939
Sự chuẩn bị của Đảng trong giai đoạn 1939-1936 được coi như cuộc tổng
diễn tập lần thứ hai cho mục tiêu quan trọng là cuộc tổng khởi nghĩa
tháng 8. Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn này Đảng và Hồ Chủ Tịch
Dã có nhứng chỉ đạo hết sức đúng đắn về mặt dường lối cho cách mạng
Việt Nam .
a.bối cảnh lịch sử
- tình hình thế giới
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 ở các nước thuộc
về hệ thống tư bản chủ nghĩa đã khiến cho mâu thuẫn nội tại của
CNTB ngày càng trở nên sâu sắc , đòng thời làm cho phong trao của
cách mạng quần chúng ngày càng dâng trào

+ chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở một số nơi : phát xít hitle ở Đức và
phái ĩ quan trẻ ở nhật . Chế đọ độc tài phát xít là nền chuyên chính của
những thế lực phản động nhất . tàn bạo nhất và dã man nhất , chúng
tiến hành chiến tranh bành trướng xâm lược ở nhiều nước. Nguy cơ
chủ nghĩa phát xít đe dọa và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng
hòa bình và an ninh thế giới
+ xác định lại kể thù trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động trước mắt lúc này chưa phải chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là
chủ nghĩa phát xít . Vì vậy nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động thế giới lúc này không phải là đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít , bảo vệ dân
chủ hòa bình
- tình hình trong nước
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã tác động một cách sâu
sắc tới mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội
Bọn cầm quyền ra sức bóc lột vơ vét của cải , bóp nghẹt quyền tự do
dân chủ của nhân dân và thi hành chính sách khủng bố , đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân ta và mấu thuẫn giữa nhân dân lao động
và chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít ngày càng trở nên sâu sắc
b. Sự chuẩn bị của Đảng về mặt tue tưởng cũng như lực lượng
trong giai đoạn này cho cuộc tổng khỏi nghĩa tháng tám
Đứng trước những nhận định về tình hình chính trị của các nước và
tình hình trong nước Đảng ta đã chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn bằng
một loạt những thay đổi trong đường lối cụ thể ;
+ chủ trương của Đảng được thể hiện thông qua 4 nghị quyết của bốn
hội nghị ban chấp hành trưng ương Đảng Cộng sản Đông Dương , Hội
nghị lần hai ( tháng 7/1936), hội nghị lần 3(3/1937), hội nghị lần 5
(3/1938)
+ chủ chương đấu tranh đòi quyền dân chủ , dân sinh ; BCHTW xác
định cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền ,

phản đế và điền địa nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta
lúc này tự do , dân chủ , cải thiện đời sống
+về kẻ thù cách mạng : chủ trương đánh đổ bọn phản động thuộc địa
và bè lũ tay sai
+ xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng chống phát xít chống
chiến tranh đế quốc , đòi tự do , dân chủ, cơm áo , hòa bình
+ lực lượng cách mạng : thành lập mặt trện nhân dân phản đế goomd
mọi giai cấp , đảng phái , tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông
+ đoàn kết quốc tế : ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp , ủng hộ chính phủ
mặt trận nhân dân cùng nahu chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít ở
Pháp và bọn phản đọng thuộc địa ở Đông Dương
+ hình thức đấu tranh vừa công khai vừa nửa công khai
 nổi bật trong hoạt động chống chủ nghĩa phát xít trong giai đoạn
này là phong trào Đông Dương đại hội và những hoạt động hết sức
sôi nổi của tổ chức này cụ thể :
Đảng Cộng Sản Đông Dương đã gửi thư ngỏ cho các tổ chức và nhóm
cách mạng ở Đông Dương (4/1936) và thư công khai cho các đồng chí
toàn Đảng (6/1936). Cùng lúc đó, Nguyễn Văn Tạo, một đảng viên hoạt
động công khai viết cuốn “Mặt Trận Bình Dân Pháp và nguyện vọng của
quần chúng Đông Dương”.
Ngày 26/7/1936 Hội nghị Thượng Hải của Ban Chấp Hành Trung Ương.
Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương thành lập “Mặt Trận Nhân Dân
Phản Đế Đông Dương” để chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát
xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Ngày 29/7/1936
(và sau đó ngày 5/8/1936) nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh qua tờ
báo La Lutte đã kêu gọi “Tiến tới một Đại hội Đông Dương”, “Hãy bắt
tay vào Đại hội Đông Dương” để thảo bản dân nguyện của toàn thể nhân
dân Đông Dương. Từ những chỉ đạo và nắm bắt sáng kiến ấy, phong trào
Đại hội Đông Dương đã bùng nổ, mở đầu một cao trào đấu tranh dân chủ
mới ở Việt Nam. Tại Nam Kỳ ngày 13/8/1936 Ủy ban trù bị Đại hội

Đông Dương đầu tiên ra đời ở Hội quán báo Việt Nam (số 78 phố La
Grandier, nay đường Lý Tự Trọng) gồm 19 người (có 3 đại biểu Cộng
sản). Sau đó các Ủy ban hành động được hình thành khắp nơi cả thành
phố, thị xã lẫn nông thôn.
Đến tháng 9/1936, Nam Kỳ đã có hơn 600 Ủy ban hành động. Đông nhất
là ở các thành thị như Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên
Hòa (riêng Sài Gòn - Chợ Lớn có 31 Ủy bn hành động). Các nhà máy xí
nghiệp trường học cũng có Ủy ban hành động, có một phần ba số xã vùng
nông thôn lập Ủy ban hành động. Các Ủy ban hành động tổ chức hội họp,
mít - tinh sôi nổi, truyền đơn, báo chí cũng cổ vũ vận động cho các Ủy
ban hành động hoạt động công khai. Gần một nửa trong số 600 Ủy ban
hành động có trụ sở với những Ủy viên thường trực là những cán bộ cách
mạng hay những người yêu nước.
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ tháng 9/1936 các Ủy ban lâm thời Đại hội Đông
Dương cũng được ra đời ở Hà nội và Huế, sau đó các Ủy ban hành động
hình thành ở các tỉnh xung quanh trong các nhà in, xưởng máy, trong các
giới tiểu thương, phụ nữ, nông thôn… đâu đâu cũng nói đến dân nguyện,
các cơ sở Ủy ban hành động lần lượt ra đời.
Đặc biệt trong giai đoạn này là việc thành lập và hoạt động của mặt trận
dân chủ Đông Dương . Từ năm 1937, theo chủ trương của Đảng Cộng
Sản Đông Dương tận dụng các khả năng công khai hợp pháp, Mặt Trận
Dân Chủ Đông Dương và các tổ chức đoàn thể quần chúng của mặt trận
như Đoàn Thanh Niên Dân Chủ, Hội Cứu Tế Bình Dân, Công Hội, Nông
Hội ra đời. Ở các thành thị và nông thôn lại rất phát triển hội quần chúng
như Ái Hữu, Tương Tế, Thể Thao, Âm Nhạc, Kịch, Du Lịch, Chèo, Hội
Cấy, Hội Gặt. chúng ta có thể thấy hoạt động của quần chúng trong
phong trào này đã gặt hái được những thành tựu về mọi mặt đó là
+Những hoạt động đấu tranh công khai hợp pháp của quần chúng ngày
một sôi nổi với những hình thức phong phú như mít - tinh, biểu tình, biểu
dương lực lượng, bãi công… Ngày 1/5/1938 tại Hà Nội đã có cuộc biểu

dương lực lượng lớn nhất vớ 25.000 người trong khu vực nhà Đấu Xảo để
kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động
+Mặt khác, trong cao trào Dân Chủ những năm 1936 - 1939, đời sống tư
tưởng văn hóa của dân tộc cũng có nhiều thay đổi, phản ánh sự chuyển
biến của đời sống kinh tế - xã hội thuộc địa những năm trước chiến tranh.
Được thể hiện trên hai phương diện sau :
về tư tưởng : cuộc đấu tranh cho những quan điểm duy vật và tư tưởng
yêu nước - cách mạng, vẫn được duy trì đẩy mạnh theo đà phát triển của
những năm 1933 - 1935. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh của bọn Trốt - kít
vào chủ nghĩa Trotxky, Nguyển Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông
Dương đã sớm vạch mặt những kẻ giả danh cách mạng, bọn này thường
hô hào quần chúng “đẩy mạnh cách mạng” nhưng thực tế là để chống lại
cách mạng.
 Văn hóa văn nghệ là lĩnh vực có nhiều nét phát triển mới, thể hiện rõ
nhất những đổi thay trong đời sống tinh thần của đời sống xã hội. Sách
chính trị lần đầu tiên được công khai xuất bản. trong lúc đó dòng văn học
Hiện thực phê phán cũng bước vào thời kỳ sinh sôi nảy nở lấn lướt cả
dòng văn học lãng mạng đang đi vào phân hóa.
Cao trào đấu tranh dân chủ công khai những năm1936 - 1939 là một cao
trào của quần chúng hiếm có ở xứ thuộc địa. Với cao trào này, lực lượng
đấu tranh của dân tộc được hình thành từ thời kỳ 1930 - 1931, gây dựng
hồi phục lại những năm 1932 - 1935 nay được củng cố bổ sung thành một
đạo quân hùng hậu hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị với nhiều
tầng lớp giai cấp khác nhau. Tận dụng mọi khả năng điều kiện thế giới,
và trình hình trong nước những năm trước chiến tranh để đưa cả dân tộc
và một cuộc vận động cách mạng, với nhiều hình thức hoạt động phong
phú, sôi nổi. Đó là thành công lớn, bài học quý báu từ thực tến đấu tranh
những năm 1936 - 1939 là hành trang của Đảng Cộng Sản Đông Dương
và tất cả những người yêu nước Việt Nam đem theo trong quá trình đấu
tranh cho tự do độc lập

3 Sự chuẩn bị của Đảng về mặt lực lượng và tư tưởng trong giai đoạn
1939-1945
3.1 Bối cảnh lịch sử
a.thế giới
-ngày 1/9/1939 chiến tránh thế giới thứ 2 bùng nổ tác động sấu sắc tới
tình hình thế giới cũng như trong nước
-pháp tham gia vào cuộc chiến
-6/1940 Đức tấn công pháp => pháp đầu hàng phatxit ở chính quốc
-6/1941 phátxít Đức tấn công Liên Xô=>tính chất chiến tranh đế quốc
trước đây chuyển thành chiến tranh giữa lực lượng dân chủ và lực lượng
phátxit
b. Trong nước
-Đế quốc Pháp tham chiến và đặt Đông Dương trong tình trạng chiến
tranh =>Một loạt các chính sách thời chiến đã được thi hành ở Đông
Dương với mục đích vơ vét nguồn nhân lực vật lực phục vụ cho chiến
tranh của nước Pháp
-Phong tào cách mạng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo bị đàn áp ráo riết =>
Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật một
cahs an toàn và bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lước cách mạng cho
phù hợp với tình hình mới
-22/9/1940 phát xít Nhật tiến vào Việt Nam( tiến vào Lạng Sơn sau đó đổ
bộ vào Hải Phòng) . ngày 23/9/1940 pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật
=>kẻ thù của nhân dân mất nước VN lúc này không còn chỉ có thực dân
pháp mà lúc bấy giờ là đế quốc , phát xít Pháp Nhật
3.2 chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và những chuẩn bị của Đảng ta
cho tổng khởi nghĩa toàn dân 1945
a. Nội dung chính chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
nhận thức được sự thay đỏi tình hình trong nưosc cũng như quốc tế Đản
ta đã đưa ra những thay đổi cơ bản trong đường lối của mình nhằm phù
hợp với bối cạnh và tạo điều kiện cho công tác chuần bị mọi măt sẵn sang

để thực hiện tổng khởi nghĩa khi “thời cơ” thực sự chín muồi
Qua các hội nghị lần thứ 6(11/1939),lần thứ 7(11/1940), lần thứ
8(8/1941) Ban chấp hàn trung ương đảng đua ra các chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược
+Đưa nhiệm vụ giả phóng dân tộc lên hàng đầu
Chủ trương này được thể hiện trong các văn kiện chủ yếu : thông cáo của
Đảng ngày 29/9/1939, nghị quyêt trung ương 6,7,8
Các nghị quyết này đã giả quyết các vấn đề có ý nghĩa chiến lươc
Thứ1. Trong mối quan hệ dân tộc và gia cấp , đây là một vấn đề quan
trọng liên quan tới việc thành bại của cách mạng ,vấn đề này nếu được
giả quyết một cách đúng đắn và khoa học thì sễ tạo được đông lức cho
cách mạng phát triêng và giúp cho cách mạng xác định đúng dắn mục tiêu
.Với kinh nghiêm và thực tiến lãnh đạo cách mạng và với sự nhạy bến
sáng tạo của mình Đảng đã xác định rõ mối quan hệ này trong Nghị
Quyết trung ương đảng 8 chỉ rõ “trong lúc này nếu không giả quyết được
vấn đề dân tộc giả phóng dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn
chịu mã kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận gia cấp đến vạn năm
cũng không đòi được”
=>trong mối quan hệ dân tộc giai cấp đảng đưa lợi ích dân tộc lên hàng
đầu
Thứ2. Quan hệ dân tộc _dân chủ (chống đế quốc _chống phong kiến
Trong vấn đề này Đảng chỉ rõ : đây là 2 nội dung chủ yếu ,2 nhiệm vụ
chủ yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách mạng giả phonh\gs dân
tộc dân chủ, tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh cần phải tập trung vào
nhiệ vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc
=>Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc _dân chủ Đảng ta đã đưa
nhiêm vụ dân tộc lên hàng đầu còn nhiệm vụ dân chủ được rải ra nhằm
phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc
Thứ3. Quan hệ dân tộc và quốc tế
Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương

+Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh
=>đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân
tộc
+Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang nhiệm vụ trọng tâm
của Đảng và nhân dân ta
=>để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải ra ssuwc phát
triển lục lượng trên tất cả mọi mătk chính trị vũ tráng có như thế mới có
thể đảm bảo một cơ sở vũng chác cho việc thành công cách mạng khi có
điều kiện nắm bắt thời cơ
b.Những bước chẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân diễn ra
khi thời cơ tới
+về đường lối tư tưởng
Như đã phân tích ở trên nhận thấy ở trên khi tình trong nước và quốc tế
có nhiều thay đổi Đảng nhanh chóng thay đổi đường lối của mình cho
phù hợp và tạo điều kiện xúc tiến và đẩy mạnh cho cách mạng phát triền
và xác định rõ ràng mục tiêu đích thực quan trong của cách mạng VN tạo
điều kiện tiền đề cơ bản cho một cuộc tổng khới nghĩa toàn dân
+về chính trị ,tổ chức
Thành lập mặt trận thống nhất Việt Minh để tập hợp lực lượng đông đảo
trong cả nước, để vận động thu hút mọi người dân yêu nước Tích cực
xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng đẩy nhanh việc phát triển
lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng .Việt Minh
lan tỏa khắp nông thôn thành thị ,có hệ thống từ trung ương đến cơ sở
,một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và đã tham gia làm thành viên
của mặt trận Việt Minh=> lực lượng qchinhs trị quần chúng ngày càng
trở nên đông đảo =>chính trị và tổ chức đã được chuẩn bị tương đối mạnh
để có thể săn sàng cho việc lãnh đạo chỉ huy một cuộc tổng khời nghĩa
lịch sử
+về vũ trang
Vũ trang cho quần chúng cách mạng từng bước xây dựng tổ chức lực

lượng vũ trang nhân dân . nhận thấy rằng với tình hình và lực lượng vũ
trang trong nước còn tương đối yếu thì việc thực hiện một cuốc tổng khởi
nghĩa lúc này không hề có lợi cho ta và có thể sẽ phải chịu mất mát sẽ là
rất lớn . Từ đó đảng quyết định việc thành lập các đội du kích nhỏ bí mật
, lập các chiến khu căn cứ địa và lấy Bắc Sơn Vúng Nhai làm trung
tâm.Các đội du kích nhỏ hoạt động phân tán dùng hình thức vũ trang vừa
chiến đấu chống địch bảo vệ nhân dân vùa phát triển cơ sở cách mạng
tiến tới thành lập các khu căn cứ cách mạng.
 Nêu lên phương pháp giành chính quyền `: khởi nghĩa từng phần
giành chính quyền từng địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa dành
chính quyền trong toàn quốc bằng lực lượng chính trị của quần
chúng
 Qua các hoạt đông vũ trang này ta có thể nhận thấy Đảng chủ
trương xây dụng một lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh lớn
về quy mô có kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt đông qua quá trình
đánh địch nhỏ lẻ và ngoài ra tiêu diệt nhỏ lẻ từng phần làm tiêu hao
lược lượng địch và đánh vào tâm lý bon chúng để có thể tiến tới
một cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quền trên toàn lãnh thổ Việt
Nam
II). Sự nắm bắt thời cơ kịp thời của Đảng và nhà nước ta
trong cuộc cách mạng tháng tám
2.1 sự dự báo chuản xác tình hình cách mạng trong nước cũng như
thế giới của Đảng .
Đứng trước tình hình chính trị thé giới có nhiều bến động , tuy nhiên
trong lúc này chúng ta có thề thấy được khả năng dự báo một cách chuẩn
xác về tình hình cách mạng của Đảng và Hồ Chủ tịch để chủ động trong
việc xây dựng đường lối cũng như kế hoạch cụ thể cho cách mạng nước
nhà, kịp thời nắm bắt thời cơ một cách chuẩn xác , cụ thể :
Đến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan
rộng khắp châu Âu. thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt phong trào

cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, đồng thời ban bố lệnh tổng động
viên, ra sức bắt người, cướp của tại chỗ để cung cấp cho chiến tranh
đế quốc của chúng. Chiến tranh đã đặt đát nước ta trong tình hình
mới. Chính sách vơ vét, cướp bóc và chính sách khủng bố phát xít
của đế quốc trong chiến tranh sẽ đẩy mau tốc độ cách mạng hoá
nhân dân, đẩy mau tình thế tới một thời điểm mà giai cấp thống trị
không thể thống trị như cũ, và giai cấp bị trị cũng không thể sống
như cũ được nữa. Chiến tranh đã đặt nhiệm vụ đánh đổ chính quyền
của đế quốc và tay sai thành nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách
mạng. Đấu tranh hợp pháp giành chính quyền dân chủ, dân sinh
không còn khả năng mà cũng không phải là mục tiêu trực tiếp của
cách mạng lúc ấy nữa.
 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại
Đình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị vạch rõ nguy cơ của các dân tộc
Đông Dương bị một cổ hai tròn. Đông Dương bị hai bọn đế quốc
phát xít Nhật - Pháp dày xéo, kẻ thù chính của nhân dân Đông
Dương lúc này là đế quốc phát xít Nhật - Pháp Hội nghị nhận định
về thời cơ của cách mạng Việt Nam: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ
nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh
đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy
quyền tự do độc lập
Hội nghị quyết định duy trì lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn, đơn vị tập trung đầu tiên của lực lượng vũ trang cách
mạng do Đảng ta lãnh đạo, làm nòng cốt cho việc xây dựng cơ sở
chính trị và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Năm 1940, phát-xít Đức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi
vào tay quân Đức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn,
hai đế quốc Nhật - Pháp tranh nhau miếng mồi Đông Dương. Phân tích về
diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Đồng minh, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ

và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách
mạng sắp xuất hiện
 Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-
1941) đánh giá, tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ có những biến
chuyển theo chiều hướng Liên Xô và các nước Đồng minh sẽ chiến thắng
chủ nghĩa phát-xít, chính quyền của phát-xít Nhật lung lay, đổ nát; nhân
dân ta bị bọn thực dân, phát-xít xô đẩy vào thảm họa diệt vong, sẽ bước
vào đường khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa.
Hội nghị nhận định: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân
tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.
Hội ngị cũng chỉ rõ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm
của Đảng và dân ta trong giai đoạn hiện tại. Căn cứ vào khởi nghĩa
của Xô viết Nghệ tĩnh và khởi nghĩa của các cuộc khởi nghĩa ở Bắc
Sơn, Nam Kỳ, Hội nghị nhận định khi thời cơ đến “với lực lượng
sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng
địa phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một
cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.
Tháng 12-1941 Trung ương ra thông cáo về “Cuộc chiến tranh Thái
Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng” vạch rõ khi quân đồng
minh kéo vào đất ta tới đâu thì nơi đó nổi cậy lập chính quyền cách mạng
lâm thời của địa phương rồi nhân danh chính quyền đó giao tiếp với họ.
Như vậy chúng ta có thể thấy Nhận định của Đảng dựa trên cơ sở
phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin một
cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy
bén của Đảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng
cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh;
tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải
phóng dân tộc. Tuy nhiên, tầm vóc tư duy chiến lược của Đảng ta và Chủ

tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách
mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để
thúc đẩy tiến trình cách mạng.
2.2 Đảng ta đã chọn đúng thời điểm để tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa
tháng tám năm 1945
Ngày 9-3-1945, phát-xít Nhật đảo chính Pháp, kéo theo đó là tình trạng
khủng hoảng chính trị ở Việt Nam. Ngay lập tức Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã họp và đưa ra những nhận định khách quan về thời cơ khởi
nghĩa đang đến rất gần: "Những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện
khởi nghĩa mau chín muồi"; và ra Chỉ thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta"(12-3-1945). Đảng quyết định phát động cao trào
chống Nhật cứu nước. Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở
Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều
kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những
tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới.
Đến tháng 7-1945, phát-xít Đức, Ý đã bại trận trên chiến trường châu Âu.
Ở châu Á, phát-xít Nhật đang trên đường thất bại và sụp đổ. Dù đang bị
ốm giữa rừng Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho các đồng
chí: "Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"(1).
Các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn
biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một
triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai
quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945,
Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện
đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa
Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh
và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và
thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh. Đúng giữa trưa ngày 15-8-
1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng

phát thanh của Nhật Bản
Khi phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh (13-8-1945), Đảng ta khẳng định,
tình thế cách mạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc ngàn
năm có một: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Cả dân tộc
theo tiếng gọi của Người, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, chỉ trong chưa đầy
nửa tháng, các địa phương trong cả nước đã giành thắng lợi.
 Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô
cùng sáng suốt, bởi vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào,
lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lừng
chừng. Đây cũng là thời điểm mà Phát xít Nhật hoang mang; Chính
phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta;
quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam song chưa có lực
lượng Đó là việc lựa chọn thờì điểm tiến hành phát động tổng khởi
nghĩa một cách chính xác.
Không chỉ việc lựa chọn thời cơ phát động tổng khởi nghĩa một cách
chuẩn xác. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đúng thời cơ để
tiến hành tổng khởi nghĩa tháng tám .
Nếu như cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra sớm hơn, trước ngày 15-8-1945 khi
mà Nhật Hoàng chưa tuyên bố đầu hàng thì sẽ gặp vô vàn khó khăn. Phát
xít Nhật tuy suy yếu nhưng chúng còn đủ lực lượng để chống lại cách
mạng một cách quyết liệt, và như vậy cuộc khởi nghĩa chắc chắn sẽ
không thể dễ dàng thành công trong cả nước một cách nhanh chóng.
Mặt khác nếu cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra muộn hơn khi quân Anh, quân
Tưởng đã vào đất nước ta, khi mà thực dân Pháp đã phục hồi lại lực
lượng, và viện binh của chúng từ Pháp sang xâm lược lại nước ta một lần
nữa, và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đã tiếp xúc được với bọn đế
quốc thì thời cơ thuận lợi nhất sẽ trôi qua, quân ta sẽ mất đi thế chủ động
và gặp nhiều khó khăn khác
Đảng ta đã nắm vững những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thời

cơ cách mạng, phải bám sát tình hình, nhạy bén trước thời cuộc, để dự
kiến chính xác, biết phải làm gì và làm như thế nào, nhất là phải ra sức
chuẩn bị thực lực từ trước để một khi thời cơ đến có thể tung ra mà giành
lấy thắng lợi. Chọn đúng thời cơ là một khoa học, là một nghệ thuật, nhờ
thế sức mạnh của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, ít đổ máu và
thành công triệt để.Có thể khẳng định, thành công lớn nhất của nghệ thuật
khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám: Đảng ta đã chọn đúng thời cơ
"nổ ra đúng lúc". Đó là lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền nam và
200 nghìn quân Tưởng chưa vào miền bắc để giải giáp quân Nhật; cũng là
lúc quân Nhật bại trận mất tinh thần, ngồi chờ Đồng minh đến tước vũ
khí; ngụy quyền tay sai bỏ trốn hoặc đầu hàng chính quyền cách mạng.
Chọn đúng thời cơ là một khoa học, là một nghệ thuật, nhờ thế sức mạnh
của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, không đổ máu và thành công
triệt để.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động,
như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai.
Ngày 30-8, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một
nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Trên đống đổ nát đó,
chúng ta bắt tay xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ bằng việc công bố
trước quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới bản Tuyên ngôn Độc lập
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, ngày 2-9-
1945. Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-
9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên
đất nước ta.
Có thể nói cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại thành công là một minh
chứng hùng hồn về nghệ thuật quân sự và tinh thần đại đoàn kết toàn dân
tộc của Việt Nam ta , có thể thấy rằng có rất nhiều quốc gia khác vào

cùng thời điểm đó như Lào , Camphuchia cũng có chung những điều kiện
thuận lợi như Việt Nam ta nhưng không dành được thắng lợi một cách
triệt để . Điều dó càng minh chứng hùng hồn hơn nữa cho thành công của
cuộc cách mạng tháng tám của dân tộc ta.
Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Đảng ta, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định
đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp
thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
Đây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa
và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành
thắng lợi.
III) Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ cuộc cách mạng tháng 8
trong thời kì đổi mới
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tuy chỉ diễn ra trong một thời gian
ngắn nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng và nhân dân ta
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến lược độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội, xây dựng đất nước vững mạnh theo mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là ở những mặt sau:
1. về vai trò lãnh đạo của Đảng
Là một Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, ngay sau khi ra đời, căn cứ
vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng ta đã sớm đề ra đường lối cách
mạng với việc gương cao hai ngọn cờ dân tộc và dân chủ để có thể tập
hợp lực lượng của toàn dân tộc thực hiện cho kỳ được mục tiêu của cách
mạng là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do thật sự cho nhân dân.
Mặc dù trải qua những thăng trầm, chịu tổn thất nặng nề do sự đàn áp,
khủng bố khốc liệt của kẻ thù, nhưng Đảng ta vẫn kiên định con đường
đã vạch ra, phát động quần chúng nhân dân, từng bước chuẩn bị lực
lượng, dự kiến các bước phát triển của phong trào, đưa ra những hình
thức đấu tranh phù hợp, tiến hành khởi nghĩa từng phần và khi thời cơ lớn

xuất hiện thì kiên quyết và kịp thời lãnh đạo nhân dân nhất tề đứng lên
tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chứng tỏ
vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng. Vào thời điểm trước khi Tổng khởi
nghĩa, số lượng đảng viên của Đảng chỉ có vài nghìn người, nếu tính theo
tỷ lệ dân số cả nước thì con số đó quả là ít ỏi. Vậy vấn đề đặt ra là vì sao
Đảng lúc đó chỉ có ít đảng viên như vậy lại có thể lãnh đạo toàn thể nhân
dân đứng lên giành chính quyền? Câu trả lời là Đảng đã thực sự trở thành
đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thông qua
đường lối, chủ trương rõ ràng, đúng đắn, xuất phát từ thực tế tình hình, và
mọi hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích đem lại độc lập, tự do cho
dân tộc và quyền lợi thiết thực, cụ thể cho mỗi người dân. Nhân dân coi
Đảng và các tổ chức, đoàn thể của Đảng là đại diện thực sự cho quyền lợi
của họ nên khi Đảng phát động cuộc Tổng khởi nghĩa, toàn dân đã nhất tề
hưởng ứng.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng
vẫn đóng vai trò quyết định sự đi lên, phát triển của đất nước thông qua
sự lãnh đạo bằng các đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo. Tuy
nhiên, trong bối cảnh tình hình đã có nhiều sự biến chuyển khác xa so với
thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945, khi đất nước đã có sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, mọi mặt đời
sống đã hội nhập sâu với thế giới, xu thế toàn cầu hoá đóng vai trò chủ
đạo, thì các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng cần có sự
điều chỉnh phù hợp để vừa tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo củaĐảng, vừa
nhận được sự đồng thuận caocủa toàn dân trong các vấn đề trọng đại của
đất nước.
Cách mạng là đổi mới, là sáng tạo. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã
thực sự làm đổi thay cơ bản cơ cấu xã hội Việt Nam vốn đã tồn tại hàng
thế kỷ, đưa đến một sự đổi đời cho dân tộc và cho mỗi người dân. Tinh
thần và bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 về vai trò và sự

lãnh đạo của Đảng đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải luôn đổi mới
và sáng tạo trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới và xứng đáng với vai trò lãnh đạo quyết định, không thể
thay thế của Đảng trong sự phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam.
2. xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân , do dân và vì dân
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là cuộc Tổng khởi nghĩa lớn
nhất, sớm giành được thắng lợi triệt để nhất trong lịch sử dân tộc, do toàn
dân tiến hành. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đúng và đầy đủ về sức mạnh vô địch của
đông đảo nhân dân. Chính vì thế, Đảng ta đã sớm đề ra đường lối chiến
lược, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ, đáp ứng đúng
nguyện vọng của đại đa số nhân dân là độc lập, tự do, người cày có ruộng
nên đã thu hút, huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia cách
mạng.
Sau cách mạng tháng tám thành công chính quyền còn hết sức non trẻ việ
xây dựng bộ máy chính quyền sau cách mạng tháng tám cũng để lại nhiều
bài hoạc quý báu trong công cuộc xây dựng đát nước ta ngày nay.
Những điểm mạnh, yếu của chính quyền dân chủ nhân dân về mặt tổ chức
bộ máy, nhân sự, về trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ, nhân viên
chính quyền, được hình thành và xây dựng từ sau Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể, thẳng
thắn, có cả tính cảnh báo, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, việc xây dựng một chính
quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân luôn là tiêu
chí, là mục đích để chúng ta phấn đấu. Chính quyền có mạnh, hoạt động
có hiệu quả, ắt phải dựa vào dân. Quần chúng nhân dân là một lực lượng
to lớn, sáng suốt, có sức mạnh vô song. Chính quyền phải tiêu biểu cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, phải thực sự làm theo khẩu hiệu "Dân
biết - dân bàn - dân kiểm tra và dân được hưởng", như thế mới đạt tới ý
nghĩa đầy đủ của cụm từ "lấy dân làm gốc".

Một trong những biểu hiện dễ thấy của một chính quyền có thực sự là đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng hay không là ở
chỗ chính quyền đó có lắng nghe phản biện của các tầng lớp nhân dân về
các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội thiết thân đối với cuộc sống của người
dân hay không. Nếu chính quyền và người dân đạt được sự đồng thuận
cao (chứ không phải đồng ý), thì chính quyền đó sẽ được người dân tin
tưởng, ủng hộ và bảo vệ. Bài học của Cách mạng Tháng Tám khi mà
Chính phủ lâm thời, ngay sau ngày thành lập, đã đưa ra 6 vấn đề cấp bách
cần phải giải quyết, đã đưa ra và khái quát nhiệm vụ cấp bách của chính
phủ là phải chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, được
toàn thể nhân dân đồng tình và hưởng ứng, là một ví dụ, một minh chứng
tiêu biểu của một chính quyền của dân.
3. Vượt qua khó khăm thách thức , tận dụng thời cơ đưa đất nước
tiến lên
Thực tế lịch sử lúc đó, vào tháng 8-1945, khi mà điều kiện khách quan
nhìn chung thuận lợi như nhau, nhưng chỉ có Việt Nam làm cách
mạng thành công; In-đô-nê-xi-a, Lào cũng có kết quả nhưng ở mức
thấp hơn, còn hầu hết các nước khác trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, cụ thể là ở Đông Nam Á, không thể đứng lên làm cách
mạng, giành chính quyền. Đành rằng điều kiện, hoàn cảnh ở mỗi quốc
gia một khác, nhưng điều muốn nói ở đây là vấn đề chớp thời cơ, tận
dụng thời cơ để tiến hành khởi nghĩa ở Việt Nam là một điển hình
thành công. Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã biết kết hợp điều kiện
khách quan từ bên ngoài thuận lợi với điều kiện chủ quan trong nước
đã được chuẩn bị kỹ càng trong một thời gian dài, với bao khó khăn
gian khổ, hy sinh, để lãnh đạo toàn dân đứng lên giành chính quyền.
Từ trong khó khăn thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua đó,
Đảng ta đã nhận thấy đó cũng chính là cơ hội để đổi mới, để tiến lên
cũng như trong Cách mạng Tháng Tám, nhân dân tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, Đảng tin vào sức mạnh vô địch, lòng yêu nước của nhân

dân đã được thử thách trong đấu tranh cách mạng giành chính quyền
và kháng chiến chống xâm lược, cùng quyết tâm vượt qua khó khăn,
biến thách thức thành cơ hội để phát triển.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ năm 1997 - 1998 và
2008 - 2009 ở khu vực, cũng như trên phạm vi thế giới, đã ảnh hưởng
không nhỏ đến Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng là một trong số ít
nước đã vượt qua một cách thành công, ít chịu tác động tiêu cực kéo
dài của khủng hoảng. Đó cũng là một minh chứng cho bài học Đảng
và nhân dân ta biết cách vượt qua khó khăn, thử thách, tận dụng cơ hội
và thời cơ, được khởi nguồn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngày nay đứng trước nhứng cơ hội và thách thức vô cùng to lớn khi
sự hội nhập kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giói ngày càng trở nên sâu
rộng đất nước ta sẽ đứng trước những lựa chọn mang tịnh quyết định
cho vận mệnh của quốc gia. Việc đánh giá và nhận định đúng thời có
và nắm bắt đúng thời cơ là một điều vô cúng quan trọng để thay đổi vị
trí của đất nước ta trên đấu trường khu vực tạo tiếng vang cho đất
nước và dân tộc như lời dặn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và phát huy
hơn nữa truyền thống cách mạng vẻ vang của cha ông ta.

×