Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 1 – Sáng kiến cực hay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.18 KB, 3 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 1 – Sáng kiến cực hay

Tên đề tài:
Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý
để học tốt môn tập làm văn
Giáo viên: Ngô Thị MInh Cầm
Trường tiểu học Cát Linh
Đống đa – Hà Nội
Hà Nội – 2004
A- phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước. Đại hội đảng lần
thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH. “Giáo
dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Cải tiến chất lượng dạy và học
để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất
nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Theo định hướng đó thì bậc tiểu học
là nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
và cung cấp cho trẻ những trí thức cân thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm
vụ rất qua trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không
biết nói gì? viết gì? Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành một
thói quen chuẩn bị làm tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát
tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn.
Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của
giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế.
Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển
toàn diện; nâng cao năng lựcc sư phạm cho bản thân, tôi đã chọn đề tài:
“Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý cho tập làm văn”.
II. Mục đích nghiên cứu


Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ quan sát tìm ý
chô bài tập làm văn hiện nay, người viết có một số đề xuất về việc hướng dẫn học
sinh biết quan sát tìm ý một cách tích cực có hiệu quả tiến tới học sinh có khả
năng nói và viết tốt hơn.
III. Đối tượng nghiên cứu
-Chương trình môn tập làm văn
-Phương pháp dạy môn tập làm văn
-Cách tổ chức học sinh quan sát, tìm ý
-Giáo vên và học sinh lớp 5 Trường Tiểu Học Cát Linh.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu tài liệu
-Đọc tài liệu sách tham khảo
2. Khảo sát thực tế
-Dự giờ thăm lớp
-Khảo sát tình hình thực tế
3. So sánh đối chiếu
4. Phương pháp thực hành
V-Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004
B- Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận
1. Vị trí, nhiệm vụ của môn tập làm văn
Môn tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh sản sinh ra các ngôn bản và
viết. Tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độ văn
hoá của học sinh. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày
kết quả đích thực của việc học Tiếng Việt.
2. Tiết dạy quan sát và tìm ý là tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là
một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả. Trên cơ sở có sự thu
nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình, học sinh mới bắt tay vào
làm bài. Khi quan sát học huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc

giúp cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả được
hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.
Tiết học này mở đầu một quy trình dạy một kiểu bài . thông qua giải quyết một bài
cụ thể luyện cho học sinh hai kỹ năng:
- Tìm tư liệu cho đề bài để chuẩn bị tập làm văn.
- Cung cấp hiểu biết chung nhất mang tính lý thuyết về kiểu bài , loại bài.
3. Cơ sở tâm lý và cơ sở ngôn ngữ
* ở lứa tuổi lớp 5 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh,…
* Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật
xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá về t/c các

×