Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

NGHIÊN cứu NHÂN GIỐNG cây TÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1. Mục tiêu khoa học 1
2.2. Mục tiêu thực tiễn 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Tổng quan về cây lá kim 3
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 3
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 7
1.2. Tổng quan về cây Tùng Yên Tử 12
1.2.1. Tên cây Tùng trên các tài liệu hiện có 12
1.2.2. Thực trạng Tùng Yên Tử 13
1.2.3. Đặc điểm phân bố và hình thái 15
1.3. Tổng quan vấn đề nhân giống vô tính 18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom 19
1.4.1. Các nhân tố bên trong 19
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài 22
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu 26
1.5.1.Vị trí địa lý, địa hình, địa thế 26
1.5.2. Khí hậu, thủy văn 27
1.5.3. Đặc điểm đa dạng sinh học khu rừng Yên Tử 29
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Nội dung nghiên cứu 30


2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 30
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 35
i
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom 36
3.1.1 Ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom 36
3.1.2. Ảnh hưởng của KTST ABT đến khả năng ra rễ của hom 40
3.1.3. Ảnh hưởng của KTST NAA đến khả năng ra rễ của hom 44
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ của hom Tùng Yên Tử 47
3.2.1. Kết quả về tỷ lệ sống của hom: 47
3.2.2. Kết quả về số rễ và chiều dài rễ 48
3.3. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến khả năng ra rễ của hom 51
3.3.1. Kết quả tỷ lệ sống của hom 52
3.3.2. Kết quả về số rễ và chiều dài rễ 53
3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống của hom Tùng Yên Tử 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
1. Kết luận 58
2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTN : Công thức thí nghiệm
KTST : Kích thích sinh trưởng
TN : Thí nghiệm
IBA : Indol butiric acid
IAA : Indol acetic acid
IPA : Indol propionic acid

NAA : Napthalen acetic acid
2,4-D : 2,4-dicholorophenoxy acetic acid
TB : Trung bình
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các loài cây lá kim bản địa của Việt Nam so với thế giới 8
Biểu 01: Bảng theo dõi hom sống trong quá trình thí nghiệm 35
Bảng 2: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom sau 60
ngày 35
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thuốc KTST IBA đến tỷ lệ sống của hom 37
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của KTST IBA đến ra rễ của hom 38
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của cây hom khi sử dụng thuốc KTST ABT 41
Bảng 3.4 : Ảnh hưởng của ABT đến khả năng ra rễ của hom 42
Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của KTST NAA đến tỷ lệ sống của hom 44
Bảng 3.6 : Ảnh hưởng của KTST NAA đến khả năng ra rễ của hom 45
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của KTST IBA, ABT, NAA đến ra rễ của hom Tùng Yên Tử 46
Bảng 3.8:Thời vụ giâm hom ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom 47
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ của hom 49
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến tỷ lệ sống của hom 52
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến tỷ lệ ra rễ của hom Tùng Yên Tử 53
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Tùng Yên Tử 55
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ sống của hom Tùng Yên Tử khi sử dụng KTST IBA 37
Hình 3.2: Ảnh hưởng của KTST IBA đến số rễ của hom Tùng Yên Tử 39
Hình 3.3: Ảnh hưởng của KTST IBA đến chiều dài rễ hom Tùng Yên Tử 39
Hình 3.4: Tỷ lệ sống của hom khi sử dụng KTST ABT sau 60 ngày 41
Hình 3.5: Ảnh hưởng của KTST ABT đến khả năng ra rễ của hom 42
Hình 3.6: Ảnh hưởng của KTST NAA đến tỷ lệ sống 44
Hình 3.7: Ảnh hưởng của KTST NAA đến khả năng ra rễ của hom 46

Hình 3.8: Thời vụ giâm hom ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của hom 48
Hình 3.9: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom tới khả năng ra rễ của hom 50
Hình 3.10: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom tới tỷ lệ sống của hom 52
Hình 3.11: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ của hom 54
Hình 3.12: Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây 56
v
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 01: Hạt Tùng Yên Tử 17
Ảnh 02: Hoa Tùng Yên Tử 17
Ảnh 03: Cây Tùng Yên Tử 8 tuổi để lấy hom giâm 32
Ảnh 04: Hom Tùng Yên Tử được lấy từ cây mẹ 33
Ảnh 05: Chọn và cắt hom Tùng 33
Yên Tử 33
Ảnh 06: Xử lý hom Tùng Yên Tử trước khi giâm 33
Ảnh 07: Hom Tùng Yên Tử được giâm bằng KTST IBA 40
Ảnh 08: Ra rễ của hom Tùng Yên Tử khi sử dụng KTST ABT 43
Ảnh 09 : Hom Tùng Yên Tử ra rễ vào mùa Xuân 51
Ảnh 10 : Hom Tùng Yên Tử ra rễ 55
Ảnh 11: Cấy hom Tùng Yên Tử vào bầu 57
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích danh thắng Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công thành phố Uông
Bí, là một trong những danh sơn nổi tiếng trong cả nước. Khu di tích thắng
cảnh Yên Tử đã có trên 700 năm tuổi, là thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất của cả
nước, Yên Tử không chỉ là khu di tích lịch sử văn hóa mà còn là một danh
thắng cảnh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hàng năm thu hút hàng triệu
lượt khách thăm quan. Cùng với các hệ thống chùa, am, tháp là những thảm
thực vật đa dạng về sinh học đã tạo nên một Yên Tử có giá trị về văn hóa lịch
sử và nghiên cứu khoa học. Có nhiều loài cây đặc trưng cho Rừng Quốc gia

Yên Tử, cho Thiền phái Trúc Lâm gắn với danh sơn này, một trong những
loài cây nổi bật nhất của danh sơn Yên Tử là cây Tùng (Dacrydium elatum
Wall. Ex Hook), những cây Tùng nơi đây đã có hàng trăm năm tuổi. Nói đến
Yên Tử không thể không nhắc đến đường Tùng. Những cây Tùng cổ kính góp
phần tạo nên vóc dáng danh sơn Yên Tử linh thiêng, hùng vĩ, có thể coi đây là
một loài cây đặc trưng của đất thiêng vùng Đông Bắc Việt Nam này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu khoa học
Xác định được một số cơ sở khoa học nhân giống bằng phương pháp
giâm hom, góp phần bảo tồn thành công loài Tùng quý hiếm này ở khu vực
Yên Tử và những nơi có điều kiện sinh thái tượng tự.
2.2. Mục tiêu thực tiễn
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom
Tùng Yên Tử được giâm.
- Tạo ra được một số lượng cây con nhất định để bảo tồn tại vùng Yên Tử
tỉnh Quảng Ninh.
1
- Đề xuất được một số biện pháp và nhân giống bằng phương pháp giâm
hom phục vụ bảo tồn và phát triển loài Tùng Yên Tử này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tùng là loài cây hạt trần cổ xưa nhất còn sót lại ở vùng danh sơn Yên
Tử. Theo dự đoán của các nhà khoa học, những cây Tùng ở đây có khoảng
700 năm tuổi, hầu hết đã già cỗi, khả năng sinh trưởng kém. Theo số liệu điều
tra, thống kê mới nhất của Ban quản lý di tích danh thắng Yên Tử về số lượng
cây Tùng tại đường Tùng Yên Tử hiện mỗi năm có từ 1-3 cây không còn khả
năng sinh trưởng, các cành và thân chính cây chết khô là do tác động của các
đối tượng sâu, bệnh gây hại cùng với sinh lý của cây ở giai đoạn cuối chu kỳ
sinh trưởng. Nếu theo diễn biến này thì loài cây này sẽ bị tuyệt chủng trong
tương lai gần. Những cây Tùng Yên tử mất đi sẽ gây ảnh hưởng làm giảm giá
trị văn hóa lịch sử cũng như giá trị nghiên cứu khoa học của khu di tích danh

thắng Yên Tử. Cho đến nay, chưa có một biện pháp kỹ thuật cụ thể tích cực
nào nhằm bảo tồn và phát triển giống Tùng này. Vì vậy, việc nhân giống để
phát triển loài cây Tùng Yên Tử này là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và
thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loài Tùng này ở
khu vực Yên Tử.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên tiến hành: “Nghiên cứu nhân giống cây
Tùng (Dacrydium elatum Wall. Ex Hook) bằng phương pháp giâm hom
thuộc khu di tích Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về cây lá kim
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thực vật Hạt trần (Gymnospermae)là một nhóm thực vật có hạt mà hạt
được chứa trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón) chứ
không phải bên trong quả như thực vật Hạt kín. Thực vật Hạt trần là những
loài thực vật cổ nhiều mẫu hóa thạch có niên đại các bon đến 300 triệu năm
(Bách khoa toàn thư: http//vi.wikipedia.org) [44].
Cây lá kim (Conifers) là tập hợp các loài thuộc lớp Thông (Pinopsida),
đây là lớp lớn nhất và đa dạng nhất thuộc ngành Hạt trần với 9 họ, 70 chi và
khoảng 650 loài. Vì cây lá kim là thành phần quan trọng của thực vật hạt trần,
do đó việc phân loại cây lá kim cũng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả trên
thế giới. Đáng kể nhất là nghiên cứu của Vidakovic (1991) (dẫn theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2004) đã chia cây lá kim thành 5 họ là Pinaceae, Taxodiaceae,
Cuppressaceae, Podocarpaceae và Cephalotaxaceae. Trong đó, Thủy tùng
được xếp và họ Taxodiaceae cùng với Bụt mọc và Sa mu [25].
Ngoài vấn đề phân loại, sự phân bố cây lá kim cũng được nghiên cứu bởi
nhiều tổ thành và các nhà khoa học. Theo FAO (1995), đã cho thấy ở Bắc bán
cầu cây lá kim thường chiếm ưu thế rộng lớn bởi các chi thuộc họ thông
(Abies, Larix, Picea, Pinus); ở phía Nam bán cầu, cây lá kim có xu hướng hạn

chế phạm vi phát triển tự nhiên nhưng không kém phần đa dạng [23]. Theo
Eckenwalder, J.E.(2009), cho thấy trên thế giới có gần 500 loài cây lá kim,
nhiều loài cây trồng quen thuộc; đặc biệt các chi như Thông (Pinus), Linh
sam (Abies), Vân sam (Picea), Bách (Juniperus), Kim giao (Podocarpus) bao
gồm 300 loài, chiếm hơn một nửa các loài cây lá kim trên thế giới [17]. Gần
3
đây, nhà thực vật người Mỹ Williams, C.G. (2009) khi nghiên cứu về sinh học
sinh sản của cây lá kim đã cho thấy có 7 họ cây lá kim là Araucariaceae,
Cephalotaxaceae, Cuppressaceae, Pinaceae, Podocarpaceae Sciadopityaceae
và Taxaceae phân bố ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới từ vùng ôn đới đến
vùng nhiệt đới, từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu [43].
Một số tác giả còn nghiên cứu về cấu trúc gỗ của thực vật Hạt trần như
nghiên cứu của Stephen G. Pallardy (2008) cho thấy: các yếu tố theo chiều
dọc của xylem bao gồm quản bào, trục nhu mô và các tế bào biểu mô. Các
yếu tố theo chiều ngang bao gồm tia quản bào, tia tế bào nhu mô và biểu mô.
Rải rác cũng có các ống dẫn nhựa mà chúng là các khoảng gian bào cho sự
phát triển bề dày thượng tầng. Ống dẫn nhựa là đặc trưng thông thường của
loài Thông, Vân sam, Linh sam [41].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy rằng, thực vật Hạt trần mà đặc biệt là
cây lá kim bao gồm những cây cao nhất, lớn nhất và cổ xưa nhất trên thế giới,
nhưng chiếm tỷ lệ rất hấp so với thực vật Hạt kín (trên 600 loài), trong khi đó
thực vật Hạt kín có khoảng 170.000 loài (Wilson, 1988). Mặc dầu số loài
không nhiều so với thực vật Hạt kín nhưng thực vật Hạt trần phân bố khá rộng
và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều nước trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu về thực vật Hạt trần nhìn chung còn khá khiêm tốn
so với thực vật Hạt kín [39].
1.1.1.1. Nghiên cứu sinh sản của của cây lá kim
Khi nghiên cứu cơ chế thụ phấn, thụ tinh của cây lá kim Williams, C.G.
(2009) cho thấy, bộ phận sinh sản cái chỉ có thể tiếp nhận hạt phấn khi các
vảy nón tách rời nhau ra và sự tiếp nhận này thông qua giọt thụ phấn. Giọt thụ

phấn có tác dụng bắt hạt phấn và cung cấp chất dịch cho sự hydrat hóa hạt
phấn. Giọt thụ phấn là sự bài tiết được sản xuất ra noãn và được phô ra bên
ngoài lỗ noãn [17].
4
Bất chấp thời gian dài hay ngắn thì tất cả chu kỳ sinh sản cái ở cây lá
kim đều có một đặc điểm chung là giao tử cái phát triển sau khi thụ phấn. Quá
trình phát triển này tiến hành thông qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn nhân tự
do, giai đoạn tế bào hóa và giai đoạn sinh trưởng của tế bào (Singh 1978;
Konar và Moitra 1908; Friedman và Carmichael 1998) [39].
Theo Owens, John. N, (2006), quá trình sinh sản của cây lá kim được trải
qua 4 giai đoạn là sự phát triển của giao tử đực, sự phát triển của giao tử cái,
sự thụ phấn thụ tinh và sự phát triển nón, hạt. Khi thụ tinh có hai nhân đực từ
ống phấn chui vào túi noãn, một trong hai nhân ấy hợp với nhân của tế bào
trứng tại thành hợp tử và phát triển thành phôi lưỡng bội, còn nhân đực thứ
hai tiêu biến đi. Sau khi thụ tinh thì nón lớn lên về kích thước, trọng lượng,
hàm lượng nước và tích trữ chất dinh dưỡng. Đến khi nón gần chín thì hàm
lượng nước giảm đi, những chất dự trữ được chuyển từ nón vào hạt, lúc này
nón hạt trở lên cứng và hóa gỗ [39].
1.1.1.2. Nghiên cứu giá trị kinh tế, sinh thái
Cây lá kim ở tất cả các nơi phân bố là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu. Bên cạnh
giá trị cho thị trường trong nước và quốc tế, gỗ cây là kim còn rất quan trọng cho
người dân trong đời sống hàng ngày. Gỗ cây lá kim trên thị trường quốc gia và
quốc tế sử dụng chủ yếu để sản xuất các đồ mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp, trong khi ở
các thị trường địa phương sử dụng nhiều cho mục đích xây dựng [17].
1.1.1.3. Nghiên cứu về nhân giống cây lá kim
Các loài cây lá kim được nhiều nước trên thế giới tập trung nghiên cứu,
ứng dụng giâm hom nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng dòng vô
tính đã được tuyển chọn. Riêng hai nước Australia và New Zeland sản xuất
hàng năm trên 10 triệu cây hom P. radiata. Quebee là nơi được đầu tư nghiên
cứu và sản xuất nhiều loài cây trồng để phục vụ cho trồng rừng, trong đó có

cây lá kim. Năm 2008 sản xuất được 4,07 triệu cây lá kim bằng giâm hom,
chiếm 3% tổng số cây giốngđược sản xuất tại Quebee. Các nhóm giống được
5
ưu tiên nhân nhanh để trồng rừng là: nhóm phân bố rộng (Picea mariana,
Pinus Banksiana), nhóm sinh trưởng nhanh (Larix, Populus), nhóm năng suất
cao (Picea glauca, Picea abies) [23].
Đối với loài cây Vân sam đen (Picea mariana), Canada đã sản xuất
hàng năm trên 3 triệu cây hom, Vân sam (Picea sitchensis) được ba nước trên
(Australia, New Zeland và Canada) tạo ra gần 4 triệu cây hom mỗi năm. Đặc
biệt năm 1989, ở Nhật Bản sản xuất 31,4 triệu cây hom Liễu sam
(Cryptomeris japonica). Vân san Na Uy (Picea abies) là loài cây lá kim cũng
thu hút được thành công trong việc nhân giống bằng hom với số lượng lớn
phục vụ công tác trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở châu Âu. Chỉ tính riêng
một số cơ sở giâm hom của một số nước mà hàng năm đã sản xuất gần 11
triệu cây hom. Qua 10 năm khảo nghiệm ở Mỹ, mới đưa vào sản xuất đại trà
cây thông Noel (P. attenuate x P. radiata) với các đặc tính tốt của cây trang
trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn [22].
Trường Cao đẳng Lâm nghiệp Tây Nam Trung Quốc (2004) đã nghiên
cứu giâm hom loài Thông Pinus kesiya. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà
kính có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng với loại hom bánh tẻ 1 năm tuổi. Thí
nghiệm cho thấy tỷ lệ ra rễ cao nhất 90% khi sử dụng chất nền là đá trân châu và
đất mùn. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có thể rút ngắn giai đoạn ra rễ, tăng
số lượng rễ và chiều dài của rễ mới. Trong các chất điều hòa sinh trưởng được
thí nghiệm thì chất IAA nồng độ 1.000ppm cho kết quả ra rễ tốt nhất, tiếp theo là
hỗn hợp giữa IAA nồng độ 1.000ppm và NAA nồng độ 2.000ppm [37].
Hội nghị Bắc Âu về “Nhân giống và gây trồng cây là kim” được tổ chức
tại Punkaharju, Phần Lan vào ngày 10-11 tháng 9 năm 2007. Mục đích của
hội nghị là chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm giữa các nhà nghiên cứu, nhà sản
xuất về nhân giống và gây trồng cây lá kim [40].
Những thành tựu đạt được trong nhân giống bằng hom và trồng rừng vô

tính cây hom là kết quả nghiên cứu hàng chục năm qua nhiều thế hệ của các
6
nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới. Các kết quả trên là điều khích lệ cho
các nước khác đổi mới trong công tác nghiên cứu nhằm cải thiện giống cây
rừng, tạo tiền đề cho việc tăng sản lượng và chất lượng rừng trồng, đáp ứng
nhu cầu đời sống ngày càng cao của xã hội.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo Phan Kế Lộc và các cộng sự (2004), cây hạt trần bao gồm các Cây
lá kim (Conifoers), Tuế (Cycas), Gắm (Gnetums), Ma hoàng (Ephedras) và
Bạch quả. Cây Hạt trần có lịch sử rất lâu đời trên 300 triệu năm trước, chúng
được công nhận có trước cây Hạt kín, tuy nhiên có thể không phải là tiền thân
của cây Hạt kín. Ngày nay nhiều chi chỉ cong vài loài hạn chế ở những điều
kiện môi trường ẩm, những loài này được xem là “hóa thạch sống” còn lại.
Như vậy, có thể thấy rằng cây Hạt trần có nguồn gốc rất cổ xưa, nhiều loài
cho đến nay vẫn còn tồn tại ở nước ta như Bách xanh (Calocedrus
macrolepis), Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Thông hai lá dẹt (Pinus
krempfii), và các loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng [17].
Khi nghiên cứu và đánh giá hiện trạng của cây là kim [25] đã cho thấy
Việt Nam có khoảng 33 loài cây lá kim bản địa; trong đó có 14/33 loài được xếp
vào danh sách đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới và 29/33 loài được đánh
giá bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc gia. Đặc biệt có 10 loài cây lá kim ưu tiên
cho hoạt động bảo tồn: Thủy tùng, Bách Đài Loan, Bách vàng, Pơ mu, Sa mộc
dầu, Thông nhựa, Hoàng đàn, Bách xanh, Thông lá dẹt. Kết quả nghiên cứu này
một lần nữa cho thấy rằng cây lá kim Việt Nam mặc dầu hạn chế về số loài
nhung số loài bị tuyệt chủng chiếm tỷ lệ rất cao trong đó có Thủy tùng [25].
Cũng theo Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas (2004), mặc dù dưới
5% số loài cây lá kim đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam nhưng
số cây lá kim Việt Nam lại chiếm 27% số các chi và 5 trong số 8 họ đã biết.
Số liệu trình bày ở bảng 1 dưới đây cho thấy Việt Nam là quốc gia khá đa
dạng về các loài cây lá kim và đã được IUCN xếp vào một trong 10 điểm

nóng nhất trên thế giới về bảo tồn cây là kim [19, 39].
7
Bảng 1: Các loài cây lá kim bản địa của Việt Nam so với thế giới
Họ
Số chi/loài
trên thế giới
Số chi
ở Việt
Nam
Số loài/loài đặc
hữu ở Việt Nam
Bách tán (Araucariaceae) 3/41 0 0/0
Đỉnh tùng (Cephlotaxaceae) 1/5-11 1 1/0
Hoàng đàn (Cupressaceae) 30/135 7 7/2
Phyllocladaceae 1/4 0 0/0
Thông (Pinaceae) 11/125 5 10/1-2*
Kim giao (Podocarpaceae) 18/190 4 6/1-3**
Sciadopityaceae 1/1 0 0/0
Thông đỏ (Taxaceae) 5/23 2 6/2
Tổng số 70/635 19 29-30/5
Nguồn: Nguyễn Tiến Hiệp và các cộng sự [6]
* Một số loài Thông vừa mới phát hiện ở Việt Nam và có thể là loài đặc hữu;
** Số lượng các loài Thông tre ở miền Bắc Việt Nam chưa được xác
định chắc chắn có thể 2-3 loài chưa được mô tả và những loài này có thể là
loài đặc hữu.
Nhiều loài cây lá kim ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, có ý nghĩa rất lớn
trong công tác bảo tồn. Hai chi đơn loài Bách vàng (Xanthocyparis) và Thủy
tùng (Glyptostrobus) cũng là các chi đặc hữu của Việt Nam [20].
Từ các nghiên cứu trong nước cho thấy, cây lá kim Việt Nam khá đa
dạng, chiếm 5% số loài cây là kim trên thế giới, trong đó có nhiều loài đang

bị đe dọa tuyệt chủng. Cây lá kim của nước ta xứng đáng giữ vị trí ưu tiên
trong các chương trình bảo tồn và phát triển nguồn gen.
1.1.2.1. Nghiên cứu sinh sản của cây lá kim
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), trong thế giới thực vật các loài cây lá
kim tuân thủ quy luật sinh sản hữu tính với đặc trưng là hoa đơn tính và thụ
phấn chủ yếu nhờ gió. Đơn tính cùng gốc như Thiết sam (Pseudotsuga
menziesii), Thông (Pinus), Vân sam (Picea), Bách tán (Araucaria) Còn đơn
8
tính khác gốc thường gặp ở Bách tròn hoặc Tùng xà (Juniperus), Thông đỏ
(Taxus). Đặc trưng của thực vật Hạt trần là chưa có hoa thật mà chỉ có nón
đực và nón cái, sự thụ tinh cũng là thụ tịnh đơn; còn đặc trưng của thực vật
Hạt kín là đã có hoa thật và sự thụ tinh là thụ tinh kép. Thường rất ít khi tìm
thấy các dạng đa bội ở các loài cây là kim trừ chi Juniperus có dạng nhị bội
và tứ bội, còn ở các loài cây là rộng lại dễ dàng nhận thấy đủ loại đa bội [25].
Một số nghiên cứu trong nước cũng đề cho thấy, quá trình sinh sản hữu
tính của thực vật Hạt trần được thể hiện qua việc phát sinh giao tử đực, giao
tử cái và sự thụ phấn, thụ tinh [23].
1.1.2.2. Nghiên cứu giá trị kinh tế, sinh thái
Khi nghiên cứu về cây lá kim, một số tác giả cho thấy chúng là nguồn
cung cấp gỗ quan trọng và một số loài cung cấp cả dầu và nhựa. Gỗ cây lá
kim thường có tỷ trọng trung bình (500 – 800 kg/m
3
), có độ cứng, độ chắc
vừa phải, màu sáng đẹp nên thường được dùng làm ván sàn, ván trần, đồ gia
dụng, sản xuất bột giấy, chế biến sợi tổng hợp. Cây là kim cung cấp một phần
chính gỗ xây dựng, đóng tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Tinh dầu Thông được dùng
rộng rãi trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu, dung môi
trong sản xuất sơn, véc ni, công nghiệp dược. Nhiều loài cây lá kim như
Thông đỏ (Taxus wllichiana) chứa các hoạt chất dùng làm thuốc chữa các căn
bệnh thế kỷ như ung thư, HIV [19].

Cây lá kim thể hiện sự thích nghi đặc biệt đối với những nơi sống mà
cây lá rộng không thể sống xót được hoặc kém khả năng cạnh tranh hơn. Cây
lá kim vùng cao đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và giữ nước
cho miền núi [37]
Từ các nghiên cứu trên cho thấy rằng cây lá kim không chỉ có ý nghĩa
kinh tế quan trọng đối với người dân ở nhiều nước trên thế giới mà còn có giá
trị to lớn trong văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Vì vậy ngày nay việc
bảo vệ và phát triển các loài cây lá kim là nhiệm vụ cần thiết.
1.1.2.3. Nghiên cứu nhân giống cây lá kim
9
Trong những năm vừa qua, cùng với công tác bảo tồn nguồn gen cây
rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học tại chỗ, nhân giống bằng hom đã thu được
những thành công lớn trong việc nghiên cứu nhân nhanh một số loài cây quý
hiếm, cây có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng nhằm mục đích nghiên cứu và bảo
tồn ngoại vi các loài cây quý hiếm này. Ngay từ năm 1994, trong chương
trình “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” của Viện Khoa học Lâm nghiệp đã tiến
hành khảo sát và đã tìm thấy 5 cây Thông đỏ (T. chinensis) tại vùng Pà Cò,
Mai Châu, Hòa Bình. Các nhà nghiên cứu đã giâm hom cành vào cuối năm
1995 với các chất điều hòa sinh trưởng IBA, ABT, IAA ở các dạng bột nồng
độ 0,5%, 1,0%, 1,5% và 2,0%. Kết quả thu được rất khả quan, công thức đối
chứng đã cho tỷ lệ ra rễ 60%, các công thức thí nghiệm xử lý IBA ở các nồng
độ trên đều cho tỷ lệ ra rễ rất cao 80 -100% ở cây số 1, các cây còn lại khác
cũng cho tỷ lệ trên 50%. Đề tài đã cung cấp được 500 cây hom để chuẩn bị
gây trồng phục vụ bảo tồn 5 cây Thông đỏ trên [10]. Có thể nói rằng nhân
giống bằng hom đã hỗ trợ rất đắc lực cho công tác bảo tồn nguồn gen cây
Thông đỏ, một loài cây có thể chiết xuất chất taxol để chữa một số bệnh ung
thư. Các cây hom trên cũng là nguồn vật liệu quý để các phục vụ lợi ích cho
con người. Đến nay đã có hàng nghìn cây hom được trồng tại Măng Linh để
đánh giá phản ứng của loài trên thực địa [10].
Cũng trong khuôn khổ chương trình này, Bách xanh (Calocedrus

macrolepis), loài cây đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, hạt giống được thu hái
để gieo ươm. Giâm hom cũng được thực hiện trên cành hom lấy cây 7-8 tuổi
ở rừng tự nhiên và cây con 2 tuổi tại vườn ươm. Kết quả tỷ lệ ra rễ của các
hom giâm rất cao. Các công thức xử lý chất điều hòa sinh trưởng IAA, IBA,
ABT, NAA ứng với các nồng độ 0,5%, 1,0%, 1,5% đều cho tỷ lệ ra rễ khá cao từ
70 – 95%, đặc biệt các công thức xử lý IBA 1,0% và 1,5%, ABT 1,5% đều cho tỷ
lệ ra rễ 95%. Các hom giâm của các cá thể 7-8 tuổi cho tỷ lệ ra rễ thấp hơn nhưng
10
tương đối ổn định, công thức đối chứng chỉ ra rễ 25%, công thức cho tỷ lệ ra rễ
cao nhất của các hom được xử lý IBA, 1,0% và ABT, 1,0% là 85% [9].
Pơ mu (Fokienia hodginsii) là loài cây có giá trị kinh tế cao nên bị khai
thác rất mạnh, số lượng còn lại rất ít, rải rác, cây tái sinh bằng hạt kém. Lê
Đình Khả, Nguyễn Đình Hải (1996) đã thử nghiệm nghiên cứu nhân giống Pơ
mu bằng hom, kết quả đem lại rất khả quan. Pơ mu là loài cây dễ ra rễ, không
xử lý chất điều hòa sinh trưởng vẫn cho tỷ lệ ra rễ 70%. Trong các chất điều
hòa sinh trưởng IBA, IAA, NAA, ABT được sử dụng thì IBA dạng bột nồng
độ 1,0 – 1,5% là có hiệu quả nhất (tỷ lệ ra rễ 90 – 100%) [24].
Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) là một trong những loài được
các nhà khoa học Việt Nam liệt kê vào sách đỏ cần được bảo vệ. Khả năng
nhân giống bằng hom cây Giáng hương cho kết quả rất khả quan. Theo Lê
Đình Khả và cộng sự thì giâm hom Giáng hương của những cây 2 năm tuổi
bằng thuốc bột TTG1 (có gốc IBA) và thuốc TTG2 (có gốc IAA), cho thấy
hầu hết các công thức xử lý hóa chất đều cho tỷ lệ ra rễ khá cao và ổn định.
Hai công thức có tỷ lệ ra rễ cao nhất là xử lý TTG1 ở nồng độ 0,75% và 1,0%,
có tỷ lệ tương ứng là 100% và 93,33%. Trong khi đó, công thức đối chứng
cho tỷ lệ ra rễ 53,3%. Các công thức xử lý bằng TTG2, tuy có tỷ lệ ra rễ 60 –
86,7%, cao hơn đối chứng, song số lượng và chiều dài rễ kém hơn. Qua các
thí nghiệm, các tác giả khẳng định, Giáng hương có thể giâm hom quanh năm,
trừ những tháng lạnh không có chồi [12].
Nhân giống bằng hom không chỉ phát huy ở những loài cây ưu tiên mà

còn áp dụng cho các loài cây bản địa, phục vụ các chương trình trồng rừng ở
các địa phương, các chương trình làm giàu rừng. Dầu rái (Dipterocarpus
alatus) là loài cây trồng rừng chủ yếu trong các chương trình làm giàu rừng ở
các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, cũng là loài cây được trồng rất thành
công trên các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ việc khó thu
hái và bảo quản hạt giống, việc nhân giống bằng hom lại đóng vai trò rất quan
11
trọng đối với loài cây này. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích đã nghiên cứu trên
đối tượng Dầu rái 8 tháng tuổi và hom chồi của cây 5 tuổi, xử lý các chất điều
hòa sinh trưởng IBA, IAA, ATB ở các thang nồng độ khác nhau. Kết quả cho
thấy IBA là chất có tác dụng kích thích ra rễ tốt nhất cho Dầu rái, tỷ lệ ra rễ
có thể đạt 70 – 80%. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể xử lý hom giâm Dầu
rái trong chất điều hòa sinh trưởng IBA ở dạng dung dịch nồng độ 100 ppm
trong thời gian 3 giờ (có tỷ lệ ra rễ đạt 80%), hoặc nồng độ 2000 ppm trong
thời gian 3 giây (có tỷ lệ ra rễ đạt 86,7%) và dạng bột nồng độ 1,0% (có tỷ lệ
ra rễ đạt 90%) [16].
Các kết quả nhân giống bằng hom và bước đầu trồng thử nghiệm các
dòng vô tính cây rừng ở nước ta rất khả quan. Đó là cơ sở khoa học và có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn, tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu,
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào cải thiện giống, bảo tồn
nguồn gen của cây rừng.
1.2. Tổng quan về cây Tùng Yên Tử
1.2.1. Tên cây Tùng trên các tài liệu hiện có
Từ trước đến nay, có nhiều tài liệu viết về Yên Tử của các tổ chức và cá
nhân khi giới thiệu, quảng bá về Yên tử đều đề cập đến đường Tùng, vườn
Tùng với nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều có tên chung là Tùng và cho
rằng Tùng được trồng từ thời Trần Nhân Tông, đến nay đã hơn 700 tuổi và gọi
chung là “Tùng cổ” hay “Cụ Tùng”.
“ Đây là những cây Tùng được trồng từ khi Trần Nhân Tông đến Yên
Tử, càng già càng vươn cao khỏe khoắn, thân cành uốn lượn khúc

khuỷu ”[45].
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hòa với nét cổ kính trầm
mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường Tùng; cây đại, trúc [45].
- Có một vài Website lại gọi tên là Sơn Tùng:
Đường Tùng, với những cây Sơn Tùng cổ thụ đã 700 năm tuổi, rễ của nó
12
đã trở thành nấc thang cho du khách [32].
- Lại có một số tài liệu gọi là Xích Tùng
Hiện vẫn còn hơn 10 cây Xích Tùng này chính là con đường đầu tiên
khi xưa đức Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành sau đó đắc
đạo [32].
Theo kết quả khảo sát, giám định của Nguyễn Văn Huy (2010), Loài
Tùng Yên Tử thực chất là loài Hoàng đàn giả có tên khoa học là Dacrydium
elatum Wall. Ex Hook, thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) [5].
1.2.2. Thực trạng Tùng Yên Tử
Với một giống cây quý, đặc biệt là giống Tùng chỉ có ở Yên Tử, trong
những ngày cuối năm Kỷ Sửu vừa qua, khi lên Yên Tử, Vũ Thế Long, nguyên
Trưởng phòng Nghiên cứu môi trường của Viện Khảo cổ học Việt Nam, thấy
hàng tùng xưa vẫn còn nhưng đây đó đã có cây đổ gục, rễ trơ trên nền đất, nhiều
cây đang bị nấm và ký sinh xâm hại mà xót ruột. Ông bảo: “Nghĩ thật bất công,
“cụ rùa” ở Hồ Gươm được cả nước lo lắng giữ gìn bảo vệ. Còn hàng trăm “cụ
tùng” Yên Tử có tuổi ngót nghét 700 năm, gắn liền với lịch sử vô cùng rực rỡ,
oai hùng của dân tộc ta thì chẳng được chăm lo cho chu đáo ”[32].
Không phải đến bây giờ, việc bảo tồn các “cụ tùng” và rừng trúc hay
“Đại lão mai vàng”, những loài cây đặc trưng để tạo nên “Đại phong cảnh
Việt Nam” Yên Tử, mới được đặt ra. Các ý kiến của Giáo sư Phạm Sâm, hiện
đang sinh sống ở nước ngoài về dự Hội thảo “Trần Nhân Tông với di sản văn
hoá Yên Tử” do Trung tâm UNESCO nghiên cứu ứng dụng Phật học Việt
Nam, tổ chức tại thị xã Uông Bí cách đây 12 năm về trước (tháng 6-2001)
cũng đã đề cập tới điều này. Giáo sư Phạm Sâm nhấn mạnh rằng: Đồng thời

với quá trình tôn tạo các thánh tích, cũng cần có kế hoạch và kinh phí đầy đủ
để bảo vệ những cảnh quan tự nhiên. Mất rừng tre, trúc, mất những hàng
Tùng và những cây Tùng cổ thụ sẽ không còn Yên Tử đúng nghĩa của nó. Và
ông đề nghị Nhà nước nên có một dự án đầu tư xây dựng khu vực Yên Tử là
13
một thắng tích và danh thắng của Tổ quốc Và cũng tại hội thảo, một ý kiến
khác của nhà nghiên cứu Trung Thị Kim Dung (Hà Nội) đã nhấn mạnh:
Ngang dọc những con đường nối hệ thống chùa, am trên Yên Tử, Vua Trần
Nhân Tông cho trồng Tùng lấy bóng mát và cũng là tỏ rõ cốt cách quân tử
theo quan điểm của người Á Đông Cũng theo nhà nghiên cứu Trung Thị
Kim Dung, Tùng Yên Tử có 3 loại: Thuỷ tùng (gỗ màu trắng), Thanh tùng
(gỗ màu xanh), Xích tùng (gỗ màu đỏ). Xích tùng là loại cực kỳ quí hiếm, chỉ
còn tồn tại ở nước ta, vân nó như hoa mẫu đơn và đường kính thân cây khá
lớn. Khảo sát ở Yên Tử năm 2000 còn 274 cây tùng có tuổi thọ 7 thế kỷ.
Những cây Tùng này giống những đài tháp khổng lồ ngạo nghễ giữa không
gian, vừa là “nhân chứng lịch sử” vừa là biểu tượng về khí phách bất tử can
trường trước mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Thăm Yên Tử, khách thập phương
đã cung kính suy tôn các cây tùng cổ thụ là “vệ sĩ” Đông Á oai hùng canh giữ
sơn địa thiêng liêng [32].
Thế nhưng mới sau 9 năm (từ năm 2000 đến năm 2009), ước tính ở Yên
Tử chỉ còn khoảng 250 cây. Cũng về chuyện các “cụ tùng” ở Yên Tử, còn
một câu chuyện kể rằng, mấy năm trước trong một chuyến hành hương Yên
Tử, võ sư Bùi Long Thành đã hướng dẫn môn sinh tiếp nhận nguồn năng
lượng sinh học từ các “cụ tùng”. Bởi theo võ sư thì vùng đất Yên Tử là vùng
đất tụ khí, những cây tùng này đã có 700 năm tuổi, nạp một lượng linh khí
của đất trời rất lớn. Những môn sinh tụ khí đã được nạp “trường điện” mạnh
mẽ của “cụ tùng” khoảng nửa giờ đồng hồ. Sau khi thụ khí của các “cụ tùng”,
tất cả đều thấy thân thể nhẹ nhàng khoẻ khoắn gấp bội. Thụ khí công không
phải là phát kiến mới, thực ra nó từng được ghi chép trong các sách khí công
năng thâm diệu của các thiền sư đắc đạo. Các “cụ tùng” Yên Tử được nhiều

người coi là một dạng như “Cội Bồ đề” để say mê Thiền định nhằm dưỡng
sinh chữa trị bệnh tật. Nhiều năm gần đây, đi lên Yên Tử vẫn gặp nhiều người
14
đến Yên Tử, leo lên “Đường Tùng” và đứng trầm lặng, mắt nhắm nghiền
hàng giờ bên gốc “cụ tùng” với 2 bàn tay áp chặt vào thân “cụ tùng” để thụ
khí. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong một chuyến thăm Yên Tử
có phát biểu: “Ở Yên Tử những cây đại, cây tùng, cây mai và rừng trúc quí vô
giá. Một ngôi chùa lớn chỉ cần xây vài tháng là xong, còn cây đại, cây tùng,
cây mai cổ thụ và rừng trúc thì phải mấy trăm năm mới có” [26].
Đi dưới “đường tùng” nằm bên dưới tháp Huệ Quang, nơi có nhiều tùng
nhất ở Yên Tử trước đây, ở khu vực này còn 58 cây nay chỉ còn 45 cây mà đã có
đến 21 cây bị mục thân với nhiều mức độ khác nhau Bộ rễ của hàng tùng cổ
đang bị mài mòn, nén chặt không còn đủ khả năng hút chất dinh dưỡng và nước
trong đất để vận chuyển lên nuôi dưỡng thân, cành và lá. Có những cây tùng cổ
đã gục ngã và mục nát bởi bệnh mà không được chữa trị hoặc xử lý.
1.2.3. Đặc điểm phân bố và hình thái
- Phân bố
Ngoài Yên Tử, ở Việt Nam, Hoàng đàn giả gặp ở Tuyên Quang, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Com Tum, Gia lai, Đắc
Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai và Kiên Giang. Thông tin
có ở Lạng Sơn, Nghệ An và Quảng trị nhưng chưa được kiểm tra bằng mẫu vật.
Ở Việt Nam, Hoàng đàn giả được xếp ở mức sắp bị tuyệt chủng(A2cd). Trên thế
giới, Hoàng đàn giả còn gặp ở Trung Quốc (thường được biết dưới tên D. pierri
Hickel), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Inđonexia [16].
Hoàng đàn giả chủ yếu ở độ cao 700 – 2000m so với mặt nước biển,
nhưng có khi xuống gần mức nước biển như Kiên Giang (đảo Phú Quốc), nơi
có nhiệt độ trung bình năm 26
0
C, lượng mưa năm trên 3.000mm. Trên thế giới
loài này thường chỉ hạn chế ở các vùng núi có độ cao trên 1.000m trên mặt

biển. Ở các vùng núi thấp và núi trung bình loài này mọc cùng với Thông lá
15
dẹt (Pinus krempjii), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), Thông tre lá dài
(Podocarpus neiijolius), Pơmu (Fokienia hodgi nsii) và Thông nàng
(Dacrycapusimbricatus) [1].
- Mô tả
Cây gỗ mọc đứng với thân ít cành nhánh, các cành mọc hướng lên tạo
thành tán hình vòm nhỏ, chiều cao tới 30m với đường kính ngang ngực tới
0,8m. Cây mọc trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh hỗn giao nhiệt đới
gió mùa núi thấp, đôi khi ở vùng đất thấp hoặc núi trung bình năm thường
khoảng 16-22
0
C, lượng mưa trên 1.700mm trên cả đất phong hóa từ granit
hoặc các đá silicat khác cũng như trên các dông núi đá vôi kết tinh trắng bị
bào mòn mạnh [3].
Cây Tùng Yên Tử là một cây ưa sáng, phân bố tập trung ở trên đai cao.
Theo kết quả Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc, mức tái sinh tự
nhiên của Tùng là rất kém. Sau mỗi mùa hạt rụng (tháng 10 -11), hạt lẫn trong
cỏ, lá khô quanh gốc cây mẹ [32].
Do hạt nhỏ, có tinh dầu thơm, kiến và mối rất thích ăn nên khi rụng xuống
phần lớn bị kiến và mối tha mất. Đến cuối xuân hạt nảy mầm hàng loạt, cây con
tồn tại đến cuối năm (cao 5-10cm) gặp mùa đông khô, lạnh khắc nghiệt cây chết
dần, những cây còn sống sót lại thường bị chết vào năm thứ hai do bộ rễ còn quá
yếu và bị cành là dụng đè lấp và bị sâu ăn. Những cây may mắn còn sống sót đến
năm thứ ba mới có thể thành cây con tái sinh để phát triển tiếp. Ba năm đầu cây
con tự nhiên sinh trưởng rất chậm, chỉ cao 10-20cm, sang năm thứ tư cây phát
triển nhanh hơn [32].
16
Ảnh 01: Hạt Tùng Yên Tử
Ảnh 02: Hoa Tùng Yên Tử

Gỗ của Tùng chịu ngâm nước rất tốt và được sử dụng làm thuyền và
cầu, đóng đồ gỗ. Nhựa dùng làm hương, loài này còn có thể là nguồn cung cấp
hoạt chất làm thuốc trừ sâu. Ở một số nơi của Việt Nam loài này được dùng kết
hợp với những cây khác để chữa bệnh kiết lỵ (Perry, 1980) [18].
17
1.3. Tổng quan vấn đề nhân giống vô tính
Nhân giống sinh dưỡng ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng trong
lĩnh vực tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới. Nhân
giống sinh dưỡng có ý nghĩa riêng trong chọn giống thực vật, đặc biệt là chọn
giống cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ. Trong các phương pháp nhân giống sinh
dưỡng: hom, chiết, ghép thì nhân giống bằng hom có ý nghĩa khoa học đặc biệt
trong trường hợp các cây ra rễ từ một bộ phận sinh dưỡng [14].
Nhân giống bằng hom là một phương thức nhân giống dựa trên cơ sở của
phân bào nguyên nhiễm. Cây hom không những giải phẫu được hình thái của
cây mẹ, giữ được biến dị di truyền mong muốn mà còn giữ được biến dị di
truyền về sinh trưởng nhanh và năng xuất cao của chúng. Tạo giống cây rừng
bằng phương pháp giâm hom không chỉ là một phương pháp tạo giống mới
mà quan trọng hơn để tạo được cây giống có chất lượng di truyền được cải
thiện. Ngoài những ưu điểm của nhân giống sinh dưỡng, nhân giống bằng
hom còn là phương thức nhân giống có hệ số nhân tương đối lớn, nhân giống
bằng hom còn làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian cải thiện giống
cây rừng. Sử dụng nhân giống hom có thể đi từ khảo nghiệm xuất xứ đến
chọn cây trội, lai giống và sản xuất cây con để trồng rừng mới, rút ngắn được
rất nhiều thời gian từ khảo nghiệm loài đầu tiên đến trồng rừng sản xuất [14].
Nhân giống vô tính bằng hom là kĩ thuật đơn giản ít tốn kém, dễ thực
hiện vì thế nó đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Yếu tố cơ bản quyết định
sự thành công của nhân giống hom là khả năng ra rễ. Bởi khả năng ra rễ của
hom phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm di truyền của vật liệu hom,
tuổi của vật liệu hom, thuốc kích thích ra rễ (loại thuốc và nồng độ), điều kiện
thời tiết, môi trường thiết bị trong giâm hom. Vì thế, nhân giống bằng hom

công cụ có hiệu quả nhất cho việc chọn giống cây rừng là phương thức áp
dụng phổ biến để nhân giống các dòng vô tính năng suất chất lượng cao.
18
Ở đa số thực vật, đặc biệt là cây một năm nhân giống chủ yếu bằng hạt,
ngược lại ở một số lớn cây gỗ, cây bụi đôi khi cả cây cỏ, nhân giống bằng hạt
không phải bao giờ cũng thuận lợi và hợp lý. Ngoài ra khi nhân giống bằng
hạt không đảm bảo đầy đủ các đặc tính di truyền quý của bố mẹ cho hậu thế
vì hậu thế hạt có xu hướng phân ly theo các định luật của Menden. Vì thế,
nhân giống sinh dưỡng có ý nghĩa khoa học và là một thủ pháp không thể
thiếu được trong các chương trình cải thiện giống cây rừng, bảo tồn các loài
cây nói chung và cây Tùng Yên Tử nói riêng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống vô tính bằng phương
pháp giâm hom bao gồm nhiều nhân tố nhưng chia ra làm hai nhân tố chính là
nhân tố tồn tại nội tạng trong hom giâm và nhân tố môi trường ngoại cảnh tác
động đến hom giâm.
1.4.1. Các nhân tố bên trong
(1) Đặc điểm di truyền
Đặc điểm di truyền của loài là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
ra rễ của hom. Có những loài dễ ra rễ như sắn nhưng có loài khó ra rễ như
Sến. Thậm chí trong cùng Bạch đàn mỗi loài khác nhau cho tỷ lệ ra rễ khác
nhau Bạch đàn trắng tỷ lệ ra rễ là 50-90%, nhưng với loài Bạch đàn Euro thì
tỷ lệ ra rễ là 15-35,5% [15].
Ngay trong cùng một loài nhưng với xuất xứ khác nhau cũng có khả năng ra
rễ khác nhau. Ví dụ với loài Bạch đàn trắng (Eucalyptuscamaldulensis) xuất xứ
Victoria River là 60%, xuất xứ Gibb River là 85%, còn xuất xứ ở Nghĩa Bình
là 35% [16]. Các dòng khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Ví dụ như
Keo lai dòng 5 và dòng 10 cho tỷ lệ ra rễ lần lượt là 50,5% và 49.4% trong
khi đó keo lai dòng 32 và dòng 33 cho tỷ lệ ra rễ tương ứng là 72,7% và
84,7% [13]. Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác

19

×