1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta hiện nay là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, quá trình đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh
mẽ tại các đô thị lớn của nước ta, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ
Chí Minh. Quá trình này luôn kéo theo sự bùng nổ về dân số và sự phát triển không
gian diễn ra nhanh hơn sự phát triển hạ tầng kỹ thuật tại đô thị; lưu lượng xe lưu
thông nhanh, khả năng quản lý xây dựng và cải tạo đô thị chưa tăng kịp đà phát triển,
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tác động rất lớn đến sức khỏe con người. Theo
cục dân số liên hiệp quốc vừa công bố dự báo dân số toàn cầu, dân số Việt Nam dự
báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2050. Hiện nay nước ta có 88 triệu người, so với năm 1960
( 23.8 triệu), dân số năm 2012 thể hiện mức độ tăng trưởng hơn 3 lần. Đến năm 2025,
dân số Việt Nam sẽ đạt con số 100 triệu, và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu.
Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị
lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải,
thường xuyên ùn tắc. Môi trường thành phố hiện nay đang phải đối mặt với ô
nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
Theo Sở Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh thì tình hình ùn tắc giao thông ngày
càng diễn biến phức tạp, nhất là các quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình
Thạnh, Gò Vấp,…Đứng trước tình trạng tắc nghẽn giao thông, giá nhiên liệu tăng cao
kèm theo ô nhiễm môi trường đang khuyến khích sự phát triển của các phương tiện
giao thông công cộng. Xe buýt, tàu hỏa và taxi đều đang phát triển theo hướng hiệu
quả, thân thiện với môi trường và chuyên chở được nhiều khách hơn. Theo đó, xe
buýt được coi là giải pháp hàng đầu cho vấn đề giao thông đô thị hiện nay ở nước ta.
Tính đến ngày 30/6/2012, hiện trên địa bàn thành phố có tổng cộng 150 tuyến xe
buýt, tăng 53 tuyến so với năm 2002 theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải
hành khách công cộng TP.Hồ Chí Minh. Tổng cự ly tuyến tăng từ 1.542 km năm 2002
lên 3.518 km năm 2011 tăng gấp 2.3 lần. Khối lượng vận tải hành khách công cộng 6
tháng đầu năm 2012 đạt 286,74 triệu lượt thành khách, bình quân khoảng 1,57 triệu
khách/ngày. Năm 2013, dự kiến khối lượng vận chuyển hành khách công cộng đạt
khoảng 650 triệu lượt, tăng 8.4% so với năm 2012. Xe buýt đã thật sự trở thành một
2
phương tiện công cộng hữu ích góp phần giảm thiểu ách tắt giao thông, tiết kiệm năng
lượng và góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
Nhưng bên cạnh đó, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém nên tình
trạng ô nhiễm tại các trạm chờ và trên xe buýt diễn ra rất nhanh. Hình ảnh các nhà
chờ xe buýt ngập tràn rác thải, tờ rơi quảng cáo dán bừa bãi, hay trạm chờ trở thành
một bãi rác tập trung, trạm trung chuyển rác thải, làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan, đặc
biệt là mùi hôi thối bốc lên từ rác thải tại các trạm chờ không thể chịu nổi khi phải
đứng chờ xe buýt.
Với một lượng lớn các lượt khách đi xe buýt trong một ngày thì tình trạng xuống cấp
và ô nhiễm tại các trạm chờ xe buýt, trên xe buýt sẽ ngày càng tăng và trở nên
nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình trên, cần thiết phải có những biện pháp, phương án khả thi để cải
thiện tình trạng ô nhiễm này. Vì thế, đề tài nghiên cứu khoa học “ Xây dựng phương
thức truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người đi xe buýt trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ” là hết sức cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐẾ TÀI
Xây dựng phương thức truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người
đi xe buýt trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu cần thực hiện gồm:
1) Thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ đề tài nghiên cứu
- Thu thập thông tin, tài liệu về các phương thức truyền thông bảo vệ môi
trường hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam.
- Thu thập thông tin về các tuyến xe buýt và tần suất sử dụng xe buýt trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2) Điều tra khảo sát trên phạm vi nghiên cứu trên các tuyến xe 102 và 86
để thu thập các thông tin về tình hình sử dụng xe buýt và ý thức bảo vệ môi
trường của người dân đi xe buýt.
3) Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường của người dân đi xe buýt
4) Đề xuất phương thức truyền thông môi trường
Đề xuất phương thức truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức
BVMT của người dân đi xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
- Lắp đặt bảng quy định về bảo vệ môi trường trên xe buýt
- Trang bị túi đựng rác trên xe buýt
3
- Chiếu video tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trên xe
buýt
5) Thiết kế và triển khai thực hiện phương thức truyền thông nâng cao
nhận thức BVMT của người đi xe buýt
6) Đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng của phương thức truyền thông
nâng cao nhận thức BVMT của người đi xe buýt
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức bảo vệ môi trường của người sử dụng
xe buýt làm phương tiện để di chuyển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Tuyến xe 86: Đại học Tôn Đức Thắng - Bến Thành
+ Tuyến xe 102: Bến Thành - Nguyễn Văn Linh - Bến xe Miền Tây
- Thời gian nghiên cứu: 11/ 2012 – 05/ 2013
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
đề tài nghiên cứu của nhóm.
5.2 Phương pháp tham vấn cộng đồng
Thực hiện tham vấn cộng đồng bằng phiếu thu thập thông tin để đánh giá chính xác
được mức nhận thức BVMT của người đi xe buýt và tiềm năng để ứng dụng các
phương thức TTMT đã đề xuất vào trong thực tiễn.
5.3 Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng xe buýt và nhận thức bảo vệ môi trường của
người dân đi xe buýt.
5.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Tổng hợp và xử lý các số liệu đã thu thập được để phục vụ cho việc viết báo cáo
nghiên cứu.
5.5 Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu
Phân tích và đánh giá các số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát.
5.6 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của Thầy Cô hướng dẫn và ý kiến của các cán bộ quản lý hệ thống
xe buýt để có được kết quả báo cáo tốt nhất.
4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa khoa học
Qua những số liệu đáng tin cậy thu thập được từ đề tài nghiên cứu này có thể được sử
dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu các đề tài có liên quan sau này.
Đề tài góp phần cung cấp số liệu về tình hình sử dụng xe buýt và ý thức bảo vệ môi
trường của người đi xe buýt trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu quý
giá cho các nghiên cứu có liên quan.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các phương thức truyền thông môi trường của đề tài nghiên cứu khi đưa vào thực tiễn
sẽ mang tính ứng dụng cao: Nó có khả năng áp dụng rộng rãi vào tất cả tuyến xe buýt
trên địa bàn thành phố mà không phụ thuộc vào đối tượng tham gia.
Tiếp đến, các phương thức truyền thông môi trường của đề tài nghiên cứu còn góp
phần khuyến khích người dân sử dụng xe buýt làm phương tiện.
Ngoài ra, các phương thức này cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận
thức bảo vệ môi trường của người đi xe buýt, nâng cao chất lượng môi trường, giữ gìn
mỹ quan đô thị.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG
VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG
MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Truyền thông
1.1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông được hiểu là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy
nghĩ, thái độ giữa hai hoặc một nhóm người với nhau.
Một quá trình truyền thông đầy đủ gồm các yếu tố: người gởi, người nhận, thông điệp,
kênh truyền thông và sự phản hồi.
Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò: Người
gởi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp thông tin được
chính xác hơn.
Nguồn phát đến người nhận là thông điệp.
1.1.1.2 Phân loại truyền thông
a) Về mặt hình thức
- Truyền thông trực tiếp: được thực hiện giữa người với người, mặt đối
mặt.
- Truyền thông gián tiếp: được thực hiện thông qua các phương tiện
truyền thông như sách báo, loa, radio, tivi,…
b) Về mặt kỹ thuật
- Truyền thông cho cá nhân
- Truyền thông cho nhóm
- Truyền thông đại chúng
1.1.1.3 Các yếu tố của quá trình truyền thông
a) Giáo dục
Giáo dục là một quá trình dạy và học nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết hoặc làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi.
Giáo dục cũng là quá trình giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người học cùng
chia sẽ hiểu biết, kinh nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.
b) Tư vấn
Tư vấn cũng là một hình thức giáo dục. Tuy nhiên trong tư vấn có những đặc điểm
sau:
6
- Tư vấn hướng tới người đang có nhu cầu. Người có trách nhiệm tư vấn
chỉ hỏi và lắng nghe để biết rõ nhu cầu và hoàn cảnh của đối tượng.
- Người có trách nhiệm tư vấn cung cấp thông tin, đưa ra những gợi ý để
người được tư vấn quyết định chớ không quyết định thay cho người dân.
1.1.2 Khái niệm cơ bản về chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là sự kết hợp nhiều yếu tố truyền thông sao cho tiếp cận với
các đối tượng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông đã đề
ra.
Chiến lược truyền thông bao gồm các yếu tố: Thông điệp, cách tiếp cận và kênh
truyền thông.
a) Thông điệp
Thông điệp là một nội dung thông tin mà ta muốn chuyển tải đến đối tượng nhằm một
mục đích nhất định.
Dạng thông điệp thường sử dụng là:
- Tình cảm - lý trí
- Lạc quan – bi quan
- Đám đông – cá nhân
- Hài hước – nghiêm trang
- Một chiều – hai chiều
- Chắc chắn – mở ngõ
b) Cách tiếp cận
Một số thông điệp có thể chuyển tải tới đối tượng bằng nhiều cách. Các cách tiếp cận
cơ bản là :
- Thông tin
- Giáo dục
- Vận động/ thuyết phục
- Giải trí
c) Kênh truyền thông
Kênh truyền thông (còn gọi là hình thức/ biện pháp) là cách mà ta chuyển tải thông
điệp đến đối tượng để họ có thể tiếp nhận được.
Có 3 kênh truyền thông chính:
- Cá nhân
- Nhóm người
- Đại chúng
1.1.3 Truyền thông môi trường
1.1.3.1 Khái niệm truyền thông môi trường
7
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho
những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách
thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.
Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà
nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả
năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
1.1.3.2 Mục tiêu của truyền thông môi trường
Mục tiêu của truyền thông môi trường là nhằm để:
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình
trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào
các chương trình bảo vệ môi trường.
- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan, trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ
môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại
thường xuyên trong xã hội.
1.1.3.3 Các hình thức thực hiện của truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường được thực hiện chủ yếu qua các phương thức sau:
- Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan,
gọi điện thoại, gửi thư.
- Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp
nhóm, tham quan, khảo sát,…
- Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí,
tivi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,
- Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội
diễn, các chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm,
1.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
Phương thức truyền thông môi trường đang được áp dụng hiện nay ở nước ta rất đa
dạng, nhiều hình thức đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng tổ chức xã
hội khác
nhau. Trong
khuôn
khổ đề
tài nghiên cứu của nhóm thì việc tìm hiểu các
8
phương thức truyền thông hiện nay là hết sức cần thiết. Trên cơ sở các phương thức
truyền thông đã có nhóm nghiên cứu có thể dựa trên cơ sở đó để xây dựng một
phương thức truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi của người dân đi xe
buýt. Các phương thức truyền thông điển hình hiện nay được nêu khái quát dưới đây.
1.2.1 Xây dựng và nhân rộng mô hình
Để chọn phương thức truyền thông theo kiểu xây dựng và nhân rộng mô hình, cần
lưu ý các điều kiện sau:
- Về địa điểm: phải là nơi đại diện cho vấn đề cần TTMT ở địa phương.
- Lãnh đạo địa phương quan tâm đến vấn đề môi trường. Các tổ chức
quần chúng như phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh,… có
kinh nghiệm vận động quần chúng trong các phong trào ở địa phương và
nhiệt tình đảm trách trách nhiệm việc tổ
chức xây dựng mô hình cộng đồng BVMT.
- Có khả năng cụ thể trong việc huy động nguồn lực của từng người dân
, từng hộ gia đình trong việc xây dựng mô hình BVMT và duy trì tính bền
vững của mô hình.
- Có điều kiện để lồng ghép việc BVMT với các chương trình kinh tế xã
hội ở địa phương.
1.2.2 Triển lãm và trưng bày
Là việc trưng bày các đồ vật và hình ảnh (tranh vẽ, ảnh, panô, các mô hình thu
nhỏ,…) trước đông đảo quần chúng. Không nhất thiết phải có nhân viên thuyết
minh, vì trong nhiều trường hợp tự thân vật trưng bày đã khá dễ hiểu. Triển lãm
có thể được tổ chức tại một phòng lớn trong vài ngày, hoặc vài tuần đưa ra những
minh họa về vấn đề môi trường được quan tâm. Triển lãm là một hình thức tốt để
cộng đồng có được thông tin về vấn đề môi trường, đồng thời cũng thu thập được
các ý kiến đóng góp, các đề nghị của người dân. Các công việc chuẩn bị cho triển
lãm gồm:
- Về tổ chức và cơ sở vật chất: xin phép chính quyền tổ chức triển lãm;
chọn địa điểm (địa điểm được lựa chọn phải thật đắc địa để dễ thu hút quan
khách đến xem); các biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng các vật trưng bày; có
nhân viên thuyết minh trong những trường hợp cần thiết; chọn lựa cách thức
9
lấy ý kiến đóng góp (gửi thư, hộp góp ý, phỏng vấn,…), chọn ngày khai mạc,
chuẩn bị tài liệu phát và tài chính,…
- Quảng cáo cho triển lãm: chuẩn bị các bảng quảng cáo, thông báo trên
đài, báo, truyền hình; nhờ các phường thông báo đến
người dân qua tổ dân
phố, qua loa truyền thanh.
1.2.3 Giao tiếp với cá nhân và các nhóm nhỏ
Đây
là
hình
thức
cho
phép
có
thể
có
những
cuộc
đối
thoại
sâu,
cởi
mở
và có
phản hồi ngay.
Hình thức này tỏ ra thích hợp cho việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa
phương, khi cần phải giải thích các vấn đề phức tạp, muốn thuyết phục hay cần gây
ảnh hưởng tới nhóm đối tượng, và đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đánh
giá hiệu quả của chương trình truyền thông môi trường.
Các cá nhân có
uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, tộc trưởng, linh
mục, sư thầy,…) có tác động tích cực trong quá trình này. Họ đồng thời là những
người giúp phân tích các hành động môi trường, là người tuyên truyền phổ biến các
thông điệp truyền thông môi trường rất hiệu quả.
1.2.4 Họp cộng đồng, hội thảo
Các
cuộc
họp
cộng
đồng
như
họp
tổ
dân
phố,
xóm,
nhóm,
phường,
làng,
xã,
trường học, cơ quan… là một diễn đàn thuận lợi cho việc bàn bạc, lấy ý kiến và ra
quyết định đối với những vấn đề môi trường của cộng đồng. Hội thảo thường
được tổ chức để lấy các ý kiến cũng như việc phân tích, thảo luận ở mức độ sâu
hơn, có sự tham gia tích cực của những người tham dự.
Để tổ chức thành công các buổi họp cộng đồng hay hội thảo này, nhà truyền thông
môi trường phải luôn giữ thái độ trung lập, cố gắng khai thác tất cả các ý kiến, và
quan trọng là phải có phương pháp thu thập ý kiến của những người còn e ngại
phát biểu, chẳng hạn, tạo cơ hội cho họ viết ý kiến ra các tấm thẻ giấy,…
1.2.5 Thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng là các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát
thanh, báo chí) có khả năng đến được với số lượng lớn các đối tượng, được sử dụng
phổ biến và có uy tín trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi sử dụng PTTT đại chúng, cần
lưu ý các đối tượng sau:
- Số lần lập lại thông tin trong một chương trình/ hay chiến dịch TTMT.
10
- Tính thích hợp của thông điệp đối với cộng đồng địa phương (về văn hóa,
ngôn ngữ,…)
- Thời điểm sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, chẳng hạn nếu sử
dụng phương tiện nghe nhìn thì nên vào thời gian thích hợp trong ngày
- Làm thế nào để các PTTT môi trường đại chúng chấp nhận đưa tin hay các
thông cáo báo chí
cho
chương
trình/
hay
chiến
dịch
TTMT,
đặc
biệt
đối
với
những
vùng
có
sử
dụng tiếng dân tộc ít người.
1.2.6 Câu lạc bộ môi trường
Hình thức này rất phù hợp với các đối tượng thanh thiếu niên và các cụ về hưu.
Câu lạc bộ Bảo tồn hoặc các Hiệp hội bảo tồn là những dạng đặc biệt của câu lạc bộ
Môi trường.
Câu lạc bộ có khả năng thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào
các vấn đề bảo vệ môi trường. Trong trường hợp bảo tồn các nguồn lợi liên quan đến
cuộc sống của cộng đồng, thì toàn bộ cộng đồng (xóm, xã, hợp tác xã,…) sẽ rất nhiệt
tình tham gia.
1.2.7 Truyền thông môi trường nhân các sự kiện
Ngày tết trồng cây, ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm sạch thế giới, ngày trái
đất, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường,… là những sự kiện đặc biệt. Nhân các
sự kiện này sẽ làm tăng thêm nhận thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng
đồng về các vấn đề liên quan đến sự kiện. Tổ chức các sự kiện này cũng giống như
tổ chức một ngày hội, cần phải lưu ý các yếu tố sau:
- Xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phương để tổ chức sự kiện
- Tìm nguồn kinh phí cũng như xây dựng giải ngân
- Phối hợp với lực lượng đảm bảo an ninh, dịch vụ y tế, phòng cháy,
- Làm thế nào để duy trì được lòng nhiệt tình tham gia của cộng đồng trong
suốt thời gian diễn ra sự kiện.
1.2.8 Thi tuyên truyền viên môi trường
a) Mục tiêu
Mục tiêu của thi tuyên truyền viên môi trường là:
- Khuyến khích cộng đồng (tổ/ xóm, phường/ xã, quận/ huyện, thành phố/ tỉnh)
đẩy mạnh các hoạt động thông tin về môi trường tại cộng đồng.
11
- Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về cải thiện môi trường tại cộng đồng (gi
ữa các tổ/ xóm, phường/ xã, quận/ huyện, thành phố/ tỉnh).
b) Đối tượng
Tất cả các cán bộ truyền thông, những người tình nguyện trong cộng đồng
c) Các chủ đề
Các chủ đề trong hình thức truyền thông thi tuyên truyền viên gồm:
- Nhận thức về môi trường
- Những vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương đang phải đối mặt như:
vấn đề nước thải, nhà vệ sinh công cộng hợp vệ sinh
- Nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho cộng đồng
- Duy trì phát triển thêm cây xanh, tạo màu xanh tại gia đình
1.2.9 Trẻ em thi vẽ về môi trường
a) Mục tiêu
Nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh vào các vấn đề môi trường bức xúc của
thành phố/ tỉnh, địa phương.
Tạo cơ hội cho các em thể hiện thái độ và cách ứng xử của mình đối với môi
trường, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy các em quan tâm, tham gia
vào các hoạt động thực tiễn cải thiện môi trường tại gia đình, trường học, khu phố,
trở thành tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng.
b) Đối tượng
Tất cả em học sinh trung học cơ sở và tiểu học
1.2.10 Thi sáng tác tác phẩm báo chí về môi trường
a) Mục tiêu
Thu hút sự quan tâm của giới truyền thông đối với đề tài môi trường.
Các
tác
phẩm
báo
chí
tham
gia
cuộc
thi
sẽ
phục
vụ
cho
các
công
tác
truyền
thông, tuyên truyền một cách có hiệu quả đối với cộng đồng.
b) Đối tượng
Các phóng viên, cá nhân và tập thể quan tâm tới vấn đề môi trường tại địa điểm tổ
chức dự thi.
c) Các chủ đề
Các vấn đề môi trường bức xúc và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường
12
Biểu dương những giương tập thể, cá nhân có tác động tích cực tới phong trào
cải thiện môi trường.
d) Hình thức
Hình thức của cuộc thi sáng tác tác phẩm báo chí về môi trường gồm:
- Báo viết (tin, bài, phóng sự,….)
- Báo ảnh, tranh ảnh, truyện tranh
- Truyền hình
- Phát thanh
1.2.11 Hoạt động thanh niên tình nguyện về môi trường
a) Mục tiêu
Mục tiêu của Hoạt động thanh niên tình nguyện về môi trường là nhằm để:
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về môi trường cho thanh thiếu niên và cộng
đồng.
- Phát huy vai trò xung phong tình nguyện của tuổi trẻ trong cộng đồng.
- Tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động bảo vệ
môi trường.
- Mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên đi đầu trong các phong trào tình nguyện,
đồng thời là nồng cốt vận động mọi người trong gia đình, cộng đồng cùng bảo
vệ môi trường.
b) Đối tượng
Đoàn viên, thanh thiếu niên trong các đội thanh thiếu niên
c) Nội dung hoạt động
Một số nội dung hoạt động của hoạt động thanh niên tình nguyện về môi trường như:
- Tổ
chức
các
hoạt
động
truyền
thông
thường
xuyên
để
nâng
cao
nhận
thức
về môi trường cho thanh thiếu niên trên địa bàn dân cư.
- Vận
động
thanh
thiếu
niên
xung
kích
tham
gia
các
hoạt
động
bảo vệ môi
trường
trên địa bàn dân cư.
- Giám sát thực hiện vệ sinh môi trường tại các khu vực dân cư.
1.2.12 Trại hè sinh thái cho học sinh
a) Mục tiêu
Mục tiêu của trại hè sinh thái cho học sinh là để nhằm mục tiêu:
- Góp phần nâng cao nhận thức về môi trường, khuyến kích sự quan tâm và
mong muốn của học sinh vào những vấn đề môi trường bức xúc của địa
phương.
13
- Tạo điều kiện cho các em có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ những hiểu
biết về các vấn đề môi trường thế giới, khu vực, quốc gia và địa phương.
- Hỗ trợ năng lực cho các tuyên truyền viên nhỏ tuổi là lực lượng nòng cốt
trong việc lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục và truyền thông môi trường (các giáo viên đóng vai trò
tư vấn) tại trường học và trên địa bàn dân cư, đặc biệt trong dịp hè.
b) Đối tượng
Các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học trên địa bàn. Các
nhóm cắm trại bao gồm: học sinh, Ban giám hiệu, thầy (cô) chủ nhiệm và phụ trách đ
ội.
c) Nội dung hoạt động
Một số nội dung hoạt động gồm trại hè sinh thái gồm:
- Thi kỹ thuật cắm trại
- Thi văn nghệ và trình diễn tiểu phẩm về môi trường
- Thi vẽ tranh về môi trườngTổ chức lửa trại và các hoạt động giao lưu về mô
trường.
- Tham quan thực địa tại các địa điểm có vấn đề môi trường nổi cộm, hay mô
hình cải thiện môi trường có hiệu quả.
- Tham quan các Viện bảo tàng sinh học,…
1.2.13 Du khảo sinh thái – môi trường
a) Mục tiêu
Lồng ghép truyền thông môi trường với các hình thức du lịch lữ hành.
b) Đối tượng
Sinh viên, học sinh, hội viên các hội quần chúng (cựu chiến binh, nông dân, phụ
nữ, thanh niên)
c) Nội dung
Dưới hình thức tour du lịch qua các điểm có tài nguyên sinh thái, qua các vùng có các
vấn đề môi trường. Hướng dẫn viên đồng thời là nhà diễn giải môi trường (thuyết
minh cho các thành viên du khảo các vấn đề môi trường tại điểm khảo sát, nguyên
nhân và giải pháp cải thiện môi trường).
1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
1.3.1 Một số hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức BVMT trên thế giới
14
a) Ngày môi trường thế giới
Ðại Hội đồng Liên Hợp Quốc sáng lập Ngày Môi trường Thế giới năm 1972, đánh
dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường con người (5/6/1972), đây
cũng là ngày Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) ra đời.
Ngày Môi trường thế giới được kỷ niệm vào ngày 5 tháng 6 hàng năm, là dịp quan
trọng để tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn cầu về môi trường. Hàng năm, Ðại hội
đồng Liên Hợp Quốc chọn một thành phố để tổ chức lễ kỷ niệm quốc tế chính thức.
Ðây là sự kiện trọng đại của nhân dân với các hoạt động phong phú như diễu hành
trên đường phố, đua xe đạp, thi viết văn trong nhà trường phổ thông, trồng cây xanh
và các cuộc vận động làm vệ sinh môi trường.
Một điểm nổi bật của Ngày Môi trường Thế giới là tại buổi lễ trọng thể, các nhà môi
trường từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng đổ về nơi đăng cai để nhận Giải thưởng
Global 500 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
b) Chiến dịch Làm sạch Thế giới
"Làm sạch Thế giới" là một trong những chương trình quốc tế về môi trường gây
được ấn tượng và có hiệu quả nhất. Mỗi năm có tới hơn 40 triệu người từ 120 nước
trên thế giới tham gia Chiến dịch với nỗ lực tạo nên một sự chuyển biến thực sự đối
với môi trường Trái Ðất.
Chiến dịch này do Ian Kiernan (người Ôxtrâylia) khởi xướng bởi năm 1989, mở đầu
bằng chương trình Làm sạch Ôxtrâylia.
Ngày nay, Chiến dịch Làm sạch Thế giới trở thành một hoạt động mang tính cộng
đồng quốc tế nhằm liên kết mọi người trên khắp thế giới trong công tác làm sạch môi
trường. Chiến dịch được tổ chức vào tháng 9 hàng năm và được điều hành bởi Uỷ ban
Làm sạch Thế giới phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
(UNEP).
1.3.2 Một số hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức BVMT ở Việt Nam
a) Cuộc thi ảnh "Môi trường và cuộc sống người nghèo" năm 2009.
Sáng 12-8, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp
với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt nam phát động cuộc thi ảnh "Môi trường và cuộc
sống người nghèo" năm 2009.
15
Nội dung cuộc thi nhằm phản ánh trung thực mối liên hệ giữa dân số, nghèo đói với
môi trường và ngược lại; các hoạt động, hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường;
các hoạt động bảo vệ môi trường; các sáng kiến cải thiện đời sống, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người nghèo. Tiến sĩ Mai Thanh Dung- Cục trưởng Cục thẩm
định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu rõ: "Cuộc
thi góp phần thông tin tuyên truyền về vấn đề môi trường trong các tầng lớp nhân dân
để mọi người có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống. Cuộc thi cũng nêu những sáng
kiến cải thiện môi trường sống. Có thể chúng tôi sẽ cho triển lãm các tác phẩm này để
nhân rộng hơn nữa những sáng kiến hay bảo vệ môi trường".
b) Khởi động Cuộc thi video clip sinh viên với môi trường Môi trường xanh
năm 2011
Nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong cán bộ hội, hội viên, sinh viên
về vấn đề bảo vệ môi trường; góp phần nâng cao nhận thức của tuổi trẻ trong việc
xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, thông qua cuộc thi phản ánh những vấn đề về môi trường bằng những hình
ảnh thực tế, từ đó nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường,
Ban Thư ký Hội Sinh viên Thành phố tổ chức Cuộc thi video clip sinh viên với môi
trường “Môi trường xanh” năm 2011 dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
và học sinh các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh.
c) Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường
Ngày 26/3, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai
Chương trình “Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường” tại các siêu thị trên địa
bàn thành phố và giới thiệu Ngày hội tái chế chất thải lần thứ 5 - năm 2012 với chủ đề
“3T trong sử dụng bao bì” nhằm thực hiện tiết giảm, tái chế, tái sử dụng.
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết: “Ngày hội tái
chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 - năm 2012” với chủ đề “3T trong sử
dụng bao bì” sẽ được tổ chức vào ngày 15/4 tại Cung văn hóa lao động thành phố Hồ
Chí Minh. Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như thu gom chất thải
nguy hại tại gia đình và các chất thải có thể tái chế với hơn 100 điểm thu gom tại các
quận huyện; đổi chất thải lấy quà.
16
Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức các cuộc thi như Sức sống
mới từ phế thải, Thời trang từ vật liệu phế thải, Túi xanh vì môi trường, Thiết lập cuộc
sống xanh - Cuộc sống 3T …dành cho học sinh, sinh viên và người lao động trên địa
bàn thành phố.
d) Ngày hội Chuyển động xanh
Ngày hội Chuyển động xanh đã diễn ra tại TP.HCM với những hình ảnh đẹp nhằm để
kêu gọi cộng đồng đi xe buýt bảo vệ môi trường.
Để khuyến khích cộng đồng sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường, tiết kiệm nhiên liệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các không gian xanh
được tổ chức vừa là sân chơi thú vị vừa là nơi cho các bạn trẻ có thể chia sẻ suy nghĩ
và lan tỏa những hành động đẹp, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng
đồng.
Khoảng 150.000 vé xe buýt thu gom được, được bạn trẻ ghép thành bức tranh mang
chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” được trưng bày tại trạm xe buýt Bến Thành và một số
trường đại học trong thành phố.
1.4 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
Nhìn vào các phương thức truyền thông và hoạt động truyền thông hiện nay có thể
thấy được truyền thông có một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay. Các
phương thức truyền thông ngày nay hết sức đa dạng để phù hợp với từng mục đích
truyền thông nhất định. Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những cơ hội cũng tồn
tại nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức về môi trường. Phát triển bền vững được
xem là một tiêu chí hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, việc giáo dục nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường hiện nay là điều hết sức cần thiết. Truyền thông môi trường
giúp nâng cao nhận thức không chỉ cho một nhóm người mà hướng đến hầu hết tất cả
các đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Chương trình giáo dục về ý thức bảo vệ môi
trường cũng đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Đó cũng là một phương
thức truyền thông thật sự hiệu quả. Phương thức truyền thông này giúp cho trẻ em
nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống, dạy chúng biết cách giữ gìn và
bảo vệ môi trường, để tạo cho trẻ em thói quen tốt ngay từ lúc nhỏ. Tại Việt Nam,
việc đưa các phương thức truyền thông vào công cuộc nâng cao nhận thức bảo vệ môi
17
trường của người dân đã được áp dụng một cách rộng rãi. Công tác truyền thông
không chỉ giúp ích cho việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra
những sân chơi lành mạnh, bổ ích, vui tươi cho tất cả mọi người. Nhờ công tác truyền
thông môi trường phát triển mạnh mẽ mà ý thức của mọi người ngày một được cải
thiện tốt hơn. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tại nhiều hạn chế mà hiện nay vẫn
chưa khắc phục được. Ví dụ điển hình như các hoạt động đi xe buýt bảo vệ môi
trường tại các cơ quan, chạy xe đạp góp phần giảm phát khí thải, Các hoạt động này
hầu như được áp dụng rất phổ biến hiện nay nhưng đằng sau đó là những mặt hạn chế
khi thực hiện. Đối với các nhân viên tại cơ quan khi phát động phong trào đi xe buýt
đến cơ quan thì rất sôi nổi hưởng ứng nhưng chỉ được một thời gian thì hoạt động này
trở nên không hiệu quả, hầu hết chỉ mang tính đối phó qua loa.
Trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng phát triển bền vững thì truyền
thông được xem như một phương tiện chính phục vụ cho công tác tuyên truyền góp
phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân. Chính vì vậy cần phải
phát huy nhiều hơn nữa trong công cuộc cải tiến, đổi mới, nâng cao hơn nữa chất
lượng của các hoạt động truyền thông môi trường giúp nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường của người dân hiện nay vì một môi trường xanh sạch đẹp.
Có rất nhiều phương thức truyền thông môi trường hiện nay nhưng phương thức
truyền thông nào thật sự hiệu quả? Nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu “ Xây dựng
phương thức truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người đi xe
buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” đã lựa chọn phương thức truyền thông tin qua
phương tiện thông tin đại chúng là truyền hình qua video clip về môi trường, lắp đặt
bảng quy định về môi trường trên xe buýt, kèm theo đó là lắp đặt túi đựng rác trên xe.
Nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện khảo sát ý kiến từ những người trực tiếp đi xe
buýt là hành khách trên xe, ý kiến của bác tài xế,…Họ là những người hàng ngày tiếp
xúc trực tiếp với môi trường trên xe buýt nên họ sẽ hiểu rõ về các vấn đề xảy ra và
hướng giải quyết tốt nhất. Chính nhờ vào các phương thức truyền thông đã có và quá
trình khảo sát nhóm nghiên đã thật sự thấy rõ được hiện trạng trên xe buýt và đã định
hướng được hướng đi cho đề tài nghiên cứu của nhóm.
18
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG XE BUÝT VÀ NHẬN THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐI XE BUÝT
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC TUYẾN XE BUÝT
Đề tài của nhóm nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thuộc khu vực thành phố
Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu đã chọn lựa ra hai tuyến xe điển hình để thực hiện
khảo sát phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Tuyến xe 102 là tuyến xe có
hầu hết đủ mọi đối tượng từ học sinh sinh viên đến công nhân, viên chức, tiểu thương,
…Còn đối với tuyến xe 86 thì đối tượng hành khách tham gia chủ yếu là học sinh,
sinh viên. Hai tuyến xe này đã có đầy đủ hầu hết các đối tượng hành khách nên nhóm
nghiên cứu đã chọn hai tuyến xe này làm hai tuyến xe đại diện để thực hiện đề tài
nghiên cứu của nhóm.
2.1.1 Giới thiệu tuyến xe 102
- Mã số tuyến: 102
- Tên tuyến: Bến Thành - Nguyễn Văn Linh - Bến xe Miền Tây
- Lượt đi : Bãi đậu xe buýt Công viên 23/9 - Lê lai - Trạm điều hành Sài
Gòn - Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette - cầu Calmette - Đoàn
Văn Bơ - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành - cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn
Linh - khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Nguyễn Văn Linh - đường vào TTTM
Bình Điền - TTTM Bình Điền - quay đầu - Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 1A -
Kinh Dương Vương - Bến xe Miền Tây (trả khách) - Kinh Dương Vương - Bến
xe Miền Tây
- Lượt về : Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Quốc lộ 1A -
Nguyễn Văn Linh - đường vào TTTM Bình Điền - TTTM Bình Điền - quay
đầu - Nguyễn Văn Linh - khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Nguyễn Văn Linh -
Huỳnh Tấn Phát - cầu Tân Thuận 1 - Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu - Đoàn
Văn Bơ - cầu Calmette - Calmette – Trần Hưng Đạo - Trạm điều hành Sài Gòn
- Phạm Ngũ Lão - Bãi đậu xe buýt Công viên 23/9.
- Loại hình hoạt động: Xe buýt có trợ giá
- Cự ly: 33,1 km
- Số chuyến: 126 chuyến/ ngày
- Thời gian chuyến: 80 phút
19
- Giãn cách: 10 - 15 phút/ chuyến
- Thời gian hoạt động: 05h00 - 19h00
- Loại xe: 80 chỗ
- Đơn vị đảm nhận:
+ HTX Du lịch Vận tải Thi công Cơ giới Hiệp Phát, Điện thoại:
39.608.642
+ HTX Xe du lịch và Vận tải số 4, Điện thoại: 39.690.426
2.1.2 Giới thiệu tuyến xe 86
- Mã số tuyến : 86
- Tên tuyến : Bến Thành - Đại học Tôn Đức Thắng
- Lượt đi : Bãi đậu xe Công viên 23/9 – Lê Lai – Trạm Bến Thành – Trần
Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Học – Hoàng Diệu – Khánh Hội –
Nguyễn Hữu Thọ - Cổng 2 Đại học Tôn Đức Thắng – Đường nội bộ Đại học
Tôn Đức Thắng – Bến đậu xe Cổng 1, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
- Lượt về : Bến đậu xe Cổng 1, Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Cổng 3
Đại học Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Thọ - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn
Linh - Nguyễn Hữu Thọ - Cầu Kênh Tẻ - Khánh Hội – Hoàng Diệu – Nguyễn
Thái Học – Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Trạm Bến Thành – Phạm Ngũ
Lão – Bãi đậu xe Công viên 23/9.
- Loại hình hoạt động: Xe buýt nhanh có trợ giá
- Cự ly: 6,9 km
- Thời gian hoạt động trong ngày:
Tại Công viên 23/9
+ Chuyến đầu tiên xuất bến: 05 giờ 40 phút
+ Chuyến cuối cùng xuất bến 18 giờ 00 phút
Tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng
+ Chuyến đầu tiên xuất bến: 06 giờ 05 phút
+ Chuyến cuối cùng xuất bến: 18 giờ 30 phút
- Ngày hoạt động trong tuần: Từ thứ 2 đến thứ 7
- Thời gian hành trình: 25 - 28 phút/ chuyến
- Thời gian giãn cách: 9 - 20 phút/ chuyến
- Loại xe: Transinco B80.
- Tổng số chuyến xe hoạt động trong ngày: 100 chuyến/ ngày.
- Đơn vị đảm nhận:
+ Công ty TNHH Vận tải TP.HCM, Điện thoại: 8.210.621
2.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG XE BUÝT
2.2.1 Đối tượng chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển
Xe buýt được xem là một phương tiện công cộng thuận tiện nhất cho việc đi lại của
người dân hiện nay ở thành phố Hồ Chí minh. Với chi phí cho một chuyến đi so với
các phương tiện khác như taxi, xe gắn máy, xích lô,… là rất rẻ và rất tiện lợi. Thay vì
phải tốn khoảng từ 10.000đ đến 20.000đ cho 2 km khi đi bằng xe ôm hay taxi thì chỉ
20
cần 2000đ đối với sinh viên và 5000đ đối với những người bình thường thì đã có thể
đến được nơi cần đến. Chi phí rẻ, thuận tiện, mát mẻ, tránh được bụi đường và góp
phần tích cực cho chống ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường. Chính vì thế việc
lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển rất được ưa thích. Trước những ưu điểm
của xe buýt thì việc các đối tượng chọn xe buýt làm phương tiện hết sức đa dạng. Các
thành phần gồm có như sau:
- Học sinh, sinh viên
- Công nhân
- Viên chức
- Tiểu thương
- Nội trợ
- Các thành phần khác
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với số lượng 150 phiếu trên cả 2 tuyến xe 102
và xe 86 đối với các tất cả các đối tượng này đã thu được kết quả sau quá trình thực
hiện khảo sát thu thập thông tin từ phiếu khảo sát. Từ kết quả khảo sát thấy được
thành phần đối tượng chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển có số lượng nhiều nhất
là thành phần học sinh, sinh viên, tiếp đến là công nhân. Kết quả khảo sát được thể
hiện ở biểu đồ bên dưới.
Hình 2.1 – Biểu đồ các thành phần đối tượng chọn xe buýt làm phương tiện di
chuyển
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát ta thấy được thành phần các đối tượng tham gia bao
gồm cả hai thành phần là lao động trí thức và lao động chân tay. Chính vì vậy, sự quan
tâm và mức độ nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các đối tượng là khác
nhau. Theo kết quả khảo sát thì hầu hết đại bộ phận các thành phần lao động trí thức
đều có mức nhận thức khá tốt về vần đề BVMT, còn đối với thành phần lao động chân
tay thì mức độ nhận thức về BVMT vẫn còn thấp. Để góp phần nâng cao hơn nữa
mức nhận thức về BVMT của người dân thì cần phải có những phương thức truyền
thông môi trường thật sự phù hợp và hiệu quả hơn.
2.2.2 Tần suất sử dụng xe buýt của người dân
Thành phần đối tượng chọn xe buýt
làm phương tiện di chuyển
21
Nhóm nghiên cứu đề tài đã chia các đối tượng trên theo từng tần suất sử dụng xe buýt
làm phương tiện trong một tuần. Nhóm đã thực hiện 2 lần khảo sát bằng phiếu sau đó
tổng hợp xử lý số liệu và kết quả khảo sát được thể hiện rõ ở biểu đồ bên dưới.
Hình 2.2 - Biểu đồ tần suất sử dụng xe buýt của người dân
Nhận xét: Ta thấy được rằng, xe buýt cũng đã dần trở thành phương tiện di chuyển cố
định đối với một số nhóm đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Hiện nay, với nhu
cầu di chuyển ngày càng lớn của người dân thì tần suất sử dụng các phương tiện di
chuyển cá nhân và phương tiện công cộng sẽ ngày một tăng hơn nữa, đặc biệt là xe
buýt. Quá trình này luôn kéo theo sự ô nhiễm và xuống cấp ngày càng nghiêm trọng
tại các trạm chờ và trên xe buýt, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này phần lớn là
do ý thức BVMT của người dân còn kém . Vì vậy, để góp phần cải thiện tình trạng ô
nhiễm này thì cần phải nâng cao hơn nữa mức nhận thức về BVMT của người dân
hiện nay.
2.2.3 Các ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng xe buýt
Xe buýt là một phương tiện công cộng thông dụng đáp ứng được phần lớn nhu cầu đi
lại hiện nay của dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bản thân phương tiện
này có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà vẫn
chưa khắc phục được.
2.2.3.1 Ưu điểm
Nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện khảo sát các đối tượng về lý do chọn xe buýt
làm phương tiện đi lại. Lý do mà các đối tượng này lựa chọn cũng chính là các ưu
điểm của xe buýt. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ bên dưới.
Hình 2.3 – Biểu đồ thể hiện lý do chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển của
người dân
Nhận xét: Theo kết quả khảo sát thì các đối tượng chọn xe buýt làm phương tiện di
chuyển với nhiều lý do khác nhau. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là lý do giá rẻ, tiết
22
kiệm chi phí và lý do lựa chọn có tỷ lệ cao thứ hai đó là tiện lợi, mát mẽ, ít bụi chiếm
25,6%. Qua đó có thể thấy được rằng, có một tỷ lệ khá lớn các đối tượng khi lựa chọn
xe buýt làm phương tiện di chuyển hết sức quan tâm đến vấn đề môi trường trên xe
buýt. Do ý thức BVMT của phần lớn các đối tượng chưa cao nên trên xe buýt tình
trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nếu tình trạng ô nhiễm trên xe buýt kéo dài sẽ
làm mất đi một lượng lớn hành khách đi xe buýt. Để không làm mất đi một lượng lớn
hành khách sử dụng xe buýt do tình trạng ô nhiễm trên xe, góp phần tăng tần suất sử
dụng xe buýt của các đối tượng thì cần nâng cao nhận thức BVMT của các nhóm đối
tượng có nhận thức kém về vấn đề BVMT.
2.2.3.2 Nhược điểm
Việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân đã trở thành một thói quen khó thay đổi.
Tuy rằng hiện nay xe buýt đã trở thành một phương tiện phổ thông nhưng vẫn còn tồn
tại rất nhiều những hạn chế. Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát những để
hiểu rỏ hơn về những bất cập còn tồn tại trên xe buýt hiện nay. Kết quả khảo sát được
thể hiện ở biểu đồ bên dưới.
Hình 2.4 – Biểu đồ thể hiện những hạn chế của xe buýt hiện nay
Nhận xét: Việc tồn tại nhiều hạn chế chưa khắc phục được là các lý do làm cho hình
ảnh xe buýt mất đi sự thu hút đối với hành khách hiện nay. Để cho việc sử dụng xe
buýt làm phương tiện đi lại trở nên phổ biến hơn nữa chúng ta cần phải có sự thay đổi
trên nhiều phương diện như cơ sở vật chất, thái độ phục vụ,…để nhằm thay đổi cái
nhìn không thiện cảm của hành khách đối với xe buýt.
Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một số
đối tượng khi đi xe, giúp họ nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ
gìn môi trường sạch đẹp là góp phần làm đẹp cho nhân cách bản thân và làm đẹp cho
xã hội.
2.3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TRÊN XE BUÝT VÀ CÁC TRẠM CHỜ
23
Trước tình hình tần suất sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại ngày tăng lên đã góp
phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và giảm thiểu phát thải khí ô
nhiễm. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì xuất hiện những mặt tiêu cực
ảnh hưởng không hề nhỏ đối với môi trường xung quanh. Đặc biệt là hiện trạng ô
nhiễm tại các trạm chờ và trên xe buýt.
Hình 2.5 Hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ xe buýt
2.3.1 Hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ
Nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện khảo sát tổng 50 trạm chờ xe buýt của cả hai
tuyến xe 102 và tuyến xe 86 về hiện trạng ô nhiễm của hai trạm chờ này để nhìn thấy
rõ hơn về thực trạng ô nhiễm này và thông qua đó đánh giá được mức nhận thức về
giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đi xe buýt hiện nay.
2.3.1.1 Hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ của tuyến xe 102
Đối với tuyến xe buýt 102 nhóm đã thực hiện khảo sát 40 trạm trên tổng 50 trạm đã
khảo sát. Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ bên dưới.
Hình 2.6 – Biểu đồ thể hiện tình trạng ô nhiễm tại các trạm chờ đối với tuyến xe
buýt 102
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát tại 40 trạm chờ của tuyến 102 thì có tổng 55% các
trạm chờ đang trong tình trạng ô nhiễm, với mức ý thức BVMT của người dân còn
kém như hiện nay thì số các trạm chờ bị ô nhiễm sẽ ngày càng tăng và nghiêm trọng
hơn nữa. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đề tài nhận thấy rằng ở các trạm bị ô nhiễm
24
nặng chứa hầu hết đủ mọi loại rác thải, đều bốc mùi nặng và một trong số đó trở thành
nơi tập kết rác thải. Tiêu biểu đó là trạm quốc lộ 50 trên đường Nguyễn Văn Linh có
vị trí gần các ngã tư đông đúc người qua lại. Những trạm này thì thời gian đầu khi
chưa bị ô nhiễm có nhiều người đón xe tại trạm nhưng qua thời gian hoạt động đón
rướt khách thì các trạm này trở nên ô nhiệm nặng làm cho nhiều người phải đón xe ở
những trạm khác xa hơn.
Đối với các trạm khá ô nhiễm và ô nhiễm ít thì hầu như là những trạm này có vị trí
khá đông người đón và xuống trạm, còn trở thành các nơi buôn bán tập trung ven
đường.
Hinh 2.7 Hiện trạng buôn bán tập trung ngay trạm chờ gây ô nhiễm.
Đối với những trạm không bị ô nhiễm hầu hết những trạm này thứ nhất là ít người
đón và xuống trạm hoặc là do ngay phía trước nhà ở của cư dân hay phía trước cửa
tiệm buôn bán. Và đặc biệt các trạm này đều không có trang bị thùng đựng rác.
Để khắc phục được hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ đang trong tình trạng ô nhiễm
như hiện nay và để số lượng trạm chờ bị ô nhiễm không tăng lên thì các cơ quan phụ
trách tại các trạm chờ cần thực hiện thu gom rác thải tại các trạm chờ đang bị ô nhiễm
đến nơi xử lý. Để tránh tình trạng vừa giải quyết được ô nhiễm tại trạm chờ này thì
trạm chờ khác bị ô nhiễm hoặc các trạm chờ này bị ô nhiễm lại, thì trước hết cần phải
trang bị các thùng đựng rác tại các trạm chờ. Tiếp đến là cần phải thực hiện truyền
thông môi trường nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân khi đi xe buýt.
Bên cạnh đó, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân đi xe buýt mà cần nâng
cao hơn nữa trách nhiệm của tất cả mọi người đối với lợi ích chung của cộng đồng,
không còn sự phân biệt giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng. Để
25
không còn tình trạng những trạm chờ ngay phía trước nhà ở của dân cư mới sạch sẽ
còn những trạm cách xa nhà ở lại ô nhiễm nghiêm trọng.
2.3.1.2 Hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ của tuyến xe 86
Đối với các trạm của tuyến xe 86 đi từ đại học Tôn Đức thắng đến bến thành nhóm
nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 10 trạm thì trong đó có 5 trạm được trang bị thùng
đựng rác và hầu hết các trạm này đều không bị ô nhiễm nếu có thì cũng ô nhiễm ở
mức nhẹ. Do nằm trong khu vực dân cư nội thị, các trạm chờ hầu hết đều được đặt ở
phía trước nhà ở, có lực lượng lao công quét dọn thường xuyên và cũng được trang bị
thùng rác nên việc ô nhiễm là rất ít.
Một hiện trạng đáng chú ý nhất ở đây đó là hiện trạng buôn bán hàng rong tập trung
của người dân ngay tại Bến Thành. Đây là một bến xe buýt lớn nằm ngay trung tâm
thành phố (quận 1), được xem là bộ mặt của thành phố nhưng việc buôn bán hàng
rong tập trung ven đường, lấn chiếm chỗ của hành khách đón xe, tạo ra một môi
trường mất trật tự và ô nhiễm do rác thải trong quá trình buôn bán và do hành khách
sau khi ăn uống vứt rác xuống đường thay vì vứt vào thùng rác làm mất vệ sinh.
Hình 2.8 Hiện trạng buôn bán hàng rong tại Bến Thành
Nhận xét: Qua quá trình khảo sát trên các trạm chờ tại cả hai tuyến xe 102 và 86 thì
các trạm chờ của tuyến xe 86 góp phần làm rỏ hơn nữa tầm quan trọng của việc đặt
các thùng rác tại trạm chờ. Và đặc biệt là cần có biện pháp đưa ra để nhằm ngăn cấm
việc tập trung buôn bán tại các trạm chờ. Đây là một việc hết sức cần thiết để góp
phần giảm thiểu ô nhiễm tại các trạm chờ.