Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.66 KB, 1 trang )
Những sản phẩm tranh thêu của Nguyễn Quốc Sự được bán tại thị trường trong nước và
các nước bạn như các nước Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Đông Nam Á... Ông bảo mình không làm
"hàng chợ", việc thêu tranh thêu chữ thập tốn nhiều thời gian, nên ông không ký những hợp
đồng lớn. Cảm hứng để làm thành những bức chân dung, phong cảnh được góp từ tình yêu của
người nghệ nhân theo ngày tháng.
Ngoài làm nghề, ông Sự còn làm công tác giảng dạy. Ngay từ năm 1975, đã có thời gian
Liên xã Trung ương điều động ông về Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để dạy thêu. Giờ không còn
giảng dạy tại các lớp đào tạo thủ công mỹ nghệ, nhưng ông vẫn thường xuyên hướng dẫn cho
những ai muốn đến học nghề và chỉ bảo những người thợ làm trong nhà cũng như con cháu mình
tận tình. Học trò nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có
vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Ông vẫn mở cửa rộng đón con em trong làng đến
học nghề, ông trả lương học nghề, học xong ông lại bố trí việc làm.Tranh thêu chữ thập hà nội
Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài
nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung
ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm
Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được
tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó
là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển
lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương vàng. Cũng vào năm này, ông được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cao quý.