Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 62 trang )

PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bản đồ giáo khoa được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai”,
và còn hơn thế nữa vì những đặc tính mà chỉ riêng bản đồ có được. BĐGK
treo tường là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống BĐGK. Vì vậy,
BĐGK treo tường cần được nghiên cứu và sắp xếp một cách có hệ thống
để việc sản xuất, lưu thông và sử dụng chúng trong dạy học bộ môn Địa lí
ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình Địa lí
THPT ban Nâng Cao.
Bản đồ là nguồn tri thức, đồng thời là phương tiện dạy học không
thể thiếu của bộ môn Địa lí trong trường phổ thông. BĐGK trong nhà
trường THPT hiện nay được trang bị khá phong phú và đa dạng để đáp ứng
nhu cầu dạy học ngày càng cao của nền giáo dục quốc dân. Tuy nhiên việc
sử dụng BĐGK một cách hiệu quả thì không phải tất cả mọi người đều làm
tốt, đặc biệt là các trường THPT ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà
điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn và hạn chế. Một công việc quan
trọng để bước đầu sử dụng một cách hiệu quả hệ thống BĐGK trong nhà
trường THPT là hệ thống hóa chúng theo mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học theo hướng tích cực.
Tiến hành hệ thống hóa BĐGK trong chương trình Địa lí THPT là
một việc làm quan trọng và thiết thực đối với mỗi giáo viên Địa lí trong
quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT. Hiện nay, với sự phong phú và đa
dạng của hệ thống BĐGK cũng như hệ thống phương pháp phân loại thì
việc lựa chọn phương pháp cũng như cách phân loại BĐGK như thế nào
tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và đơn vị giáo dục.
Tuy nhiên áp dụng Lý thuyết Hệ thống vào việc hệ thống hóa BĐGK là
một hướng đi mới, phù hợp với lí thuyết về phân loại nội dung chương
trình Địa lí và hệ thống BĐGK ngày càng phong phú, đa dạng.
1
Với những lí do trên, em đã chọn đề tài: Nghiên cứu, hệ thống hóa
bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao).


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Sự hình thành và phát triển của Lý
thuyết Hệ thống
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II các hệ thống lớn được hình thành
và phát triển nhanh chóng đòi hỏi phải có những phương pháp và công cụ
nghiên cứu thích ứng.
Những hệ thống lớn này bao trùm lên mọi mặt của hoạt động kinh tế
- xã hội và sinh hoạt của cộng đồng đông đảo trên toàn thế giới, như các
hệ thống năng lượng (điện, dầu khí và các dạng năng lượng khác), bưu
chính - viễn thông, giao thông vận tải, hệ thống các nhà băng và dịch vụ
ngân hàng, mạng máy tính toàn cầu (Internet) và các hệ thống dịch vụ
khác…
Lý thuyết Hệ thống hiện đại (Modern Systems Theory) được hình
thành trong khoảng từ những năm 1940 đến 1975, trên cơ sở các nguyên lý
của triết học, vật lý, sinh học và kỹ thuật. Nó dần xâm nhập vào nhiều lĩnh
vực của xã hội học, lý thuyết tổ chức, quản lý, điều trị tâm lý và kinh tế
học.
Lý thuyết Hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học
Ludwig Fon Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung –
General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby
[1]
.
Fon Bertlanffy là phản ứng lại chống lại chủ nghĩa đơn giản hoá lẫn
đóng gói đối tượng của khoa học. Ông nhấn mạnh những hệ thống thực tế
là mở và có tương tác lẫn nhau và với môi trường, và chúng có thể có thêm
những thuộc tính định tính mới thông qua biểu hiện mới kết quả sự Tiến
hóa liên tục. Hơn là chia nhỏ một thực thể (như là cơ thể con người) tới
những thuộc tính, những phần hoặc những phần tử của nó (như là các các
bộ phận hay tế bào), Lý thuyết Hệ thống tập trung về sự sắp đặt và những
2
quan hệ giữa những phần kết nối chúng trong một tổng thể. Tổ chức đặc

biệt này xác định như một hệ thống, gồm những phần tử độc lập cụ thể
(như các tế bào, các phần, các tranzito, người ...). Như vậy, những khái
niệm và nguyên lí của tổ chức nằm dưới những ngành khoa học khác nhau
(vật lí, sinh vật, công nghệ, xã hội học...), cung cấp một cơ sở cho sự thống
nhất chúng. Những khái niệm hệ thống bao gồm: môi trường hệ thống bao
quanh, đầu vào, đầu ra, quá trình, trạng thái, sự phân cấp, hướng mục đích
và thông tin.
Sự phát triển của Lý thuyết Hệ thống là đa dạng
[2]
, bao gồm nhận
thức những nền tảng triết học (những triết học của Bunge, Bahm và
Laszlo); Lí thuyết toán mô hình hoá và lí thuyết Thông tin và những ứng
dụng thực tiễn. Lí thuyết những hệ thống toán học xuất hiện sự phát triển
cô lập/độc lập giữa những mô hình những mạch điện và những hệ thống
khác. Áp dụng bao gồm kỹ nghệ, điện toán, sinh thái học, quản lý, và tâm
lý trị liệu gia đình. Sự phân tích những hệ thống, phát triển độc lập Lý
thuyết Hệ thống, áp dụng những nguyên lý hệ thống để trợ giúp ra quyết
định - với những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển
hệ thống (thường là một tổ chức về kỹ thuật), trong khi hướng đến nhiều
mục tiêu, ràng buộc và tài nguyên. Mục đích của nó chỉ rõ những hướng
hoạt động có thể, tính đến độ rủi ro, giá thành và lợi ích thu được.
Lý thuyết Hệ thống gắn chặt với Điều khiển học và cũng như Động
học hệ thống, mô hình thay đổi trong Mạng ghép lẫn nhau của những biến
(như “thế giới thay đổi" - mô hình của Jay Forrester và Câu lạc bộ Rome).
Những ý tưởng liên quan được sử dụng bên trong ra đời những khoa học
của sự phức tạp, nghiên cứu sự tổ chức và những mạng hỗn tạp các đối
tượng tương tác, và những lĩnh vực khác nhau như: động học hỗn loạn,
cuộc sống nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, mạng nơron, và mô hình hoá và mô
phỏng bằng máy tính.
Các hệ thống lớn thông thường có các đặc điểm sau:

3
- Tính rộng lớn về phương diện lãnh thổ và không gian, nhiều hệ
thống ngày nay mang tính toàn cầu, thậm chí cả khoảng không gian bao
quanh Trái Đất.
- Tính phức tạp về cấu trúc: số lượng các phần tử tham gia vào hệ
thống rất lớn, mối liên hệ phức tạp.
- Tính đa dạng chức năng và đa mục tiêu của hệ thống và trong một
số trường hợp các mcụ tiêu này có thể mâu thuẫn nhau.
- Mức độ bất định của thông tin ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong
quá trình phát triển của hệ thống, từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến khai
thác và mở rộng hệ thống. Giai đoạn khảo sát càng dài về tương lai thì tính
bất định càng cao.
Vấn đề độ tin cậy của hệ thống ngày càng trở nên bức xúc. Hệ thống
càng lớn, việc đảm bảo độ tin cậy của hệ thống càng khó khăn và tốn kém,
hậu quả của hỏng hóc, mất an toàn của hệ thống càng nghiêm trọng.
Những đặc điểm trên đây đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát
triển của lí thuyết hệ thống (hay kĩ thuật hệ thống), mặt khác, nhờ vào
những thành tựu về khoa học và công nghệ của các hệ thống lớn mà các
phương pháp và công cụ của Lý thuyết Hệ thống được phổ cập càng rộng
rãi và mang lại hiệu quả ngày càng cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về Lý thuyết Hệ thống
- Tiến hành hệ thống hóa BĐGK treo tường trong chương trình Địa
lí THPT ban Nâng Cao theo Lý thuyết Hệ thống.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, xử lí, phân tích các tài liệu viết và tài liệu bản đồ về
BĐGK.
4
- Phõn tớch chng trỡnh a lớ THPT ban Nõng Cao v h thng

BGK treo tng tng ng.
4. Gii hn phm vi nghiờn cu ca ti
H thng húa BGK treo tng trong chng trỡnh a Lý THPT
ban Nõng Cao bng Lý thuyt H thng.
5. Quan im v phng phỏp nghiờn cu ca ti
5.1. Quan im nghiờn cu
Hai quan im ch o c s dng trong nghiờn cu t i c a em l
quan im h thng v quan im tng hp:
- Quan im h thng
Theo L.Béctơ-Lan-Phil: Hệ thống là tổng thể các là thành phần nằm
trong sự tác động tơng hỗ. Mọi đối tợng và hiện tợng đều có mối liên hệ
biện chứng tạo thành một chỉnh thể đợc gọi là hệ thống, mỗi hệ thống lại
nằm trong một hệ thống lớn hơn và mỗi hệ thống lại có thể phân chia thành
các hệ thống ở cấp thấp hơn.
Theo quan im ny thỡ tp hp bn trong sỏch giỏo khoa, Atlat
a lớ, BGK treo tng l mt th thng nht ca h thng BGK
trong chng trỡnh a lớ THPT ban Nõng Cao.
Nhng BGK treo tng c xem xột nh l m t h thng bn
ho n ch nh, mt b phn quan trng ca h thng BGK a lớ THPT.
- Quan im tng hp
H thng BGK trong chng trỡnh a lớ THPT ban Nõng Cao l
mt th tng hp, trong ú th tng hp ny c phõn chia thnh cỏc th
tng hp nh hn.
Cỏc BGK treo tng l mt th tng hp trong h thng BGK
trong chng trỡnh a lớ THPT ban Nõng Cao.
5
5.2. Phng phỏp nghiờn cu
Trong ti ca mỡnh em s dng h thng cỏc phng phỏp nghiờn
cu chớnh sau: phng phỏp thu thp ti liu; phng phỏp phõn tớch, tng
hp, so sỏnh; phng phỏp bn v ph ơng pháp sử dụng các kỹ thuật phụ

trợ.
- Phng phỏp thu thp ti liu
Thu thp cỏc ti liu vit v bn hc, bn , c bit l BGK
núi chung v BGK treo tng núi riờng trong chng trỡnh a lớ THPT
ban Nõng Cao
Thu thp t i li u BGK treo tng trng THPT.
- Phng phỏp phõn tớch, tng hp, so sỏnh
Sau khi thu thập đợc tài liệu và tiến hành xử lý tài liệu đề tài sử dụng
phơng pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, nhờ phơng pháp này nguồn tài
liệu đã đợc xử lí sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Từ đó có thể rút ra
những kết luận khoa học cho đề tài của mình.
- Phng phỏp bn
Trong quỏ trỡnh nghiờn cu cu trỳc lớ thuyt bn hc, nh bn
hc ngi Ba Lan - L.Rataixki ó cp nhiu n phng phỏp bn v
a ra s Phng phỏp bn nhn thc thc t. Theo s ca ụng,
cú th chia Phng phỏp bn nhn thc thc t thnh 4 quỏ trỡnh:
+Nhn thc thụng tin t thc t khỏch quan v chn lc thụng tin
+Bin i thụng tin th nh d ng bn
+Truyn thụng tin t dng bn n ngi dựng
+Tỏi to trong nhn thc ngi dựng v thc t khỏch quan
S ca L.Rataixki c xem nh s mu v phng phỏp bn
nhn thc thc t v c nhiu nh bn b sung, phỏt trin v hon
chnh.
- Phơng pháp sử dụng các kỹ thuật phụ trợ
ứng dụng công nghệ thông tin trong x lí tài liệu và công tác hệ thống
hóa bản đồ.
6
6. Cấu trúc nội dung dề tài
Đề tài gồm ba phần chính:
Phần I - Mở đầu

Phần II - Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2. Phân tích hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường trong
chương trình Địa lí THPT
Chương 3. Hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (chương trình
Địa lí THPT ban Nâng Cao) theo lý thuyết Hệ thống
Phần III - Kết luận
PHẦN II - NỘI DUNG
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Bản đồ học và bản đồ địa lí
1.1.1.1. Định nghĩa bản đồ học
Theo Lâm Quang Dốc – Phạm Ngọc Đĩnh
[4]
:
Định nghĩa chặt chẽ và hòan chỉnh về bản đồ học do giáo sư K.A.
Salishev đưa ra, được nhiều người thừa nhận: “Bản đồ học là khoa học về
sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và sự liên
kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của
chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc biệt – sự
biểu hiện bản đồ”.
Năm 1995, tại Bacxêlôna – Tây Ban Nha, đại hộ lần thứ 10 Hội Bản
đồ thế giới đã dư ra định nghĩa: “Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết
những vấn đề lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ”.
1.1.1.2. Định nghĩa, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa bản đồ địa lí
Đinh nghĩa
Khái niệm về bản đồ địa lí là kiến thức học sinh tiếp nhận được ngay
từ bài học Địa lí đầu tiên ở nhà trường phổ thông, với định nghĩa: “Bản đồ

là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn
bộ bề mặt Trái Đất”.
“Bản đồ địa lí là mô hình ký hiệu hình tượng không gian của các đối
tượng và các hiện tượng tự nhiên, xã hội, được thu nhỏ được tổng hợp hoá
theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối
tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúng
theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước” (K. A.
Xalishev)
8
“Bản đồ là hình ảnh thực tế của địa lí, được kí hiệu hoá, phản ánh
các yếu tố hoặc các đặc điểm địa lí một cách có chọn lọc, kết quả từ sự nỗ
lực, sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ và được thiết kế để sử dụng
chủ yếu liên quan đến các mối quan hệ không gian” (Hội bản đồ thế giới)
Các định nghĩa trên hoàn toàn xác thực với bản đồ địa lí, phản ánh
đầy đủ những thuộc tính của một bản đồ địa lí.
Đặc điểm
Nếu nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc ta thấy sự biểu hiện bản
đồ nổi bật những đặc trưng sau:
- Bản đồ thành lập trên cơ sở toán học
Xuất phát từ việc biểu hiện sự phân bố và quan hệ không gian
của các đối tượng, bản đồ được xem là sự biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái
Đất, cùng một lúc có thể bao quát được tất cả một không gian rộng lớn,
thậm chí cả thế giới, không gian vũ trụ. Như vậy, sự biểu hiện bản đồ gắn
liền với tính chất của tỉ lệ xích. Bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng, để
chuyển được bề mặt tự nhiên của Trái Đất vốn có địa hình phức tạp và
những đối tượng cần họa đồ rất đa dạng trên bề mặt elipxoit Trái Đất. Thứ
hai, thu nhỏ khích thước elipxoit Trái Đất và biểu hiện bề mặt elipxoit Trái
Đất trên mặt phẳng. Để làm được điều này phải sử dụng phương pháp toán
học, gọi là phép “chiếu hình bản đồ”. Phép chiếu hình bản đồ quy định sự
phụ thuộc hàm số nhất định giữa tọa độ của những điểm trên bề mặt

elipxoit Trái Đất và tọa độ của những điểm tương ứng trên mặt phẳng bản
đồ. Nhờ đó bản đồ đảm bảo được tính đồng dạng và sự tương ứng không
gian của các đối tượng được biểu hiện
- Bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh - kí hiệu
Trong quá trình phát triển, xã hội loài người đã xuất hiện hàng
loạt các phương tiện để ghi chép và truyền đạt các biểu tượng như ngôn
ngữ cử chỉ, ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ văn tự… Sự
biểu hiện bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh – hệ thống kí hiệu. Các kí
9
hiệu bản đồ đã ghi được các đối tượng, hiện tượng khác nhau biểu hiện
trên bản đồ. Sự biểu hiện bằng hệ thống kí hiệu đã làm cho bản đồ không
giống với những sự biểu hiện khác về Trái Đất như những bức ảnh hàng
không và tranh phong cảnh cùng một địa phương.
Bản đồ với các kí hiệu, ấn tượng ban đầu có thể cho cảm giác
xa lạ, không trực quan như những bức ảnh, bức tranh, nhưng thực tế, sự
biểu hiện bằng kí hiệu đã tạo cho bản đồ có những ưu thế mà không một
bức ảnh, bức tranh đuah phương nào có được.
- Bản đồ có sự tổng quát hóa
Bản đồ không thể hiện tất cả các đối tượng, hiện tượng Địa lí
có ở địa phương, vì bản đồ là sự biểu hiện thu nhỏ. Tỉ lệ càng nhỏ, mức độ
thu nhỏ càng lớn. Mặt khác, mỗi bản đồ được thành lập đều nhằm phục vụ
một mục đích và chủ đề nhất định nào đó. Vì thế những đối tượng, hiện
tượng đưa lên bản đồ phải được chọn lọc có ý thức, phải loại bỏ những đối
tượng và khía cạnh không cần thiết, chỉ giữ lại và nêu bật những đối tượng,
hiện tượng với những nét đặc trưng chủ yếu, điển hình, quan trọng nhất
trên cơ sở mục đích, chủ đề, tỉ lệ bản đồ và đặc điểm địa phương. Quá trình
chọn lọc đó là sự “tổng quát hóa bản đồ”.
Nội dung
Nội dung của bản đồ là yếu tố chủ đạo cấu thành nên bản đồ
(gồm: nội dung bản đồ, cơ sở toán học của bản đồ, yếu tố hỗ trợ và những

bản đồ phụ). Nội dung này bao gồm tổng thể những thông tin về các đối
tượng, hiện tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được biểu hiện trong
phạm vi lãnh thổ họa đồ với sự phân bố, tình trạng, những sự kết hợp, các
mối liên hệ và sự phát triển. Những nội dung này tùy thuộc vào mục đích,
chủ đề và tỉ lệ của mỗi bản đồ.
Trên bản đồ địa lí đại cương, sự biểu hiện là các đối tượng,
hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội như: địa hình, nước trên mặt, lớp
phủ thực vật, các điểm quần cư, mạng lưới giao thông, và một số đối tượng
10
nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, sự phân chia chính trị - hành chính…
Còn trên bản đồ chuyên đề, nội dung biểu hiện chính chỉ gồm một vài đối
tượng, hiện tượng địa lí, nhưng được phản ánh một cách chi tiết, sâu sắc;
ví dụ: bản đồ dân cư biểu hiện sự phân bố quần cư, mật độ dân số, số dân
và các đặc điểm khác của dân cư.
Ý nghĩa bản đồ địa lí
Nói về vai trò, ý nghĩa của bản đồ địa lí, nhà địa lí học của
Liên Xô trước đây đã khái quát: “Nếu như các nhà sinh vật học để nghiên
cứu những vật thể nhỏ bé, trước hết phải quan tâm thu nhận sự biểu hiện
phóng đại chúng qua kính hiển vi. Ngược lại, các nhà địa lí phải nghĩ có
được sự biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất - cái đó chính là bản đồ”.
Bản đồ địa lí có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong thực
tiễn, trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập Địa lí.
Trong thực tiễn, bản đồ địa lí được sử dụng một cách rộng rãi
để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, những nhiệm vụ gắn liền với sự
khai thác và sử dụng hợp lí lãnh thổ.
Bản đồ địa lí không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, nó
là phương tiện nghiên cứu của các nhà khoa học về Trái Đất. Bản đồ giúp
các nhà khoa học tìm hiểu những quy luật phân bố các đối tượng, sự lan
truyền của các hiện tượng và những mối tương quan của chúng trong
không gian, cho phép phát hiện các quy luật tồn tại và dự đoán con đường

phát triển của chúng trong tương lai. Bất cứ một sự nghiên cứu nào cũng
phải bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Bản đồ được xem là một
tiêu chuẩn của sự phát triển địa lí. D. N. Anusin đã viết: “Mức độ nhận
thức về mặt địa lí một nước được xác định bởi độ hoàn hảo của bản đồ
hiện có của nước đó”.
Trong giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giữ vai trò rất quan
trọng. Bản đồ là kho tàng trữ các tri thức địa lí tích lũy được, là kênh hình
11
của sách giáo khoa địa lí. Bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện đặc
thù không thể thiếu trong giảng dạy và học tập địa lí.
Ngày nay bản đồ còn được coi là một phương tiện có hiệu quả
để phổ biến các tri thức, nâng cao trình độ văn hóa chung cho mọi người,
cung cấp những hiểu biết về quê hương đất nướcn về các quốc gia trên thế
giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
Không phải cường điệu khi nói rằng các bản đồ ở mức độ nào
đã trở thành một phương tiện cần thiết trong sản xuất và đời sống con
người.
1.1.2. Bản đồ giáo khoa và bản đồ giáo khoa treo tường
1.1.2.1. Khái niệm về bản đồ giáo khoa và bản đồ giáo khoa treo
tường
* Bản đồ giáo khoa Địa lí
BĐGK Địa lí là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ Địa lí, vì
vậy ngoài tính chất đặc trưng của bản đồ địa lí ra, nó còn có những tính
chất riêng mà các loại bản đồ địa lí khác không có.
U. C. Bilich và A.C. Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là
những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc
giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo
nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tàng lớp dân cư từ học sinh cho
đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng
trong nhiều ngành khoa học, trước hết là Địa lí và Lịch sử.”

[4]
BĐGK là biểu hiện thu nhỏ của bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng dựa
trên cơ sở toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh
sự phân bố, trạng thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với
mục đích, nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc
chặt chẽ của tổng quát hóa bản đồ; phù hợp với trình độ phát triển của lứa
tuổi học sinh, có xét đến cả yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học
đường.
12
Nói một cách đơn giản hơn, BĐGK Địa lí là bản đồ dùng để dạy và
học Địa lí theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định trong nhà
trường. Có thể nói một cách khái quát: BĐGK là những bản đồ dùng vào
việc dạy và học trong nhà trường. BĐGK hiện nay sử dụng chủ yếu vho
hai môn học: Địa lí và Lịch sử. Đối tượng sử dụng các loại BĐGK này hầu
hết là giáo viên và học sinh của hai môn học đó trong nhà trường phổ
thông.
* Bản đồ giáo khoa treo tường
BĐGK treo tường cũng được các tác giả nghiên cứu khác nhau đưa
ra các khái niệm khác nhau tùy theo mục đích và phương pháp nghiên cứu.
BĐGK treo tường là loại bản đồ được dùng thường xuyên để dạy bộ
môn Địa lí trên lớp. BĐGK treo tường có những yêu cầu, những phương
pháp biểu hiện riêng, phù hợp với lí luận về bản đồ và lí luận dạy học Địa
lí (Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc
[5]
)
Theo Lâm Quang Dốc
[3]
“Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ dùng để giảng dạy và
học ở trên lớp. Nó được dùng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở nhiều
lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực Địa lí và lịch sử.”

BĐGK treo tường thể hiện được nội dung Địa lí trong các mối quan
hệ và cấu trúc không gian, đảm bảo tính logic khoa học của vấn đề giáo
viên trình bày. Mỗi điểm, mỗi đối tượng Địa lí trên bản đồ đều giữ đúng vị
trí Địa lí của mình trên mặt đất. Đặc điểm của mỗi đối tượng cũng được
biểu hiện bằng các phương pháp họa đồ phù hợp. Trên bản đồ, lượng thông
tin khoa học tương xứng với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng Địa lí trên bản đồ
được khái quát hóa cao, có đối tượng phải cường điệu hóa đến mức cần
thiết. Nhiều kí hiệu tượng trưng, tượng hình, nhiều màu sắc đẹp gần gũi
với đối tượng được sử dụng làm cho bản đồ có tính trực quan cao, gây
hứng thú cho việc học tập Địa lí. Nội dung kiến thức và phương pháp trình
bày trên bản đồ còn phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, với thị lực học sinh
13
trong khoảng cách nhìn từ 5 đến 10 mét, với trình độ nhận thức của từng
lớp học, cấp học. Vì vậy, BĐGK treo tường có hệ thống kí hiệu lớn, chữ
viết to, màu sắc rực rỡ, độ tương phản mạnh.
Tuy có những điểm khác nhau trong định nghĩa của các tác giả, song
các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một số điểm như:
BĐGK treo tường là bản đồ giáo khoa sử dụng cho dạy học
Địa lí (và Lịch sử) trên lớp.
BĐGK treo tường có những yêu cầu và đặc điểm riêng, phù
hợp với nội dung chương trình bộ môn và tâm sinh lí lứa tuổi, nhận thức
của học sinh ở từng lớp học, từng cấp học.
1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của bản đồ giáo khoa
BĐGK Địa lí hiện nay, tuy vẫn có chức năng là một phương tiện dạy
học Địa lí trực quan, nhưng chức năng chủ yếu và ngày càng được coi
trọng là một nguồn tri thức Địa lí phong phú để học sinh khai thác khi học
tập. Mỗi đối tượng địa lí được ghi trên bản đồ đều bắt nguồn từ những
cuộc thám hiểm, đôi khi gian lao và đầy hiểm nguy của các nhà Địa lí trên
thực địa. Chính vì thế, BĐGK Địa lí xứng đáng được coi là “Cuốn sách
giáo khoa Địa lí thứ hai” trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông.

+ Tính khoa học của BĐGK
Bản đồ Địa lí dùng trong nhà trường khác với những bản đồ tra cứu
ở chỗ: “trọng tải” của bản đồ không lớn và có nội dung phù hợp với
chương trình giảng dạy của từng lớp, từng cấp học thậm chí từng bài học.
Do đó, BĐGK là một tư liệu khoa học độc lập trong nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu đó, BĐGK phải có tính khoa học. Tính khoa
học của bản đồ biểu hiện trước hết ở tính chính xác của cơ sở toán học.
BĐGK được xây dựng theo quy luật toán nhất định, theo tỉ lệ nhất định.
Quy luật toán học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu
hiện bản đồ. Tính đơn trị biểu hiện ở chỗ một điểm trên bản đồ có tọa độ x
và y chỉ tương ứng với một điểm trên bề mặt đất, mỗi kí hiệu đặt trên điểm
14
này chỉ có một ý nghĩa cố định rõ ràng trong bản chú giải. Tính liên tục
biểu hiện ở chỗ bản đồ “không có khoảng trống”. Điều này nói lên trên
lãnh thổ và không gian của chúng đã có tài liệu chính xác. Tỉ lệ và các đơn
vị đo, thang màu và sự phân cấp kí hiệu cho phép thực hiện trên bản đồ
mọi khả năng đo tính và nhận biết đặc điểm khác nhau của các hiện tượng.
Tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở chỗ mỗi đối tượng, hiện tượng
Địa lí có đặc điểm riêng phù hợp với một phương pháp biểu hiện nhất định
và trên bản đồ có lượng thông tin tương ứng với tỉ lệ của bản đồ. Lượng
thông tin của bản đồ càng cao, dĩ nhiên, tính khoa học càng cao, nhưng
vượt quá lượng thông tin cần thiết thì bản đồ sẽ trở nên “quá tải” gây khó
khăn cho người sử dụng, tính khoa học giảm. Cấu trúc nội dung của một
bản đồ vừa truyền đạt đủ nội dung Địa lí cơ bản đã viếttrong sách giáo
khoa vừa giúp học sinh hiểu và trình bày được mối quan hệ biện chứng với
những đố tượng khác. Tính khoa học còn biểu hiện ở tính trừu tượng, tính
chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính lôgic.
- Tính trừu tượng của BĐGK
Bất kì bản đồ nào, đặc biệt là bản đồ tỉ lệ nhỏ, khi biên vẽ đều trải
qua một quá trình trừu tượng hóa. Trừu tượng hóa bản đồ dựa trên tổng

quát hóa và kí hiệu bản đồ. Đó là kết quả của sự lựa chọn có mục đích rõ
rệt, sự loại bỏ cái thứ yếu, ít quan trọng, không cơ bản, đặc biệt chú ý đến
những đặc điểm chính, sự cường điệu hóa cao đối với đối tượng và hiện
tượng có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương. Đây là nhiệm vụ chủ yếu
khi tiến hành thành lập bản đồ dùng trong trường học, các nhà chuyên
môn, các nhà phương pháp giảng dạy và các nhà bản đồ không chỉ làm
việc với tài liệu giáo khoa, mà cả với những hình ảnh của các hiện tượng
Địa lí nguyên vẹn, với hệ thống khái niệm xuất hiện trong quá trình biên
vẽ và tổng quát hóa bản đồ, nghĩa là trừu tượng hóa diễn ra từ lúc khởi
thảo cho đến lúc hoàn thành bản vẽ cuối cùng. Sự trừu tượng hóa các đối
tượng Địa lí biểu hiện trên bản đồ được giáo viên khai thác trong giảng
15
dạy, được học sinh lĩnh hội khi học tập. Trừu tượng hóa khoa học có vai
trò quan trọng trong việc nhận thức các khía cạnh này khác của thực tế
khách quan. Lênin nói “Tư duy, khi có nguồn gốc từ cụ thể đến trừ tượng,
nó sẽ không đi xa chân lí – nếu nó đúng chất, sự trừu tượng hóa quy luật tự
nhiên, trừu tượng hóa giá trị… là một từ, tất cả trừu tượng hóa khoa học
(đúng đắn, nghiêm túc, không vô lí) đều đều phản ánh tự nhiên sâu sắc
hơn, đúng đắn hơn, đầy đủ hơn. Từ trực quan sinh động đến thực tế - đó là
con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách
quan”. Tổng quát hóa ở nhiều mức độ khác nhau là đặc tính của mô hình
bản đồ. Sự trừu tượng hóa khoa học cao là đặc điểm của mô hình toán học,
nhưng tính chất trừu tượng hóa này thuộc loại khác. Nếu nêu đặc điểm rất
tóm tắt về sự khác nhau chủ yếu của mô hình bản đồ và mô hình toán học,
khi bỏ qua các đặc diểm khác nhau của chúng, thì có thể nói rằng, mô hình
toán học (ví dụ: phương trình toán học) đã lãng quên các tính chất cụ thể
của các đối tượng thực tế, còn mô hình bản đồ tổng quát hóa các tính chất
cụ thể.
- Tính chọn lọc và tính tổng hợp của BĐGK
Tất cả những quá trình riêng biệt và những hiện tượng trong thực tế

nhiều khi không biểu hiện được đầy đủ lên bản đồ mà có sự chọn lọc.
Chẳng hạn, trong tất cả các nhân tố hình thành khí hậu trên lãnh thổ, người
ta chỉ lựa chọn lượng mưa để biểu hiện trên bản đồ phân bố lượng mưa của
lãnh thổ đó. Các nhân tố khác như áp suất không khí, gió, nhiệt độ… đều
bị loại bỏ.
Bản đồ không chỉ có tính chất chọn lọc mà còn có cả tính chất tổng
hợp nữa. Tính chất tổng hợp của bản đồ biểu hiện ở sự thống nhất các hiện
tượng cà quá trình trong thực tế. Chẳng hạn, muốn hiểu biết đặc điểm phát
triển kinh tế của một đất nước phải biểu hiện tổng hợp các nhân tố như:
trình độ phát triển nông nghiệp và công nghiệp, thu nhập quốc dân, nguồn
tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lao động… Tính tổng hợp của bản đồ
16
bao giờ cũng liên quan đến những khái niệm, những chỉ tiêu và những kí
hiệu mới, chính nhờ chúng mà có thể phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa
các hiện tượng và các quá trình.
Tính chất chọn lọc và tính chất tổng hợp vốn có trong nhiều mô hình
Địa lí. Sự khác nhau của các tính chất này trong các mô hình chỉ là ở mức
độ và tính chất trực quan.
- Tính bao quát của BĐGK
Bản đồ cho phép nhà Địa lí nhìn bao quát và nghiên cứu khoảng
không gian bao la của bất kì một lãnh thổ nào. Chính tính chất đó của bản
đồ giúp cho các nhà Địa lí và địa chất khám phá ra nhiều quy luật trên quy
mô hành tinh và khu vực rộng lớn. Không có một loại mô hình Địa lí nào
lại có đặc tính này ở mức độ rõ rệt như bản đồ.
- Tính đồng dạng hình học và sự phù hợp địa lí của BĐGK
Việc chuyển các điểm phản ánh hình dạng và kích thước của các đối
tượng được biên vẽ trong điều kiện tỉ lệ và lưới chiếu cho trước gọi là sự
đồng dạng hình học. Nhờ tính chất đồng dạng này mà nhà Địa lí không chỉ
tìm thấy sự biểu hiện các vị trí tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau của các
đối tượng trên lãnh thổ, mà còn nhận thức được cả hình dạng và kích thước

của các đối tượng nghiên cứu, nghĩa là nắm được cấu trúc không gian của
chúng. Những bức ảnh hàng không và các ảnh vũ trụ, các bình đồ, các mặt
cắt… cũng có tính chất tương tự. Sự đồng dạng hình học của bản đồ, tất
nhiên, không thể hiểu một cách cứng nhắc như việc tính tỉ lệ đơn giản của
đối tượng trên địa phương và trên bản đồ, bởi vì bản đồ đã sử dụng các kí
hiệu ngoài tỉ lệ, còn hình dạng các đối tượng trên bản đồ được biểu hiện
theo tỉ lệ. Trong một số trường hợp, trên bản đồ tỉ lệ nhỏ, sự đồng dạng
hình học (độ chính xác hình học) đã bị phá vỡ một cách có ý thức, để biểu
hiện rõ tính quy luật Địa lí quan trọng đối với người đọc, ví dụ: trên bản đồ
tỉ lệ nhỏ, các đường bình độ có thể hơi dịch chuyển tương đối so với vị trí
thực của chúng để biểu hiện đúng đặc điểm bề mặt dốc hoặc lục địa Nam
17
Cực trong lưới chiếu hình trụ đứng không đồng dạng với lục địa Nam Cực
ngoài thực địa như ở lưới chiếu hình phương vị đứng.
- Tính logic của BĐGK
Bản đồ nào cũng kèm theo bản chú giải. Nó là chìa khóa của mọi
bản đồ và là cơ sở logic của mọi bản đồ. Không phải vô cớ việc thành lập
bản đồ bao giờ cũng bắt đầu từ việc chuẩn bị bản chú giải. Bản chú giải
của bản đồ không chỉ giải thích kí hiệu mà còn là đơn vị phân loại (địa
hình, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiêp…), phân cấp bậc (bậc độ cao
và độ sâu, mật độ dân số, tổng giá trị sản lượng công nghiệp…), là cơ sở
đo tính (thước tỉ lệ, thước đo độ dốc…), giúp cho người đọc bản đồ hiểu
mô hình bản đồ với các đặc trưng số lượng, chất lượng và cấu trúc, các
mối tương quan không gian và mọi biến đổi theo thời gian.
Những bản đồ có biểu đồ bổ sung thể hiện tính kết cấu logic đặc biệt
và tính trực quan. Những kí hiêu đường nét, màu sắc dùng trên bản chú
giải cùng với sự sắp xếp theo thứ tự giải thích đã được lựa chọn, cân nhắc
kĩ lưỡng, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, tình trạng phụ thuộc và tính thống nhất
của các hiện tượng được biểu hiện. Như vậy, khi sử dụng bản đồ không chỉ
sử dụng mô hình kí hiệu mà còn phải sử dụng cả mô hình logic nữa. Kí

hiệu bản đồ dùng trong bản chú giải là ngôn ngữ phổ thông dùng cho mọi
đối tượng đọc bản đồ.
Những tính chất trên đây của bản đồ có khả năng phản ánh đầy đủ
thực tế giống như mô hình thực tế, chúng liên kết lại với nhau một cách
chặt chẽ đến mức có thể biết được một tính chất từ các tính chất khác. Sự
liên kết các tính chất của bản đồ tạo nên sức chứa thông tin trên bản đồ.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: sức chứa thông tin trên một trang
bản đồ cao gấp hàng chục lần sức chứa thông tin của một trang in. Lượng
thông tin của một bản đồ được xác định bằng nội dung của nó, biểu hiện
không chỉ dưới dạng “trọng tải” của bản đồ trong các kí hiệu và phương
pháp biểu hiện, mà còn ở dạng tiềm tàng thông qua mối quan hệ giữa các
18
hiện tượng được biểu hiện (mối quan hệ tương hỗ, sự phụ thuộc, cấu trúc
và tình trạng…), chính nguồn thông tin tiềm tàng này đã đem lại nhiêu
hứng thú hơn cả cho những người dạy và học Địa lí.
+ Tính trực quan của BĐGK
Tính trực quan biểu hiện ở hình dáng trực quan bao trùm lên đối
tượng và hiện tượng với tất cả các tính chất nguyên vẹn và phức tạp của
nó, với mọi tính chất riêng phù hợp với quy luật. Bản đồ dùng trong trường
học, nhất là loại bản đồ treo tường đòi hỏi phải có tính trực quan cao. Đây
là đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ dùng trong trường học. Tính trực
quan thể hiện ở tốc độ nhận biết các đối tượng và hiện tượng biểu hiện trên
bản đồ. Tốc độ nhận biết các đối tượng và hiện tượng biểu hiện trên bản đồ
càng nhanh, tính trực quan càng cao. Tính trực quan càng cao thì mức độ
cường điệu hóa càng lớn, việc biểu hiện các đối tượng và hiện tượng trên
bản đồ càng kém chính xác, tính khoa học giảm. Tính trực quan mâu thuẫn
với tính khoa học. Chúng ta cần hiểu được các mặt đối lập của tính trực
quan và tính khoa học để kết hợp chúng một cách chặt chẽ khi thành lập
cũng như khi khai thác nội dung khoa học trên bản đồ phục vụ cho mục
đích giảng dạy cũng như học tập Địa lí trong nhà trường phổ thông.

Bản đồ Địa lí dùng trong nhà trường thường sử dụng nhiều màu sắc
đẹp, nhiều kí hiệu tượng trưng gần gũi với đối tượng và nhiều kí hiệu
tượng hình gây hứng thú cho học sinh, tạo ra phản ứng tư duy nhanh khi
giáo viên giảng bài. Tính trực quan trong bản đồ được đánh giá rất cao, nó
được thực nghiệm xác nhận là có hiệu quả tri giác cao trong hoạt động
nhân thức của học sinh.
+ Tính sư phạm của BĐGK
Hệ thống BĐGK bao gồm các loại bản đồ mang những đặc điểm
khác nhau, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vị trí, chức năng và
nhiệm vụ của mỗi loại bản đồ giải quyết một khâu hình thành kiến thức
Địa lí cho học sinh. Quá trình sử dụng sử dụng phối hợp các loại bản đồ
19
trong trường học sẽ hình thành hệ thống kiến thức bản đồ trong học sinh,
giúp các em học tập bộ môn Địa lí có kết quả. Đó là yêu cầu khách quan
xuất hiện trong quá trình sử dụng bản đồ. Phù hợp với điều đó, tính sư
phạm của BĐGK thể hiện:
- BĐGK phù hợp với chương trình Địa lí của từng cấp học và
từng lớp học, phù hợp với trình độ học sinh.
- Nội dung bản đồ thể hiện chặt chẽ với sách giáo khoa. Nó
được tổng quát hóa phù hợp với nộ dung Địa lí cơ bản của bài học, phục
vụ mục đích và nhiệm vụ học tập.
- Lưới chiếu bản đồ (mạng lưới kinh và vĩ tuyến) cùng với tỉ
lệ là cơ sở khoa học để tính toán tọa độ, phương hướng, chiều dài và diện
tích trên bản đồ.
- Chữ trên bản đồ phải biểu hiện thống nhất trong các loại bản
đồ từ đầu cấp đến cuối cấp.
- Trên các bản đồ phải thống nhất hệ thống kí hiệuvà phương
pháp biểu hiện mà học sinh đã quen biết, nhất là đối với những bản đồ tự
nhiên và kinh tế.
1.1.2.3. Phân loại bản đồ giáo khoa

BĐGK là loại bản đồ biểu hiện các điều kiện tự nhiên, xã hội và
nguồn tài nguyên thiên nhiên, biểu hiện nền kinh tế quốc dân (kinh tế
chung hoặc kinh tế ngành) và xét theo nội dung, theo các phương pháp
biên vẽ, đáp ứng những đòi hỏi của chương trình, sách giáo khoa dạy học
trong nhà trường.
BĐGK gồm các bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề
nhưng có những đặc trưng riêng.
Bản đồ địa lí chung gồm các bản đồ địa hình, bản đồ khái quát.
Bản đồ chuyên đề gồm các bản đồ về địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Bản đồ chuyên đề là loại bản đồ:
20
* Một yếu tố hoặc một nhóm yếu tố có liên quan chặt chẽ với
nhau của bản đồ địa lí chung được nêu chi tiết hơn so với các yếu tố khác.
* Các yếu tố cơ sở nằm trong bản đồ địa lí chung.
* Có nội dung chuyên môn (các xí nghiệp công nghiệp, nông
nghiệp…)
BĐGK rất đa dạng về nội dung và phương pháp biên vẽ. Chúng có
thể bao quát tất cả những đặc điểm đặc trưng nhất của môi trường tự nhiên,
bao quát mọi ngành kinh tế quốc dân hoặc có thể chỉ đóng khung ở một
lĩnh vực tự nhiên, kinh tế nào đó.
BĐGK được phân ra thành các nhóm theo mục đích, tỉ lệ, độ bao
quát lãnh thổ, theo nội dung, theo đặc điểm sử dụng, theo phương pháp thể
hiện, theo màu sắc… BĐGK có thể được phân loại theo sơ đồ hình 1.1
Nguồn: Lâm Quang Dốc. Bản đồ giáo khoa. NXB Đại học sư pham.
2003
[4]
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại bản đồ giáo khoa
21
+ Theo mục đích BĐGK được phân ra thành BĐGK dành cho giáo
viên, BĐGK dành cho học sinh, bản đồ tuyên truyền – cổ động.

+ Theo tỉ lệ, chúng được chia thành bản đồ tỉ lệ lớn (lớn hơn hoặc
bằng 1 : 200.000), tỉ lệ trung bình (từ nhỏ hơn 1 : 200.000 đến 1 :
1.500.000) và tỉ lệ nhỏ (dưới 1 : 1.500.000)
+ Theo độ bao quát lãnh thổ có các bản đồ thế giới, các bản đồ bán
cầu, châu lục, đại dương và biển, các quốc gia. Ngày nay các bản đồ
chuyên đề về không gian ngoài Trái Đất như các thiên thể (bản đồ các
tuyến bay của các con tàu vũ trụ, bản đồ Mặt Trăng và các hành tinh
khác…) cũng có ý nghĩa lớn đối với giảng dạy Thiên văn học.
+ BĐGK còn có thể phân loại dựa theo các phương pháp biên vẽ
(chấm điểm, nền chất lượng, vùng phân bố, bản đồ - biểu đồ…) hoặc theo
đặc tính sử dụng (treo tường và để bàn) , màu sắc (một màu, nhiều màu).
Việc phân chia BĐGK theo nội dung ra thành bản đồ địa lí chung,
bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế chung, rồi tiếp tục phân thành các bản đồ thể
hiện một hoặc vài yếu tố nội dung của các bản đồ trên là hết sức quan
trọng bởi vì nó phục vụ cho từng bài cụ thể.
+ BĐGK theo nguyên tắc xây dựng được phân thành các kiểu bản
đồ phân tích, tổng hợp và phức hợp. Trong các bản đồ phân tích, mỗi yếu
tố nội dung đều được thể hiện bằng một kí hiệu riêng. Trong bản đồ tổng
hợp thể hiện tập hợp các chỉ số của nhiều hiện tượng địa lí. Trong bản đồ
phức hợp thể hiện đồng thời vài ban hiện tượng khác nhau, mỗi hiện tượng
được biểu hiện bằng một chỉ số riêng, các chỉ số đó là các chỉ số phân tích
hoặc tổng hợp.
Một số loại BĐGK có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học địa lí
hiện nay:
+ Mô hình địa lý giáo khoa
Mô hình địa phương
22
Mô hình Trái Đất – Quả địa cầu
+ BĐGK treo tường
+ Bản đồ trong sách giáo khoa

+ Atlat giáo khoa
+Bản đồ câm
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, em chỉ chú trọng đề cập đến
loại BĐGK treo tường (chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao).
1.1.3. Lý thuyết Hệ thống
1.1.3.1. Khái quát về lý thuyết Hệ thống
Lý thuyết chung của các hệ thống là thuật ngữ được L. Fon
Bertalarffy đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ
thống mở và các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại trường đại
học tổng hợp Chicago – Hoa Kì. Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của
lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và
quản lý.
Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết
thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ
quát, đã thúc đẩy mong muốn của công đồng khoa học muốn tiến tới phổ
quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc
trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những
nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các
quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do
vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang
tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những
khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.
Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những
nhiệm vụ cơ bản của nó.
23
Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung
hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố
và của các quan hệ giữa chúng.
Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự
nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.

Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ
tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những
quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo
ra những tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới
với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những
chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái
niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách
thể.
Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử
trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân
chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên
hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể
những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Vi
điều này,
Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định
chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.
Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể
được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó
là cơ sở ổn định của hệ thống.
Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
24
1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh
thần tác động trở lại vật chất
2. Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với
nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa
các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
3. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi

trường xung quanh nó.
4. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm
bên trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.
Trong Lý thuyết Hệ thống, một hệ thống bao gồm các nhóm hoạt
động hoặc các bộ phận có tương tác thường xuyên và phụ thuộc lẫn nhau.
Có một số nguyên lý chung cho các hệ thống. Ví dụ: Nguyên lý xem xét hệ
thống trong một môi trường cụ thể; khi đó, hệ thống là tập hợp các phần tử
có tương tác lẫn nhau, thể hiện trong mối quan hệ với các hệ thống khác
trong môi trường như một thể thống nhất.
Một nguyên lý quan trọng khác của Lý thuyết Hệ thống là tính động
của “đường biên” hệ. Khi tiến hành một công việc, chúng ta có thể phải
tạm thời thu nhỏ hoặc mở rộng hệ thống (thu nhỏ hoặc mở rộng phạm vi
công việc) đã xác định.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tư duy hệ thống được phát triển
để cung cấp kỹ thuật nghiên cứu hệ thống theo cách “tổng thể”, bổ sung
cho phương pháp “chia nhỏ” truyền thống. Bằng cách đó, các tác giả của
Lý thuyết Hệ thống hiện đại hy vọng có thể mở rộng các phương pháp tiếp
cận của khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội.
1.1.3.2. Ứng dụng của lí thuyết hệ thống
* Ứng dụng chung
Phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích hệ thống nói riêng, Lý
thuyết Hệ thống nói chung là rất rộng. Nói chung đó là một phương pháp
25

×