Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài: Bão nhiệt đớii môn địa lý tự nhiên các lục địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 23 trang )

Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM
KHOA ĐỊA LÝ – LỚP K32D
  



MÔN HỌC: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CÁC
LỤC ĐỊA
BÃO NHIỆT ĐỚI

GVHD : Thầy Trần Văn Tuấn
SVTT : Phạm Thị Hồng Thủy

TPHCM 2008
- 1 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Bão nhiệt đới là một thiên tai dữ dội mà con người chỉ có khả năng chống cự một
cách bị động. Hiện tượng tự nhiên này đã gây nên biết bao nỗi thương tâm và thiệt
hại. Để có thể hiểu rõ hơn về cơ chế họat động của bão nhiệt đới, tôi xin phép được
chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Nội dung của đề tài sẽ trình bày cách thức hình thành, đặc điểm của bão nhiệt đới và
một số biện pháp dự báo cũng như phòng chống bão.
3. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm mục đích cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về bão nhiệt đới. Từ đó,
đem đến cái nhìn khái quát về bão nhiệt đới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do hạn chế về phương tiện và một số lý do khác, do đó đề tài này chỉ được hoàn


thành chủ yếu là nhờ vào việc thu thập tài liệu.
5. Giới hạn đề tài
Đề tài tương đối rộng, và thời gian eo hẹp, vì vậy, tôi chỉ xin trình bày phần lớn về
các cơn bão nhiệt đới được hình thành trên vùng biển phía Tây Thái Bình Dương (đây
là trung tâm hình thành bão nhiều nhất thế giới).
II. Phần nội dung
1. Một số khái niệm có liên quan đến bão nhiệt đới
1.1 Xoáy thuận nhiệt đới
Xoáy thuận chia làm hai loại về vị trí địa lý, cấu trúc front và khối khí là: xoáy thuận
ngoại nhiệt đới (xoáy thuận front) và xoáy thuận nhiệt đới.
Xoáy thuận nhiệt đới là một hệ thống khí áp thấp ở vùng nhiệt đới. Áp suất khí quyển
(khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Vùng có khí
áp nhỏ nhất được gọi là vùng trung tâm. Ở Bắc Bán cầu xoáy thuận nhiệt đới có hoàn
lưu gió xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại ở Nam Bán
Cầu gió xoáy vào tâm xoáy thuận nhiệt đới theo hướng thuận chiều kim đồng hồ.
- 2 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
 Xoáy thuận nhiệt đới là xoáy thuận được cấu tạo bởi khối khí nóng ẩm và không
có front.
1.2 Bão nhiệt đới
Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây Bắc
Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý
(gió cấp 12 ở nước ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).
Ở khu vực khác nhau bão được gọi bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây
Dương, đông bắc Thái Bình Dương và đông nam Thái Bình Dương (phía đông
160
o
Đông) gọi bão là "hurricane", Trung Quốc dịch là "cụ phong" là gió bão.
Theo Atkinson (1971): “Bão là xoáy thuận quy mô synôp không có front, phát triển
trên miền biển nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.”

Tổ chức khí tượng thế giới (WMO: World Meteorological Organization) quy định
phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành:
1/ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): là xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt
đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở gần
vùng trung tâm từ 10,8 – 17,2m/s (cấp 6 - cấp 7).
2/ Bão nhiệt đới (Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đường đẳng áp khép
kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 – 24,4m/s (cấp 8 - cấp 9).
3/ Bão mạnh (Severe Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất
gần trung tâm từ 24,5 – 32,6m/s (cấp 10- cấp 11).
4/ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất
vùng gần trung tâm từ 32,7m/s trở lên.
Những cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
1.3 Mắt bão
Mắt bão là khu vực có khí áp nhỏ nhất
trong bão, gần như lặng gió, quang mây, và
- 3 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
có nhiệt độ cao hơn vùng xung quanh (do sự đốt nóng dòng không khí thăng lên), mắt
bão có đường kính khoảng 30 – 60km. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh
trưởng thành mới hình thành mắt bão rõ nét.
Hình ảnh mắt bão chụp từ vệ tinh
2. Nội dung chính
2.1 Sự hình thành bão
2.1.1 Điều kiện hình thành bão
Bão thường hình thành tập trung ở những vùng nhất định, gọi là "ổ bão". Bão được
hình thành ở 6 ổ bão gồm: Vịnh Bengal và biển Ả Rập; tây bắc Thái Bình Dương;
đông bắc Thái Bình Dương; tây bắc Đại Tây Dương; tây nam Ấn Độ Dương và vùng
biển bắc Úc. Trong đó tây bắc Thái Bình Dương là ổ có nhiều bão nhất (chiếm 38%
số bão trên toàn cầu).
Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng
rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão.
Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt
biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho
sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện:
Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong
dải vĩ độ 5 - 20
o
vĩ hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ cao (từ 26 – 27
o
C trở lên) và lực
Coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão
- 4 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
không thể hình thành trong giải 0 – 5
o
vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis
quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Palmen (1956) đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1. Khu vực đại dưong có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (từ 26 –
27
o
C) bảo đảm nước bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ
thống bão.
2. Thông số Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong giới
hạn bởi vĩ độ 5 – 20
o
hai bên xích đạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của dòng

ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu của sự hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm 2 điều kiện:
4. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không
khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão.
5. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. 80% các cơn bão có liên quan
đến dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới ít họat động thì bão cũng ít.
2.1.2 Cấu tạo của bão: Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the
eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía
trên (the Dense Cirrus Overcast)
Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 –
3km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc
Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả
ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngựơc lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không
khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
- 5 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới

Có thể mô phỏng sơ bộ cấu trúc các trường khí tượng trong bão như sau:
- Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối không khí khổng lồ có phạm vi
ngang khoảng 200 – 1000km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lưu (10 –
12km).Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão.
Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách
tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần
bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng
ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Nếu nhìn từ trên cao xuống (ảnh mây bão chụp từ vệ tinh) mây bão có dạng gần tròn,
hình xoáy trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu):
Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lưu, dòng thăng tập trung ở dải mây
này, tốc độ dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10km, tạo thành cột
không khí chuyển động xoáy rất mạnh và hình thành khối mây bão khổng lồ. Đến một

độ cao nào đó dòng không khí thổi ngang từ thành mắt bão ra xung quanh tạo nên
những màn mây mỏng toả ra rất xa ngoài vùng bão. Xung quanh mắt bão có mây bão
dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn (Thành mắt bão).
- 6 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
Bão
Katrina
Do ở mắt bão
có chuyển động
giáng, nhiệt độ
không khí trong
mắt bão lớn
hơn xung
quanh rất nhiều, vì thế người ta nói bão có lõi nóng.
2.1.3 Các giai đoạn phát triển của bão
Thời gian tồn tại trung bình của bão khỏang 7 – 8 ngày đêm tính từ thời điểm hình
thành cho đến khi đổ bộ vào bờ hoặc tan rã trên biển. Tuy nhiên, có một số cơn bão
chỉ tồn tại vài giờ, và cũng có những cơn bão tồn tại trên 15 ngày hoặc lâu hơn nữa.
Theo Riehl (1979) có thể chia quá trình hình thành và phát triển của bão thành 4 giai
đọan:
1. Giai đoạn hình thành
- 7 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
Bão Katrina 25/8/2005
Bão xuất hiện trực tiếp từ mặt biển với sự hình thành của những cụm mây tích lớn.
Phần lớn bão hình thành từ một nhiễu động là áp thấp có trước trong trường áp
nhiệt đới (tuy nhiên không phải nhiễu động nào trên dải hội tụ nhiệt đới cũng phát
triển thành bão). Quá trình khơi sâu của áp thấp thường diễn ra chậm chừng vài
giờ, đủ để gió tản mạn trong khu vực rộng lớn có thể sắp xếp lại, tạo thành các
dòng khí xóay hội tụ đưa không khí nóng ẩm vào tâm.

Trong giai đoạn hình thành (giai đọan áp thấp nhiệt đới), gió có cường độ bão chỉ
thấy ở mực thấp. Và khi gió đạt tốc độ gió cực đại tại vùng trung tâm vượt quá
17,2m/s, áp thấp nhiệt đới trở thành bão.
2. Giai đoạn trẻ
Không phải tất cả các XTNĐ đạt tốc độ gió cấp bão trong giai đọan hình thành
đều phát triển thành bão, nhiều xoáy thuận tan đi sau 24h. Một số khác di chuyển
trên một quãng đường dài như là một ấp thấp nhiệt đới. Nếu có sự tăng cường thì
khí áp thấp nhất giảm nhanh xuống dưới 1000mb. Gió có cường độ bão hình thành
một dải bao quanh trung tâm xoáy. Mô hình mây biến đổi từ dải đường tố sang
- 8 -
Địa lý tự nhiên các lục địa Bão nhiệt đới
dạng dải xoáy về phía trung tâm. Khối mây trung tâm càng trở nên có dạng tròn
hơn, mắt bão càng rõ nét hơn.
3. Giai đoạn chín muồi
Bão Katrina 12:16 trưa 29/8/2005
Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp ở tâm bão không tiếp tục giảm và tốc độ gió
cực đại cũng ngừng tăng lên. Phạm vi hoàn lưu bão mở rộng. Giai đọan chín muồi
có khi kéo dài tới một tuần lễ.
Nếu trong giai đoạn trẻ phạm vi gió mạnh, sức bão chỉ giới hạn trong phạm vi bán
kình 30 -50km thì trong giai đoạn này có thể mở rộng trên 300km. Khu vực thời
tiết xấu nhất nằm ở phía phải so với hướng dịch chuyển của bão.
Bão trong giai đọan chín muồi cũng trải qua các thời kỳ tăng cường và suy yếu
không đều, kéo dài trong vài ngày, thường do bão tương tác với hoàn lưu ôn đới.
4. Giai đoạn tan rã
Khi bão di chuyển vào đất liền, do điều kiện địa hình, lực ma sát tăng lên và khả
năng cung cấp ẩm cho bão bị mất đi nên kích thước của bão giảm rất nhanh. Sau
một thời gian ngắn (khỏang từ 1 – 2 ngày) thì bão tan rã hoàn toàn, đôi khi có thể
tồn tại dưới dạng một áp thấp nhiệt đới và cho mưa lớn trên một phạm vi rộng.
- 9 -

×