1
Tiểu luận
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/ 2014
2
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 3
1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY 4
1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4
1.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 4
1.1.1.1. Ô nhiễm đất 5
1.1.1.2. Ô nhiễm không khí 5
1.1.1.3. Ô nhiễm nước 8
1.1.1.4. Ô nhiễm tiếng ồn 17
1.1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 19
1.1.2.1. Ô nhiễm không khí 19
1.1.2.2. Ô nhiễm nước 28
1.1.2.3. Ô nhiễm bởi rác thải 31
1.1.2.4. Ô nhiễm tiếng ồn 31
1.1.2.5. Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường 34
1.1.2.6. Phá rừng lấy gỗ, củi, làm hồ chứa thủy lợi, thủy điện 35
1.2. SỰ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUÁ MỨC, KHÔNG CÓ KẾ
HOẠCH DẪN TỚI HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 36
1.2.1. Phá hủy cân bằng, hủy hoại môi trường 36
1.2.1.1. Mất cân bằng sinh thái 37
1.2.1.2. Mất cân bằng nước 38
1.2.2. Làm giảm sút chất lượng cuộc sống và đói nghèo 40
2. ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG PHẢI
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MỘT XÃ HỘI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG CAO, VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BỀN VỮNG
2.1. PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MÔI TRƯỜNG XANH 44
2.1.1. NỀN KINH TẾ XANH 44
2.1.1.1. Khái niệm nền kinh tế xanh 44
2.1.1.2. Các nguyên lí của một nền kinh tế xanh 46
2.1.1.3. Điển hình về một số mô hình nền kinh tế xanh trên thế giới 51
3
2.1.1.4. Nền kinh tế xanh ở Việt Nam 52
2.1.2. MÔI TRƯỜNG XANH 60
2.1.2.1. Biến nước mặn thành nước ngọt 61
2.1.2.2. Thu hồi khí CO
2
61
2.2. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÀI HÒA VỪA PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG, VỪA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH 70
2.2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI 70
2.2.1.1. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái 70
2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới 72
2.2.2. CÔNG NGHỆ XANH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 78
2.2.2.1. Xà phòng thông minh tiết kiệm nước 78
2.2.2.2. Sản xuất sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa tái chế 79
2.2.2.3. Khí CO
2
sản xuất nguyên liệu làm chất dẻo 80
2.2.2.4. Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rác 80
2.2.2.5. Sản xuất chất dẻo từ thực vật 82
2.2.2.6. Lợi ích lớn từ điện mía 83
2.2.2.7. Ni-lông sinh học làm từ bột khoai mì 85
2.2.2.8. Ngành tái chế phế liệu - cơ hội lớn cho việc làm tại Việt Nam 87
Lời kết 91
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 93
4
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của xã hội hiện đại với những thành tựu to lớn về phương diện
văn minh vật chất từ nửa sau thế kỷ XX đã tạo nên áp lực nặng nề của con người đối
với môi trường tự nhiên, làm cho giới tự nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Sự suy
thoái môi trường đã tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng sinh thái toàn cầu.
Mặc dù đã được nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là giới khoa
học liên tục tổ chức các hoạt động cụ thể để bảo vệ môi sinh và đã thu được một số
kết quả. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn chưa đủ để chặn đứng nguy cơ khủng hoảng
sinh thái và bức tranh môi trường thế giới vẫn đang còn là một bức tranh không mấy
sáng sủa. Cho đến nay việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng như phạm vi toàn cầu
vẫn còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ hơn, triệt để
hơn.
Chính vì vậy, bài tiểu luận “Môi trường sinh thái và vấn đề phát triển kinh tế
- xã hội bền vững” tập trung trình bày về tình trạng môi sinh toàn cầu cũng như ở
Việt Nam và tổng hợp và đưa ta một số giải pháp, ý kiến để đảm bảo việc phát triển
kinh tế - xã hội bền vững phải phát triển nền kinh tế xanh, một xã hội với chất lượng cuộc
sống cao, và môi trường sinh thái bền vững.
Hi vọng với tiểu luận này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực
trạng môi trường sinh thái và vấn đề phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam; và sẽ
là tài liệu cho những ai quan tâm tới chủ đề nóng này.
5
1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY
1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “luật bảo vệ môi trường của Việt
Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học, các
điều kiện vật chất - tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con
người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển
của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về cơ cấu, môi trường bao gồm sinh
quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng ) và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh
hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người”
Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh
hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những
thách thức lớn về môi trường toàn cầu – đó chính là ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát của triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá
chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
1.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI
Môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất
định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn
về môi trường toàn cầu.
6
1.1.1.1. Ô nhiễm đất
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng
và 13.251 triệu ha đất không phủ băng.
Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và
32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới
khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%;
ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất
nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá
xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn
lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng,
Hiện nay, trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm,
bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa
học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế
giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa
hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ
thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh
vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự
sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức
khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái
và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống.
1.1.1.2. Ô nhiễm không khí
Sự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên “nền văn minh dầu
mỏ” đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải khí SO
2
, NO
2
, CO, hơi chì, mồ
hóng, tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các
chất cháy khác
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới
sống trong môi trường không khí có mức khí SO
2
vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người
đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những
năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần
so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe
các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm
7
biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái (80% nước hồ miền nam Na Uy
đã bị axit hóa từ những trận mưa axit).
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tính riêng năm
2010, lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới đã gia tăng ở mức kỷ lục, phủ bóng mờ
lên niềm hy vọng về việc duy trì sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn.
Theo báo cáo, năm 2010 có tới 30,6 tỷ tấn CO
2
phát thải vào bầu khí quyển, chủ
yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, tăng 1,6 tỷ tấn so với năm 2009.
Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc mục tiêu ngăn nhiệt độ tăng trên 2
0
C –
ngưỡng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nên “biến đổi khí hậu nguy hiểm” theo các nhà khoa
học – sẽ là “điều không tưởng”, ông Fatih Birol, nhà kinh tế học hàng đầu của IEA, cũng
là một trong những chuyên gia hàng đầu trên thế giới về phát thải, cho biết.
Thêm nữa, trái ngược với một số dự đoán, đợt khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
nhất toàn cầu trong vòng 80 năm qua thực tế chỉ tác động rất nhỏ tới lượng phát thải.
** Ở Trung Quốc, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc dùng từ "nghiêm trọng" để mô tả
thực trạng ô nhiễm trong báo cáo môi trường thường niên mà họ mới công bố.
Trong bản báo cáo mang tên "Các điều kiện môi trường", Bộ Bảo vệ Môi trường
Trung Quốc nói rằng, nhìn chung các vấn đề môi trường trong năm ngoái đều nghiêm
trọng, Guardian đưa tin.
"Chất lượng không khí, nước và đất của Trung Quốc đều giảm rõ rệt", báo cáo
nhấn mạnh.
Báo cáo tập trung vào ô nhiễm nước và không khí - hai loại ô nhiễm mà dư luận
quan tâm nhiều nhất trong những tháng gần đây. Số liệu trong báo cáo cho thấy tỷ lệ
nước ngầm tại 198 thành phố có
chất lượng "tệ" hoặc "cực kỳ tệ"
chiếm 57,3% trong năm 2012 và
hơn 30% sông lớn của Trung
Quốc bị "ô nhiễm" hoặc "ô
nhiễm nghiêm trọng". Năm ngoái
chỉ 27 trong số 113 thành phố
quan trọng sở hữu bầu không khí
8
đạt chất lượng tiêu chuẩn.
"Từ đầu năm ngoái, khói mù đặc đã bao phủ một khu vực có diện tích hơn một
triệu km
2
, tác động tới vài trăm triệu người", China Daily đưa tin.
Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động tới cuộc sống ở đô thị, mà còn ảnh hưởng
tới các những vùng nông thôn. Chất thải từ các cơ sở công nghiệp đang làm giảm chất
lượng môi trường ở các vùng quê.
"Công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp là những nguyên nhân
chính gây nên các vấn đề môi trường", báo cáo lập luận.
Giới lãnh đạo Trung Quốc ý thức sâu sắc sự cấp bách của các vấn đề môi trường.
Vài ngày trước Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc thông báo Bắc Kinh sẽ nâng
cao tiêu chuẩn chống ô nhiễm, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch và lập
các hệ thống cảnh báo để theo dõi khói mù.
** Đánh bắt cá voi làm tăng khí thải CO
2
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được BBC công bố mới đây,
các vụ đánh bắt cá voi kéo dài một thế kỷ qua đã thải ra hơn 100 triệu tấn khí carbon
(CO
2
) vào bầu khí quyển. Cơ thể khổng lồ của cá voi chứa nhiều khí CO
2
, khi chúng bị
giết, khí CO
2
sẽ thoát ra ngoài.
Tiến sĩ Andrew Pershing thuộc Đại học Maine của Mỹ mô tả cá voi được xem như
những “khu rừng của đại dương”. Đặc biệt khi cá voi còn nhỏ, chúng được ví như nguồn
dầu sống nếu nấu lên sẽ thải khí carbon vào không khí. Nếu cá voi chết tự nhiên, cơ thể
của chúng chìm xuống biển và xem như lượng khí carbon cũng sẽ được chôn dưới biển.
Theo tính toán ban đầu, trong hơn 100 năm qua, số cá voi bị săn bắt đã thải ra
lượng khí tương đương với việc đốt 130.000km² rừng nhiệt đới.
Theo tiến sĩ Pershing, lượng khí này vẫn còn khá nhỏ so với hàng tỷ tấn CO
2
do
các hoạt động của con người thải ra mỗi năm nhưng cá voi đóng vai trò quan trọng trong
việc lưu giữ và vận chuyển khí CO
2
trong hệ sinh thái của biển. Vì thế cần sớm áp dụng
cơ chế “quota” khí CO
2
tương tự như trên mặt đất trong lĩnh vực săn bắt cá voi, một mặt
để bảo tồn loài cá này, mặt khác bảo vệ hệ sinh thái biển và bầu khí quyển.
Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con
người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong
9
thời gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm
trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí
ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào
phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Mức ô
nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với mức gợi ý của WHO.
Ngưỡng chuẩn mà WHO đề xuất là 20 microgam trong 1m
3
(ug/m
3
). Tuy nhiên,
báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ lên tới 300 ug/m
3
và rất ít nơi còn
đáp ứng được gợi ý của WHO.
Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 ug/m
3
xuống 20
ug/m
3
có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí.
Nếu thành công, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.
Ở các nước phát triển và đang phát triển, yếu tố lớn nhất gây nên ô nhiễm không
khí ngoài trời là các phương tiện giao thông gắn máy, các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các
ngành nghề công nghiệp, đốt than để nấu ăn và sưởi, cũng như nhà máy chạy bằng than.
Đốt gỗ và than để sưởi ấm được xem là tác nhân quan trọng với ô nhiễm không khí, đặc
biệt ở những vùng nông thôn vào những tháng trời giá lạnh, theo báo cáo của WHO.
Năm 2008, số người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời là 1,34 triệu người.
Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09 triệu cái chết đã
có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã tăng so với dự đoán 1,15
triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt mạng do nhiều nguyên nhân, như ô
nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng.
1.1.1.3. Ô nhiễm nước
70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế
giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới
nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi
băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công
nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát
triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào
10
các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế
(SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại
Stockholm, thủ đô Thụy Điển.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể
kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống
lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người
ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng
không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó
vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh
hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng
kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn
cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm
thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng
khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
Trong ô nhiễm nguồn nước, báo động nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các
con sông. Dưới đây là 10 con sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất
trên thế giới:
Sông Citarum, Indonesia
Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km
2
, là một trong những dòng sông lớn nhất
của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung
cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng
cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra
20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.
11
Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người dân
vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất
Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.
Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả
ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ
xuống.
Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị
lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng
sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu.
Sông Hằng, Ấn Độ
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy
Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km
2
, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật
độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là
trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
12
Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là một
trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi sinh sống
của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng.
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì
bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và rác thải sinh
hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này
giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi
nghiêm trọng.
Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho
sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có hơn 400 triệu
người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi
thức tắm rửa tại đây.
Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi
thể người trôi lững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu
lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông.
Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể
dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc
trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom
(10-200ppm) và nickel (10-130ppm).
Hiện Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này.
Sông Mississippi, Mỹ:
Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca,
chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana.
13
Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm
2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối
với hàng trăm triệu người trên thế giới.
Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên cạn
kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở những vùng lưu
vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống
của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và
đe doạ tới an ninh lương thực.
Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến hành xây hàng
nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ
giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt.
Sông Buriganga, Bangladesh:
Sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của
Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995-1999, mức ô nhiễm của sông rất cao.
14
Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và
giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc hại đối với con người. Các chất ô
nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá
hủy các bộ phận của cơ thể.
Sông Yamuna, Ấn Độ
Sông Yamuna, Ấn Độ, dài 1.376km, là phụ lưu lớn nhất của sông Hằng. Thủ đô
New Delhi có 15 triệu dân thì chỉ có 55% dân số sống ở các khu vực có xử lý nước thải.
Phần còn lại, nước thải đều chảy thẳng ra sông Yamuna. Đây chính là nguyên nhân khiến
con sông nổi tiếng của Ấn Độ đang ngày một ô nhiễm hơn nhiều. Lượng rác đổ xuống
sông từ năm 1993 đến 2005 đã tăng gấp đôi.
15
Sông Hoàng Hà, Trung Quốc
Sông Hoàng Hà, là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối
với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu
người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn
dầu và các chất thải công nghiệp.
Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn
1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.
Sông Marilao, Philippineses
Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines, sông
Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi
lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy,
nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con
người như đồng, thạch tín.
16
Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa
hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.
Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can
thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven
sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm thẳng ra sông.
Sông Tùng Hoa, Trung Quốc
Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân
với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư
dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.
Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các
nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ
và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông.
17
Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối
chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.
Sông Sarno, Italy
Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này
nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải
công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn
làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.
Sông King, Australia
18
Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của
hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm.
Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này.
1.1.1.4. Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức
khoẻ của con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác. Theo số liệu
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong vòng 3 thập kỉ trở lại đây nạn ô nhiễm tiếng
ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và chất lượng sống của con
người, nhất là ở các quốc gia đang phát triển.
Bậc thang tiếng ồn:
Décibel là đơn vị đo tiếng ồn. Xin không đi sâu vào khái niệm này mà chỉ xin đưa
ra những thí dụ minh họa để mọi người cùng hiểu một cách cụ thể :
- 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh
- 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ)
- 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường
- 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
- 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi
- 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu
- 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
- 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí
Theo số liệu thống kê mới nhất của WHO thì tại châu Âu, 40% dân số khu vực
này đang bị phơi ra môi trường ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn của các phương tiện
giao thông. Mức ồn hiện đã vượt trên 55 decibels (dB), 25% dân số hàng ngày nghe tiếng
ồn trên 65 dB, tương đương với âm thanh do máy rửa bát đĩa phát ra. Cũng theo WHO,
có tới 30% dân số châu âu phải ngủ trong môi trường có tiếng ồn vượt trên 55 dB, đây là
mức ồn có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Theo Cơ quan an toàn giao thông và Môi trường
của Liên Minh châu âu thì có từ 44% dân số châu âu (khoảng 200 triệu người) phải sống
chung với tiếng ồn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
Bộ Môi trường Mỹ (EPA) cảnh báo để hạn chế bệnh điếc, mọi người không nên
tiếp xúc với môi trường có độ ồn lớn hơn 70 dB trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục.
19
Ngoài ra, nếu làm việc liên tục trong môi trường có độ ồn trên 55 dB (ngoài trời) và 45
dB (trong nhà) trong thời gian dài liên tục cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức nghe.
Bộ Môi trường Đức (GFEA) gần đây đã hoàn thành nhiều nghiên cứu và phát hiện
thấy mối nguy hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ, như giảm thính lực, làm tăng stress,
tăng huyết áp Cũng theo GFEA, ngoài tiếng ồn công nghiệp, thì tiếng ồn về âm nhạc,
như nhạc rock, nhạc disco, hoặc các loại nhạc phát ra từ thiết bị giải trí cá nhân cũng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những hiện tượng thường thấy là ù tai và dần dẫn đến mất
sức nghe và thực tế có người còn rất trẻ nhưng do nghe nhạc ở độ ồn lớn và quá lâu nên
đã bị điếc.
Những loại tiếng ồn được gọi chung là tiếng ồn môi trường, thủ phạm là do các
phương tiện giao thông cơ giới như xe ô tô, xe con, xe tải, tàu hoả, máy bay gây ra.
Theo đó, với tốc độ trên 60 km /h, các phương tiện này sẽ phát ra tiếng ồn rất lớn. Tiếng
ồn do tàu hoả gây ra cũng rất tiềm ẩn, như từ động cơ, còi, phanh vv nếu chạy trên
250km/h thì tiếng ồn của tàu hoả giống như tiếng ồn của máy bay. Những người sống
gần sân bay phải chịu tiếng ồn gấp 4 lần so với những người sống cách xa 10km. Theo
thống kê thì có tới trên 55% số người sống gần sân bay, đường sắt phàn nàn cuộc sống,
sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng rất nhiều, những bệnh viện đặt gần nơi phát ra tiếng ồn thì
mức độ gây nguy hiểm cũng không lường hết. Theo quy định của WHO, mức ồn đối với
các bệnh viện không được vượt quá 30 dB (ban ngày) và 40 dB (ban đêm). Nhưng trong
thực tế một số bệnh viện đã vượt quá mức quy định này. Ví dụ tại Anh có tới 5 bệnh viện
phải chịu mức tiếng ồn trên 80 dB, tại ấn Độ mức độ tiếng ồn đối với các bệnh viện ở
Madurai là 72 dB (cao nhất) và 57 dB (trung bình).
Một nghiên cứu về huyết áp của nhóm người sống gần sân bay đang thực hiện tại
châu Âu đã phát hiện thấy những người sống gần sân bay, nghe tiếng ồn động cơ là nhóm
người có mức độ huyết áp tăng rất cao. Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu ở 140
người, mỗi đêm đo huyết áp vài lần. Cụ thể huyết áp tối đa của nhóm người này tăng tới
6, 2 mmHg còn huyết áp tối thiểu tăng 7,4 mmHg, nhịp tim tăng 5, 4 lần/phút. Riêng
nhóm thường xuyên có huyết áp thấp và nhóm người thường xuyên có huyết áp cao thì
những ảnh hưởng bởi tiếng ồn lại rất nguy hiểm, nhất là những người sống trong môi
trường tiếng ồn quá lâu. Mức tăng, giảm huyết áp của nhóm người này cũng không đồng
nhất, riêng ban đêm mức tăng đạt tới đỉnh điểm.
20
Ngoài việc tăng huyết áp, tiếng ồn còn can thiệp tới các hình thái giấc ngủ, làm
cho nhóm người già liên tục thức giấc, thủ phạm làm tăng các loại hormone gây stress
như adreralin và noradrenalin, đây là những loại hormone làm nhiệm vụ điều phối các
chức năng chuyển hóa trong cơ thể, và độ ồn càng lớn thì chức năng này lại càng giảm,
hiện tượng dễ nhận biết là lượng mỡ máu và đường huyết tăng cao. Ngoài ra, tiếng ồn
còn là thủ phạm gây ra nhiều bệnh thần kinh nan y như trầm uất, lo lắng, stress, nôn ói,
tức giận hoặc thù địch và làm cho người ta liên tục thay đổi tâm tính, tính nết, riêng ở trẻ
nhỏ tiếng ồn còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
khả năng học tập.
1.1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp
thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển
kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với
sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình
trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công
nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm
3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm
đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm
trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
1.1.2.1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô
thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có
tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh
21
hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy
giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí
theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
** Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp
Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có
thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi thành
phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành
của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công
nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội
thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công
nghiệp nằm trong nội thành.
Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội
thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các
cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội
đã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại thành
với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để khuyến khích các xí nghiệp cũ ở trong nội
thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội có chế độ thưởng
tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức thưởng từ 10 triệu đến 500
triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyển được 10 cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần Dệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà
Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê, Hiện nay có 6 công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa
Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng
Long. Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức cao
nhất) cho những doanh nghiệp di dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối
với các doanh nghiệp di dời vào năm 2003 và còn 40% vào năm 2004. Tỉnh Bắc Ninh và
một số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm công nghiệp nhỏ
để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề ở đô thị và làng nghề vào
các cụm công nghiệp này,
22
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp
cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức,
Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì,
Khu Gang thép Thái Nguyên, và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí
nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp
sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng,
luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học, Các chất ô nhiễm không khí chính do
công nghiệp thải ra là bụi, khí SO
2
, NO
2
, CO, HF và một số hoá chất khác.
Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bài
báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối với làng tái
chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn
Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làng khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia
Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc
Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.
Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào
82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác động môi
trường", nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã được trình bày
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi
trường.
Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than,
chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO
2
, NO
2
, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh.
** Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới
ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 - 90%
dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe
máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm
chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Năm 2010, theo đánh giá của chuyên gia môi
trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
23
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 1990 có 34.222 xe ôtô,
năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao thông. Như vậy sau 10
năm số lượng ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe máy ở Hà Nội năm 1996 mới có
khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002 tăng tới hơn 1,3 triệu xe máy,
bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, bất chấp
những khó khăn về kinh tế, số lượng phương tiện giao thông đăng ký mới trên địa bàn TP
tiếp tục tăng mạnh. Trong tháng 5-2012 TPHCM có 20.862 phương tiện giao thông đăng
ký mới, trong đó có 1.221 ô tô và 19.641 mô tô. Tính đến tháng 5-2012 trên toàn địa bàn
TP có 5.715.798 phương tiện giao thông với 509.106 ô tô và 5.206.692 mô tô, tăng
10,42% so với cùng kỳ năm 2011 Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị nước ta mỗi
năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 - 10%.
Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn thải
gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội
có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở thành phố Hồ Chí Minh là 80
điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so
với lúc bình thường. Ở Việt Nam , khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng,
25% số lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Ô nhiễm khí CO và
hơi xăng dầu (HC) thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như là ngã tư Cầu Giấy, ngã
tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biện Phủ - Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh
(thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất - Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng),
Trước năm 2001 ở các nút giao thông này còn bị ô nhiễm chì (Pb).
** Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, rất mạnh
và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất,
đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường
gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô
nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu
chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
** Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ
lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi,
24
điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô
nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí
trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây
nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở
các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc biệt là ở
các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có mức sống cao chuyển
từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô
nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu
hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang
dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg
than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.
a/ Ô nhiễm bụi
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm
trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà
máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.
Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất
hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần,
ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2
đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường
sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.
Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình
cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành
miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây Nguyên
(như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng Hới, Buôn Ma
Thuột, Kon Tum, ) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ.
25
Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp
hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang, Lai
Châu, Sơn La, Đà Lạt, Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông và xây dựng
nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh
Yên (nồng độ bụi: 0,70 - 1,23mg/m
3
), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m
3
), thị trấn Hoà
Mạc, Hà Nam (1,31mg/m
3
), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m
3
),
Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm 1995 đến
hết năm 2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp
Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình có công suất 100MW, được xây dựng vào những
năm 1960, đặt sát vách núi Cánh Diều, nằm ở đầu hướng gió chính thổi vào thị xã. Công
nghệ sản xuất lạc hậu, toàn bộ nhà máy và ống khói cao 80m nằm trong bóng "khí động"
của núi Cánh Diều. Xử lý bụi bằng xiclon với hiệu suất rất thấp, khoảng 50%. Vì vậy,
trước năm 1996, nhà máy đã gây ra ô nhiễm bụi và khí SO
2
rất trầm trọng đối với thị xã
Ninh Bình và các làng, xã phụ cận. Ở khu vực xung quanh cuối hướng gió, cách nhà máy
khoảng 600 - 1.000m, nồng độ bụi trong không khí gấp 15-30 lần tiêu chuẩn cho phép,
nồng độ khí SO
2
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 - 3,6 lần. Thống kê trung bình tỷ lệ số
người bị các bệnh về đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm này cao hơn ở xã Trường Yên
(nơi không bị ô nhiễm) từ 2 - 3 lần. Nhân dân xung quanh đã nhiều lần kêu cứu về ô
nhiễm bụi và khí SO
2
, nhà máy phải giảm công suất xuống còn 10% và có ý định đóng
cửa nhà máy. Để khắc phục ô nhiễm môi trường, năm 1997 nhà máy đã xây dựng ống