Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.33 KB, 5 trang )

Thực hành
Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất,
núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

A. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Xác định được vị trí các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Nhận xét, phân tích được mối quan hệ của các khu vực nói trên.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng
núi trẻ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, xác định vị trí của các khu vực nói trên bản đồ.
- Xác định mối quan hệ, phân tích, giải thích các mối quan hệ đó bằng lược đồ,
bản đồ…

B. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa.
- Bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục.


D. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Bài mới.
GV nêu nhiệm vụ và mục đích của bài thực hành.








Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân/ cặp.
- Bước 1:
HS quan sát hình 10 bản đồ Các mảng kiến tạo, các
vành đai động đất và núi lửa, bản đồ Tự nhiên thế giới
hoặc tập bản đồ Thế giới và các châu lục để xác định:
+ Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa hoạt động.
+ Các vùng núi trẻ trên thế giới.
(Gơị ý: Trên bản đồ những khu vực này được biểu hiện
về kí hiệu, màu sắc địa hình… như thế nào? Nhận xét
1. Xác định các vành đai động
đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.






2. Sự phân bố các vành đai
về sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và
các vùng núi trẻ).
+ Sử dụng lược đồ, bản đồ để đối chiế, so sánh nêu
được mối liên quan giữa các vành đai: Sự phân bố ở
đâu? Đó là nơi như thế nào của Trái Đất? Vị trí của
chúng có trùng với nhau không? …
+ Kết hợp với kiến thức đã học về thuyết kiến tạo
mảng giải thích về mối liên quan của các vành đai
động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ với các mảng kiến

tạo của thạch quyển.
HĐ 2: Cả lớp.
- Đại diện HS xác định và nhận xét sự phân bố các khu
vực động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ và trình bày kết
quả trên bản đồ.
- Cả lớp bổ sung, góp ý kiến.
* GV chuẩn xác lại kiến thức như sau:
- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất,
núi lửa, các vùng núi trẻ. Sự hình thành chúng có liên
quan với vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của
thạch quyển.
- Sự phân bố của động đất, núi lửa theo khu vực. Núi
động đất, núi lửa, các vùng núi
trẻ.

3. Mối liên quan giữa sự phân
bố các vành đai động đất, núi
lửa, các vùng núi trẻ với các
mảng kiến tạo của thạch quyển.




lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với
những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những
vùng kiến tạo lớn của Trái Đất. Đó là: Vành đai lửa
Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải, khu vực
Đông Phi, … Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của
các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên quan
với các vùng tiếp xúc của các mảng.

- Các núi trẻ, mới hình thành cách đây không lâu, các
dãy núi chưa bị phá huỷ, bào mòn, hạ thấp mà còn
đang được nâng cao thêm: dãy Anpơ, Capca, Pirene
(Châu Âu), Himalaya Châu á và Coóc die, Andet
(Châu Mỹ),… Sự hình thành chúng cũng liên quan với
các vùng tiếp xúc của các mảng.

Đánh giá.
- HS căn cứ vào kết quả chung đã được GV chuẩn, tự đánh giá kết quả làm
việc của mình.
- GV đánh giá kết quả làm việc chung của lớp và một số HS.

Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy




×