TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI - CỞ SỞ II
LỚP QTKD GTVT K51
MÔN TỔ CHỨC VẬN TẢI
Bài thảo luận:
TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG
THỦY
Nhóm 11
GVHD: Lương Tuấn Anh
NHÓM THỰC HIỆN
1. Huỳnh Thị Thu Thảo
2. Hoàng Thị Thu Thảo
3. Trần Quang Hồng Thạch
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THỦ TỤC
CHƯƠNG IV: THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT – NHẬP KHẨU
CHƯƠNG V: CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG VI. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở CẢNG
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI
ĐƯỜNG THỦY
1. Lịch sử ra đời
- Giao thông vận tải đường thủy ra đời sớm nhất trong các phương thức
vận tải. Con người đã sớm biết dùng thuyền để di chuyển trên sông hồ và
để đánh bắt cá. Hoạt động trên sông nối liền các vùng, làng mạc chợ búa,
trên bến dưới thuyền đã trải qua thời đại huy hoàng trong nền kinh tế nông
nghiệp kéo dài hàng ngàn năm của nhân loại.
- Diện tích của mặt biển chiếm 2/3 tổng diện tích của Trái Đất. Từ lâu loài
người đã sử dụng bề mặt của các đại dương làm tuyến giao thông để
chuyên chở hàng hóa, hành khách giữa các vùng trên thế giới với nhau. Do
vậy, vận tải biển ra đời rất sớm và phát triển nhanh chóng, có vai trò rất
quan trọng trong hệ thống vận tải quốc tế.
2. Đặc điểm của vận tải đường thủy:
- Vận tải đường thủy có ưu điểm là loại phương thức vận tải có khả nằng
chuyên chở rất lớn
- Năng suất lao động và năng suất phương tiện rất cao, tạo điều kiện để
giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Tiêu hao nhiên liệu và chi phí
nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm rất thấp.
- Khả năng thông quan của đường thủy khá lớn, với vận tải đường sông
phụ thuộc vào mực nước của các con sông.
- Chi phí cho xây dựng tính trung bình 1km đường rất thấp
- Vận tải thủy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết
- Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH
1. Quy trình đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu
2. Quy trình đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
3. Quy trình tổng quát đối với vận chuyển hàng hóa
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THỦ TỤC
1. Căn cứ pháp lý
- Để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (gọi
tắt là vận chuyển hàng hóa), người khai phải làm thủ tục vận chuyển theo quy định.
- Thủ tục khai vận chuyển hàng hóa, trình tự thực hiện cũng như kết quả xử
lý khai báo và phản hồi thông tin được thực hiện trên hệ thống VNACCS.
2.1. Đối tượng phải khai báo:
- Hàng hóa quá cảnh.
- Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển
quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế đến các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm
tra hàng hoá khác theo quy định của pháp luật để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục thông quan hàng hóa được vận chuyển giữa các cửa khẩu đường
bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế và
bưu điện quốc tế
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa được vận chuyển từ địa điểm làm thủ
tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, các địa điểm
kiểm tra hàng hoá khác theo quy định của pháp luật đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng
biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế để xuất khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa được vận chuyển giữa các cửa khẩu
đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc
tế và bưu điện quốc tế.
- Hàng hóa vận chuyển giữa các khu chế xuất, kho ngoại quan, khu vực ưu đãi hải quan.
Hàng hóa làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đồng thời với vận chuyển thì được áp dụng thủ tục khai báo
kết hợp, không phải làm thủ tục vận chuyển hàng hóa.
2. Điều kiện khai báo
2.2. Đối tượng thực hiện việc khai báo:
Người thực hiện khai báo là Người khai hải quan (sau đây gọi tắt là Người khai) theo quy
định của pháp luật.
2.3 Nguyên tắc khai báo và thời gian khai báo:
- Việc khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên hệ thống VNACCS
theo các thủ tục được quy định cụ thể dưới đây:
- Người khai phải thực hiện việc khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa trước khi tiến
hành việc vận chuyển hàng hóa theo nguyên tắc tự khai và tự chịu trách nhiệm.
- Người khai phải thực hiện việc khai báo trước thông tin xin cấp phép vận chuyển hàng hóa
trước khi tiến hành khai báo chính thức.
- Thời gian khai báo:
+ Người khai thực hiện việc khai báo chính thức xin cấp phép vận chuyển hàng hóa khi hàng
hóa đã được tập kết đầy đủ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
+ Người khai có thể thực hiện việc khai báo trước thông tin xin cấp phép vận chuyển hàng
hóa trước khi hàng hóa được tập kết đầy đủ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải
quan
- Người khai chỉ được phép thực hiện việc vận chuyển hàng hóa khi thông tin khai báo xin
cấp phép vận chuyển hàng hóa của Người khai đã được cơ quan hải quan phê duyệt.
2.4. Nguyên tắc xử lý khai báo và thời gian xử lý khai báo:
- Việc xử lý khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa được cơ quan hải quan
thực hiện thông qua hệ thống VNACCS
- Khi Người khai khai đầy đủ các thông tin khai báo trước theo quy định và gửi đến
hệ thống VNACCS, hệ thống VNACCS sẽ tự động tiếp nhận, cấp số đăng ký, xuất
ra một số thông tin liên quan đến Người khai đã được Người khai đăng ký trước đó
(nếu có) và phản hồi lại cho Người khai.
Thông tin khai báo trước của Người khai sẽ được hệ thống VNACCS lưu trữ trong
vòng 07 ngày kể từ ngày hệ thống VNACCS cấp số đăng ký.
- Khi Người khai thực hiện việc khai báo chính thức trên cơ sở thông tin đã khai
báo trước và gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống VNACCS sẽ tự động tiếp nhận,
kiểm tra thông tin khai báo, đăng ký, cấp số tờ khai và phân luồng tờ khai.
- Việc phân luồng tờ khai sẽ được hệ thống VNACCS thực hiện tự động. Tờ khai
vận chuyển được phân thành 2 luồng, gồm luồng Xanh và luồng Vàng.
2.5. Hồ sơ khai báo:
Hồ sơ khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa gồm:
- Tờ khai vận chuyển.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, Người khai phải nộp các loại giấy tờ liên quan
đến hàng hóa cần vận chuyển cho cơ quan hải quan nơi khai báo xin cấp phép vận
chuyển. Các loại giấy tờ phải nộp gồm:
- Hóa đơn thương mại;
- Vận tải đơn chính thức (Bill of Lading);
- Giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu và/hoặc giấy phép vận chuyển của các cơ
quan quản lý nhà nước (nếu có);
- Bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cho hàng hóa cần vận chuyển
(trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu).
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
2.6. Xác nhận thực tế hàng hóa vào, ra khu vực lưu giữ hàng hóa:
Việc xác nhận hàng hóa thực tế vào, ra khu vực lưu giữ hàng hóa phải được cơ
quan hải quan giám sát khu vực lưu giữ hàng hóa hoặc doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ kho, bãi (nếu được cơ quan hải quan cho phép) thực hiện tại thời điểm
Người khai hoặc Người được Người khai ủy quyền hợp pháp (sau đây gọi tắt là
Người khai) xuất trình Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (VAS504) và
hàng hóa. Việc xác nhận được thực hiện như sau:
- Xác nhận trên hệ thống VNACCS, và;
- Xác nhận vào Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (VAS504) và giao lại
cho Người khai.
2.7. Sử dụng chứng từ đi đường:
Trường hợp khai báo vận chuyển được cơ quan hải quan phê duyệt, Người khai
thực hiện việc in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (VAS504) để thực hiện
việc đưa hàng vào, ra khu vực lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan và vận
chuyển hàng hóa trên đường.
3.1. Khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo trước khi khai chính chức:
Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đã được Người khai khai báo trước
bằng nghiệp vụ OLA nhưng chưa thực hiện việc khai báo chính thức bằng nghiệp vụ OLC:
- Đối với Người khai là người dùng đầu cuối: Sử dụng nghiệp vụ OLB - Gọi thông tin đăng
ký trước khai báo vận chuyển hàng hóa để lấy ra các thông tin đã khai báo trước bằng nghiệp
vụ OLA để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo.
- Đối với Người khai là người dùng EDI : Sử dụng nghiệp vụ OLA để lấy ra các thông tin đã
khai báo trước để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo.
Trong trường hợp này, Người khai được thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin
khai báo trước với số lần không hạn chế.
3. Những điểm cần lưu ý:
3.2. Khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo sau khi khai chính thức và
trước khi được cơ quan hải quan phê duyệt:
Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đã được Người khai khai báo chính thức
bằng nghiệp vụ OLC và tờ khai vận chuyển chưa được cơ quan hải quan phê duyệt:
- Đối với Người khai là người dùng đầu cuối: Sử dụng nghiệp vụ COT11 – Lấy thông tin để sửa tờ
khai vận chuyển để lấy ra các thông tin đã khai báo chính thức bằng nghiệp vụ OLC phục vụ cho
việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo.
- Đối với Người khai là người dùng EDI : Sử dụng nghiệp vụ COT – Sửa thông tin khai báo vận
chuyển để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo.
* Lưu ý:
- Người khai chỉ được thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông tin cho tờ khai vận chuyển đã khai báo
chính thức tối đa 9 lần.
- Người khai không thể thực hiện được việc sửa đổi các thông tin như : Mã cơ quan hải quan nơi xử
lý tờ khai, mã và tên người khai, mã và tên địa điểm lưu giữ hàng hóa nơi đi. Trường hợp muốn sửa
những thông tin này thì Người khai phải thực hiện việc đề nghị hủy tờ khai vận chuyển đã khai báo
và mở tờ khai vận chuyển mới.
3.3. Khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy khai báo sau khi được cơ quan hải quan phê duyệt:
Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đã được Người khai khai báo chính
thức bằng nghiệp vụ OLC và tờ khai đã được cơ quan hải quan phê duyệt: Người khai thực
hiện như hướng dẫn tại mục nêu trên, ngoài ra cần lưu ý thêm một số nội dung sau :
- Nếu tờ khai vận chuyển đã được thực hiện nghiệp vụ BOA - Đăng ký thông tin khởi
hành của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển thì Người khai chỉ có thể thực hiện được việc
sửa đổi thông tin về mã và tên địa điểm lưu giữ hàng hóa nơi đến.
- Nếu tờ khai vận chuyển chưa được thực hiện nghiệp vụ BOA :
+ Người khai có thể thực hiện việc sửa đổi thông tin khai báo liên quan đến hàng hóa
cần vận chuyển (số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa, hóa đơn, vận đơn…) hoặc thông tin
về mã và tên địa điểm lưu giữ hàng hóa nơi đến.
+ Người khai có thể thực hiện việc hủy tờ khai vận chuyển.
3.4. Các điều kiện giới hạn khác:
- Số vận đơn tối đa được phép khai báo cho một tờ khai vận chuyển là 5
- Số container tối đa được phép khai báo cho một tờ khai vận chuyển là 100.
1. Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Lên tờ khai:
Hoàn tất bộ chứng từ, chuẩn bị làm thủ tục hải quan:
- Làm thủ tục hải quan Lên tờ khai Hải quanBản lưu người khai hải
quanBản lưu hải quanChứng từ kèm Bản chính Bản saoHợp đồng thương
mại 01 + Hoá đơn thương mại 01 01 + Bản kê chi tiết 01 01Hoàn tất bộ chứng
từ, chuẩn bị làm thủ tục HQ.
Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hàng hoá XK: 02 bản chính
- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ có giá trị tương đương: 01 bản sao
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính-01 bản sao
- Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính-01 bản sao
- Giấy giới thiệu: 01 bản chính
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số xuất nhập khẩu: 01 bản sao, nếu
doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu tiên
CHƯƠNG IV: THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT – NHẬP KHẨU
Chứng từ phải nộp thêm trong các trường hợp sau :
- Văn bản cho phép XK của cơ quan có chức năng đối với hàng hoá cấm XK, XK có điều
kiện:
+ Nếu XK 1 lần: 01 bản chính
+ Nếu XK nhiều lần: 01 bản sao, xuất trình bản chính và phiếu theo dõi trừ lùi theo form mẫu
do Hải quan nơi làm thủ tục quy định.
+ Hợp đồng uỷ thác XK (nếu xuất ủy thác): 01 bản sao.
+ Giấy đăng ký kiểm dịch động, thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hoá thuộc
diện phải kiểm dịch): 01 bản chính
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Đăng ký tờ khaiKiểm tra hồ sơ hải quanKiểm hóaThu thuế, lệ phí, đóng dấu.
PHÚC TẬP HỒ SƠ:
Bước 1: Đăng ký tờ khai.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan.
Bước 3: Kiểm hóa.
Bước 4: Thu thuế, lệ phí, đóng dấu.
Bước 5: Phúc tập hồ sơ: tại trụ sở cơ quan hành chính.
2. Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ nhập khẩu
Bước 2: Đăng ký tờ khai
Bước 3: Nộp chứng từ, hồ sơ và tờ khai hải quan
Bước 4: Kiểm tra hàng hóa
Bước 5: Tính và thông báo thuế
Thuế NK = giá trị của hàng nhập CIF * thuế xuất NK
Thuế GTGT = (giá trị HN CIF+ thuế NK)* thuế suất thuế GTGT
Bước 6: Hoàn thành thủ tục hải quan
Bước 7: Kiểm tra sau thông quan
Vận đơn đường biển (Bill of Lading), là chứng từ vận tải đường biển do người
chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi
hàng(Shipper) sau khi đã xếp hàng hoá lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã
nhận hàng hoá để vận chuyển.
- Chức năng :
+ Là chứng từ hàng hoá quan trọng xác nhận người vận chuyển đã nhận hàng lên
tàu để vận chuyển.
+ Xác nhận quyền sở hữu đối với lô hàng.
+ Tuỳ theo từng trường hợp, người vận chuyển và người gửi hàng có thể thoả thuận
với nhau để thay thế vận đơn bằng phiếu gửi hàng hoặc giấy hay chứng từ vận
chuyển có giá trị tương đương.
CHƯƠNG V: CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Nội dung của vận đơn:
+ Một vận đơn thông thường gồm:
+ Tên tàu,tên người vận chuyển và trụ sở giao dịch
+ Cảng xếp hàng,cảng chuyển tải(nếu có).Cảng dỡ hàng
+ Tên người gửi hàng,tên người nhận hàng nếu là vận đơn ghi theo lệnh
hoặc vận đơn đích danh,hoặc không ghi rõ tên nếu là vận đơn xuất trình.
+ Tên hàng,ký mã hiệu, trọng lượng,bao bì hoặc thể tích.
+ Cước phí và phụ phí;điều kiện thanh toán.
+ Tình trạng bên ngoài của hàng hoá.
+ Thời gian và địa điểm cấp vận đơn.
+ Số bản gốc của vận đơn(thường là 3 bản gốc)
+ Chữ kí của người vận chuyển(thuyền trưởng hoặc đại lý).
+ Cơ sở pháp lí (luật pháp quốc gia nào giải quyết khi có tranh chấp hoặc
công ước Brussel hay Hamburg 1978).
Ý nghĩa của vận đơn:
Vận đơn là căn cứ để hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, làm tài liệu kèm theo hoá đơn
thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua để thanh toán tiền hàng (Letter
credit); là chứng từ cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá;làm căn cứ xác định số lượng hàng
đã được người mua dựa vào đó người ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
- Các loại vận đơn:
Căn cứ vào khiá cạnh pháp lí thì vận đơn được chia thành:
+ Vận đơn theo lệnh.
+ Vận đơn đích danh.
+ Vận đơn xuất trình.
Căn cứ vào cách chuyên chở thì được chia thành:
+ Vận đơn suốt.
+ Vận đơn đi thẳng.
Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn thì chia thành:
+ Vận đơn nhận hàng để xếp.
+ Vận đơn đã nhận hàng.
- Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn gồm:
+ Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch).
+ Vận đơn không hoàn hảo (vận đơn không sạch).
1.Trình tự giao hàng xuất khẩu:
- Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho,bãi của cảng:
Việc giao hàng gồm 2 bước: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu
cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.
+Giao hàng XK cho cảng:
Giao danh mục hàng hoá XK (Cargo List) và đăng kí với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án
xếp dỡ
Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng.
Lấy lệnh nhập kh và báo với hải quan và kho hàng.
Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
+Giao hàng XK cho tàu:
Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu.
Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
Tiến hành giao hàng cho tàu.
Lập bộ chứng từ thanh toán.
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chí phí bốc hàng,vận chuyển,bảo quản,lưu kho.
Tính toán phạt xếp dỡ nếu có.
CHƯƠNG VI. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở CẢNG
Đối với hàng hoá không lưu kho bãi tại cảng:
Đây là các hàng XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ các phương tiện vận tải
của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận hàng diễn ra cũng như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng kí
với cảng và kí kết hợp đồng xếp dỡ, hàng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba(cảng, tàu và chủ hàng).Số lượng hàng hoá
sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ kí xác nhận của 3 bên.
Đối với hàng XK đóng trong container:
+Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL)
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển
để xin ký cũng với danh mục hàng XK.
Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal;
Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình, chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm,giám định
(nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container.Sau khi đóng xong nhân viên hải quan sẽ niêm phong
kẹp chì vào container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo list(nếu cần).
Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại nơi quy định hoặc hải quan cảng,trước khi hết thời gian quy định
(closing time)của từng chuyến tàu(thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt.
Sau khi hàng đã lên tàu thì mang Mate’s receipt để đổi lấy vận đơn.
+Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL):
Chủ hàng gửi Booking notecho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng
XK. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày,giờ,địa điểm giao nhận hàng;
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD
Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra,kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên
chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong,kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc
container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.