Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Vật Lý lớp 10: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT KHI CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.21 KB, 6 trang )

CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT
KHI CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa vật rắn và giá của lực.
- Phát biểu được quy luật tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực
hay của ba lực không song song.
2. Kỹ năng:
- Biết cách xác định trọng tâm bằng thực nghiệm.
- Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có
giá đồng quy để giải các bài tập.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị các thí nghiệm hình 17.1, 17.2, 17.3 và 17.5
- Chuẩn bị các tấm bìa mỏng, phẳng có tâm đối xứng trong hình 17.4
Học sinh:
- Ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng của một chất
điểm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Vật rắn khác chất điểm ở chổ
nào?


- Giá của lực và điểm đặt cái
nào quan trọng hơn?
- Vật rắn có kích thước, có một trọng
tâm.
- Giá quan trọng hơn.
- Bố trí thí nghiệm 17.1
- Vật phải nhẹ để có thể bỏ
qua trọng lực.
- Hai quả cân có trọng lượng
bằng nhau.
- Nhận xét gì về giá, chiều, độ
lớn của hai lực đó?
- Thí nghiệm cân bằng của một vật
chịu tác dụng của 2 lực
- Quan sát.
- Hai lực có cùng giá, cùng độ lớn
nhưng ngược chiều.
- Điều kiện cân bằng được
phát biểu ra sao?

- Phát biểu điều kiện cân bằng của
vật chịu tác dụng bởi hai lực trong
sách giáo khoa.
- Có thể xác định trọng tâm
của bìa hình tam giác bằng
thực nghiệm dựa vào đặc tính
giá của trọng lực đi qua trọng
tâm.
- Bố trí thí nghiệm như hình
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.


- Nằm trên đường kéo dài của dây
treo AB.
- Nằm trên đường kéo dài của dây
treo CD.
17.2.
- Khi treo vật tại A thì trọng
tâm ở đâu?
- Khi treo vật tại C thì trọng
tâm ở đâu?
- Vậy trọng tâm nằm tại đâu?
- Trọng tâm nằm ở giao điểm của
AB và CD.
- Học sinh ghi nhận: giao điểm của
hai đường kéo dài của dây treo tại
hai điểm khác nhau của vật chính là
trọng tâm của vật.
- Bố trí thí nghiệm hình 17.3
- Trọng tâm G của những vật
phẳng, mỏng và có hình dạng
hình học đối xứng nằm ở đâu?

- Quan sát
- Tại tâm đối xứng.
- Bố trí thí nghiệm hình 17.5
- Có nhận xét gì về giá của 3
lực?
- Trượt 3 lực trên giá của
chúng đến điểm O ta được hệ
3 lực cân bằng giống như ở

- Thí nghiệm
- Giá của 3 lực cùng nằm trong một
mặt phẳng và đồng quy tại một
điểm.


chất điểm
- Quy tắc tổng hợp hai lực có
giá đồng quy được phát biểu
ra sao?
- Phát biểu quy tắc hợp lực.
- Điều kiện cân bằng của một
vật rắn chịu tác dụng của 3 lực
không song song là gì?
- Phát biểu điều kiện cân bằng.



- Quả cầu cân bằng nên phải
vẽ các lực như thế nào?
- Ta phải trượt lực nào đến
điểm đồng quy để có thể áp
dụng quy tắc hình bình hành?
- Ghi ví dụ.

- Đọc đề bài.
- Đồng quy.

- Lực N
- Giao bài tập về nhà

- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5
sách giáo khoa.
- Làm bài tập 6, 7, 8 sách giáo
khoa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

×