Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo án Vật Lý lớp 10: CƠ NĂNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.07 KB, 8 trang )

CƠ NĂNG

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Thiết lập và viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động
trong trọng trường.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động
trong trọng trường.
- Viết được công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng
của lực đàn hồi của lò xo.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới
tác dụng của lò xo.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải một số bài toán đơn
giản

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Con lắc đơn.
- Con lắc lò xo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức động năng của
một vật.
-Viết công thức tính thế năng trọng


trường của một vật và thế năng đàn
hồi.

2) Giới thiệu bài
- Trong hai bài học trước ta đã học
hai dạng năng lượng là động năng
và thế năng. Vậy động năng và thế
năng của vật liên hệ với nhau như
thế nào? Để biết điều đó ta tìm hiểu
một dạng năng lượng đơn giản là
cơ năng.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.





- Ghi đề bài vào tập.
3) Cơ năng của một vật chuyển
động trong trọng trường.
- Xét chuyển động trong trọng
trường từ A đến C
- Xác định dạng năng lượng:
+ Khi vật ở A?
+ Khi vật ở B?


- Quan sát hướng dẫn của giáo
viên.


- Trả lời.
- Trả lời.
+ Khi vật ở C?
- Cơ năng là gì?
- Ghi định nghĩa, công thức
W=Wđ+Wt
W= ½ mv2+mgz
- Trả lời.
- Định nghĩa
- Ghi định nghĩa và công thức
vào tập.
4) Sự bảo toàn cơ năng của vật
chuyển động trong trọng trường.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
27.1 sách giáo khoa.
- Vật m chuyển động từ vị trí M
đến vị trí N chỉ chịu tác dụng của
trọng lực.
- Biểu diễn hệ thức liên hệ công
của trọng lực và thế năng giữa M
và N?
AMN=Wt(M)-Wt(N).

Quan sát hình 27.1 sách giáo
khoa.



- Viết bài tập liên hệ lên bảng.




- Viết bài tập liên hệ lên bảng.
- Biểu thức liên hệ công của trọng
lực và độ biến thiên động năng của
vật chuyển động từ M đến N?
AMN= ½ mv22 - ½ mv12
AMN=Wđ(N)-Wđ(M)
- Xác định cơ năng của vật ở M và
ở N từ hai biểu thức đã viết?
- Nhận xét gì về cơ năng của vật tại
M và N?
- Ghi nhận định luật bảo toàn cơ
năng, công thức:
W=Wđ+Wt= hằng số
Hay: W= ½ mv2+mgz= hằng số




- Tìm W(M) và W(N).


- Nêu nhận xét, phát biểu định
luật bảo toàn cơ năng.
- Ghi định luật và công thức
vào tập
5) Hệ quả
- Cho học sinh quan sát con lắc đơn
khi kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân




bằng O đến vị trí A rồi thả tay.
- Ở vị trí biên A đại lượng nào cực
đại, đại lượng nào cực tiểu?
- Ở vị trí cân bằng O đại lượng nào
cực đại, đại lượng nào cực tiểu?
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu
hỏi C1 sách giáo khoa.
- Nêu hệ quả của vật chuyển động
trong trường?


- Trả lời.

- Trả lời.


- Trả lời.

- Nêu hệ quả.
6) Cơ năng của vật chịu tác dụng
của lực đàn hồi.
- Cho học sinh quan sát con lắc lò
xo, xét trường hợp vật chỉ chịu tác
dụng của lực đàn hồi.
- Nêu định luật, công thức.



- Ghi định luật và công thức
vào tập.


- Khi một vật chỉ chịu tác dụng của
lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng
của một lò xo đàn hồi thì trong quá
trình chuyển động của vật, cơ năng
được tính bằng tổng động năng và
thế năng đàn hồi của vật là một đại
lượng bảo toàn.
W= ½ mv2+ ½ k(Δl)2.
- Tính cơ năng của vật ở A và B
(C2 hình 27.3) Cơ năng có được
bảo toàn? Tại sao?
- Định luật bảo toàn cơ năng chỉ
nghiệm đúng khi nào?




- Học sinh xác định cơ năng ở
A và B, giải thích.

- Học sinh trả lời.
7) Củng cố
- Cơ năng là gì?
- Phát biểu định luật bảo toàn cơ
năng của vật chuyển động trong


- Trả lời.
- Phát biểu.

trọng trường.
- Phát biểu định luật bảo toàn cơ
năng của vật chuyển động dưới tác
dụng của lực đàn hồi.
- Giải các bài tập 5, 6, 7, 8 trang
144 và 145 sách giáo khoa.

- Phát biểu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

×