Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 89 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Từ năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đất nước ta có cơ hội mở
rộng thị trường tiêu thụ tiếp cận với thị trường quốc tế rộng lớn. Trong bối cảnh đó,
các doanh nghiệp trong nước đang phải đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên
bước đường hội nhập và phát triển của mình.Trong thị trường cạnh tranh gay gắt này,
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải luôn nghiên cứu, cải tiến
kỹ thuật và tìm phương pháp để dần thích nghi và phát triển lâu dài nếu không tất yếu
sẽ bị đào thải.
Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều sự
quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng
nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của
doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, các doanh nghiệp
đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán, cách thức hạch toán, quản lý và sử dụng.
Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp, đảm bảo việc hạch toán chính xác, kịp
thời chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là yêu cầu có tính xuyên suốt trong
quá trình hạch toán. Thông qua các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ do kế toán cung cấp nhà quản lý sẽ đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp
mình từ đó tìm cách đổi mới, đề ra phương pháp quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành.
Mặt khác, hạch toán chi phí nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất và là một
trong những yếu tố cơ bản cấu thành sản phẩm. Việc quản lý tốt chi phí nguyên vật
liệu cả ở quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu làm
giảm giá thành, tăng lợi nhuận tạo được lợi thế cạnh tranh tranh giữa các doanh
nghiệp trên thị trường.
Hơn nữa, quá trình thu mua nguyên vật liệu nếu được lên kế hoạch hợp lý sẽ
giảm thiểu được rủi ro khi mua nguyên vật liệu về giá cả, chất lượng và từ đó luôn
đảm bảo sản xuất được sản phẩm với chất lượng cao và ổn định giá cả. Khi doanh
nghiệp quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng sẽ tạo được sự tin tưởng của người
tiêu dùng, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt


hiện nay.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, khi được thực tập ở Công ty CP
Thuốc Sát Trùng Việt Nam, em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam”.
 Mục tiêu chọn đề tài
Mục tiêu của em khi chọn đề tài này là vận dụng lý luận về hạch toán nguyên
vật liệu và công cụ dụng cụ đã được học ở trường vào nghiên cứu thực tiễn tại Công
ty từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện thêm công tác kế
toán ở Công ty.
 Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam
- Tham khảo ý kiến của các anh chị kế toán Phòng kế toán của Công ty
CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam và giáo viên hướng dẫn
- Tham khảo sách, tài liệu, trang web có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam, qua việc tìm
hiểu tài liệu và công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại
Công ty.
 Đề tài bao gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ tại Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam – VIPESCO
- Chương 3: Nhận xét và Kiến nghị
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ
DỤNG CỤ
1.1.1. Khái niệm
Hàng tồn kho là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị được giữ để
bán, gởi bán, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp
dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gởi bán, chi phí dịch vụ dở dang.
(Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2)
• Nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực
tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu thành nên
thực thể của sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
• Công cụ dụng cụ:
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn
về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy,
công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
1.1.2. Đặc điểm
• Nguyên vật liệu:
- Chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nhất định.
- Bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản
phẩm.
- Giá trị của vật liệu bị chuyển hoá hết một lần vào chi phí sản xuất trong
kỳ.
- Trong quá trình sản xuất, vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc quản lý quá trình thu mua,
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu có ý nghĩa quan trọng

nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tốt kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
• Công cụ dụng cụ:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu.
- Giá trị công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt tiêu
chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ:
Các lán trại tạm thời, đà giáo sử dụng vẫn gia lắp trong ngành xây
dựng cơ bản.
Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng.
Các loại bao bì dùng để đựng nguyên vật liệu, hàng hóa trong quá
trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ.
Quần áo, giày dép chuyên dùng để lao động.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và
giá trị của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập
xuất tồn kho.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn
kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập xuất, thực hiện
đầy đủ, đúng đắn chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao
nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ ứ đọng, kém phẩm chất ngăn ngừa việc sử dụng nguyên vật
liệu sai mục đích, lãng phí.
- Thực hiện kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng
quy định của Nhà nước, lập các báo cáo kế toán phục vụ công tác lãnh
đạo quản lý.

1.1.4. Nguyên tắc hạch toán
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
• Nguyên vật liệu:
- Trị giá vật liệu nhập xuất tồn phải theo đúng giá thực tế.
- Vật liệu phải được theo dõi chi tiết cả về mặt giá trị lẫn hiện vật của
từng loại vật liệu.
- Vật liệu được dự phòng giảm giá theo chế độ nhà nước quy định.
- Việc hạch toán hàng tồn kho được áp dụng một trong hai phương pháp
là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
• Công cụ dụng cụ:
- Công cụ dụng cụ được phản ảnh theo giá thực tế và được theo dõi cả về
số lượng và giá tri.
- Công cụ dụng cụ xuất dùng trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và
phục vụ cho nhiều kỳ kinh doanh có thể áp dụng phương pháp phân bổ
nhiều lần hoặc trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.1.5. Phân loại nguyên vật liệu:
1.1.5.1. Căn cứ vào công dụng chủ yếu và tính năng sử dụng:
- Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của
sản phẩm.
- Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không
cấu thành nên thực thể sản phẩm, mà chỉ kết hợp với nguyên vật liệu
chính để làm tăng chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
cho quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc
thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết

bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây
dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí
cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được
(bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất kinh doanh.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.1.5.2. Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu:
- Nguyên vật liệu mua ngoài: là nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua
bên ngoài từ các nhà cung cấp.
- Vật liệu tự chế biến: là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng
như nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
- Vật liệu thuê ngoài gia công: là loại vật liệu thuê các cơ sở gia công
làm nên.
- Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là nguyên vật liệu do các bên
liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
- Nguyên vật liệu được cấp: là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp
theo quy định…
1.1.6. Phân loại công cụ dụng cụ:
• Trong công tác quản lý, công cụ dụng cụ được chia thành 3 loại
- Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ
quần áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trại.
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê
• Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng công cụ dụng cụ
- Loại phân bổ 1 lần
- Loại phân bổ nhiều lần
1.1.7. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1.7.1. Đánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
- Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho mua ngoài

Giá gốc =
Giá mua
ghi trên
hoá đơn
+
Các khoản
thuế không
được hoàn lại
+
Chi phí
thu mua
thực tế
-
Các khoản
giảm trừ
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
- Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế biến
Giá thực tế nhập
kho
=
Giá thực tế vật liệu xuất
chế biến
+ Chi phí chế biến
- Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thực tế vật liệu xuất
thuê ngoài gia công

+
Chi phí
gia công
+
Chi phí
vận chuyển
- Giá gốc nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thoả thuận giữa các
bên tham gia góp vốn
+
Chi phí
liên quan
1.1.7.2. Đánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, trị giá
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ được tính theo
đơn giá bình quân như sau:
Giá thực tế xuất kho = Số lượng NVL, CCDC xuất kho x Đơn giá bình quân
Đơn giá
bình quân
= Giá trị NVL,CCDC tồn kho + Giá trị NVL, CCDC nhập kho
Số lượng NVL,CCDC tồn kho + Số lượng NVL, CCDC nhập kho
- Phương pháp nhập trước - xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả
định là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua trước hoặc sản xuất
trước và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại cuối kỳ là được mua
hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của

hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.
- Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả
định là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua sau hoặc sản xuất
sau thì được xuất trước và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại
cuối kỳ là được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì
giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập
kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này được áp dụng
đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn
kho nhận diện được. Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
doanh nghiệp chỉ định rõ giá xuất.
1.2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
1.2.1. Chứng từ sử dụng:
• Phiếu nhập kho.
• Phiếu xuất kho.
• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
• Bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
• Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
1.2.2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song
 Sổ kế toán
- Sổ kho (thẻ kho)
- Sổ kế toán chi tiết (thẻ chi tiết)
 Trình tự ghi chép
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 8
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng
hợp NXT
Sổ kế toán
tổng hợp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
 Sổ kế toán
- Sổ kho
- Sổ đối chiếu luân chuyển
 Trình tự ghi chép
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
1.2.2.3. Phương pháp ghi sổ số dư
 Sổ kế toán
- Sổ kho
- Sổ số dư vật liệu
 Trình tự kế toán
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ số dư
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 9

Thẻ kho
Phiếu
nhập kho
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Sổ kế toán
tổng hợp
Bảng kê
xuất
Bảng kê
nhập
Phiếu
xuất kho
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
1.3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.3.1.1. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” : Tài khoản này dùng
để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua,
đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ nguyên vật liệu
chưa về nhập kho.
- Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để theo dõi
giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo
giá thực tế.
- Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại công cụ dụng

cụ của doanh nghiệp. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
 Tài khoản 1531 “Công cụ dụng cụ”
 Tài khoản 1532 “Bao bì luân chuyển”
 Tài khoản 1533 “Đồ dùng cho thuê”
- Và các tài khoản có liên quan khác: 111, 112, 133, 141, 142, 242, 331,
515, 632, 711, 811…
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 10
Phiếu
nhập kho
Phiếu
xuất kho
Thẻ kho Sổ số dư
Bảng lũy kế
NXT
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
Sổ kế toán
tổng hợp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.3.1.2. Sơ đồ hạch toán
- Trình tự kế toán được biểu diễn bằng sơ đồ sau (áp dụng cho cả doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
Sơ đồ 1.4. Hạch toán Tổng hợp NVL, CCDC theo PP kê khai thường xuyên
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 11
TK111,112,331 TK152,153 TK621
TK3333
TK627,641,642,241

TK154 TK632,157
TK411 TK154
TK128,122 TK128,222,228
TK336 TK1381,412
TK412,711,3381
TK331,111
Nhập kho NVL, CCDC mua ngoài
(Giá thanh toán có VAT)
Thuế nhập khẩu tính vào trị giá
Vật liệu nhập kho
Xuất dùng cho quản lý PX, phục vụ
Sản xuất, bán hàng, QLDN, XDCB
Xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
Chế tạo sản phẩm
Nhập kho NVL, CCDC gia công
chế biến, phế liệu thu hồi
Xuất NVL, CCDC gửi bán
Thiếu sau kiểm kê
Nhận góp vốn liên doanh
bằng NVL, CCDC
Xuất tự chế hoặc thuê ngoài
Gia công chế biến
Nhận lại vốn góp liên doanh
bằng NVL, CCDC
Xuất góp vốn liên doanh
NVL, CCDC di chuyển nội bộ
tại đơn vị nhận
Phát hiện thiếu chờ xử lý, chênh lệch
giảm do đánh giá lại
Chênh lệch tăng do đánh giá

lại NVL, CCDC thừa sau kiểm kê
Giảm giá, trả lại NVL, CCDC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3.2.1. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” và Tài khoản 152
“Nguyên liệu, vật liệu” chỉ sử dụng ở thời điểm đầu kì và cuối kì.
- Tài khoản 611 “Mua hàng”
 Tài khoản 6111 “Mua nguyên liệu, vật liệu”
 Tài khoản 6112 “ Mua hàng hoá”
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số nguyên vật liệu mua
vào và xuất trong kỳ.
- Và các tài khoản có liên quan khác: 111, 112, 133, 141, 331, 515, 632,
711, 811...
1.3.2.2. Sơ đồ hạch toán
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
Sơ đồ 1.5. Hạch toán Tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 13
TK151,152 TK611 TK152
TK111,112,331
TK151
TK1331
TK111,112,331
TK3333
TK621,627,641,642
TK154
TK632
TK411
TK111,1388,334

TK128,222
Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn
đang đi đường đầu kỳ
Nhập kho NVL, CCDC mua ngoài
(nộp VAT theo phương pháp trực tiếp)
Kết chuyển trị giá NVL, CCDC
đang đi đường cuối kỳ
Kết chuyển trị giá NVL. CCDC
tồn kho cuối kỳ
Giảm giá hàng mua bị trả lại
Thuế nhập khẩu tính vào trị giá
NVL, CCDC nhập kho
Cuối kỳ kết chuyển số xuất dùng
cho SXKD
Nhập kho NVL, CCDC tự chế,
thuê ngoài gia công, chế biến,
Kết chuyển giá vốn
NVL, CCDC xuất bán
Phần thiếu hụt, mất mát
Nhận lại vốn góp liên doanh
Chênh lệch giảm do
Đánh giá lại NVL, CCDC
Nhập kho NVL, CCDC mua ngoài
(nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
VAT đầu vào
Nhận vốn góp liên doanh
TK336
TK412
NVL di chuyển nội bộ
tại đơn vị nhận

TK412
TK128,228
Chênh lệch tăng do
Đánh giá lại NVL, CCDC
Kết chuyển giá trị NVL, CCDC
đem góp vốn liên doanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.4. KẾ TOÁN KIỂM KÊ NGUYÊN LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.4.1. Nguyên tắc hạch toán
- Trong quá trình bảo quản sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ có thể bị mất
mát, hư hỏng, kém phẩm chất, thừa thiếu do các nguyên nhân khác nhau.
Vì vậy, định kỳ phải tiến hành kiểm kê để xác định số lượng, chất lượng
của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế, đối chiếu với sổ sách kế
toán phát hiện và tìm ra nguyên nhân nhằm ngăn chặn kịp thời những sai
sót trong quản lý và sử dụng vật liệu.
- Tùy từng điều kiện và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể thực hiện
kiểm kê toàn bộ, kiểm kê từng phần hoặc kiểm kê chọn mẫu. Thời hạn
kiểm kê có thể định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc bất
thường theo yêu cầu của công tác quản lý.
1.4.2. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”
- Tài khoản 3381 “ Tài sản thừa chờ xử lý”
1.4.3. Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán kế toán kiểm kê phát hiện thiếu NVL, CCDC
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 14
152, 153 632
(1) Kiểm kê phát hiện thiếu trong định mức
cho phép
152, 153 138 (1381) 111, 334, 632
(2)Kiểm kê phát hiện thiếu ngoài ĐM

cho phép chưa xác định nguyên nhân
(3) Khi có quyết định xử lý
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.4.4. Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán kế toán kiểm kê phát hiện thừa NVL, CCDC
- Nếu vật liệu, công cụ dụng cụ thừa giữ hộ người bán
Nợ TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ
- Khi trả lại cho người bán
Có TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ
1.5. KẾ TOÁN LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TỒN KHO
1.5.1. Nguyên tắc hạch toán
- Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
- Phải lập dự phòng cho từng loại vật liệu, CCDC tồn kho nếu có bằng
chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên trong năm tài chính.
- Số dự phòng giảm giá của năm sau nhỏ hơn số đã lập dự phòng giảm giá
năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập vào giá vốn hàng bán, nếu
ngược lại, thì căn cứ vào số chênh lệch để lập dự phòng bổ sung.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 15
152, 153632
(1) Kiểm kê phát hiện VL, CCDC thừa
trong định mức
152, 153
338 (3381)
441, 632

(3) Khi có quyết định
xử lý
(2) Kiểm kê phát hiện thừa trên ĐM
chưa xác định được nguyên nhân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
- Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ
nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng
giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
1.5.2. Phương pháp lập dự phòng
- Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa
= Lượng vật tư hàng hóa
thực tế tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài
chính
x ( Giá gốc hàng
tồn kho theo
sổ kế toán
- Giá trị thuần có
thể thực hiện
được của hàng tồn
kho )

- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi)

là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và
chi phí tiêu thụ (ước tính).
(Thông tư số 288/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế
độ trích lập và sử dụng các khoản sự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các
khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công
trình xây lắp tại doanh nghiệp)
1.5.3. Tài khoản sử dụng
- TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” dùng để phản ánh các dự
phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm
giá thường xuyên liên tục của hàng tồn kho của doanh nghiệp.
- TK 632 “Giá vốn hàng bán”
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
1.5.4. Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 17
159
632
(1) Lập dự phòng giảm
giá
NVL, CCDC tồn kho
(2) Dự phòng giảm giá năm nay lớn hơn dự phòng
giảm giá năm trước (Lập bổ sung phần chêh lệch)
(3) Dự phòng giảm giá năm nay nhỏ hơn dự phòng giảm giá
năm trước (Hoàn nhập dự phòng)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT

TRÙNG VIỆT NAM – VIPESCO
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT
TRÙNG VIỆT NAM – VIPESCO
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty
- Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam
- Tên giao dịch: Vietnam Pesticide Joint Stock Company
- Tên viết tắt: VIPESCO
- Trụ sở chính của Công ty:
 Địa chỉ: 102 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận I, Tp.HCM
 Điện thoại: (08)38295730; 8224364
 Fax: (08)38230752
 Website: www.vipesco.com.vn
 Email:
- Vốn điều lệ: 174.719.940.000 VNĐ (Một trăm bảy mươi bốn tỷ bảy trăm
mười chín triệu chín trăm bốn mươi nghìn) trong đó 51% vốn nhà nước,
49% vốn cổ phần.
- Các đơn vị trực thuộc:
 Chi nhánh I Hà Nội (Văn phòng đại diện tại Hà Nội)
 Chi nhánh II Huế (Văn phòng đại diện tại Huế)
 Chi nhánh III – Nhà máy Nông dược Bình Dương (tỉnh Bình
Dương)
 Xí nghiệp Bình Triệu (TP.Hồ Chí Minh)
 Kho Tân Thuận (TP.Hồ Chí Minh)
 Kho Nam Định (tỉnh Nam Định)
 Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Dược (TP.Hồ Chí
Minh)
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
 Nông trại Di Linh (tỉnh Lâm Đồng)

- Các đơn vị tham gia hợp tác, liên doanh:
 Công ty TNHH Nông Dược KOSVIDA. Liên doanh với Hàn Quốc,
chuyên sản xuất nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
CARBOFURAN, BPMC…
 Công ty Liên Doanh Sản Xuất Thuốc Nông Dược Vi Sinh
VIGUATO. Liên doanh với Trung Quốc, chuyên sản xuất nguyên
liệu thuốc trừ nấm vi sinh Validamycin.
 Công ty Liên Doanh MOSFLY Việt Nam. Liên doanh chuyên sản
xuất nhang muỗi và bình xịt muỗi Mosfly.
 Công ty Cổ Phần Trừ Mối và Khử Trùng. Chuyên dịch vụ khử
trùng mối mọt kho hàng, công trình xây dựng.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Công ty được công bố thành lập ngày 19/4/1976 với tên gọi ban đầu là
Công ty Thuốc Sát Trùng Miền Nam.
- Theo quyết định số 70/HC – TCLĐ, ngày 24 tháng 02 năm 1990 của
Tổng cục trưởng Tổng cục hóa chất, Công ty đổi tên thành Công ty
Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
- Theo quyết định số 72/CNNG/TC ngày 13/02/1993 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp nặng Công ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam được phép thành
lập lại, đồng thời Công ty trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
- Công ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam là công ty thành viên của Tổng công
ty Hóa chất Việt Nam, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, Công ty
được Trọng tài Kinh tế TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 102401 ngày 26/02/1993 đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày
05/07/2005.
- Thực hiện Quyết định số 3494/QĐ – TCCB ngày 28/12/2004 của Bộ
Công nghiệp về việc cổ phần hóa Công ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam:
chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ
51% vốn điều lệ. Căn cứ vào đặc điểm và tình hình của doanh nghiệp
lúc đó, Công ty đã chọn hình thức cổ phần hóa là bán một phần vốn Nhà

nước hiện có tại doanh nghiệp. Ngày 01/06/2006, Công ty cổ phần
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
Thuốc Sát Trùng Việt Nam – VIPESCO chính thức đi vào hoạt động
theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4103004735 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2006.
- Trong năm 2008, Công ty tăng vốn điều lệ từ 156.000.000.000 đồng (từ
01/06/2006) lên 174.719.940.000 đồng (01/06/2008) do trả cổ tức bằng
cổ phiếu và đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 2 ngày
12/03/2009.
- Hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Công ty có nhiều bước chuyển biến
quan trọng: sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, có hiệu quả cao,
hiện là nhà cung cấp có uy tín và quen thuộc nhất với nông dân cả nước;
một số sản phẩm của Công ty đã và đang được xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài. Giá trị sản lượng của Công ty tăng liên tục hàng năm
(khoảng 6%/năm).
- Với hai nhà máy sản xuất hoạt chất, bốn xí nghiệp sản xuất thành phẩm từ
Bắc vào Nam, Công ty cổ phần Thuốc Sát trùng Việt Nam có thể sản xuất
hàng năm đến 20.000 tấn thành phẩm bao gồm các loại thuốc trừ sâu, trừ
bệnh, trừ cỏ dại, bảo quản kho tàng, kích thích tổ thực vật, phân bón lá,…
từ các dạng thông dụng như bột, hạt, dung dịch, nhũ dầu,… đến các dạng
tiên tiến là huyền phù, nhũ tương, viên nén,… trên các dây chuyền công
nghệ được cải tạo, nâng cấp hoặc nhập từ nước ngoài.
- Công ty được hình thành và phát triển theo mô hình hệ thống liên hợp
bao gồm cơ sở sản xuất – nghiên cứu – triển khai – quảng bá – tiếp thị
và mạng lưới phân phối tỏa rộng khắp nơi trong nước, có đội ngũ gần
400 cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Ngoài trụ
sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty có chi nhánh ở Hà Nội,
Huế, Bình Dương đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục trên toàn
quốc.

- Hơn nữa Công ty còn thực hiện thành công trong việc liên doanh với
nước ngoài:
 Liên doanh KOSVIDA: liên doanh với Hàn Quốc, được cấp giấy
phép thành lập vào ngày 06/10/1993 với tổng vốn đầu tư là 8,1 triệu
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
đôla, hoạt động trong 20 năm, chuyên sản xuất nguyên liệu đạt tiêu
chuẩn tốt nhất cho Công ty Hóa Nông Việt Nam.
 Liên doanh VIGUATO: liên doanh Trung Quốc, được cấp giấy
phép thành lập ngày 08/06/1994 với tổng số vốn đầu tư là 2,460 triệu
đôla, là nhà máy sản xuất thuốc sát trùng vi sinh với quy mô lớn.
 Liên doanh MOSFLY – VIỆT NAM – MALAYSIA vào ngày
13/12/1994 với số vốn đầu tư 750 ngàn đôla, chuyên sản xuất các
sản phẩm diệt côn trùng.
- Các sản phẩm của Công ty không chỉ được người tiêu dùng trong nước
tin cậy mà còn được sự yêu mến của khách hàng trong khu vực, đó là
việc xuất khẩu sang Đài Loan và Đông Nam Á. Với sản phẩm xuất khẩu
đa dạng, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam đã trở thành nhà
xuất khẩu hóa nông đầu tiên ở Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
- Sản xuất các loại nông dược được áp dụng rộng rãi trên cây lúa, cây ăn
trái, cây hoa màu, cây lâm nghiệp,… thuốc trừ sâu rầy nấm bệnh cỏ dại.
- Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất.
- Hợp tác liên doanh và đầu tư với các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo định hướng của
Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
- Công ty có trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao để xây
dựng nền tảng cho Công ty ngày càng vững mạnh.

- Giám sát và theo dõi các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ công
nhân viên.
- Thực hiện chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh
doanh xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế.
- Thực hiện có cam kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và các hoạt
động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
- Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng thị trường, nâng cao cả về số lượng, chất
lượng, chủng loại và mẫu mã các mặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước, tạo thế cạnh tranh vững chắc lành
mạnh trong nền kinh tế thị trường.
- Tổ chức kiện toàn và phát triển bộ máy quản lý, tăng cường công tác
quản lý các hoạt động kinh doanh trong hệ thống trực thuộc. Bảo đảm
thực hiện đúng các chế độ quy định. Trên cơ sở đó đảm bảo được công
tác hạch toán, phân tích và viết báo cáo đầy đủ, trung thực mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty cho cơ quan chủ quản.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất và kinh doanh chất dẫn dụ và xua đuổi côn trùng, thuốc diệt ký
sinh trùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Sản xuất và kinh doanh thuốc gia dụng, bình xịt côn trùng trong nhà, nhà
xưởng, kho bãi.
- Mua bán máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật và trang thiết bị cho phòng thí nghiệm – phân tích thuốc.
- Sản xuất và mua bán bao bì – in bao bì.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà khách, căn hộ.
2.1.3.2. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu

- Thuốc trừ sâu (Insectides): có tính năng ngăn chặn, tiêu diệt các loại sâu,
rầy, châu chấu, côn trùng trên thân cây, lá cây để bảo vệ mùa màng. Đây
là nhóm sản xuất lớn nhất của Công ty.
- Thuốc diệt nấm (Funngicdes): là loại sản phẩm thuốc trừ sâu đứng sau về
số lượng, về tính năng ngăn chặn tiêu diệt các loại nấm trên thân cây, rễ
cây.
- Thuốc diệt (Herbicides): là loại thuốc diệt cỏ ở lúa, hoa màu, đồn điền,
vườn cây ăn quả…
- Thuốc tăng trưởng (Plangrownth): là loại thuốc thúc đẩy sự tăng trưởng,
kích thích sự ra rễ, ra hoa, đậu quả…
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
- Thuốc bảo quản sản lượng (Strorage pesticides): là loại hóa chất kiểm
soát, ngăn ngừa các loại gậm nhấm, mối mọt và các loại côn trùng nhằm
bảo quản tốt các sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, Công ty có sản phẩm
có chất lượng cao như: Phostixin, phokepa
- Thuốc sát trùng sử dụng trong gia đình (House hold pesticide): là nhóm
sản phẩm diệt ruồi, muỗi, kiến, gián được sản xuất bởi liên doanh Mosfly
Việt Nam. Ngoài ra, còn có các thuốc sát trùng dùng trong gia đình dưới
các hình thức như: chất dẻo, viên phấn… Được kiểm duyệt rất kỹ khi sản
xuất, do đó các sản phẩm không chỉ có hiệu quả cao mà còn an toàn.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1. Tổ chức quản lý của Công ty
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
2.1.4.2.1. Đại hội đồng Cổ đông
- Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng
của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, trong đó:

xem xét và phê chuẩn các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình
hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án sản xuất kinh doanh,
đầu tư và chiến lược phát triển Công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ; bầu
Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và quyết định tổ chức bộ máy của
Công ty.
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 24
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Chi nhánh 1
– Hà Nội
Chi Nhánh 3 -
Nhà Máy
Nông Dược
Bình Dương
Xí Nghiệp
Bình Triệu
Nông Trại
Di Linh
Chi Nhánh 2
- Huế
Trung Tâm
Nghiên Cứu
– Phát Triển
Nông Dược
Phòng
KHVT –
XNK và

Điều Độ Sản
Xuất
Phòng Nhân
Sự - Hành
Chính Quản
Trị
Phòng Kinh
Doanh –
Phát Triển
Thương Hiệu
Phòng Tài
Chính - Kế
Toán
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD - ThS Đặng Đình Tân
2.1.4.2.2. Hội đồng Quản trị
- Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.
Hội đồng Quản trị là nơi đưa ra những định hướng hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành của
Công ty. Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt
Nam có 5 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm.
2.1.4.2.3. Ban kiểm soát
- Là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều
hành sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính
của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban
kiểm soát Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam có 3 thành viên,
nhiệm kỳ 5 năm.
2.1.4.2.4. Tổng Giám đốc và Phó tổng giám đốc

- Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người điều hành
hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về hiệu quả của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó tổng giám đốc, hiện nay ở Công
ty có 2 Phó tổng giám đốc, nhiệm vụ cụ thể từng thời kì do Tổng giám
đốc phân công.
2.1.4.2.5. Phòng Tài chính - Kế toán (Phòng Kế Toán)
- Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức năng theo dõi tình
hình sử dụng các nguồn vốn, tài sản của Công ty; xử lý và cung cấp
thông tin hữu ích giúp Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo các nguồn lực trong Công ty
được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao; thực hiện các nghiệp
vụ kế toán doanh nghiệp theo quy định pháp luật về kế toán.
2.1.4.2.6. Phòng Nhân sự - Hành chính quản trị (Phòng Nhân sự)
SVTH - Nguyễn Thị Ngọc Nữ Trang 25

×