Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lỗi thường gặp khi chụp ảnh du lịch pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 10 trang )

Lỗi thường gặp khi chụp ảnh du lịch
Chụp ảnh du lịch đem lại nhiều cảm hứng, nhưng
chính sự mới lạ và phong phú của đề tài sáng tác đôi
khi khiến nhiều tay máy phải bối rối.
Mỗi khi đi du lịch hay công tác xa, nhiều người
thường có thói quen đem theo máy ảnh với mục đích
chụp những tấm hình lưu niệm của bản thân đồng
thời ghi lại những khoảnh khắc đẹp về con người,
cảnh vật dọc đường. Chụp ảnh du lịch (Travel
photography) đem lại nhiều cảm hứng, tuy nhiên,
chính sự mới lạ và phong phú của đề tài sáng tác đôi
khi khiến nhiều tay máy phải bối rối.
Để không bỏ lỡ những thước chụp đẹp, người chụp
nên tránh những lỗi cơ bản sau.
1. Phàn nàn về thiết bị.

Nhiều người cầm máy cho rằng thiết bị càng
hiện đại thì ảnh thu được càng đẹp. Ảnh:
PMA.
Nhiều người cầm máy có quan niệm sai lầm rằng,
thiết bị càng tối tân, càng đắt tiền thì càng cho ảnh
đẹp. Khi bức hình nhận được không ưng ý, họ thường
đổ lỗi cho chiếc máy ảnh đang sử dụng.

Khi công nghệ kỹ thuật số nhanh chóng thịnh hành,
những thế hệ máy ảnh và ống kính mới ra đời có thể
cho chất lượng hình cao hơn bằng cách cải thiện độ
nét, dải nhạy màu hay tăng cường khả năng khử
nhiễu trong môi trường ánh sáng yếu Một chiếc
DSLR "xịn" tất nhiên chụp nhanh và xóa phông tốt
hơn hẳn "đàn em" compact sử dụng cảm biến nhỏ.


Không phủ nhận vai trò của thiết bị trong quá trình
tạo nên một bức ảnh đẹp, tuy nhiên, việc hình thành
cái "hồn" hay nói đúng hơn là nội dung bên trong của
mỗi bức ảnh phải do người cầm máy quyết định. Một
bức ảnh chưa đạt có thể do những giới hạn của thiết
bị gây ra. Tuy nhiên, người sử dụng sẽ tránh được
những lỗi này nếu biết cách chụp trong môi trường
ánh sáng tốt hay chọn thời điểm bấm máy hợp lý.
2. Không tìm hiểu.
Thời điểm chụp và phương thức di chuyển là một
trong những yếu tố đầu tiên phải phải tính đến mỗi
khi đi du lịch xa. Việc tìm hiểu trước địa điểm sắp
đến sẽ giúp người cầm máy có thêm thông tin về
những danh thắng và cả những phong tục, tập quán
của địa phương. Nhiếp ảnh du lịch không chỉ đơn
thuần hiểu theo nghĩa đi "phượt" rồi cứ gặp phải
những tình huống đẹp là chụp. Nghệ thuật chân chính
luôn đề cao sự tìm tòi, khai thác những giá trị nằm
trong chính những điều giản đơn mà cái nhìn thoáng
qua không thể nhận thức được hết.

Tìm hiểu trước khi bắt tay vào chụp sẽ cho
những bức ảnh giàu ý nghĩa.
Ảnh: Digital Photography School.
Bức ảnh trên chụp một cậu bé đang cầu kinh Vedhas
trong một trường học truyền thống tại Thrissur, Ấn
Độ. Ngôi trường này không có nhiều điểm đặc biệt để
những vị khách du lịch hiếu kỳ để mắt đến. Tuy
nhiên, chính bức ảnh giản đơn này lại gần như tái
hiện được hết những giá trị văn hóa, tập quán cũng

như tôn giáo nơi đây thay cho việc ghi lại những con
phố đông đúc hay những đền thờ cổ kính tại Thrissur.
Để thực hiện tác phẩm trên, nhiếp ảnh gia người Anh
chỉ mất vài phút tạt qua công ty du lịch và hỏi những
nhân viên ở đó về các địa điểm đáng chú ý trong thị
trấn.
3. Chỉ chú tâm vào địa điểm chính.

Ảnh chụp những người cưỡi ngựa đi trong
sương mù tại công viên quốc gia Bromo,
Indonexia.
Ảnh: Digital Photography School.
Tâm lý chung của người đi du lịch là phải vào thăm
quan và chụp hình lưu niệm tại những địa điểm nổi
tiếng. Đôi khi quá chú tâm vào điều này mà quên đi
rằng, những địa điểm hay đối tượng ở xung quanh
cũng rất thú vị và đáng được "bắt hình". Chẳng hạn,
khi tới Paris, ngoài tháp Eiffel và những bảo tàng hay
cửa hàng sang trọng nằm trong thành phố, bạn cũng
có thể đi thăm những khu rừng và mảnh vườn nhỏ
dọc ngoại ô Việc mở rộng đối tượng chụp hình sẽ
giúp những bức ảnh của bạn thêm phong phú và
không bị "đụng hàng".
4. Không quan tâm tới ánh sáng.

Ảnh chụp lúc bình minh tại vùng ngoại ô
Transylvanian, Romania. Ảnh: Digital
Photography School.
Một lỗi căn bản hay xảy ra đối với những người mới
bắt đầu là sẵn sàng chụp tại bất cứ vị trí và thời điểm

nào mà không hề quan tâm tới điều kiện chiếu sáng.
Những bức ảnh thu được có thể phản ánh tốt những
thứ bạn trực tiếp nhìn thấy bằng mắt nhưng hầu như
không có giá trị nghệ thuật. Ánh sáng tự nhiên ảnh
hưởng nhiều đến màu sắc, độ tương phản, do đó, đây
là yếu tố đặc biệt quan trọng trong nhiếp ảnh phong
cảnh và chân dung. Thông thường, "khung giờ vàng"
để bấm máy là lúc sáng sớm và chiều muộn, khi ánh
mặt trời chiếu xiên không quá gắt, giúp tạo hiệu ứng
đổ bóng hợp lý.
5. Tránh ánh sáng nhân tạo.

Dân du mục tại chợ lạc đà ở Rajasthan, Ấn
Độ. Ảnh: Digital Photography School.
Người cầm máy thường tránh sử dụng những nguồn
sáng nhân tạo, đặc biệt là flash vì chúng thường khó
kiểm soát và ảnh hưởng tiêu cực tới màu sắc thể hiện
trên ảnh. Điều này đúng đối với dạng đèn flash gắn
sẵn trên camera (flash cóc). Tuy nhiên, một số nguồn
sáng nhân tạo như ánh lửa, đèn đường cũng có thể
tạo ra những bức ảnh đẹp nếu người chụp biết cách
lợi dụng hợp lý. Khi sử dụng flash rời, bạn nên gắn
thêm phụ kiện để giảm độ gắt như miếng tản sáng,
softbox Nhiếp ảnh du lịch được thực hiện trong
nhiều điều kiện thời tiết và thời điểm khác nhau. Do
đó, người chụp phải biết cách xử lý và thao tác nhanh
chóng với các nguồn ánh sáng sẵn có, dù đó là ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo.
Trần Hạ


×