Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Khắc phục ba lỗi thường gặp với máy ảnh số du lịch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.4 KB, 7 trang )

Khắc phục ba lỗi thường gặp với máy
ảnh số du lịch
Máy ảnh số loại nhỏ gọn có gắn ống kính liền trên máy (compact
camera) – ở Việt Nam hay được gọi là máy ảnh du lịch – có nhiều tính năng
thú vị và thậm chí vượt trội so với máy ảnh dùng phim cổ điển, nhất là trong
các mục đích sử dụng đời thường của đa số người chơi ảnh. Các máy ảnh loại
này của những hãng nổi tiếng như Canon, Nikon, Sony và các hãng khác, nếu
biết cách sử dụng, còn cho những bức ảnh chẳng kém ảnh chuyên nghiệp là
bao.

Tuy vậy, đa phần người sử dụng máy ảnh du lịch thường mắc những lỗi cơ
bản khi sử dụng khiến ảnh chụp ra có chất lượng xấu. Nhưng có một điều may
mắn là ảnh kỹ thuật số cho người sử dụng vô vàn cơ hội để học hỏi khắc phục các
sai lầm và tự khám phá những giải pháp chụp ảnh đẹp đầy sáng tạo. Sau đây là ba
lỗi thường gặp và các hướng khắc phụ để giúp bạn có một bức ảnh đẹp với những
chiếc máy ảnh số nhỏ xinh, gọn nhẹ.
Lỗi 1: Độ tương phản quá lớn làm “cháy” ảnh
Mới mua máy, một bạn trẻ háo hức mang đi chụp trong chuyến dã ngoại
cùng bạn bè vào một ngày cuối tuần nắng đẹp. Với đầy ắp một thẻ nhớ 1GB chứa
bao hình ảnh vui nhộn cùng bạn bè, bạn trẻ đó hồi hộp đem đi in ảnh. Nhưng thật
thất vọng, phần lớn các bức ảnh đều bị “cháy xém” với những mảng sáng tối quá
mạnh làm mất hết các chi tiết trên ảnh. Quả thực, để ảnh bị cháy sáng do ánh sáng
quá mạnh là một vấn đề rất nan giải với phần lớn người sử dụng máy du lịch, nhất
là trong các điều kiện thời tiết nắng to, hay quang cảnh có vùng sáng lớn như hồ
nước, bãi biển… Mặc dù có thể cải thiện phần nào chất lượng ảnh qua các phần
mềm chỉnh sửa ảnh số chuyên nghiệp hay miễn phí như Faststone Image Viewer
nhưng cũng chỉ khắc phục được ánh sáng chung của bức ảnh chứ khó khôi phục
lại các chi tiết đã bị “cháy” mất. Điều chỉnh ánh sáng hợp lý khi chụp vẫn là điều
quan trọng.
Giải pháp khắc phục
- Nếu trên máy ảnh số của bạn có chức năng đặt chế độ tương phản


(contrast), hãy đặt độ tương phản ở mức thấp, ngay cả trong trường hợp trời không
nắng to và có nhiều mây. Trong trường hợp nguồn sáng mạnh, tránh đặt máy ở các
chế độ chụp cho độ tương phản cao như Ảnh sinh động (vivid) và Rất sinh động
(high vivid). Nếu máy không có chắc năng điều chỉnh tương phản, nên tranh thủ
chụp lúc trời nhiều mây hơn hay ngắm chụp vào các vùng có ánh sáng yếu và cân
bằng hơn.
- Trong môi trường ánh sáng mạnh, tương phản lớn như ngoài trời nắng to,
chọn các chế độ chụp tương phản thấp (soft) hơn bình thường sẽ hạn chế được
hiện tượng ảnh quá sáng ở các vùng sáng và quá tối ở các vùng tối. Sau đó sử
dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để tăng độ tương phản, vừa đảm bảo tương phản,
vừa đảm bảo các chi tiết của ảnh. Khi chụp người nên di chuyển vào chỗ có bóng
râm và sử dụng đèn ảnh flash để đảm bảo đủ ánh sáng cho ảnh.
- Khi chụp ngoài trời nắng gắt, sử dụng chế độ bật đèn flash cưỡng bức nếu
chụp gần để cân bằng phần nào ánh sáng môi trường và ánh sáng đối tượng chụp.
Đèn flash phụ trợ cũng giúp trung hòa ánh sáng của toàn bộ bức ảnh do làm tăng
sáng của đối tượng tối bóng nắng.
- Ảnh cũng bị quá tương phản sáng tối khi các vùng sáng trở nên quá sáng
làm mất chi tiết. Trong các trường hợp đó nên đặt giảm phơi sáng (exposure) sử
dụng chế độ bù sáng của máy (exposure compensation) – đặt bù sáng ở giá trị âm,
ví dụ -0.5 hay -1). Sau khi chụp vài kiểu đầu, nên kiểm tra lại ảnh để điều chỉnh
cho phù hợp. Nếu ảnh hơi tối còn dễ chỉnh sửa hơn ảnh bị quá sáng do các phần
mềm chỉnh sửa ảnh có các công cụ mạnh làm tăng sáng của ảnh.

Độ tương phản và chi tiết ảnh trên ảnh số
Lỗi 2: Tin tưởng quá mức vào đèn ảnh flash
Ở các máy ảnh du lịch luôn có đèn flash gắn liền trên máy. Tuy nhiên tầm
phủ sáng của các đèn này hết sức hạn chế (cả về độ xa và độ rộng), thông thường
không đủ phủ sáng để có thể chụp toàn cảnh cô dâu chú rể trong một đám cưới,
một nhóm bạn bè trong buổi dạ vũ hay toàn bộ cảnh tượng một căn phòng sinh
nhật. Các đèn gắn liền trên máy thường chỉ có tầm phủ sáng khoảng 3 mét đổ lại,

cộng với khả năng tăng độ nhạy ISO của các máy này không lớn, hoặc tăng lớn sẽ
bị nhiễu nhiều (noise). Thậm chí đèn flash rời thông thường cũng chỉ có tâm phủ
sáng 5-6 mét, không đủ chụp các cảnh rộng. Vì vậy, ngày cả khi bật đèn flash, ảnh
thường bị thiếu sáng, tối thẫm ở các khu vực ngoài tầm phủ sáng tạo độ tương
phản quá lớn cho ảnh và “vô phương cứu chữa” khi chỉnh sửa.
Giải pháp khắc phục
Động tác đầu tiên nên thử là tăng độ nhạy ISO nếu máy cho phép. Độ nhạy
ISO 400 có thể làm tăng độ sáng của ảnh lên 50%. Sau khi thử tăng ISO, kiểm tra
ảnh xem còn bị quá tối và quá tương phản hay không. Nếu thấy ảnh vẫn tối, máy
ảnh của bạn không thể chụp với đèn flash trong trường hợp muốn chụp. Hơn nữa,
bạn nên tìm hiểu về chiếc máy của mình xem khi đặt ở các độ nhạy cao như ISO
400 hay ISO 800, độ nhiễu của ảnh có thể chấp nhận được không.
Vậy thì, không dùng được flash thì nên tắt flash đi. Đa phần các máy ảnh số
du lịch đều có chức năng tắt đèn ảnh flash. Bạn hãy tắt flash đi. Lúc này, ảnh sẽ bị
tối đều và có thể bị nhòe mờ do rung tay vì máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ cửa
chập chậm lại. Trong trường hợp đó nên sử dụng chân máy, hoặc cầm tay thì nên
ép tay sát người giảm rung tay máy hoặc tỳ máy vào một vật gì đó như lưng ghế,
góc tủ hay khung cửa để chụp, và tránh chụp các đối tượng chuyển động. Để
chống nhòe ảnh do rung tay máy, cũng có thể tăng độ nhạy ISO lên cao, nhưng
cũng cần cân nhắc giữa độ nhiễu khi ảnh chụp ở ISO cao và hiện tượng nhòe ảnh.
Nếu nhiễu nhưng không nhòe còn hơn ảnh nhòe để rồi vứt đi khi chụp ở độ nhạy
thấp.
Nên ghi nhớ rằng đèn ảnh flash gắn liền trên máy, nhất là máy du lịch, có
tầm phủ sáng rất thấp, và ngoài tầm phủ sáng ngắn của đèn, đèn có bật hay không
ảnh vẫn như vậy. Muốn ảnh sáng cần sử dụng các thiết bị chiếu sáng chuyên

×