Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG nước THẢI SINH HOẠT TRÊN địa bàn THỊ xã bắc kạn và đề XUẤT PHƯƠNG án xử lý PHÙ hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 96 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường 4
1.2. Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt 6
1.3. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới
10
1.4. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Bắc Kạn 38
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Bắc Kạn 47
3.3. Hiện trạng cấp và thoát nước trên địa bàn thì xã Bắc Kạn 51
3.4. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 57
3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 63
3.6. Các giải pháp về quản lý môi trường 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


I. Tài liệu tiếng Việt 73
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 76
41.Metcalf & Eddy (1991), wastewater engineering treatment and reuse 76
HÀ NỘI − 2008 3
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BOD
Biochemical Oxygen
Demand
Nhu cầu ôxy sinh học
2 COD  Nhu cầu ôxy hóa học
3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
4 GHCP Giới hạn cho phép
5 HT Hoạt tính
6 LVS Lưu vựu sông
7 NT Nước thải
8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
9 SS Chất rắn lơ lửng
10 TN&MT Tài nguyên và Môi trường
11 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
12 VACNE
Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam
13 VLL Vật liệu lọc
14 WHO
World Health
Organization
Tổ chức y tế thế giới
15 XLNT Xử lý nước thải

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường 4
1.2. Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt 6
1.3. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới
10
1.4. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Bắc Kạn 38
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Bắc Kạn 47
3.3. Hiện trạng cấp và thoát nước trên địa bàn thì xã Bắc Kạn 51
3.4. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 57
3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 63
3.6. Các giải pháp về quản lý môi trường 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72

iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
I. Tài liệu tiếng Việt 73
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 76
41.Metcalf & Eddy (1991), wastewater engineering treatment and reuse 76
HÀ NỘI − 2008 3
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường 4
1.2. Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt 6
1.3. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới
10
1.4. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Bắc Kạn 38
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Bắc Kạn 47
3.3. Hiện trạng cấp và thoát nước trên địa bàn thì xã Bắc Kạn 51

3.4. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 57
3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 63
3.6. Các giải pháp về quản lý môi trường 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
I. Tài liệu tiếng Việt 73
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 76
41.Metcalf & Eddy (1991), wastewater engineering treatment and reuse 76
HÀ NỘI − 2008 3
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất toàn
cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kỹ thuật vào những năm cuối thế
kỷ XX đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của loài người. Mấy
chục năm gần đây thế giới đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi
trường. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và đã đạt được không ít
những thành tựu trong lĩnh vực này. Tuy vậy thế giới vẫn đang đứng trước những
thách thức gay gắt về môi trường. Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam diễn ra rất
nhanh, những đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhưng
cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt lại vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng, người Việt Nam đang làm ô nhiễm
nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hàng ngày [3]. Theo Hội Bảo vệ
thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng
80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình
trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Ước tính,

hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý. Một báo cáo toàn cầu
mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2012 cho thấy, mỗi
năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh
nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền
nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị
đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô
nhiễm trầm trọng [44].
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc và có vị trí quan trọng về
mặt kinh tế và an ninh quốc phòng. Địa hình của tỉnh là vùng núi cao, diện tích toàn
tỉnh nằm sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với
các trung tâm kinh tế lớn khác. Mạng lưới giao thông trong tỉnh chủ yếu là đường
bộ nhưng chất lượng đường kém. Chính vị trí địa lí, địa hình cũng như những khó
1
khăn về giao thông đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của
toàn tỉnh. Thị xã Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội của tỉnh
Bắc Kạn đang trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn,
các ngành phục vụ cho các quá trình này như sản xuất hàng hoá, vật tư, kinh doanh
dịch vụ… đang phát triển nhanh chóng. Dân số, mật độ dân cư trong thị xã Bắc Kạn
tăng lên đồng nghĩa với việc các khu dân cư tập trung mới được xây dựng. Tất cả
các hoạt động nói trên đang dẫn đến sự ô nhiễm môi trường mà từ trước vẫn được
coi là trong sạch, yên bình của một vùng miền núi. Sự ô nhiễm đồng thời cũng là
nguy cơ gây suy thoái môi trường nói chung và suy thoái môi trường nước nói
riêng. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn tỉnh mà cụ thể là thị xã
Bắc Kạn cần thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trong đó có khâu xử lý
nước thải của thị xã từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội.
Các hoạt động của con người luôn gắn liền với nhu cầu sử dụng nước cho các
mục đích khác nhau như cho sinh hoạt, nhu cầu sản xuất công nghiệp, thương mại,
dịch vụ… do đó nước thải với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Nếu
không được quản lý, kiểm soát và có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và

từ đó làm suy thoái môi trường sống, ảnh hưởng đến nhân dân trong tỉnh và các tỉnh
có lân cận, đặc biệt là có thể góp phần làm biến đổi khí hậu trong vùng. Hiện nay,
tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về biện pháp quản lý, xử lý
nước thải sinh hoạt. Nhưng thực sự, để tìm được biện pháp phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng không phải là điều dễ
thực hiện.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài " Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt
trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và đề xuất phương án xử lý phù hợp" được thực hiện
góp phần phát triển, tiếp nối cũng như bổ sung cơ sở lý luận thực tiễn trong việc
đánh giá thực trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hiện nay, qua đó đề xuất
những giải pháp, định hướng cụ thể và hiệu quả bảo vệ môi trường nước phục vụ
xây dựng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Kạn.
2
2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và ảnh
hưởng của nó đến môi trường, đời sống của nhân dân, từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý và xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong vùng.

- Đánh giá một số nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã
Bắc Kạn qua đó phản ánh sự ảnh hưởng đến nước thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng các nguồn thải và chất lượng nước thải sinh hoạt trên
địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp xử lý và quản lý nước thải sinh hoạt tại thị xã
Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Khảo sát nguồn ô nhiễm nước thải sinh hoạt là một công cụ hỗ trợ cho việc
lập, thực hiện và đánh giá kế hoạch quản lý nước thải sinh hoạt nói riêng và môi
trường nước nói chung.

- Nghiên cứu này đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý tổng hợp
chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
nước cũng như các biện pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt.

Đề tài xác định được cụ thể đặc tính và các chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng
nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tác hại của nước thải sinh hoạt đến
cảnh quan môi trường, đối với sức khỏe con người và các thành phần môi trường từ đó
đưa ra các biện pháp quản lý và phương án xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do nước thải sinh hoạt.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường
1.1.1. Cơ sở lý luận
 !"#$
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các
công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi
trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển của các
ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời
gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được
tổng kết, biên soạn. Trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu
môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản
xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các
kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám,
tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ

thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các
môn chuyên ngành có liên quan [14].
 %
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản suất của cải vật chất
diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất
lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó , loại hàng hóa kém
chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy ,chúng ta có thể dùng các phương
4
pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có
lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, Cota ô nhiễm,
qui chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống tiêu chuẩn
ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như
lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm, hoặc xác
định mức khai thác hợp lý tài nguyên…[19].
1.1.2. Cơ sở pháp lý liên quan
&'()*
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước năm 2012.
&'()+,*
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc thu
tập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.

- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước
đô thị và khu công nghiệp.
- Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-
NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết thực hiện một số nội dung của nghị định số 88/2007 ngày 28/5/2007 của
Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đang ngày càng trở nên
đáng lo ngại. Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự gia tăng dân số kéo
theo nhu cầu sử dụng nước tăng và lượng nước thải cũng tăng tương ứng.
Nước thải nếu không được xử lý an toàn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường, đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí. Quá trình nước thải ngấm vào nước mặt và nước ngầm sẽ gây ô nhiễm
môi trường nước, gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Nước thải ngấm vào
đất làm phá hủy cấu trúc của đất và tích tụ các chất nguy hại vào thực vật, môi
trường không khí, môi trường nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra các căn
bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, đường ruột, lao, ung thư… Đặc biệt con số người

mắc bệnh ung thư đang ngày một tăng lên trở thành vấn nạn cho loài người.
1.2. Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt
1.2.1. Một số khái niệm
"!&$#-+./
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật ”[18].
-!&$##-+./
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2005: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”[18].
6
"!&$##-+.+,/
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học
- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” [18].
"!&$0#-+./
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2005: “Tiêu chuẩn
môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”[18].
"!&$+,)1/
Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt cộng đồng như tắm, tẩy rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân,… chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, trường học, cơ quan, bệnh viện, chợ và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt trên một địa bàn phụ thuộc vào dân số,
tiêu chuẩn cấp nước và hệ thống thoát nước.

- !&$23#-+./
Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá
trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một
hiện tượng/ môi trường/ khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều
hướng của các thông số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin
phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị
đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu
bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng, Các
chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.
Theo thông tư 08/2010/TT-BTNMT: “Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản
phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi
diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường”.
7
1.2.2. Thành phần và đặc tính của nước thải
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 -50%)
gồm tinh bột đường xenlulo và các chất béo (5-10%), nồng độ chất hữu cơ trong
nước thải dao động trong khoảng 150 - 400 mg/ L theo trọng lượng khô. Có khoảng
20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc,
điều kiện vệ sinh thấp kém nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là
nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh
vật.Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 - 60% tổng các
chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và các chất
hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người, động vật, xác động vật phân
hủy, Các chất hữu cơ trong nước thải theo tính chất hóa học bao gồm: chủ yếu là
protein (40 - 60%), hydrat cacbon (25 - 50%), các chất béo, dẫu mỡ (10%), ure
cũng là chất hữu cơ quan trọng trong thành phần của nước thải sinh hoạt. Nồng độ
các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD và một số chỉ

tiêu khác. Bên cạnh các chất trên, nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp,
các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp Ankal benzen sunfonat -
ABS, gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lý nước thải cũng như trên bề
mặt các nguồn tiếp nhận nước thải. Các chất vô cơ trong nước thải chiếm khoảng 20
- 40% gồm chủ yếu là cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ, dầu khoáng. Trong nước
thải có mặt nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, rong, tảo, trứng giun sán,…
Trong số các loại vi sinh vật đó có cả vi trùng gây bệnh. Về thành phần hóa học thì
các vi sinh vật thuộc các chất hữu cơ.
Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác. Mức độ tác
hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc điểm quan trọng của
nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định.
8
Bảng 1.1: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Các chỉ tiêu Nồng độ
Nhẹ Trung bình Nặng
Chất rắn tổng cộng (mg/l) 350 720 1200
Tổng chất rắn hòa tan (mg/l) 250 500 850
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 100 220 350
Chất rắn lắng được (mg/l) 5 10 20
BOD
5
(mg/l) 110 220 400
Tổng cacbon hữu cơ (mg/l) 80 60 210
COD
5
(mg/l) 250 500 1000
Tổng nito theo N (mg/l) 20 40 800
Tổng photphat theo P (mg/l) 4 8 15
Clorua (mg/l) 30 20 100

Sunfat (mg/l) 20 30 50
Độ kiềm theo CaCO
3
(mg/l) 50 100 200
Dầu mỡ (mg/l) 50 100 150
Colifom (mg/l) 10
6
- 10
7
10
7
- 10
8
10
7
- 10
9
Chất hữu cơ bay hơi (µ g/l) <100 100 - 400 >400
456789:;
1.2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải (NT)
&<-=-5>
NT là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố chủ yếu có
trong thành phần của nước thải sinh hoạt là C, H, O, N. Các chất bẩn trong NT gồm
cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được là các
chất hòa tan và dạng keo.
Bảng 1.2: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH (g/người/ngày)
Thành phần Cặn lắng
Chất rắn
không lắng
Chất hòa tan TC

Hữu cơ 30 10 50 90
Vô cơ 10 5 75 90
Tổng cộng 40 15 125 180
4567?@:;
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của NT. Các chất rắn không hoà
tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng (SS) được giữ lại
trên giấy lọc kích hước lỗ 1,2 micromet (bao gồm chất rắn lơ lửng lắng được và
chất rắn lơ lửng không lắng được).
9
&AB<C-+,)
Trong nước thiên nhiên và NT tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ nguồn gốc tự
nhiên hay nhân tạo: protein, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, các loại phụ gia thực
phẩm, chất thải của người và động vật, các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới
các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy, khó phân
hủy, Phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai rò là cơ chất đối với vi sinh
vật. Nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng lượng cho vi sinh vật.
Xác định riêng rẽ từng loại chất hữu cơ là rất khó và tốn kém, vì vậy người ta
thường xác định tổng các chất hữu cơ. Các thông số thường được chọn là: TOC,
DOC, COD; BOD trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ chủ yếu là cacbon
hydrat (CHO). Việc xác định riêng biệt các thành phần hữu cơ riêng biệt là khó
khăn, người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ thông qua chỉ tiêu COD, BOD.
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy yêu cầu để vi khuẩn oxy hóa các chất hữu
cơ có trong NT. Trong thời gian 5 ngày đầu với 20
0
C các vi khuẩn hiếu khí sử dụng
oxy để oxy hóa các chất hữu cơ BOD, sau đó trong điều kiện dư oxy các loại vi
khuẩn nitrit, nitrat bắt đầu hoạt động để oxy hóa các hợp phần nitơ thành nitrit và
nitrat. Giữa đại lượng COD, BOD có mối quan hệ với nhau và liên hệ theo một tỉ lệ
phụ thuộc vào loại NT, nước nguồn và cả trong quá trình xử lý. [32]
Bình thường tỷ lệ COD (Cr

2
O
7
-
) : BOD
20
: COD (MnO
4
-
) : BOD
5
=
0,95:0,71:0,65:0,48.
DE0F5>
NT có chứa nhiều vi sinh vật trong đó có nhiều vi sinh vật gây hại, các loại
trứng giun. Người ta xác định sự tồn tại của 1 loại vi khuẩn đặc biệt là: trực khuẩn
E. coli để đánh giá độ bẩn sinh học của NT.
- Tổng số Coliform: Số lượng vi khuẩn dạng E.coli trong 100 ml nước (tính
bằng cách đếm trực tiếp số lượng coli hoặc xác định bằng phương pháp MPN). [29]
1.3. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong hoạt động sống của mình con người cần một lượng nước rất lớn, xã
hội càng phát triển, nhu cầu dùng nước càng tăng. Cư dân sống trong điều kiện
10
nguyên thuỷ chỉ cần 10 lít nước/người ngày đêm nhưng hiện nay tại các đô thị nước
sinh hoạt cần gấp hàng chục lần như vậy.
Nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi lớn, tuỳ thuộc vào mức sống và
các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Ở Mỹ
và Canada là nơi nhu cầu cấp nước lớn nên lượng nước thải thường tới 200-400
l/người/ngày (số liệu 2012). Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt hiện nay trong các đô

thị của Mỹ là 380-500 lít/người/ngày đêm, Pháp 200-500 lít/người/ngày đêm và
Singapo 250-400 lít/người/ngày đêm…[42]
Trong các đô thị nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các công trình công
cộng. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ không bền
vững tính theo BOD
5
cao, là môi trường cho các loài vi khuẩn gây bệnh. Trong
nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng có khả năng gây hiện tượng phì
dưỡng (eutrification) trong nguồn nước. Lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
của thành phố, tính theo gam/người/ngày đêm, nêu trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Lượng chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt thành phố
4G+.GHI;
STT Chất bẩn
Theo X,N,
Stroganov
Theo S,Jarceiwa
(1985)
1
2
3
4
5
6
7
8
Lượng cặn lơ lửng
BOD
5
Nitơ amôn (NH
4

+
)
Clorua Cl
-
Phốtphát (PO
4
3-
)
Kali
Sunphát (SO
4
2-
)
Dầu mỡ
35-50
30-50
7-8
8,5-9
1,5-1,8
3,0
1,8-4,4
70-145
45-54
6-12
4-8
0,8-4,0
2-6
-
10-30
4567?@:;

Trong tiêu chuẩn thoát nước đô thị của một số nước như Bỉ, Hà Lan, cộng
hoà liên bang Đức,… lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính cho 1 người trong
một ngày đêm theo chất lơ lửng là 90g và theo BOD
5
là 54 - 65g, Tiêu chuẩn thoát
nước đô thị của Việt Nam TCVN-5172 quy định các chỉ tiêu này là 65 đến 40g [41].
11
Nước thải sinh hoạt ở các vùng khác nhau cũng sẽ có thành phần khác nhau.
Ví dụ, theo một số nghiên cứu ở Israel, đối với vùng đô thị lượng amoni là 5,18
g/người/ngày đêm, kali - 2,12 g/người/ngày đêm, P - 0,68 g/người/ngày đêm; Đối với
vùng nông thôn các chỉ tiêu tương ứng này là 7,00; 3,22 và 1,23 g/người/ngày đêm.
Trong vùng dân cư đô thị, ngoài nước thải sinh hoạt, nước mưa cũng có thể
gây ô nhiễm sông, hồ. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt
yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, đặc điểm mặt phủ,
độ bẩn đô thị và không khí… Nước mưa của trận đầu tiên trong mùa mưa và của
đợt đầu tiên thường có nồng độ chất bẩn rất cao. Hàm lượng chất lơ lửng có thể từ
400-1800 mg/l, BOD
5
, từ 40-120 mg/l [40].
Nước thải đô thị và nước mưa đợt đầu còn chứa một lượng lớn vi khuẩn
(hàng trăm triệu đơn vị tế bào/cm
3
), trong số đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh,
Tổng số vi khuẩn gây bệnh tính theo coliform có thể tới hàng trăm ngàn /lít. Giữa lượng
nước thải và tải trọng chất thải của chúng ( biểu thị bằng các chất lắng hoặc DOB
5
) có
một mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều
kiện của Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/người, ngày được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người

Các chất
Tổng chất thải
g/người, ngày
Chất thải hữu

g/người/ngày
Chất thải vô cơ
g/người,ngày
Tổng lượng chất thải
Các chất tan
Các chất không tan
Chất lắng
Chất không lắng
190
100
90
60
30
110
50
60
40
20
80
50
30
20
10
4567?8:;
12

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau,
trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật.
Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virus và vi khuẩn gây
bệnh như tả, lỵ, thương hàn… Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn
không có tác dụng phân huỷ các chất thải. Bảng 1.5 phân loại mức độ ô nhiễm theo
thành phần hoá học điển hình của nước thải sinh hoạt.
Bảng 1.5: Thành phần nước thải sinh hoạt theo các phương pháp của APHA
Các chất
Mức độ ô nhiễm
Nặng Trung bình Thấp
Tổng chất rắn mg/l
Chất rắn hoà tan mg/l
Chất rắn không tan mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng mg/l
Chất rắn lắng ml/l
BOD
5
, mg/l
Oxy hoà tan, mg/l
Tổng nitơ, mg/l
Nitơ hữu cơ, mg/l
Nitơ ammoniac
Nitơ, NO
2
, mg/l
Nitơ NO
3
, mg/l
Clorua, mg/l
Độ kiềm, mg CaCO

3
/l
Chất béo, mg/l
Tổng phospho (theo P), mg/l
1000
700
300
600
12
300
0
85
35
50
0,1
0,4
175
200
40
-
500
350
150
350
8
200
0
50
20
30

0,05
0,20
100
100
20
8
200
120
8
120
4
100
0
25
10
15
0
0,1
15
50
0
-
4567?J:;
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD =
500 mg/l; BOD
5
= 250 mg/l; SS = 220 mg/l; photpho = 8 mg/l; nito NH
3
và nitơ hữu
cơ = 40 mg/l; pH = 6,8; TS = 720 mg/l.

Như vậy nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi
khi vượt yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử lý
sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD
5
: N : P = 100 : 5 : 1 (nghĩa là
100mg/l BOD
5
, 5mg/l N và 1mg/l P). Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh
13
hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân huỷ bởi các vi sinh vật và
khoảng 20 đến 40% BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn. [40]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các thông số đặc trưng nhất để đánh giá đặc điểm nước thải sinh hoạt là chất
hữu cơ (qua BOD
5
), các chất dinh dưỡng (N, P) và chất rắn. Theo kinh nghiệm, tỉ lệ
nồng độ (mg/l) giữa BOD
5
/N/P cần thiết xử lý sinh học là 100/5/1, Nước thải sinh
hoạt chưa xử lý có tỉ lệ là 100/7/5 và sau xử lý là 100/23/7. Như vậy, nước thải sau
xử lý còn dư thừa N và P tạo điều kiện cho phát triển vi sinh và rong tảo, do đó việc
xử lý tiếp tục N và P (xử lý bậc 3) trước khi đổ ra sông, hồ là cần thiết [17].
Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có
các chất hữu cơ dễ phân huỷ do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn
có các chất khó phân huỷ tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa
được xử lý vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu
hiện chính là: Gia tăng hàm lượng chất lơ lửng, độ đục, màu, hàm lượng chất hữu
cơ, dẫn tới làm giảm oxy hoà tan trong nước, từ đó có thể gây chết tôm, cá và các
thuỷ sinh khác, gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo,
dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và

cảnh quan, gia tăng vi trùng, đặc biệt là vi trùng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…) dẫn
tới ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, tạo điều kiện phân huỷ vi sinh, gây mùi, ảnh
hưởng đến thẩm mỹ.
Với tải trọng chất thải của từng người dân đưa vào môi trường như tính toán
ở trên, nồng độ các chất ô nhiễm nước cống rãnh rất cao. Phần trên ta nói đến lượng
nước thải của tất cả các vùng, tuy nhiên lượng nước thải ở các đô thị có gì khác
nhau thì ta hãy cùng nhau tìm hiểu sau: [16]
Nước đô thị bao gồm lượng nước dư thừa, nước đã dùng do sinh hoạt chủ
yếu từ các gia đình, trường học, khu vui chơi giải trí và nước sản xuất lẫn vào…
Trong nước thải đô thị có các tỉ lệ:
Nước thải sinh hoạt khoảng 50-60%.
Nước mưa thấm qua đất khoảng 10-14%.
14
Nước sản xuất khoảng 30-36% do các đơn vị sản xuất thủ công nghiệp, công
nghiệp thải ra. Lượng nước thải đô thị thường tính theo đầu người và phụ thuộc
từng thành phố khác nhau, cũng như từng nước. Ở các nước đang phát triển nói
chung và ở Việt Nam nói riêng lượng nước thải khoảng 150 lít/người/ngày, thành
phần nước thải đô thị được tính như sau:
Hàm lượng BOD trong nước thải đô thị cho một đầu người trong ngày sau
khi đã xử lý sơ bộ đánh giá ở:
Hệ thống thoát nước riêng từ 50-70 g
Hệ thống thoát nước chung từ 60-80 g
Khoảng 1/3 chất ô nhiễm này hoà tan, còn 2/3 ở dạng hạt (có thể lắng cặn
được hoặc không). Trong hệ thống thoát nước chung, tỉ lệ phần trăm của chất ô
nhiễm lắng gạn được nói chung lớn hơn ở hệ thống riêng. Và tỉ lệ COD:BOD của
nước thải đô thị nằm trong khoảng 2-2,5 [16].
Bảng 1.6: Tải lượng chất ô nhiễm do người thải vào môi trường hàng ngày
4G+.GH;
Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng
BOD

5
45 ÷ 54 Nitrat (NO
3
-
)
COD
1,6 ÷ 1,9,
BOD
5
20
Tổng phospho (theo P) 0,8 - 4
Tổng chất rắn 170 ÷ 220 Phospho vô cơ 0,7 tổng P
Chất rắn lơ lửng 70 ÷ 145 Phospho hữu cơ 0,3 tổng P
Rác vô cơ (kích
thước >0,2 mm)
5 ÷ 15 Kali (theo K
2
O) 2,0 - 6,0
Dầu mỡ 10 ÷ 30
Vi trùng (vi trùng trong 100ml
nước thải sinh hoạt)
Kiềm (theo CaCO
3
) 20 ÷ 30 Tổng số vi khuẩn 10
9
-10
10
Clo (Cl
-
) 4 ÷ 8 Coliform 10

6
-10
9
Tổng nitơ (theo N) 6 ÷ 12 Feacal streptococcus 10
5
-

10
6
Nitơ hữu cơ 0,4 tổng N Salmonella typhosa 10 - 10
4
Amoni tự do 0,6 tổng N Đơn bào Đến 10
3
Nitrit (NO
2
) - Trứng giun sán Đến 10
3
Siêu vi trùng (virus) 10
2
-10
4
4567K8:;;
Các số liệu cho thấy chất lượng nước vùng thượng lưu của hầu hết các con
sông khá tốt, trong khi ở vùng hạ lưu đã có dấu hiệu ô nhiễm do ảnh hưởng của các
15
vùng đô thị, và các cơ sở công nghiệp. Mạng quan trắc môi trường quốc gia tiến
hành quan trắc ở 4 con sông chảy qua các khu đô thị chính của Việt Nam là sông
Hồng (Hà Nội), sông Cấm (Hải Phòng), sông Hương (Huế) và sông Sài Gòn (Thành
phố Hồ Chí Minh)…
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu ở các sông của Việt Nam

Vùng Sông Vượt tiêu chuẩn loại A
ĐBSH
Sông Hồng - Lào Cai - Hà
Nội
1,5-2/NH
4
Sông Hồng, đoạn từ sông
Hồng đến Việt Trì
3,8/BOD
5
2/NH
4
Sông Cầu 2/NH
4
Sông Thương 2,7/BOD
5
Bắc Trung Bộ
Sông Hiếu
2-3/BOD
5
1,5-1,8/NH
4
Sông Hương 2,5/BOD
5
Duyên hải Nam Trung
Bộ
Sông Hàn
1-2/BOD
5
1,4-2,6/NH

4
ĐBSCL
Sông Sài Gòn 2-4/BOD
5
Sông Thị Vải 10-15/BOD
5
4567@L:;
Các xu thế cho thấy, giá trị đo được của 2 thông sô ô nhiễm cơ bản amoni
(NH
4
+
) và nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD
5
) dao động khá nhiều và vượt quá mức tiêu
chuẩn chất lượng nước loại A. Tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn vào mùa
khô, khi mà mực nước các sông ngòi hạ thấp.
Sông ngòi ở các vùng đô thị Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, bị ô
nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý. Các số liệu khảo sát do Viện Kỹ
thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (Viện KTNĐ&BVMT) cho thấy, hàm lượng
của các chất gây ô nhiễm trong các sông của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Đồng Nai cao hơn
tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.
Ngày càng có nhiều các kênh, sông ngòi, mương và hồ nội đô trở thành nơi
chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Hầu hết các chợ ở Hà Nội đã bị ô nhiễm
BOD rất cao. Tương tự, 4 sông nhỏ nội đô Hà Nội và có 5 con kênh ở thành phố Hồ
16
Chí Minh có nồng độ DO rất thấp cỡ 0-2 mg/l, và nồng độ BOD ở mức cao, cỡ 50-
200 mg/l (Bảng 1.8).
Bảng 1.8: Chất lượng nước các sông, ao hồ, kênh mương vùng đô thị
SS

(mg/l)
BOD
( mg/l)
COD
(mg/l)
DO
(mg/l)
Kim Ngưu (Hà Nội) 150-220 50-140 0,5-1,0
Sét (Hà Nội) 150-200 110-180 0,2-0,5
Lừ (Hà Nội) 150-300 60-120 0,5-1,5
Tô Lịch (Hà Nội) 60-350 14-120 0,5-7,9
Hồ ở Hà Nội 100-150 15-45 0,5-2,0
Hồ ở Hải Phòng 47-205 15-67 15-105 0,5-7,0
Các cửa cống thải ở Hải Phòng 60-390 <1,0
4567@?:;
Cả nước ta có 63 thành phố, thị xã, tỉnh lị mới chỉ có tổng 1200 km cống
thoát nước. Thành phố quan trọng Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, hệ
thống thoát nước mới chỉ đảm bảo phục vụ khoảng 40-50% dân số, ở các thành nhỏ
hơn tỉ lệ phục vụ chỉ đạt khoảng 20-30%.
Một số thành phố đang thực hiện các dự án thoát nước và vệ sinh môi
trường, nhưng trước mắt chỉ có giới hạn ở việc chống úng ngập và thoát nước mưa
đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Việt
Trì, Thái Nguyên, Vinh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Vũng Tàu. Ở các đô thị loại đặc
biệt, loại I, II, tỉ lệ số hộ có bể tự hoại khoảng 60-85%, ở các đô thị còn lại tỉ lệ này
chỉ khoảng 25-40%. Các bể tự hoại quá cũ hư hỏng không được sửa chữa, hoạt
động quá tải bùn phân không được theo định kỳ [24].
Tất cả các đô thị đều chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Riêng Hà Nội
có hai trạm xử lý nước thải thử nghiệm khánh thành 2/9/2005 ở Kim Liên (3400
m
3

/ngày đêm), Trúc Bạch (2300 m
3
/ngày đêm), riêng trạm xử lý nước thải khu đô
thị Bắc Thăng Long (42000 m
3
/ngày đêm) đang hoàn tất xây dựng nhưng lại chưa
có hệ thống thoát nước. Ở đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II đa số hộ dân sử dụng bể
tự hoại không có ngăn lọc nước thải sinh hoạt sau bể này đều thải ra hệ thống thoát
nước đường phố hoặc kênh mương, ao hồ tự nhiên gây ô nhiễm môi trường khá
trầm trọng.
17
<+A+,#MHN/
Bảng 1.9: Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
tại huyện Bến Lức đến năm 2015 - 2020
Năm
Lưu lượng
Nước thải sinh
hoạt
(m
3
/ngày)
Các
kịch
bản
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD
(Nhu cầu
ôxy sinh
hóa)
COD

(Nhu cầu
ôxy hóa
học)
SS (chất
rắn lơ
lửng
ΣN
(tổng
Nitơ)
ΣP (Tổng
Phốt Pho)
2015 21.193
1 7.419 15.897 9.538 870 212
2 1.060 1.696 2.120 1.272 212
3 636 1.060 1.060 742 127
2020 31.878
1 11.158 23.909 14.346 2.072 319
2 1.594 2.550 3.188 1.913 319
3 956 1.594 1.594 1.116 191
45678O:;
Cho đến nay, trên bình diện toàn vùng lưu vực sông VCĐ chưa có một tổ
chức nào chuyên trách quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường
(TN&MT) ở cấp độ lưu vực hay là ở cấp độ tiểu lưu vực sông. Phần lớn, công tác
quản lý TN&MT trên lưu vực được tiến hành trong địa giới hành chính của từng địa
phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành, dưới sự chỉ đạo và điều phối
chung của các Bộ/ngành ở Trung ương, chưa có sự phối hợp nào thực sự có hiệu
quả giữa các địa phương cũng như giữa một số ngành có liên quan với nhau.
Trong khi đó, TN&MT nước, phần lớn không có biên giới rõ ràng. Nguồn
nước hoàn toàn có thể tự do di chuyển theo các dòng chảy tự nhiên từ địa phương
này sang địa phương khác, ô nhiễm môi trường ở địa phương này hoàn toàn có thể

ảnh hưởng đến địa phương khác Do vậy, với cơ chế quản lý như hiện nay, khó có
thể đạt được các mục tiêu mong muốn về phát triển bền vững [18].
1.3.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt.
Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất nước mà chúng ta thường gặp trong
lĩnh vực cấp nước, thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số chất bẩn đặc
18

×