Tài liệu ôn tập Vật lý 12 nâng cao
Gv: Dương Văn Tính Trường THPT Hùng Vương
Đề ôn tập chương VII
Câu 1: Trong hiện tượng quang điện ngoài, động năng ban đầu cực đại của các electrôn quang điện
A. không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích và bước sóng của ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc
vào bản chất của kim loại dùng làm catốt.
B. không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và
cường độ của chùm sáng kích thích.
C. không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích
và bản chất kim loại dùng làm catốt.
D. không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích
và bản chất kim loại dùng làm catốt.
Câu 2: Đường biểu diễn sự phụ thuộc động năng cực đại quang electron bức ra khỏi catốt tế
bào quang điện theo tần số của ánh sáng kích thích cho ở hình vẽ. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đường biểu diễn cắt trục hoành tại điểm có trị số bằng tần số ứng với bước sóng giới hạn.
B. Độ dốc của đường biểu diễn có giá trị là nghịch đảo hằng số Plăng.
C. Động năng cực đại quang electron bức ra khỏi catốt tế bào quang điện là hàm số bậc nhất
của tần số của ánh sáng kích thích.
D. Đường kéo dài của đường biểu diễn cắt trục tung tại điểm có trị số mà trị tuyệt đối của trị
số này chính là công thoát của kim loại dùng làm catốt tế bào quang điện.
Câu 3: Trong thí nghiệm với một tế bào quang điện thì cường độ dòng quang điện bão hoà phụ thuộc vào
A. tần số ánh sáng kích thích B. cường độ chùm ánh sáng kích thích.
C. bản chất kim loại dùng làm catốt. D. hiệu điện thế giữa anốt và catốt.
Câu 4: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào
A. cường độ của chùm sáng kích thích B. Năng lượng của từng phôtôn hấp thụ được
C. số phôtôn hấp thụ được C. số phôtôn chiếu vào
Câu 5: Với ánh sáng kích thích có bước sóng thoả mãn định luật quang điện thứ nhất thì cường độ dòng quang điện
bão hoà không phụ thuộc vào
A. số phôtôn chiếu vào anốt B. số phôtôn chiếu vào catốt
C. số electron bứt ra khỏi catốt trong 1 giây D. số electron đến catốt trong 1 giây
Câu 6: Công thoát của một kim loại cho biết
A. Năng lượng tối thiểu cần cung cấp để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại
B. Năng lượng tối đa cần cung cấp để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại
C. Năng lượng của phôtôn chiếu vào kim loại D. Động năng cực đại của electron ra khỏi bề mặt kim loại
Câu 7: Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hoà khi
A. Tất cả các êlectron bật ra từ catôt được chiếu sáng đều quay trở về được catôt.
B. Số êlectron từ catôt về anốt không đổi theo thời gian.
C. Tất cả các êlectron bật ra từ catôt khi catốt được chiếu sáng đều về được anôt.
D. Có sự cân bằng giữa số êlectron bật ra từ catôt và số êlectron bị hút quay trở lại catôt.
Câu 8: Chọn phương án sai.
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng.
B. Mỗi phôtôn ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết để nó trở thành một electron tự do chuyển động
trong khối chất bán dẫn. Các electron này trở thành các electron dẫn.
C. Mỗi electron liên kết được giải phóng, sẽ để lại một “lỗ trống” mang điện dương.
D. Những lỗ trống này không thể chuyển động từ nút mạng này sang nút mạng khác và do đó không tham gia vào quá
trình dẫn điện.
Câu 9: Hiện tượng bứt các electron ra khỏi liên kết để trở thành các electron dẫn gọi là hiện tượng:
A. quang điện bên trong B. quang điện bên ngoài C. quang điện D. bức xạ electron
Câu 10: Khi hiện tượng quang điện đã xảy ra, nếu giữ nguyên cường độ và bước sóng ánh sáng kích thích nhưng tăng
hiệu điện thế U
AK
từ giá trị dương thì
A. cường độ dòng quang điện bão hòa tăng. B. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng.
C. động năng ban đầu của các êlectron quang điện giảm. D. vận tốc của các êlectron quang điện khi đến anốt tăng.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng
B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn
được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có
bước sóng thích hợp.
W
0đmax
f
O
Tài liệu ôn tập Vật lý 12 nâng cao
Gv: Dương Văn Tính Trường THPT Hùng Vương
D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.
Câu 12: Khi các phôtôn có năng lượng hf chiếu vào tấm nhôm có công thoát là A, các êlectron giải phóng ra có động
năng ban đầu cực đại là W
0đmax
. Nếu tần số bức xạ chiếu tới tăng gấp đôi thì, thì động năng ban đầu cực đại êlectron
quang điện là
A. W
0đmax
+ hf. B. W
0đmax
C. W
0đmax
+ A. D. 2W
0đmax
.
Câu 13: Gọi U
AK
là hiệu điện thế hai đầu ống Rơn ghen, h là hằng số Plăng, c là vận tốc ánh sáng trong chân không, e
là điện tích của êlectron va chạm với đối Catốt. Tần số f của tia X phát ra từ ống Rơn ghen định bởi
A.
AK
e.U
f
h.c
. B.
AK
e.U
f
h
. C.
AK
h.c
f
e.U
. D.
AK
e.U
f
h
.
Câu 14: Khi chùm sáng truyền qua các môi trường cường độ chùm sáng bị giảm là vì
A. biên độ giảm B. số lượng tử giảm C. năng lượng từng lượng tử giảm
D. số lượng tử và năng lượng từng lượng tử giảm
Câu 15: Ở trạng thái dừng, nguyên tử
A. vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng. B. không bức xạ và hấp thụ năng lượng.
C. không bức xạ, nhưng có thể hấp thụ năng lượng. D. không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dãy Laiman nằm trong vùng tử ngoại. B. Dãy Laiman nằm trong vùng hồng ngoại.
C. Dãy Laiman một phần trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Laiman nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
Câu 17. Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng quang điện trong và lớp tiếp xúc p-n?
A. Điôt phát quang. B. Pin quang điện. C. Quang điện trở. D. Tế bào quang điện.
Câu 18: Công thoát của một kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện là A
0
, giới hạn quang điện của kim
loại này là λ
0
. Nếu chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,6λ
0
vào catốt của tế bào quang điện trên thì động năng
ban đầu cực đại của các electron quang điện tính theo A
0
là
A.
0
5
3
A
. B.
0
3
5
A
. C.
0
2
3
A
. D.
0
3
2
A
.
Câu 19: Công thoát electrôn ra khỏi một kim loại là 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 6,60 µm. B. 660 nm. C. 3,30 µm. D. 330 nm.
Câu 20: Cho h = 6,625.10
-34
J.s, c = 3.10
8
m/s, e = 1,6.10
-19
C. Một ống Rơnghen phát ra bước sóng ngắn nhất là 6.10
-
11
m. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt trong ống Rơnghen là
A. 2,1 kV. B. 21 kV. C. 3,3 kV. D. 33 kV.
Câu 21: Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt tấm kim loại thì có hiện tượng quang điện, các quang êlectron bứt ra
có vận tốc ban đầu cực đại là V. Nếu chiếu kim loại đó bằng bức xạ có bước sóng λ/2, các quang êlectron bứt ra có
vận tốc 2V. Giới hạn quang điện của tấm kim loại là
A. 4λ/3. B. 1,5λ. C. 3λ. D. 2λ.
Câu 22: Động năng ban đầu cực đại của các electrôn quang điện khi bứt ra khỏi catôt của một tế bào quang điện là
2,065 eV. Biết vận tốc cực đại của các electrôn quang điện khi tới anôt là 2,909.10
6
m.s
-1
. Tính hiệu điện thế giữa anôt
(A) và catôt (K) của tế bào quang điện.
A. U
AK
= - 24 V. B. U
AK
= + 24 V. C. U
AK
= - 22 V. D. U
AK
= + 22 V.
Câu 23: Trong không khí, quang phổ của hơi natri (Na) có hai vạch vàng rất sáng nằm sát cạnh nhau (vạch kép) ứng
với các bước sóng 0,5890 µm và 0,5896 µm. Tần số của hai vạch vàng này gần bằng nhau và bằng
A. 5,1. 10
11
Hz. B. 5,1. 10
8
Hz. C. 5,1. 10
14
Hz. D. 5,1. 10
17
Hz.
Câu 24: Cho h = 6,625.10
-34
J.s, c = 3.10
8
m/s, e = 1,6.10
-19
C, bước sóng dài nhất trong dãy Lai man là 0,1220m. Một
electron có động năng 12,40eV đến va chạm với nguyên tử hyđrô đang đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm
nguyên tử hyđro vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức L. Động năng của electron sau va chạm là
A. 10,20 eV. B. 2,22 eV. C. 1,20 eV. D. 8,80 eV.
Câu 25: Cho bán kính quỹ đạo Bo thứ 2 ứng với trạng thái dừng L là 2,12.10
-10
m. Nếu các nguyên tử hyđro được kích
thích để electron trong nguyên tử nhảy lên quỹ đạo dừng ứng với bán kính quỹ đạo bằng 13,25.10
-10
m thì trong dãy
Ban -me của quang phổ vạch phát xạ hyđro này có các vạch
A. chàm và tím. B. đỏ, lam, chàm. C. đỏ, lam, chàm, tím. D. đỏ và lam.
Câu 26: Trong quang phổ vạch hiđrô, bốn vạch nằm trong vùng ánh sáng trông thấy có màu là
A. đỏ,cam,chàm, tím B. đỏ, lam, chàm, tím C. đỏ, cam, lam, tím D. đỏ, cam, vàng, tím
Câu 27: Vận dụng mẫu nguyên tử Bo, giải thích được:
A. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, nguyên tử hêli. B. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, nguyên tử natri
Tài liệu ôn tập Vật lý 12 nâng cao
Gv: Dương Văn Tính Trường THPT Hùng Vương
C. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, và các iôn tương tự. D. Chỉ quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.
Câu 28: Nguyên tử Hiđrô quỹ đạo K có bán kính 0,53.10
-10
m. Tìm bán kính của quỹ đạo O:
A. 0,106.10
-10
m B. 2,65.10
-10
m C. 8,48.10
-10
m D. 13,25.10
-10
m
Câu 29: Một đèn Lade có công suất phát sáng 1W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,7m. Cho h = 6,625.10
-34
Js,
c = 3.10
8
m/s. Số phôtôn của nó phát ra trong 1 giây là:
A. 3,52.10
19
. B. 3,52.10
20
. C. 3,52.10
18
. D. 3,52.10
16
.
Câu 30. Khi chiếu sáng vào tấm kính đỏ chùm sáng tím, thì ta thấy có màu gì?
A. Tím. B. Đỏ. C. Vàng. D. Đen.