Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu công nghệ mạng 3G ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.6 KB, 4 trang )

Giới thiệu công nghệ mạng 3G
Phần 1: 3G là gì, HSDPA là gì?
3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba,
cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh,
hình ảnh ) với tốc độ cao. Hiện tại các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ 3G với hai mức tốc độ
lần lượt là 3,6Mbps và 7,2Mbps. Để sử dụng dịch vụ 3G người dùng cần trang bị Điện thoại di
động hoặc Smart Phone hổ trợ phần cứng kết nối tín hiệu 3G, ngoài ra người dùng còn có thể
dùng các thiết bị kết nối 3G cho máy tính (Máy để bàn hoặc máy xách tay …) như USB 3G, Thẻ
PCMCIA 3G … Hoặc thiết bị 3G Router để chia sẻ kết nối 3G cho nhiều thiết bị khác nhau cùng
sử dụng.
HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), gói đường truyền tốc độ cao, là một sản phẩm
của công nghệ 3G cho phép các mạng hoạt động trên hệ thống UMTS có khả năng truyền tải dữ
liệu với tốc độ cao hơn hẳn. Công nghệ HSDPA hiện nay cho phép tốc độ download đạt đến 1.8,
3.6, 7.2 và 14.4 Mbit/giây, và trong tương lai gần, tốc độ hiện nay có thể được nâng lên gấp
nhiều lần. Khi đó, các mạng cung cấp có thể được nâng cấp thành Evolved HSPA, cho phép tốc
độ download đạt đến 42 Mbit/giây. Với những ưu thế vượt trội đó, HSDPA đang trở thành một
công nghệ được nhiều nhà cung cấp quan tâm phát triển.
3G và HSDPA có liên quan đến nhau không? Câu trả lời là có! Mạng 3G còn được xem là một
chuẩn con trong HSDPA.
Phần 2: Công nghệ HSDPA
HSDPA là một phương thức truyền tải dữ liệu theo phương thức mới. Đây được coi là sản phẩm
của dòng 3.5G. công nghệ này cho phép dữ liệu download về máy điện thoại có tốc độ tương
đương với tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kết nối của một
chiếc điện thoại thông thường. Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ và được
phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA.
HSDPA có tốc độ truyền tải dữ liệu lên tối đa gấp 5 lần so với khi sử dụng công nghệ W-CDMA.
Về mặt lý thuyết, HSDPA có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 8-10 Mbps (Megabit/giây).
Mặc dù có thể truyền tải bất cứ dạng dữ liệu nào, song mục tiêu chủ yếu của HSDPA là dữ liệu
dạng video và nhạc.
HSDPA được phát triển dựa trên công nghệ W-CDMA, sử dụng các phương pháp chuyển đổi và
mã hóa dữ liệu khác. Nó tạo ra một kênh truyền dữ liệu bên trong W-CDMA được gọi là HS-


DSCH (High Speed Downlink Shared Channel), hay còn gọi là kênh chia sẻ đường xuống tốc độ
cao. Kênh truyền tải này hoạt động hoàn toàn khác biệt so với các kênh thông thường và cho
phép thực hiện download với tốc độ vượt trội. Và đây là một kênh chuyên dụng cho việc
download. Điều đó cũng có nghĩa là dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ nguồn đến điện thoại.
Song quá trình ngược lại, tức là truyền dữ liệu từ điện thoại đến một nguồn tin thì không thể thực
hiện được khi sử dụng công nghệ HSDPA. Công nghệ này có thể được chia sẻ giữa tất cả các
user có sử dụng sóng radio, sóng cho hiệu quả download nhanh nhất.
Ngoài HS-DSCH, còn có 3 kênh truyền tải dữ liệu khác cũng được phát triển, gồm có HS-SCCH
(High Speed Shared Control Channel kênh điều khiển dùng chung tốc độ cao), HS-DPCCH
(High Speed Dedicated Physical Control Channel kênh điều khiển vật lý dành riêng tốc độ cao)
và HS-PDSCH (High Speed Downlink Shared Channel kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ
cao). Kênh HS-SCCH thông báo cho người sử dụng về thông tin dữ liệu sẽ được gửi vào các
cổng HS-DSCH.
Trong năm 2007, một số lượng lớn các nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn thế giới đã bắt
đầu bán các sản phẩm USB Modem có chức năng kết nối di động băng thông rộng. Ngoài ra, số
lượng các trạm thu phát HSDPA trên mặt đất cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu thu phát dữ
liệu. Được giới thiệu là có tốc độ lên tới 3.6 Mbit/giây, song đây chỉ là con số có thể đạt được
trong điều kiện lý tưởng. Do vậy, tốc độ đường truyền sẽ không nhanh như mong đợi, đặc biệt là
trong điều kiện phòng kín.
Tại Việt Nam các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bắt đầu đưa HSDPA vào khai thác từ cuối
năm 2009. Với rất nhiều các tiện ích dịch vụ triển khai trên nền tảng HSDPA như Mobile TV
(Xem Tivi trên Điện thoại di động), Mobile camera (xem tin tức giao thông qua camera giao
thông), Mobile Internet (truy cập internet qua Điện thoại) …. Các nhà cung cấp HSDPA hiện nay
tại Việt Nam gồm có VinaPhone, MobiFone, Viettel, E-VN, S-Fone.
Phần 3: Thiết bị sử dụng 3G
Điện thoại di động hoặc Smart Phone:
Thiết bị 3G kết nối cho máy tính:
USB 3G
PCMCIA 3G
3G Router

Phần 4: Gói cước, giá cước sử dụng 3G tại Việt Nam của một số nhà cung cấp dịch vụ.

×