Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

55 Thực trạng công tác Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần Trường Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.53 KB, 114 trang )

Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn chục năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường
Việt Nam có sự định hướng của Đảng và quản lý vĩ mô của nhà nước đã tạo
ra những bước tiến phát triển quan trọng và đồng thời tạo ra cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng không ít những
cơ hội cũng như thách thức. Thực tế cho thấy chỉ những doanh nghiệp làm ăn
thực sự có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong sự cạnh
tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Trong đó doanh nghiệp là những
đơn vị cơ sở, tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nếu không có sản
xuất kinh doanh thì không thể nói đến việc áp dụng các thành tựu khoa học
tiến bộ của nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực của nó đã kích thích nền
kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển nhanh chóng và năng động. chính điều đó
đã kích thích cho khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển tạo nên những mắt
xích quan trọng. Chúng tác động và kích thích lẫn nhau phát triển giúp cho
cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Tổ chức sản xuất tối ưu nhất mới có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Để thực hiện được
điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế.
Với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, công tác
quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu về nội dung quản lý có tính chất mới
mẻ, đa dạng và không ít phức tạp. Là một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong
cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán cũng trải qua những
cải biến sâu sắc phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Việc thực hiện tốt hay
không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý
kinh tế.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý


kinh tế. Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải dựa vào
công tác kế toán để biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết
quả kinh doanh của đơn vị. Công tác kế toán của công ty có nhiều khâu, nhiều
phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ
thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và
hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản
xuất kinh doanh.
Với sự phân công của nhà trường, sau một thời gian đi sâu tìm hiểu
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trường Minh và những
kiến thức được tích lũy trong quá trình học cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy Nguyễn Đắc Hậu và các cô chú, anh chị kế toán của công ty, em đã hoàn
thành đề tài : “Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty cổ
phần Trường Minh”.
Bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về Công ty cổ phần Trường Minh.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần
Trường Minh.
Phần III: Đánh giá chung, kiến nghị và giải pháp.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
PHẦN I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG MINH.
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Quá trình thành lập
Tiền thân của Công ty Trường Minh là “liên xưởng hợp danh” được
thành lập năm 1980 do sự hợp tác của một số nhà tư bản ngành dệt.
Trong quá trình phát triển cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trường, năm 1980 nhà máy chính thức ra đời và mang tên “ Công
ty cổ phần Trường Minh”.
Công ty cổ phần Trường Minh là một công ty có tư cách pháp nhân,

hoạt động độc lập và có con dấu riêng. Ngành nghề chính của công ty được
quy định trong giấy phép kinh doanh:
- Thiết kế tạo mẫu, may mặc.
- Sản xuất sợi len, áo len các loại
- Sản xuất quần âu, áo sơ mi nam nữ các loại.
- Dịch vụ thương mại.
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty cổ phần Trường Minh
kinh doanh luôn dựa trên thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Công ty đảm
bảo uy tín bằng chất lượng của chính những sản phẩm mà mình cung cấp
cũng như phương thức chăm sóc khách hàng. Vì vậy cho đến nay công ty đã
trở thành một trong những công ty cung cấp hàng tiêu dùng có uy tín tại miền
Bắc Việt Nam.
Hiện nay công ty có gần 600 công nhân, chủ yếu là nữ giới có tay nghề,
trình độ đã qua đào tạo.
Những ngày đầu mới thành lập do thiếu thốn về vốn cũng như kinh
nghiệm quản lý nên sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi len và áo len. Từ
năm 1990, công ty chuyển hướng mở rộng sản xuất thêm các loại mặt hàng
như quần áo nam, nữ và quần áo trẻ em. Công ty không ngừng tìm kiếm
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
những thị trường tiềm năng, ổn định để phát triển, mở rộng sản xuất của công
ty nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người dân. Mục tiêu chính
của công ty hiện nay và những năm tiếp theo là tăng năng suất lao động, cải
tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Trong thời gian
hoạt động công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm góp
phần nâng cao đời sống cho người lao động cũng như đóng góp một phần
không nhỏ vào ngân sách nhà nước thông qua việc chấp hành nộp thuế theo
quy định. Với sự năng động của ban lãnh đạo trong việc tìm kiếm và xâm
nhập thị trường công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong
lĩnh vực cung cấp hàng tiêu dùng.

2. Quá trình phát triển.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty luôn đảm bảo chất lượng
sản phẩm, đa dạng về mẫu mã của những sản phẩm cung cấp cho người tiêu
dùng. Với uy tín được khẳng định, công ty không ngừng mở rộng sản xuất để
cung cấp những mặt hàng thiết yếu trong lĩnh vực may mặc nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với phương châm “ khách hàng
là thượng đế” công ty đã thành lập một bộ phần sau bán hàng nhằm mục đích
chăm sóc và giải đáp những thắc mắc cũng như kiến nghị của khách hàng và
mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất đối với sản phẩm. Chính việc
coi khách hàng là số một đã giúp cho công ty có lượng khách hàng ngày càng
đông và giành được sự tin tưởng cao từ khách hàng đối với công ty cũng như
với sản phẩm của công ty.
Trong lĩnh vực dệt may, Công ty cổ phần Trường Minh được đánh giá
là một doanh nghiệp có quy mô lớn với đội ngũ nhân công có tay nghề cao và
đội ngũ quản lý có trình độ cao.
II. Tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty Trường Minh
1. Những thuận lợi, khó khăn và xu hướng phát triển.
Nhu cầu thị trường về mặt hàng sản xuất của công ty hiện nay là tương
đối lớn. Đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về ăn mặc không
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
còn là ăn chắc mặc bền mà chuyển sang ăn ngon mặc đẹp, xu hướng chạy
theo mốt đặc biệt là giới trẻ. Nhưng cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất
lượng, kiểu dáng sản phẩm ngày càng phải cao và phong phú. Công ty phải
thực sự nỗ lực thì mới có thể đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Thẩm mỹ
của mỗi người khác nhau vì vậy công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường.
Hiện nay công ty đang tiến hành nghiên cứu để mở rộng quy mô sản
xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể trong một thời gian không
lâu nữa công ty có thẻ sản xuất thêm những mặt hàng thiết yếu như: giầy dép,

đồng phục công sở hay váy dạ hội…
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Trường Minh.
2.1. Tôn chỉ của công ty
- Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đúng chế độ hiện hành
- Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nộp ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tôn trọng con người
và tài năng cá nhân.
- Đảm bảo chữ tín đối với bạn hàng, uy tín chất lượng và hiệu quả trong
kinh doanh.
- Phát huy trí tuệ tập thể, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ.
- Nghiên cứu, nắm bắt khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị
trường để tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý.
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực
tuyến đan cài chức năng và phân phối, đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty là giám đốc.
Giám đốc công ty là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo
tới các tổ chức sản xuất. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Trợ giúp giám đốc gồm có 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng
hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương: lập kế hoạch tuyển dụng lao động,
đào tạo học viên, quản lý lao động, tiền lương tiền thưởng của cán bộ công
nhân viên.
+ Phòng hành chính: đảm bảo công tác hành chính, văn thư của công ty,
phụ trách quản trị kiến thức cơ bản các phòng ban của công ty.
+ Phòng kế toán : theo dõi tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như

sự biến động về tài sản của công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình trạng luân
chuyển vốn, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tính giá thành,
theo dõi tình hình hiện có và lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và năm.
+ Phòng kế hoạch : lập kế hoạch sản xuất, điều động, phân bổ kế toán
cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất.
+ Phòng kinh doanh : cung cấp vật tư, vật liệu theo nhu cầu sản xuất,
quản lý thành phẩm nhập kho, theo dõi tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng nhập khẩu : tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các
ban ngành trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Phòng kỹ thuật : chế thử, thiết kế mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật
quy trình công nghệ, quy cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất.
Ngoài các bộ phận trên công ty còn có các bộ phận, ban ngành khác
cũng góp phần quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động
của công ty giúp công ty ngày một phát triển.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Trường Minh:
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Thành viên của công ty gồm gần 600 người, trong đó :
- Nhân viên quản lý, văn phòng : 100 người.
- Công nhân sản xuất gần 500 người.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
Kế

hoạch
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Kế
toán
Phòng
Tổ chức
LĐTL
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Hành
chính
Bộ
phận
gia
công
Bộ
phận
bảo vệ
Bộ
phận
thiết
kế
Bộ phận
thí
nghiệm

nhuộm
Bộ
phận
Y tế
Bộ
phận
tiêu
thụ
Nhà
trường
PX
1
PX
2
PX
3
PX
4
PX
Bít
tất
PX
Kéo
sợi
PX
Hoàn
thành
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
3. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp:
Bảng 1

Năm
2006 2007 Chênh lệch
+/_ %
1. doanh thu 689.675.390 720.618.080 30.942.690 4,5
2. LNST 198.780.630 216.934.210 18.153.580 9,1
3. VKD 600.679.925 600.679.925 _ _
4.Phải trả CNV 185.690.400 140.510.169 _ _
5. Số lượng
CNV
600 600 _ _
6. Phải trả
người bán
198.860.000 184.150.962 14.709.038 7,3
7. Phải thu của
khách hàng
60.000.000 78.179.000 18.179.000 30,3
Bảng 2. Chỉ tiêu phân tích
Năm
Chỉ tiêu
2006(%) 2007(%) Chênh lệch
TSLNST/DT 28,8 30,1 + 1,3%
TSLNST/VKD 33,1 56,1 +3%
Thông qua một số chỉ tiêu kinh tế tài chính ta thấy Công ty đang trên đà
phát triển: doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đều tăng so
với năm 2006. cụ thể là:
Doanh thu tăng 30.942.690 ứng với 4,5%
LNST tăng 18.153.580 ứng với tỉ lệ 9,1%.
Tuy tỷ lệ tăng không nhiều nhưng cũng được đánh giá là tốt. Công ty đã
có sự cố gắng trong tất cả các khâu, đã hạn chế bớt các chi phí, tăng doanh
thu và các khoản thu nhập khác làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo bảng chỉ tiêu phân tích ta thấy:
- Tỷ suất LNST/DT năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,3% nghĩa là tỉ
lệ LNST chiếm trong tổng doanh thu của công ty đã tăng chứng tỏ công tác tổ
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
chức quản lý, điều hành của công ty tốt. Lơi nhuận tăng là do công ty đã giảm
được các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng
thu nhập từ các hoạt động tài chính.
- Tỷ suất LNST/ VKD năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3%, chứng tỏ
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất tốt. Với cùng khoản vốn
kinh doanh bỏ ra nhưng công ty đã tạo ra lợi nhuận năm sau nhiều hơn năm
trước. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự có hiệu
quả. Mặt hàng sản xuất của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đảm bảo
về chất lượng đã thu hút nhiều khách hàng và thị trường tiêu thụ ngày càng
được mở rộng.
Bên cạnh sự phát triển của công ty ta đi vào xem xét yếu tố lao động
của công ty. Trong những năm gần đây, số lượng công nhân không mấy thay
đổi và hầu như đều có tay nghề tốt. Công ty trả lương cho công nhân tối thiểu
là 850.000 đ/ người và tối đa là 5.000.000đ/người. Qua hai năm 2006 và 2007
ta nhận thấy công ty chưa thực hiện tốt việc trả lương cho công nhân viên.
Trong tình hình sản xuất phát triển như hiện nay công ty đã chú trọng đến lực
lượng lao động, đảm bảo trả lương đầy đủ, có các khoản thưởng, phụ cấp hợp
lý đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên. Điều đó chính
là một nhân tố gián tiếp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Xét về các khoản phải thu và các khoản phải trả cho thấy: với các khoản
nợ phải trả người bán, công ty đã trả bớt các khoản nợ của năm trước. Nợ trả
được đánh giá tốt, đã làm giảm bớt khoản nợ phải trả cho công ty. Nhưng bên
cạnh đó công tác thu hồi vốn của công ty chưa được thực hiện tốt. Khoản phải
thu với khách hàng năm 2007 so với năm 2006 đã tăng lên 18.179.000 ứng
với 30,3%. Công ty cần quan tâm hơn đến mặt này tránh gặp phải các trường

hợp khách hàng trả nợ không đúng hạn hay nợ khó đòi, thiếu vốn cho chu kỳ
sản xuất kinh doanh tiếp theo…
Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt.
Công ty cần phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nhằm làm
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm tiếp theo góp phần làm tăng mức
sống của công nhân viên.
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
1. Hình thức kế toán, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Công tác kế toán của Công ty cổ phần Trường Minh được tổ chức theo
hình thức tập trung. Công ty có phòng kế toán (phòng tài vụ). Ở các phân
xưởng, các kho chính và kho lẻ không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố
trí các nhân viên kế toán, thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công
tác hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, sắp xếp chứng từ, chuyển các
chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán để tiến hành ghi sổ kế toán.
- Tại các kho ( kho NVL, kho thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban
đầu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho. Cuối
tháng lên báo cáo “ nhập – xuất – tồn” và hàng tháng chuyển lên phòng kế
toán.
- Nhân viên thống kê tại các phân xưởng theo dõi từ khi đưa vật liệu vào
sản xuất đến khi giao thành phẩm, đồng thời hàng tháng lập bảng chấm công
của phân xưởng để làm căn cứ cho phòng tổ chức tính lương. Cuối tháng các
“bảng chấm công” và “ thanh toán lương và phụ cấp” được chuyển về phòng
kế toán để hạch toán chí phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý, lập bảng
phân bổ.
- Tại phòng kế toán: sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự
phân công của nhân viên kế toán thực hiện công việc từ kiểm tra, phân loại,
xử lý chứng từ, lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ… cho tới việc
ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tổng hợp – hệ thống hóa số liệu và cung cấp

thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý. Dực trên cơ sở các báo cáo đã
lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp cho lãnh đạo công ty trong
việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán bao
gồm 6 người: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp và 04 kế toán viên. Do
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
chỉ có 6 người nên mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều công việc hơn.
Cơ cấu và chức năng của từng nhân viên trong phòng kế toán.
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
- Kế toán trưởng : là trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho
giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
cho giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung cho toàn phòng, làm công tác đối nội,
đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế.
- Kế toán tổng hợp : là phó phòng kế toán là người trực tiếp giúp việc
cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, ngoài ra còn làm công việc kế
toán tổng hợp.
- Kế toán tiền mặt, ngân hàng kiêm kế toán thanh toán : viết phiếu thu,
phiếu chi, phát hành séc, có quan hệ giao dịch theo dõi các khoản công nợ với
khách hàng và các nhà cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu : theo dõi việc mua, bán và xuất vật liệu.
- Kế toán tổng hợp chi phí và tính toán giá thành sản phẩm có nhiệm vụ tập
hợp chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm, doanh thu bán hàng.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán tiền
mặt, ngân
hàng kiêm
thanh toán

Kế toán công
cụ, dụng cụ,
kế toán TSCĐ
và phân bổ
tiền lương
Kế toán
tổng hợp chi
phí và tính
giá thành
Kế toán
nguyên vật
liệu
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
- Kế toán công cụ, dụng cụ kiêm kế toán TSCĐ và phân bổ lương : theo
dõi việc mua, bán, xuất sử dụng công cụ dụng cụ, căn cứ vào sổ lương và các
báo cáo sản phẩm nhập kho do phòng tổ chức lao động tiền lương chuyển đến
tiến hành phân bổ, theo dõi biến động về TSCĐ.
2. Hình thức sổ kế toán:
Hiện nay có 4 loại hình thức sổ kế toán như sau: nhật ký chứng từ, nhật
ký chung, nhật ký sổ cái và chứng từ ghi sổ. Để phù hợp với khối lượng công
việc và các nghiệp vụ phát sinh hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “
nhật ký chứng từ”.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chứng từ"
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Chứng từ gốcSổ quỹ
Bảng kê
Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết
Sổ tổng hợp chi tiết

Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Việc ghi chép hàng ngày được tiến hành theo thủ tục quy định. Căn cứ
vào chứng từ gốc (đã kiểm tra), kế toán ghi vào bảng kê, bảng phân bổ, nhật
ký chứng từ liên quan. Riêng các chứng từ liên quan đến tiền mặt phải ghi vào
sổ quỹ liên quan đến sổ (thẻ) chi tiết thì trực tiếp ghi vào sổ (thẻ) chi tiết đó.
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào bảng kê và nhật
ký có liên quan. Đồng thời cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vào
nhật ký chứng từ sau đó vào sổ cái. Cuối kỳ lấy số liệu sổ cái, nhật ký chứng
từ, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
Hình thức nhật ký mà công ty áp dụng phù hợp với quy mô sản xuất
kinh doanh của công ty và phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ kế toán.
Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo được các mặt kế toán được tiến
hành song song. Việc kiểm tra số liệu của công ty được tiến hành thường
xuyên, đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần hành kế toán, đảm
bảo số liệu chính xác, kịp thời, nhạy bén yêu cầu quản lý cuẩ công ty.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN, KẾ TOÁN
CỦA CÔNG TY TRƯỜNG MINH.
I. Công tác kế toán vốn bằng tiền.
1. Nội dung yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền.
Yêu cầu kế toán vốn bằng tiền của Công ty cổ phần Trường Minh có

những nội dung sau:
- Kế toán theo dõi, phản ánh kịp thời tình hình biến động của từng loại
vốn bằng tiền.
- Kế toán tổ chức theo dõi, phản ánh từng khoản đầu tư, đôn đốc việc
thu hồi tiền đúng thời hạn theo dõi.
- Kế toán tổ chức theo dõi, phản ánh kịp thời từng khoản công nợ, đôn
đốc việc thu hồi đúng thời hạn.
- Kế toán tuân thủ nghiêm ngặt, triệt để các nguyên tắc quản lý quỹ tiền.
2. Đặc điểm, đặc thù của kế toán vốn bằng tiền trong công ty.
Tiền của công ty là tài sản tồn tại trực tiếp dưới dạng tiền mặt tại quỹ,
tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. trong đó, tiền mặt là chủ yếu. Tiền
mặt được cất giữ tại công ty là tiền Việt Nam Đồng và được hạch toán theo
nguyên tắc tiền tệ thống nhất, nguyên tắc cập nhật và thực hiện triệt để
nguyên tắc kế toán chỉ phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến số tiền thực nhập,
thực xuất và ở các nghiệp vụ phát sinh đều phải có chứng từ chứng minh.
Tiền gửi ngân hàng của công ty cổ phần Trường Minh được chia làm 2
loại tiền là Việt Nam Đồng và ngoại tệ. trong đó tiền Việt Nam Đồng được
gửi ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng.
3.1. Chứng từ kế toán.
Để phục vụ cho công tác kế toán vốn bằng tiền, công ty sử dụng các
chứng từ sau:
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
- Phiếu thu theo mẫu số 01-TT theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
- Phiếu chi theo mẫu số 02-TT theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
- Giấy báo nợ, giấy báo có của các ngân hàng.
3.2. Tài khoản sử dụng.

Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán vốn bằng tiền ở công ty
được mở theo hệ thống tài khoản quy định trong quyết định 1141 của BTC
ban hành ngày 1/11/1995 bao gồm:
- TK 111: dùng để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tiền mặt
tại quỹ.
- TK 112: theo dõi số hiện có và tình hình biến động tiền gửi của công
ty tại ngân hàng.
- TK 113: theo dõi các khoản tiền đang chuyển của công ty.
- TK 131: phải thu của khách hàng.
- TK 133: thuế GTGT được khấu trừ.
- TK 152: nguyên liệu, vật liệu.
- TK153: công cụ, dụng cụ.
- TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- TK521: chiết khấu thương mại.
- TK141: tạm ứng.
- TK641: chi phí bán hàng
- TK642: chi phí quản lý doanh nghiệp
- TK334: phải trả người lao động
4. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Theo chế độ hiên hành, các đơn vị được phép giữ lại một số tiền mặt
trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên. Mọi
khoản thu, chi tiền mặt bắt buộc phải có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Phiếu thu
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
được lập làm 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám
đốc ký duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận
đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu
trước khi ký và ghi rõ họ tên. Đối với phiếu chi, kế toán cũng lập làm 3 liên
và chỉ khi có đủ chữ ký (Ký trực tiếp theo từng liên) của người lập phiếu, kế

toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuât quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền,
người nhận tiền phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ
tên vào phiếu chi. Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ giữ 1 liên để
ghi sổ quỹ, 1liên giao người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày,
toàn bộ phiếu thu, phiếu chi kèm theo chứng từ gốc được chuyển cho kế toán
để ghi sổ kế toán. Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp
phải được đóng dấu.
Chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán các khoản tiền gửi là Giấy báo Có,
Giấy báo Nợ. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến,
kế toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kem theo.
5. Quy trình ghi sổ kế toán
Ngoài các bảng biểu, sổ kế toán quy định của hình thức nhật ký chứng
từ, công ty còn sử dụng thêm một số sổ sách như sau:
- Sổ quỹ tiền mặt mẫu số S07- DN của BTC
- Sổ tiền gửi ngân hàng mẫu số S08- DN của BTC
- Sổ cái tài khoản tiền mặt – số hiệu tài khoản 111
- Sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng – số hiệu tài khoản 112
Với phần lớn bảng biểu được lập trên máy vi tính nên ông ty chỉ mở
một vài sổ điển hình của hình thức NKCT như: NKCT số 01, NKCT số 02,
bảng kê số 01, bảng kê số 02… còn lại công ty mở theo hình thức trên phần
mềm kế toán để giảm bớt khối lượng ghi chép (ngoài ra công ty có thể mở
NKCT 3, bảng kê số 3 nhưng trường hợp này ít xảy ra)
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức nhật ký
chứng từ tại công ty cổ phần Trường Minh.
6. Tổng hợp số liệu và lập báo cáo (đơn vị tính: đồng)
Sự biến động vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là do phát sinh các
nghiệp cụ thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bán sản phẩm. ngoài
ra còn có thể phát sinh các khoản tạm ứng, trả các khoản chi phí mua hàng

hay cuối mỗi tháng phải trả các khoản dịch vụ mua ngoài như chi phí điện
nước, chi phí điện thoại.
* Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào phiếu thu kế toán
định khoản như sau:
Nợ TK111: tiền mặt
Có TK liên quan
Ví dụ: căn cứ vào phiếu thu 104 ngày 1/3, công ty Hằng Thảo trả bằng
tiền mặt 14.320.000. Kế toán ghi nhận và định khoản:
Nợ TK 111: 14.320.000
Có TK131(công ty Hằng Thảo): 14.320.000
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Phiếu thu Giấy báo có Phiếu chi Giấy báo nợ
Bảng

1
Bảng

2
Nhật

chứng
từ số
1
Nhật

chứng
từ số
2
Sổ Cái TK111, 112
Báo cáo tài chính

Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Trích dẫn phiếu thu 104 ngày 1/3:
Đơn vị:………. Quyển số:…….. Mẫu số 01-TT50
Địa chỉ:……… Số :104 QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT
telefax:…….. Ngày 01/11/1995- BTC
PHIẾU THU
Ngày 01 tháng 03 năm 2008
Họ tên người nộp tiền: Công ty TM&DV Hằng Thảo
Địa chỉ: Cầu Giấy - Hà Nội
Lý do nộp tiền: thanh toán còn nợ kỳ trước
Số tiền: 14.320.000 (Viết bằng chữ: Mười bốn triệu ba trăm hai mươi
nghìn đồng)
Kèm theo: chứng từ gốc. đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): mười bốn
triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng.
Ngày 01 tháng 03 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ
(ký, họ tên,đóng dấu) ( ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý)
+ Số tiền quy đổi:…………..
Căn cứ vào các phiếu thu kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lập bảng
kê số 1. Bảng kê số 1 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK111 “Tiền
mặt” (phần thu đối ứng Có với các tài khoản có liên quan). Phương pháp ghi
sổ:
- Số dư đầu tháng: số dư cuối tháng trước của TK111
- Số phát sinh Nợ: số dư cuối ngày bằng số dư cuối ngày hôm trước + SPS Nợ
trong ngày trên bảng kê số 1 – SPS Có trong ngày trên bảng kê số 1.
- Cuối tháng (cuối quý) khóa sổ bảng kê số 1, xác định tổng số phát sinh bên
Nợ TK111 đối ứng Có của các tài khoản liên quan.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1

Trích bảng kê số 1
Bảng 3.
BẢNG KÊ SỐ 1
GHI NỢ TK111 “TIỀN MẶT”
Số
TT
Ngày Ghi nợ TK111, ghi Có các TK
112 131 3331 511 …
Cộng nợ
TK111
1 1 14.320.000 14.320.000

3 2 4.133.500 41.335.500 45.468.500
Cộng 14.320.000 4.133.500 41.335.000 59.788.500
Số dư cuối tháng:……..
Ngày … tháng…. Năm….
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
* Khi nhận giấy báo Có của ngân hàng, kế toán định khoản:
Nợ TK112: TGNH
Có TK 131,…
Trích dẫn giấy báo Có
Công ty cổ phần Trường Minh
GIẤY BÁO CÓ
Ghi nợ: TK112
Tên TK: Công ty cổ phần Trường Minh
Tại ngân hàng: NN& PTNT
Nội dung thu tiền: bán hàng
Ghi Có TK: 111
Số TK:

Tên TK: công ty cổ phần Nam Sơn
Số tiền:
Bằng số: 136.427.500
Bằng chữ: Một trăm ba mươi sáu triệu bốn trăm hai mươi bảy nghìn
năm trăm đồng
Kế toán trưởng Kiểm soát Kt ghi sổ Giám đốc Thủ quỹ
(ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên)
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Căn cứ vào giấy báo Có kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê
số 2. Bảng kê số 2 dùng để phản ánh SPS bên Nợ TK112 “tiền gửi ngân
hàng” đối ứng Có các tài khoản liên quan.
Phương pháp ghi sổ, cách tính số dư đầu tháng, cuối tháng, cuối ngày
của TK112 trên bảng kê số 2 tương tự như cách tính số dư TK111 trên bảng
kê số 1. Cuối tháng (cuối quý) kế toán phải khóa sổ bảng kê số 2, xác định
tổng SPS bên nợ TK112, đối ứng Có các tài khoản liên quan.
Trích dẫn bảng kê số 2
Bảng 4.
BẢNG KÊ SỐ 2
GHI NỢ TK112 “TIỀN GỬI NGÂN HÀNG”
Tháng 03 năm 2008
Số dư đầu tháng:
Số
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 117 - Ghi Có các TK Số dư cuối
ngày
SH Ngày 511 3331
Cộng Nợ

TK112
1 6 Công ty CP Nam
Sơn thanh toán hàng
bằng TGNH
124.025.000 12.402.500 136.427.500 595.390.500
… … … … … … … …
Cộng 124.025.000 12.402.500 136.427.500 595.390.500
Số dư cuối tháng: ……..
Ngày ….. tháng ….. năm ….
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền dựa vào phiếu chi kế toán định
khoản:
Nợ TK liên quan: các TK liên quan đến nghiệp vụ phát sinh
Có TK111: tiền mặt
VD: Căn cứ vào PC 101 ngày 6/3 kế toán định khoản:
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Nợ TK 521: 2.728.550
Có TK 111: 2.728.550
Trích dẫn PC số 101 ngày 6/3
Đơn vị: …..
Địa chỉ: …..
…..
Telefax: ….
Quyển số
Số: 101
Mẫu số 02-TT
QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995

của Bộ Tài chính
PHIẾU CHI
Ngày 06 tháng 03 năm 2008
Nợ: 521
Có: 111
Họ và tên người nhận tiền: Công ty CP Nam Sơn
Địa chỉ: Đông Anh - Hà Nội
Lý do chi: Trả tiền CK
Số tiền: 2.728.550 (viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm hai mươi tám
nghìn năm trăm năm mươi đồng)
Kèm theo ….. chứng từ gốc….. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Hai
triệu bảy trăm hai mươi tám nghìn năm trăm năm mươi đồng).
Ngày 06 tháng 03 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):….
+ Số tiền quy đổi:
VD: Căn cứ PC số 108 ngày 19/3 kế toán định khoản:
Nợ TK 627 (điện): 1.514.993
- Bộ đồ nam: 562.135
- Bộ đồ nữ: 539.600
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội

Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
- Bộ đồ trẻ em: 413.258
Nợ TK1331: 151.499,3
Có TK111: 1.666.492,3
Trích dẫn PC số 108 ngày 19/3:
Đơn vị: …..
Địa chỉ: …..
…..
Telefax: ….
Quyển số
Số: 108
Mẫu số 02-TT
QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
PHIẾU CHI
Ngày 19 tháng 03 năm 2008
Nợ: 627,1331
Có: 111
Họ và tên người nhận tiền: Sở Điện lực Hà Nội
Địa chỉ: Hà Nội
Lý do chi: thanh toán tiền điện
Số tiền: 1.666.492,3 (viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm sáu mươi sáu
nghìn bốn trăm chín mươi hai phảy ba đồng)
Kèm theo ….. chứng từ gốc….. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Một
triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn bốn trăm chín mươi hai phảy ba đồng)
Ngày 06 tháng 03 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):….
+ Số tiền quy đổi:
Căn cứ vào các phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lên nhật
ký chứng từ số 1. Nhật ký chứng từ số 1 dùng để phản ánh số phát sinh bên
Có TK111 "Tiền mặt" (phần chi) đối ứng Nợ với các TK liên quan.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Trích nhật ký - chứng từ số 1
Bảng 5:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK111 - Tiền mặt
Tháng 03 năm 2008
Đơn vị tính: đồng
Số
TT
Ngày
Ghi Có TK111, Ghi Nợ các TK
TK1331 TK521 TK334 TK… TK627 TK…
Cộng Có
TK111
… … … … … … … … …
7 6 2.728.550 2.728.550
… … … … … … … … …

… … … … … … … … …
14 19 151.449,3 1.514.993 1.666.492,3
… … … … … … … … …
… … … … … … … … …
Cộng 151.499,3 2.728.550 1.514.993 1.666.492,3
Ngày … tháng …. năm 2008
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Khi nhận giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán định khoản:
Nợ TK 111
Có TK 112: TGNH
Trích dẫn: Giấy báo Nợ
Công ty cổ phần Trường Minh
GIẤY BÁO NỢ
Ghi Có TK112
Số TK:
Tên TK: Công ty cổ phần Trường Minh
Tại Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Nội dung trả tiền: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt
Ghi Nợ 111
Số TK
Tên TK
Số tiền:
Bằng số: 150.000.000
Bằng chữ: Một trăm năm mươi triệu đồng
Ngày 06 tháng 03 năm 2008

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào giấy báo Nợ và các chứng từ gốc, kế toán lên Nhật ký -
chứng từ số 2. Nhật ký chứng từ số 2 dùng để phản ánh số phát sinh bên có
TK112 "TGNH" đối ứng Nợ với các TK Có liên quan.
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội
Báo cáo thực tập Đỗ Thị Mai Hương K1- CĐK1
Bảng 6:
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 2
Ghi Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tháng 03 năm 2008
Số
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có
TK112, ghi
Cộng Có
TK 112
Số Ngày
1 105 2 Rút TGNH về phòng quỹ TM 150.000.00
0

150.000.000
2 112 25 Rút TGNH về nhập quỹ TM 100.000.00
0
100.000.000
Cộng 250.000.00
0
250.000.000
Ngày 06 tháng 03 năm 2008
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
* Ghi sổ Cái TK111, 112
Sau cùng, vào cuối tháng kế toán ghi vào:
Sổ Cái TK111 dựa vào NKCT số 1, Bảng kê số 1….
Sổ Cái TK112 dựa vào NKCT số 2, Bảng kê số 2…..
Sổ Cái TK111, 112 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản
ánh sự biến động tiền mặt tại quỹ, TGNH theo từng tháng trong năm.
- Cách lập sổ cái TK111
+ Số dư đầu năm lấy từ sổ cái TK111 năm trước
+ Số phát sinh nợ lấy từ bảng kê số 1 ghi có các TK 112, 131, 511,
3331, 141, 711.
+ Số phát sinh Có: lấy từ NK-CT số 1
Sổ Cái TK 111 được ghi 1 lần vào cuối tháng sau khi dã khoá sổ, kiểm
tra đối chiếu số liệu trên các NKCT và bảng kê.
- Cách lập sổ cái TK 112
+ Số dư đầu năm: lấy từ sổ cái TK112 năm trước
Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội

×