Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.55 KB, 3 trang )
Sáng kiến kinh nghiệm môn kể chuyện lớp 2 – biện phá rèn kỹ năng nói trong
giờ kể chuyện
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN
CHO HỌC SINH LỚP 2
(Nguyễn Thị Thu)
A – ĐẶT VẪN ĐỀ
I./Lời mở đầu.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con
người Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải
chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những
phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn
mới. Điều này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Năm 2003 – 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2
trên toàn quốc. Ở chương trình tiểu học cùng với các phân môn như Tập đọc, Tập
làm văn phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bó, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện
rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phân môn kể
chuyện. Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo
viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt
truyện. Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói
cho học sinh.
Phân môn kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng
tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và
ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời
rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể
chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh
tập nói – tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của
bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp
xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch