Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ĐẾN NĂM 2010 Ở VIỆT NAM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.49 KB, 5 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
CÁ NƯỚC NGỌT ĐẾN NĂM 2010 Ở VIỆT NAM
Phương hướng
NTTS là hướng chiến lược chủ yếu của nghành,
vừa có ý nghĩa tái tạo nguồn lợi, vừa tạo ra nguồn
nuyên liệu có giá trị xuất khẩu, chuyển nhanh nghề
NTTS thành nghề xuất khẩu hàng hoá, chú trọng các
đối tượng có giá trị xuất khẩu.
Phát triển NTTS phải hợp lí và có hiệu quả đối
với các loại mặt nước bằng việc thu hút lao động, bố
trí dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng
đồng bộ hệ thống giống. Thức ăn, thuốc trị bệnh, dịch
vụ kỹ thuật, v.v…
Việc NTTS triển khai theo các định hướng sau.
-Đối với ao hồ nhỏ ruộng trũng vừa trồng lúa vừa
kết hợp nuôi tôm cá theo vụ. Diện tích ao hồ nhỏ
tương đối ổn định cần trú trọng nâng cao năng suất
và chú ý nuôi các dặc sản xuất khẩu.
-Đối với mặt nước lớn: Sông, suối, hồ tự nhiên và
hồ chứa ngày càng tăng cần có chính sách thích hợp
để quản lý và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản đồng thời
phát triển nghề nuôi cá lồng, bè để xuất khẩu và phục
vụ tiêu dùng nội địa.
2. Bước đi
Từ năm 1989 trở lại đây nuôi trồng thủy sản luôn
đạt mức tăng trưởng cả về diện tích nuôi, sản lượng
và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, còn có nhiều khó
khăn bất cập, phương thức nuôi đa phần là quảng
canh cải tiến, một phần nhỏ nuôi bán thâm canh và
thâm canh, năng suất nuôi trung bình còn thấp, chưa
chủ động trong khâu con giống (cả về số lượng và


chất lượng), công nghệ, kỹ thuật nuôi còn hạn chế,
Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, góp
phần thực hiện các chương trình an toàn thức phẩm
và xóa đói, giảm nghèo, cung cấp nguồn đạm động
vật cho nhân dân trong nước, đồng thời tạo nguồn
nguyên liệu cho xuất khẩu, thực hiện nghị định số
243/1989/QĐ-TTg ngày 18/12/1989 cuả thủ tướng
chính phủ về chương trình hành động thực hiện
nghị quyết hội nghị TW lần VI (lần 1) Bộ thủy sản
xây dựng chương trình phát triển nuôi trồng thủy
sản nước ngọt với các nội dung chính sau:
1. Cơ cấu sử dụng mặt nước đến năm 2010 (chỉ
tiêu chung cho toàn ngành): tổng diện tích nuôi
850.000ha; sản lượng cá nuôi đạt 1 triệu tấn; giá trị
xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD; thu hút 1 triệu người lao
động.
2. Đối với nuôi nước ngọt:
- Diện tích nuôi trong các ao hồ nhỏ từ 90.000 -
100.000ha.
- Năng suất bình quân đạt 3-4 tấn/ha.
- Phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao
(tôm càng xanh, ba ba, lươn, ếch, cá sấu, )
- Sản lượng đến 2010 đạt từ 300.000 - 350.000 tấn,
trong đó phải bảo đảm từ 10 - 15% sản phẩm cho
xuất khẩu.
- Khai thác triệt để loại hình mặt nước lớn để tạo ra
nguồn thực phẩm tại chổ, giải quyết việc làm cho
nhân dân miền núi, trung du.
- Phát triển nuôi từ 16.000 - 30.000 lồng cá trên hồ
chứa và trên sông. Năng suất nuôi cá lồng đạt từ 60 -

100kg/m3.
- Phát triển nuôi thủy sản trong các ruộng trũng
(khoảng 290.000ha).
- Giải quyết con giống nước ngọt các loại (cá bột
phấn đấu đạt khoảng 8 tỷ con/năm, các đối tượng
nuôi đặc sản khoảng 0,5 tỷ con/năm)
- Chủ động trong khâu sản xuất và sử dụng thức ăn
công gnhiệp trong nuôi thủy sản.
- Chủ động trong khâu phòng, ngừa dịch bệnh.
(Nguồn: Võ Ngọc Thám, 2003. Những thành tự và
định hướng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt
nam - chuyên đề nghiên cứu sinh).
Chi tiết xem: Chiến lược phát triển nuôi trồng thủy
sản thời kỳ 1996 - 2010. Bộ Thủy Sản).







×