Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ quá trình thực hiện giãn dân tại TPHCM: Định lượng các hệ quả xã hội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.81 KB, 5 trang )

ừ quá trình thực hiện giãn dân tại TPHCM: Định lượng các hệ quả xã hội
TTCN - Nghị quyết số 11/NQ-TU (28-4-1997) khẳng định chủ trương của
thành phố là phấn đấu đến năm 2010 khu vực nội thành hiện hữu (tám quận
trung tâm và bốn quận ven) sẽ phát triển với 3 triệu dân (dân số năm 1997 là
3,54 triệu người), khu nội thành phát triển (các quận mới) phát triển với 2,8
triệu dân, ở ngoại thành duy trì 1,4 triệu dân.
Để thực hiện đúng chỉ tiêu qui hoạch giãn dân năm 2010, thành phố trước hết phải
tiến hành di dời hơn 10.000 hộ dân tại các khu vực trên và ven kênh, ở những khu
nhà ổ chuột, hạn chế thấp nhất người nhập cư từ nơi khác đến. Năm 1998, chủ
trương giãn dân được điều chỉnh đến năm 2020 dân số thành phố khoảng 10 triệu
người, trong đó 12 quận nội thành cũ và mới dự kiến khoảng 6 triệu người, 12
quận nội thành hiện hữu dao động từ 3,6 - 4 triệu người.
Từ năm 1996, chủ trương mở rộng nội thành, giãn dân cư từ các quận nội thành cũ
ra các quận mới, quận ven và ngoại thành được UBND TP.HCM đặc biệt quan
tâm. Chủ trương giãn dân được thực hiện kết hợp với các dự án cải tạo và chỉnh
trang khu vực nội thành để di dời, tái định cư, khuyến khích các hộ dân ra bên
ngoài; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giải tỏa nhà ổ chuột ở trên và ven
kênh rạch, xây dựng và hiện đại hóa có trọng điểm một số khu vực nội thành hiện
hữu.
Theo đó, thành phố cũng ưu tiên và khuyến khích các dự án qui hoạch đầu tư xây
dựng và phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư kế cận khu công nghiệp tập
trung, xây dựng nông thôn ngoại thành cùng với các giải pháp tạo việc làm, nhà ở,
cung cấp các tiện ích công cộng thiết yếu , nhằm hấp dẫn dân cư (nội thành cũ)
đến ngoại vi.
Kết quả không nhỏ
Gần 10 năm thực hiện, nghị quyết 11/1997 đã đem lại được nhiều kết quả ban đầu
đáng ghi nhận. Dân cư cùng với nhà ổ chuột ở trên và ven kênh rạch đã giảm hẳn.
Một số công trình dịch vụ công cộng trong nội thành được nâng cấp và xây dựng
khá kiên cố. Các dự án như “Qui hoạch cải tạo và xây dựng kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè”, “Xây dựng và nâng cấp đường Khánh Hội”, “Vệ sinh môi trường nước
TP”, “Xây dựng đại lộ đông-tây” đã triển khai để giải tỏa, đền bù và di dời (có


tái định cư ) đối với hàng nghìn hộ dân bị tác động trực tiếp. Số lượng cây cầu và
tuyến đường ở nội - ngoại thành được nâng cấp và xây dựng mới.
Trong hai năm 1998 - 1999, tại các quận mới, quận ven và ngoại thành đã có 132
công trình giáo dục và y tế được xây dựng, nâng cấp. Chỉ sau năm năm thực hiện
chủ trương giãn dân tại bốn quận ven, dân số đă tăng lên đến mức khó kiểm soát,
đạt 111,3% so với chỉ tiêu qui hoạch của đề án giãn dân năm 2000. Một số đô thị
mới như Nam Sài Gòn, Tân Tạo, An Khánh, An Phú, Thủ Thiêm đã và đang triển
khai xây dựng. Những khu, cụm công nghiệp cũng đi vào hoạt động cùng các
doanh nghiệp tư nhân đến đầu tư kinh doanh đã thu hút gần 1 triệu nhân công nhập
cư làm việc; các dự án cung cấp nước sạch, giao thông chính cũng được thực
hiện
Tuy vậy, xét trên tổng thể, kết quả của chương trình giãn dân chưa cao, lộ trình
giãn dân đến nay chưa rõ ràng, đang bị tác động mạnh mẽ bởi chính sách đầu tư,
quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là những qui luật có tính tất yếu của quá trình
đô thị (qui luật di dân, sự quần cư, quá trình hội nhập xã hội của cư dân mới )
chưa được nhận thức đúng mức.
Với người dân thành phố, kể cả người không hoặc đang bị di chuyển chỗ ở (do
giãn dân-giải tỏa di dời) đều rất kỳ vọng vào kết quả thực hiện của chủ trương giãn
dân. Một kết quả đang được mong đợi nhiều nhất có lẽ là một thành phố không
còn kẹt xe, không quá ô nhiễm, dễ kiếm việc làm, có nhà ở, nếp sống văn minh và
giàu bản sắc văn hóa (giống mục tiêu giãn dân). Thật vậy, trong một thời gian dài
người dân thành phố đã chứng kiến và chịu đựng quá nhiều rủi ro và bệnh tật do
môi trường ô nhiễm ở các khu vực nội thành cũ gây nên (có khi họ là nguyên
nhân).
Các hệ quả xã hội đang nảy sinh
Thực tế đến nay sự dịch chuyển dân cư theo chủ trương giãn dân từ nội thành cũ ra
bên ngoài chủ yếu vẫn mang tính tự phát. Cùng với dân nhập cư, dân cư tăng lên
tại các quận mới, quận ven và huyện ngoại thành cũng rất tự nhiên, hiện nay là
không thể kiểm soát.
Nhiều gia đình thuộc diện giải tỏa, di dời ở các dự án nâng cấp - chỉnh trang đô thị

(kết hợp giãn dân) đáng lẽ phải được tái định cư tại những khu ở có điều kiện sống
tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nơi ở cũ tại các quận mới và ven, nhưng phần lớn (cả
chục nghìn hộ) phải tự tùy nghi di tản. V
iệc tìm kiếm vị trí cư trú hiện nay của những người đã di dời chỗ ở do bị tác động
của các dự án đã triển khai thuộc khu vực nội thành (phục vụ đề án giãn dân) với
số lượng 1/100 trong tổng số hộ di chuyển là chuyện không phải dễ. Vị trí quần
cư, nơi mà đa số hộ gia đình bị di dời đã nhận tiền đền bù sẽ đến tái định cư (xây
dựng cuộc sống mới), không một đơn vị chức năng nào nắm được.
Có chăng các đơn vị chức năng ở từng dự án chỉ nắm được thông tin cư trú của
những hộ chọn phương án tái định cư là nhà chung cư (rất ít) hoặc của những hộ
nhận nền đất (nhiều dự án không có đất!). Nhưng thông tin cũng không chính xác,
mau chóng lạc hậu vì chỉ sau vài tháng nhận nhà hoặc nền đất, nhiều hộ dân tái
định cư lại phải tái định cư đến chỗ ở khác vì muôn vàn lý do.
Còn với những hộ nhận tiền tự lo chỗ ở mới (chiếm đa số ở hầu hết dự án, có khi
90% tổng số hộ di dời) không biết họ đã về đâu? Mua hoặc thuê nhà tại gần nơi ở
cũ hay đến các quận mới, quận ven; mấy phần trăm trong tổng số hộ không theo
dự án lên chung cư hoặc đến nền đất có được điều kiện sống (nhà ở, việc làm, thu
nhập, dịch vụ văn hóa, học hành, giải trí ) tốt hơn hoặc bằng nơi ở trước khi di
dời? Hàng trăm câu hỏi chưa được trả lời chính xác. Nếu cứ giãn dân, giải tỏa và
di dời hàng triệu dân, nhưng khi người dân tái định cư tại nơi ở mới (theo hoặc
không theo chương trình của dự án) lại có điều kiện sống thấp hơn nơi ở cũ thì
thành phố sẽ thường xuyên mất trật tự, thậm chí tăng trưởng trong hỗn loạn và
nguy cơ gia tăng tỉ lệ đói nghèo.
Sự dịch chuyển dân cư qua lại giữa các quận nội thành cũ hiện nay vẫn ở mức cao,
chiếm gần 30% (so với dân cư từ các tỉnh đến khoảng 60%) đã phản ánh rõ quá
trình tổ chức quần cư, tái định cư cho người dân bị di dời của đề án giãn dân. Số
hộ gia đình được các quận thống kê vào danh sách đã di dời khỏi nội thành cũ đến
nay (chủ yếu là khỏi dự án) rất dài, nhưng nếu so sánh với danh sách tiếp nhận
những hộ đến tạm trú thực tế hiện nay thì có lẽ lại ngắn hơn rất nhiều (dân cư thực
tế ở nội thành cũ đến năm 2000 đã cao hơn chỉ tiêu qui hoạch là 313.192 người).

Hiện thành phố (đề án giãn dân) cũng chưa thống kê chính xác có bao nhiêu hộ đã
tái định cư ở các quận mới, quận ven nhưng hằng ngày vẫn phải vào các quận nội
thành cũ để mưu sinh, học hành, chữa bệnh
Thực hiện đề án giãn dân, giải tỏa di dời và tái định cư ở các dự án là những công
việc trực tiếp để thành phố thực hiện công tác quản lý và phát triển đô thị theo qui
hoạch. Nhưng khi giải tỏa, di dời chỗ ở của hàng nghìn hộ dân (hộ khẩu và không
có hộ khẩu) ở thành phố thì các cơ quan chức năng của dự án lại không tổ chức tái
định cư (đầy đủ) vì lý do “thiếu chung cư, thiếu nền đất (qui hoạch)”, mà có
chăng, để tránh bớt rủi ro người dân di dời đa số đã không đủ kiên nhẫn để chờ đợi
căn hộ tái định cư được xây xong, đành phải nhận tiền đền bù để tự tìm nơi cư trú,
tự làm quy hoạch cho nơi ở mới của mình ở mọi nơi có thể và bằng nhiều cách
khác nhau (hợp pháp lẫn không hợp pháp). Và các hệ quả xã hội đang nảy sinh
như tình trạng không có nhà ở (hoặc có nhưng không phép), thất nghiệp, tệ nạn
ngày càng nhiều, góp phần biến các loại hình dịch vụ đô thị ở trong và ngoại thành
đã phát triển không theo qui hoạch.
Mục tiêu của chương trình giãn dân luôn coi các quận mới, quận ven và ngoại
thành là những điểm thu hút, chia sẻ dân cư cho nội thành cũ (cả dân tỉnh ở tỉnh
khác), nhưng triển khai tổ chức thực hiện chưa có hệ thống và đồng bộ cả về
phương diện quản lý lẫn vốn đầu tư. Sự tăng nhanh số lượng dân nhập cư (dự báo
không chính xác) cùng với hàng nghìn hộ dân bị giải tỏa để giãn dân trong nội
thành cũ đã làm cho sự phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) đô thị ở các
quận mới, quận ven không theo kịp, nông thôn ngoại thành bị đô thị hóa (đúng
hơn là sa mạc hóa) trên diện rộng.
Quận mới và quận ven đến nay thật sự vẫn chưa phải là khu vực có môi trường
sống tốt, có sức hấp dẫn để người dân trong nội thành cũ phải tìm đến (trừ vài đô
thị mới mặc nhiên chỉ dành cho người khá giả). Cơ sở hạ tầng vật chất nhiều nơi ở
các quận mới, quận ven thật sự chưa đảm bảo cho người dân nghỉ ngơi (các khu
giải trí được qui hoạch đang bị lấn chiếm hoặc còn nằm trên giấy) hoặc bỏ vốn
kinh doanh, làm ăn. Đường phố không có vỉa hè (theo người dân, có vỉa hẻ mới
bán buôn được), xe cộ cũng đông đúc như nội thành cũ (có nơi hơn), người dân

muốn họat động dịch vụ ăn uống cũng không thể vì đất bụi, nước ngập rất mất vệ
sinh và dĩ nhiên là không có khách.
Thế nên ai cũng bảo muốn bán buôn, làm ăn phải vào nội thành cũ! Nhiều con
đường, khu phố tại các quận mới và ven đến nay bị ngập nước do không có cống
(hoặc có nhưng ngẹt), thiếu nước sạch, sông rạch bị san lấp, rác ứ đọng rất ô
nhiễm, nhà cửa được xây cất vô tội vạ (năm 2000 - 2002 có 66,7% số nhà được
xây dựng không hợp pháp chủ yếu ở quận mới) không có qui hoạch nên không
còn cả lối đi
Những khu vực có cơ sở hạ tầng đô thị xây dựng theo qui hoạch, tốt hơn nội thành
cũ, có sức hấp dẫn cao thì số lượng còn rất khiêm tốn, giá thành xây dựng cao,
người dân thành phố có thu nhập trung bình và thấp (đặc biệt là diện giải tỏa, di
dời - tiền đền bù không nhiều) khó có cơ hội tiếp nhận.

×