Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

65 Một số ý kiến và Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở các Dược Phẩm sản Xuất Dược trong điều kiện ứng dụng phần mềm Kế toán.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.08 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự bùng nổ của tin học đặc biệt là tin học hóa trong các lĩnh
vực. Cũng như các ngành khác kế toán áp dụng công nghệ tin học vào phục
vụ lợi ích cho mình như mạng WAN, LAN… được kết nối: tạo điều kiện đặc
biệt với ngành sản xuất Dược phẩm công tác kế toán ứng dụng phần mềm
vào việc tính toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn nhiều bất cập. Các
doanh nghiệp sản xuất Dược Phẩm còn áp dụng đa số bán tự động chưa phản
ánh được độ chính xác và thuận lợi cho công tác kế toán. Với đề án :"Một số
ý kiến và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các Dược
Phẩm sản xuất Dược trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán" bao gồm 2
phần:
Phần I: Tổng quan về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phần II: Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành ở các doanh nghiệp sản xuất Dược Phẩm trong điều kiện ứng dụng
phần mềm kế toán.
Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán
cũng như ứng dụng phần mềm kế toán rất mong được sự góp ý của các thầy
và các cô em xin chân thành cảm ơn.
1
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1. Chi phí sản xuất kinh doanh.
1.1. Khái niệm:
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao
động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định (tháng, qúy, năm).
2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
a. Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí NVL trực tiếp (TK 621)
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
- Chi phí sản xuất chung (TK 627)


b. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền.
2. Giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công
tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành
= + -
2.2. Phân loại giá thành
a. Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu của
kỳ kế hoạch dựa trên cơ sở các định mức, các dự toán chi phí cuối kỳ kế
hoạch và giá thành thực tế kỳ trước.
2
- Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở định các
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản chi
phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ
phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí
phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, bán
hàng và quản lý).

= +
3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí được tập hợp
trong một số giới hạn nhất định nhằm mục đích cho việc kiểm tra, phân tích;
quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu
chi phí.
a. Nếu căn cứ vào quy mô sản xuất có 2 cách xác định
- sản xuất đơn chiếc.
- sản xuất hàng loạt.
b. Nếu căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất có 2 loại
- Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán là sản phẩm hay toàn bộ quá
trình sản xuất.
- Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán có thể là bộ phận, chi tiết sản
phẩm, giai đoạn chế biến.
3
c. Nếu căn cứ vào cách thức tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh
nghiệp thì đối tượng tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất có thể theo từng
phân xưởng hoặc theo từng bộ phận sản xuất.
3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng hoặc
tập hợp để phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng
hạch toán chi phí.
3.3. Trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất:
- Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng sử dụng.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh
doanh phụ có liên hệ trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản
phẩm có liên quan,

- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
4.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
a. Khái niệm: Chi phí sản xuất trực tiếp là chi phí NVL chính, NVL
phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay
thực hiện các dịch vụ.
b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621
- Bên nợ: phản ánh giá trị NVL xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm
- Bên có: + phản ánh giá trị NVL xuất dùng không hết
+ Kết chuyển chi phí NVL thực tế phát sinh trong kỳ
Chú ý: Tài khoản 621 không có số dư .
c. Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp trong việc chế tạo sản phẩm hoặc
dịch vụ.
4
Nợ TK 621
Có TK 152
- Trường hợp vật liệu không nhập kho mà sử dụng trực tiếp sản xuất sản
phẩm
Nợ TK 621
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài
Có TK 411: Nguồn vốn Kinh doanh
Có TK 154: Vật liệu sự sản xuất….
Có Tk 314, 336, 338…. vật liệu vay, mượn…
- Nếu Vật liệu xuất dùng không hết quay trở lại nhập kho
Nợ TK 152
Có TK 621
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

Nợ TK 154
Có TK 621
4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là phần thù lao lao động mà
doanh nghiệp trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (bao gồm
lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương) chi phí nhân công
trực tiếp còn bao gồm Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, KPCĐ được tính theo
tỷ lệ quy định.
b. Tài khoản sử dụng: TK 622
- Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ dịch vụ.
- Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành.
c. Phương pháp hạch toán cụ thể:
5
- Tính tiền lương và các khoản có tính chất lương phải trả cho công
nhân trực tiếp trong kỳ.
Nợ TK 622
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154
Có TK 622
4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Khái niệm: Là khoản chi phí còn lại sau chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp
b. Tài khoản sử dụng: TK 627
- Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

- Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung và các
chi phí sản phẩm, dịch vụ hay lao vụ
c. Phương pháp hạch toán cụ thể
- Trong kỳ tính ra tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng
Nợ TK 6271
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT, CPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 627
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Chi phí vật liệu dùng chung cho từng phân xưởng
Nợ TK 6272
Có TK 152, 151, 411
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận phân xưởng
6
Nợ Tk 6273
Có TK 153, 242
- Tính ra chi phí khấu hao
Bước 1: Nợ TK 6274
Có TK 214
Bước 2: Nợ TK 009
Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 6278, 6277
Có TK 133
Có TK 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154
Có TK 627
5. Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
5.1. Tập hợp chi phí sản xuất vào thời điểm cuối kỳ

Cuối kỳ các chi phí NVL trực tiếp NCTT, CPSXC thực tế phát sinh
trong kỳ số được tổng hợp và kết chuyển vào tài khoản 154
= + -
5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Bước 1: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính
tương đương.
- Số lượng sản phẩm dở dang
- Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Với phương pháp này thì CPNVL chính tính cho sản phẩm dở dang,
tương tự như sản phẩm hoàn thành, còn chi phí chế biến căn cứ vào mức độ
hoàn thành của sản phẩm dở dang:
=
SLSPDD không quy đổi
x
Chi phí NVL
chính
+
7
= SLSPDD mức độ hoàn thành x Chi phí chế
+
Bước 2: Đánh giá SPDD theo CPTT
- Toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành như
vậy trong sản phẩm dở dang thường chỉ bao gồm CPNVL chính và CPNVL
trực tiếp.
bước 3: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo định mức và theo kế
hoạch doanh nghiệp căn cứ vào định mức kế hoạch (chi phí kế hoạch) đối với
từng khâu và từng công việc chế tạo sản phẩm để đánh giá giá trị sản phẩm dở
dang chu kỳ
6. Tính giá sản phẩm hoàn thành:
6.1. Đối tượng tính, chu kỳ tính, đơn vị tính

a. Đối tượng tính: tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại
hình sản xuất kinh doanh đối tượng tính có thể sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi
tiết sản phẩm….
b. Chu kỳ tính giá thành sản phẩm: tháng, quý, năm
c. Đơn vị: m, m
3
, VNĐ…..
6.2. Phương pháp tính
- Có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, căn cứ vào đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để lựa chọn phương pháp tính phù
hợp.
a. Phương pháp giản đơn: (phương pháp trực tiếp)
= + -
- Giá thành ĐVSP =
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số:
bước 1: quy đổi sản phẩm khác loại thành sản phẩm gốc theo hệ số tính
tổng số sản phẩm gốc quy đổi.
Tổng số sản phẩm gốc quy đổi =
iSLSP
n
i

=1
x hệ số quy đổi của sp
8
Bước 2: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành của tất cả các sản
phẩm. = CPSXKDDD đầu kỳ + -
Bước 3: Tính giá thành SP gốc quy đổi
=
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm từng loại

Giá thành sản phẩm
i
= Giá thành SP gốc quy đổi x hệ số quy đổi
c. Phương pháp tỷ lệ:
Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy
cách sản xuất khác nhau công thức tính:
- Giá thành thực tế của SP từng loại= giá thành kế hoạch x tỷ lệ giá thành
- tỷ lệ giá thành =
d. Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành sản phẩm như sau:
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phương pháp đơn đặt hàng
- Phương pháp phân bước
- Phương pháp định mức
- Phương pháp liên hợp.
7. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
7.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vật liệu chưa sử dụng.
Nợ TK 611 (6111): Mua hàng
Có Tk 152
Có Tk 151
- Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu (mua ngoài, nhận
cấp phát, nhận vốn góp…)
Nợ TK 611 (6111) mua hàng
Nợ TK 133 (1331)
Có các TK liên quan (331, 311, 112, 111,411…)
9

×