Sáng kiến kinh nghiệm – xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc
BÀI VIẾT KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN
Năm học 2010-2011
Đề tài:
XÂY DỰNG NHỮNG CUỐN SÁCH BIẾT NÓI CHO GÓC THƯ VIỆN
Họ và tên: Cao Thụy Ngọc My – Trường Mầm Non Tuổi Thơ 7
Chức vụ: Giáo viên Dạy lớp: Mẫu giáo 3tuổi
I.Mục tiêu:
- Đối với trẻ mầm non việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế giới
xung quanh ,hiểu được một số quan hệ nhân qủa trong môi trường gần gũi, hình
thành một số kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và kể
chuyện cho trẻ nghe,ngoài mục đích phát triển tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm
xây dựng ước mơ,tình cảm của trẻ đối với nhân vật ,vẻ đẹp tình người,vẻ đẹp của
thiên nhiên ,của những hình tượng thẩm mỹ,mở rộng hiểu biết của trẻ về những
quan hệ con người và xác định thái độ đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung
quanh và ngoài ra cần phải cung cấp nhiều vốn từ cho trẻ .
- Với trẻ lớp mầm kỹ năng ,kiến thức và vốn từ chưa nhiều .Nên việc tiếp xúc với
sách ,các tranh ảnh ,câu chuyện ở góc thư viện còn gặp khó khăn vì trẻ chỉ nhìn
hình ,trẻ muốn được nghe kể về các hình ảnh,nội dung chuyện …,giáo viên thì
không thể giải thích hết các nội dung .Lý do đó tôi sử dụng một số bài hát ,hình
ảnh ,câu chuyện, tiếng nói của cô và trẻ để tạo thành những cuốn sách biết nói
bằng CD. Loại sách này vừa có hình ảnh có âm thanh ,có thể phân biệt được một
số hình ảnh,tiếng kêu con vật,trẻ hiểu được tiếng tượng thanh như”tiếng suối
chảy,tiếng mưa rơi”…
- Qua cuốn sách biết nói giáo viên có thể giúp trẻ phát âm đúng,trẻ thuộc thơ,biết
nhiều truyện ,hiểu từ chính xác hơn.Trẻ có thể học hát bằng hình ảnh, có thể chọn
các bài hát theo chủ đề có sẳn trong sách trẻ có thể hoạt động theo nhóm,cá
nhân.Trẻ có thể xem một số phim ,hình ảnh hoạt động của trẻ ,cô và bạn trong
trường lớp qua lễ hội.
-Thực hiện năm phát huy và đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào
tổ chức các họat động vui chơi cho trẻ và cùng với những lí do trên tôi đã cố gắng
bằng nhiều cách để cung cấp thêm cho trẻ nhiều vốn từ ,kiến thức và kỹ năng cho
trẻ đặc biệt là thực hiện xây dựng sách biết nói cho góc thư viện.
II.Phương tiện:
-Sưu tập và chọn lựa các câu chuyện phù hợp lứa tuổi mầm non
-Thực hiện băng đĩa qua chương trình proshowgold ,chương trình
wondershare PPT2DVD
-Tivi, đầu đĩa, đĩa DVD,Headphone (Hội cha mẹ học sinh thực hiện)
III.Giải pháp:
-Tôi trao đổi với PHT về nội dung kinh nghiệm, được sự hướng dẫn tôi bắt đầu
thử nghiệm và trong quá trình đó tôi luôn luôn trao đổi với BGH và đồng nghiệp
để thực hiện ý tưởng nội dung thực hiện những cuốn sách nói cho trẻ nhỏ chưa
biết đọc.
-Trước tiên để xác định làm loại sách như thế nào? tôi phân loại các nội dung theo
các các chủ đề như: bản thân,gia đình ,động vật,thực vật,phương tiện giao thông
,nghề nghiệp,thiên nhiên … Trong các chủ đề có nhiều nội dung khác nhau
:Truyện, thơ ,âm nhạc,dinh dưỡng sức khỏe…
Ví dụ:Để cho trẻ học về gia đình của mình (cô có thể chụp hình trực tiếp từ ảnh
người thân trong gia đình hoặc bằng các hình vẽ hoặc có sẳn trong sách) và có thể
sử dụng tiếng nói của trẻ,cô hay bài hát giới thiệu về gia đình .Khi bài hát ,hát về
Bà thì hình bà đó sẽ hiện lên để cho trẻ tiếp thu hình ảnh và âm thanh. Sử dụng
các câu chuyện có hình và lời nói Scan lại vào máy và tạo thành sách CD có
giọng kể của cô hoặc của trẻ .
-Muốn tạo ra một câu chuyện thì cần phải có hình ảnh giọng nói ,âm thanh–>từ
những nội dung trên kết hợp lại tạo thành một câu chuyện, nhưng đòi hỏi khi kết
nối phải thật khớp giữa âm thanh và hình ảnh bằng chương trình phần mềm của
PROSHOWGOLD, ngòai ra tôi còn có thể sử dụng một số phần mềm của
Powerpoint để thực hiện.
-Bước đầu tôi còn lúng túng trong tổ chức cho trẻ họat động, tôi được cô PHT giới
thiệu phần mềm Wondershare PPT2DVD để thuận tiện hơn vì chưa có Computer.
-BGH phối hợp với hội cha mẹ học sinh trang bị cho 5 headphone cho trẻ nghe mà
không ảnh hưởng đến góc chơi khác trong lớp.
-Tổ chức cho trẻ họat động luân phiên vào các thời điểm như đầu giờ, giờ vui
chơi, giờ chiều…
-BGH đề nghị triển khai cho hội đồng chuyên môn được tham khảo và vận dụng
vào lớp bạn để lấy ý kiến bổ sung cho kinh nghiệm của tôi
IV. Kết quả bước đầu:
Sau gần một học kỳ thử nghiệm tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ
chức các họat động cụ thể ở họat động góc thư viện mà tôi đang nghiên cứu, tìm
tòi các giải pháp và đã có những mặt tích cực rõ nét như sau:
-Trẻ rất hứng thú khi được nghe chuyên, thơ, bài hát kết hợp trẻ được đọc, hát theo
hoặc bắt chước những tiếng động, tiếng nói có hình ảnh minh họa qua màn hình
-Việc đeo headphone khi nghe không ảnh hưởng đến các góc chơi khác
-Vận dụng phối hợp các chương trình Powerpoint, Proshowergod, Wondershare để
thiết kế các nội dung họat động có thể hỗ trợ lẫn nhau rất tốt trong việc cho trẻ
quan sát những hình ảnh minh họa hứng thú hơn được vận dụng mở rộng qua giờ
học, khám phá…
-Hiện nay đa số các nhóm lớp đều thực hiện các phần mềm trên để thiết kế nội
dung bổ sung cho phương tiện tổ chức họat động
-Tôi đã chia sẻ các băng hình cho các đồng nghiệp khối MG3t tổ chức cho trẻ vui
chơi ở góc đọc sách…
Tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm cũng như trưng cầu ý kiến của BGH cũng như của
đồng nghiệp để hoàn thiện kinh nghiệm trong năm học 2008-2009 và cố gắng mở
thêm nhiều hướng họat động khác trong học kỳ 2.
Ngày 02 tháng05 năm 2010
HIỆU TRƯỞNG Người viết kinh nghiệm