Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.6 KB, 2 trang )
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán mẫu giáo 4-5 tuổi – bài 18 dạy trẻ so sánh
độ lớn của 2 đối tượng
Bài 18
DẠY TRẺ SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được sự giống và khác nhau về độ lớn của các đối tượng.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 đồ chơi có dạng hình phẳng, cùng hình dạng, như: 2 hình tròn, 2 hình
vuông v.v…, có độ lớn chênh lệch, không rõ nét. Mỗi trẻ cũng có 2 đồ chơi dạng
khối, ví dụ: khối gỗ, búp bê, quả chùy, 2 đồ chơi này có sự khác biệt khá rõ nét về
độ lớn.
- Bảng và phấn.
- Đồ dùng của Cô : các đồ chơi có dạng hình khối có sự khác biệt rõ nết về độ lớn.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Trẻ ước lượng để phân biệt sự khác nhau về độ lớn của đối tượng có
dạng khối.
- Cô cho trẻ phát hiện trong 2 đồ chơi cô giáo đặt cạnh nhau, đồ chơi nào to hơn,
đồ chơi nào nhỏ hơn.
- Trẻ chọn trong hộp đồ chơi, đặt khối gỗ to ở bên tay phải, khối gỗ nhỏ ở bên tay
+ Phần 2: So sánh độ lớn của đối tượng có dạng hình phẳng
- Cô cho trẻ so sánh để tìm hình to đặt canh hối gỗ to, hình nhỏ đặt cạnh khối gỗ
nhỏ. Cô hướng dẫn trẻ xếp chồng 2 hình phẳng lên nhau, xê dịch sao cho hình to
có phần thừa ra, hình nhỏ nào trọn trong hình to. Cho trẻ nhận xét và nói kết quả.
Chú ý: gợi để trẻ nói được ý: hình màu vàng nhỏ hơn vì nó không thừa ra, còn
hình xanh to hơn vì nó thừa ra.
+ Phần 3: Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem những đồ chơi nào to bằng nhau,
những đồ chơi nào không to bằng nhau, trong đó cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn.
- Cho trẻ vẽ 1 cái bánh bé đặt chồng lên 1 cái bánh to lên bảng.