Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giới thiệu môn Marketing docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.75 KB, 4 trang )

GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Marketing là môn học nghiên cứu về nhu cầu và phương thức thỏa
mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi.
MKT là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
+ Khoa học: - nghiên cứu tính quy luật hình thành vận động của
nhu cầu và các quy luật của thị trường
+ Nghệ thuật: hài lòng, thỏa mãn khách hàng, vận dụng một
cách linh hoạt các nguyên tác MKT đối phó với sự biến động của thị
trường và hoàn cảnh kinh doanh của từng đơn vị.
1. Mục tiêu của môn học.
- Cung cấp những kiến thức căn bản có tính hệ thống về
MKT, giúp người học nắm bản chất của MKT trong kinh
doanh hiện đại.
- Góp phần xây nhận thức, tư duy kinh tế, cách ứng xử trong
môi trường kinh doanh hiện đại theo quan điểm MKT.
- Giúp người học có khả năng tiếp cận, phân tích các hoạt
động MKT diễn ra trên thị trường và qua đó vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
2. Phương pháp cơ bản của môn học.
Phương pháp tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận: MKT là môn
học có tính thực tiễn cao, do vậy đòi hỏi người học phải có sự
liên hệ, quan sát, tìm hiểu những hoạt động MKT diễn ra trên
thị trường và phải luôn luôn phân tích, so sánh giữa lý luận và
thực tiễn. lý luận được kiểm định qua thực tiễn, thực tiễn giúp
hiểu sâu sắc hơn những lý luận.
3. Nội dung môn học.
Chương trình được chia làm 7 chương
Chương1: Những vấn đề cơ bản về Marketing
Chương 2: Hệ thống thông tinvà nghiên cứu MKT
Chương3: Thị trường và nhu cầu thị trường
Chương4 : Hành vi mua khách hàng


Chương5 : Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương
hiệu.
Chương 6: Các chính sách trong MKT
Chương 7: Kế hoách MKT trong doanh nghiệp.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING
1.Marketing
1.1.Quá trình phát triển marketing
- 1650: Nhật bản, dòng họ Mitsui, ghi chép lại những ý
kiến của khách hàng về sp của họ, nhằm bán được nhiều hàng
hóa hơn.
- Đầu thế kỷ 19 , cty International Harvester,( phương
tây) nghiên cứu một cách có hệ thống về MKT.
- Đầu thế kỷ 20: Hoàn thiện và được giảng dạy tai các
trường đại học Mỹ.
- Những năm 50- 60 của TK 20 MKT được truyền bá
rộng rãi ở Châu Á và Châu Âu.
- 1988: ứng dụng tại Viêt nam ( nền KT chuyển từ bao
cấp sang nền KTTT có định hướng XHCN).
1.2. Những khái niệm cơ bản của MKT.
- Nhu cầu( Need): là cảm giác thiếu thốn người ta cảm
nhận được.
VD: nhu cầu về thực phẩm, quần áo, sự an toàn.
- Mong muốn( Want): Nhu cầu gắn với ước muốn, là
hình thức biểu hiện của nhu cầu tự nhiên do yếu tố cá tính và
văn hóa quy định.
VD: nhu cầu về thực phẩm: Cơm hoặc bánh mì.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán( Demand): sự lượng
hóa ước muốn trong điều kiện thu nhập nhất định.
VD: cơm bình dân, cơm hải sản.
- Sản phẩm( product) : bất cứ cái gì đưa ra thị trường

nhằm tạo sự chú ý, mua sắm và thỏa mãn nhu cầu.
- Sự thỏa mãn ( Satisfaction): là trạng thái cảm xúc của
khách hàng thong qua việc so sánh lợi ích thực tế mà sp đem lại
so với kỳ vọng về sp.
- Trao đổi( Exchange): hành vi nhận từ người khác một
vật và đưa lại cho họ một vật khác.Điều kiện để trao đổi là:
+Tối thiểu phaỉa có hai bên tham gia.
+ Mỗi bên phải có một vật có gía trị.
+ Mỗi bên phải có khả năng giao dịch và vận chuyển
hàng hóa hay thứ mà mình có
+ Mỗi bên có quyền từ chối hoặc chấp nhận đề nghị từ
phía bên kia.
+ Mỗi bên đều có thiện chí muốn giao dịch với bên kia.
- Giao dịch( Transaction) là một cuộc trao đổi mang tính
thương mại những vật có giá trị.
- Thị trường ( Market): là tập hợp khách hàng hiện có
hoặc sẽ có( tiềm năng) có cùng nhu cầu về sán phẩm,có khả
năng sẵn sàng trao đổi để thỏa mãn nhu cầu.
1.3. Định nghĩa MKT.
* MKT là một quá trình xã hội mà trong đó những cá
nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông
qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sp/dv có giá trị đối với
người khác.( Philip Kotler)
*MKT là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc
định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng hàng hóa,dich vụ
nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của
cá nhân và tổ chức. ( Hiệp hội MKT Mỹ).
1.4. Phân loại MKT.
- Theo quan điểm hệ thống:
+ Macro-marketing: ứng dụng MKT cho những hệ thống

lớn( quốc gia, khu vực, )
+ Micro-marketing: úng dụng trong hệ thống nhỏ thường
là trong các tổ chức kinh doanh, phi kinh doanh.
# Trong nghiên cứu giảng dạy MKT thường chú trọng
vào micro-mkt
- Theo lĩnh vực ứng dụng:
- Marketing kinh doanh:
+MKT- công nghiệp
+MKT- thương mại.
+MKT- quốc tế
+MKT- nội địa.
+MKT- nhập khẩu
+MKT dịch vụ.
- Marketing phi kinh doanh: chính trị, trường học, bệnh
viện, bảo tàng….
1.5. Vị trí của MKT trong doanh nghiệp.
2. Quản trị MKT
2.1. Khái niệm, ý nghĩa của quản trị MKT.
2.2. Các quan điểm quản trị MKT.
2.3. Nội dung quản trị MKT.

×