Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tiểu luận: NGOẠI ỨNG DO VE-DAN GÂY RA, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 50 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Môn: Kinh tế công cộng
TIỂU LUẬN
Chủ đề: NGOẠI ỨNG DO VE-DAN
GÂY RA, NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn:Tạ Thị Lệ Yên
1
Tiểu luận môn Kinh tế công cộng
Chủ đề: NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC DO VE-DAN GÂY
RA, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn:
Tạ Thị Lệ Yên
Thành viên nhóm:
1. Hoàng Hà Linh
2. Trần Thị Thu Trang
3. Lê Thị Hoài Nam
4. Nguyễn Thị Bích Diệp
5. Đinh Giang Nam
6. Nguyễn Cơ Thạch
7. Nguyễn Công Linh
8. Lê Văn Hậu
9. Bùi Thị Huyền
2
Mục Lục




 !"#$%&'()$*+$, +.,#&#*/(#01$23+
24567!89


2456:;<=>
?5@5AB<C;DE97!89
FABG5HIJKLM5N6O<E97!89
$2PQR$2S.T.U%.1$2 !"#$2V(#
$<W<HX6YA;<5C7!89<CN957Z[9\56C]5M
Y5N<<W<HX6YE97!89K
$2S$$V$%.'.R.%$^$2_
$<6CXE`69BAX65WAa<E97!89_
$<6CXZ`69
2+'F
.<>GGbB4NX<;<5C7!89F
2>GG5N5Ncd<eG5cf<5Yc7!89Fg
h$Mg
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta vẫn hay nói “ học đi đôi với hành” ,điều đó có nghĩa khi học lý
thuyết trên ghế nhà trường ta cần phải biết đem những kiến thức đó ứng dụng
vào thực tế. Và khi học về ngoại ứng- một dạng thất bại của thị trường đòi hỏi
có sự can thiệp của chính phủ cũng như vậy. Để hiểu rõ hơn về ngoại ứng,đặc
biệt là ngoại ứng tiêu cực trong thực tế như thế nào, ảnh hưởng của ngoại ứng
đối với xã hội ra sao, nhà nước đã can thiệp như thế nào ta đi vào phân tích
3
ngoại ứng qua 1 ví dụ điển hình thực tế đã xảy ra. Đó chính là vụ Vedan làm ô
nhiễm dòng sông Thị Vải.
Khi xã hội ngày càng phát triển,các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt
hơn để doanh nghiệp mình không những tồn tại được mà còn có thể ngày càng
mở rộng quy mô và thị trường. Vì tăng lợi nhuận trước mắt, không ít các doanh
nghiệp muốn cắt giảm chi phí bằng cách không xử lý rác thải theo quy định mà
trực tiếp đổ rác thải ra môi trường tự nhiên. Những con sông vô tội đang trong
xanh bỗng nhiên đen xì và bốc mùi hôi thối… điều đó có nghĩa là môi trường
đã bị ô nhiễm! Thế rồi cây cối không thể sinh sôi, thủy sản không thể sống

được, con người đau ốm bệnh tật,…tất cả những điều đó chính là ngoại ứng
tiêu cực mà các nhà máy gây ra – một dạng thất bại của thị trường theo các nhà
khoa học nghiên cứu.
Trên thực tế vụ án của Vedan không phải vụ duy nhất chỉ vì lợi ích của
doanh nghiệp mình mà làm làm ô nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại vô cùng
nặng nề cho xã hội và chính phủ: Nhiều vụ xả thải sau đó như của Hào Dương
(TP HCM), Tung Kuang (Hải Dương), Thông Thuận (Ninh Thuận), Đường
Quảng Ngãi (Quảng Ngãi)
Tuy nhiên vụ án Vedan là một trường hợp điển hình mà hành vi gây ô nhiễm môi
trường có chủ ý đã bị phát hiện ra. Đây là 1 vụ án lớn đã làm xôn xao dư
luận trong một thời gian dài,lật mở ra rất nhiều vấn đề mà trước nay vẫn âm
thầm tồn tại không bị phát hiện. Tất cả những vấn để trên sẽ được nghiên
cứu và phân tích theo mục lục sau đây:
I. LÝ THUYẾT………………………………………………… 5
1. Khái niệm……………………………………………………………… 5
2. Đặc điểm…………………………………………………………………5
3.Phân loại………………………………………………………………….6
4
II. VE-DAN VÀ QUÁ TRÌNH XẢ NƯỚC THẢI CHƯA QUA
XỬ LÝ RA SÔNG THỊ VẢI…………………………………….8
1. Giới thiệu Ve-dan……………………………………………………… 8
2. Giới thiệu sông Thị Vải………………………………………………….9
3. Tóm tắt hành vi gây ô nhiễm của Ve-dan……………………………….10
4. 12 hành vi phạt tiền 267,5 triệu đồng của Ve-dan………………………13
III. NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC MÀ CÔNG TY VE-DAN GÂY RA… 15
1. Ngoại ứng tiêu cực mà công ty Ve-dan gây ra theo khía cạnh lý thuyết 15
2. Thực trạng ngoại ứng tiêu cực của Ve-dan…………………………… 17
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG…….29
1. Nguyên nhân chủ quan và chiêu thức hành động của Ve-dan……….…29
2. Nguyên nhân khách quan…………………………………………….…32

V. GIẢI PHÁP………………………………………………… 34
1. Các giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan……………………………34
2. Giải pháp để tránh các trường hợp tương tự như Ve-dan………………40
KẾT LUẬN……………………………………………………………….50
5
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm:
Đầu tiên muốn hiểu về ngoại ứng cần hiểu thất bại thị trường là gì?
Thất baị thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không
thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn
 Ngoại ứng là 1 trường hợp của thất bại thị trường : “ Khi hành động
của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến
phúc lợi của một đối tượng khác ,nhưng những ảnh hưởng đó lại không được
phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng”
2. Đặc điểm
a. Do hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra
1 nhà máy làm ô nhiễm môi trường chính là ngoại ứng tiêu cực ,một
đám thanh niên rủ nhau hút hít heroin rồi đi trộm cướp để có tiền thỏa mãn cơn
nghiện cũng chính là ngoại ứng tiêu cực do tiêu dùng gây ra.
b. Trong ngoại ứng, đối tượng nào gây tác hại(hay lợi ích) cho đối
tượng nào nhiều khi chỉ mang tính tương đối
Khi một bác nuôi ong và một bà trồng hoa ở gần nhau thì không thể nói
chỉ có bác nuôi ong được lợi ,khi mà đàn ong của bác có hoa để hút mật,phải
tính đến ngoại ứng tích cực đối với bà bán hoa,vì nhờ có đàn ong mà hoa của
bà được thụ phấn.
c. Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ
là tương đối
6
Cùng là một sự việc,1 hành động nhưng nó gây tác động tích cực hay
tiêu cực còn tùy vào quan điểm của đối tượng chịu ảnh hưởng. Khi một nhà

máy được thành lập thì nó có thể tạo ra tác động tích cực cho những người
dân,khi nhà máy đó tạo ra công ăn việc làm cho những người còn đang thất
nghiệp. Tuy nhiên nhà máy đó cũng gây ra ngoại ứng tiêu cực đối với những
người dân xung quanh nhà máy vì không khí không còn tròng lành như trước
,cũng như gây ra những tiếng ồn k.hó chịu khi nhà máy hoạt động sản xuất
d. Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét theo quan điểm xã
hội
Khi xuất hiện ngoại ứng thì hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư
nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên của xã hội. Do đó , mức
sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội.
3. Phân loại
Có 2 loại ngoại ứng: Đó là:
- Ngoại ứng tích cực: lợi ích mang lại cho bên thứ 3(ngoài người mua và
người bán trên
thị trường) nhưng lợi ích đó lại không được phản ánh vào giá bán
- Ngoại ứng tiêu cực : chi phí áp đặt lên mỗi đối tượng thứ 3 (ngoài
người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không phản ánh
trong giá cả thị trường.
So sánh ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực:
• Giống nhau:
- Cùng áp đặt cho bên thứ 3 ngoài người mua và người bán
- Không phản ảnh vào giá cả thị trường
7
• Khác nhau:
Tích cực Tiêu cực
Bản chất -Việc
làm,hành động tích
cực cho người khác
-Việc
làm,hành động gây

ra chi phí ,thiệt hại
cho người khác

Ví dụ - phương
diện sản xuất: người
nuôi ong và người
trồng hoa
- phương
diện tiêu dùng: đi
học,tiêm phòng,…
- phương
diện sản xuất: ô
nhiễm môi trường
- phương
diện tiêu dùng:hút
thuốc,sử dụng ma
túy,rượu bia,…
Sự tác động
của Chính phủ
-Tài trợ để sản
xuất hoàn toàn
-Hỗ trợ cho
cá nhân,tổ chức thực
hiện
-Thu phí,thu
thuế cao
-Đặt mức
chuẩn(thải)
-Cấm sản xuất
or tiêu dùng

-Quy định
Quyền sở hữu đất
đai
8
II. VE-DAN VÀ QUÁ TRÌNH XẢ THẢI CHƯA QUA XỬ LÝ RA
SÔNG THỊ VẢI
Vedan và quá trình xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải
1. Giới thiệu Vedan
- Hoạt động theo giấy phép đầu tư số 171 A/GP ngày 1/8/1991 của Ủy
ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) . Đi vào
hoạt động chính thức năm 1993
- Trụ sở: xã Phước Thái ( Long Thành- Đồng Nai)
- Diện tích hoạt động: >120ha nằm liền kề với sông Thị Vải
- Số công nhân: 2393 người
- Sản phẩm: : Bột ngọt, Lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axít
(HCl), thức ăn chăn nuôi, phân bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học
- Vốn tính đến năm 2010: 460.724.000 USD
Lương bình quân CN: 2.167.307 Đ/tháng
9
( Công ty Vedan có trụ sở đặt tại xã Phước Thái (Long Thành - Đồng
Nai), hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 171 A/GP ngày 1/8/1991 của Ủy ban
Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên diện tích
120 ha nằm liền kề với sông Thị Vải, với tổng số cán bộ - công nhân viên là
2.393 người. Công ty Vedan đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993 trong
các lĩnh vực sản xuất: Bột ngọt, Lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axít
(HCl), thức ăn chăn nuôi, phân bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học; sử
dụng nước cấp trung bình từ 20.000 - 25.000 m3/ngày và nước làm mát lấy từ
sông Thị Vải khoảng 40.000 m3/ngày. Theo báo cáo tổng hợp về tài chính của
Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư đến nay là 460.724.000 USD; doanh thu từ
năm 1994 - 2007 là 2.265.498.382 USD (khoảng 151 triệu USD/năm); lợi

nhuận trước thuế từ năm 1994 - 2007 là 169.794.312 USD (khoảng 11,3 triệu
USD/năm); lợi nhuận sau thuế từ năm 1994 - 2007 là 144.803.132 USD
(khoảng 9,6 triệu USD/năm); số thuế đã nộp từ năm 1994 - 2007 là
133.151.086 USD (khoảng 8,9 triệu USD/năm); lương bình quân đầu người là
2.167.307 đồng/tháng.)
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia TP HCM
Tạp chí môi trường số 7 năm 2010
2. Giới thiệu sông Thị Vải
Sông Thị Vải. Nguồn: Tuổi trẻ online
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng
Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
10
Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông -
nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra
biển tại vịnh Gành Rái
Sông có tổng chiều dài khoảng 76km, đoạn chảy theo hướng nam làm
ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, TP.HCM và Tân Thành, Bà Rịa
Vũng Tàu
3. Tóm tắt hành vi gây ô nhiễm của Vedan
Từ khi thành lập Vedan đã thực hiện hành vi gây ô nhiếm dòng
sông Thị Vải và mãi cho đến 14 năm sau thì sự việc mới bại lộ. Vụ Vedan là
một vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Việt Nam. Dưới đây
là tóm tắt hành vi gây ô nhiễm của Vedan:
• Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm
đó trên lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), Công ty
Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết
hàng loạt.
• Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ
ngư dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/TP: Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM.

• Trong điều kiện xả thải bình thường trước khi phát hiện vụ việc xảy ra
(9/2008), lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 -
5.800 m3/ngày, đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của Công
ty:
• Hệ thống XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB,
kết hợp bùn hoạt tính có công suất 1.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng
độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng
cục Môi trường): TSS = 38 mg/l, BOD5 = 8 mg/l, COD = 31 mg/l, N-NH3 =
0,35 mg/l, Tổng N = 1,6 mg/l, và Tổng P = 1,84 mg/l; cơ bản đạt tiêu chuẩn
cho phép (TCCP).
11
• Hệ thống XLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự
nhiên có công suất 2.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô
nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi
trường): TSS = 41 mg/l, BOD5 = 59 mg/l, COD = 113 mg/l, N-NH3 = 40,7
mg/l, Tổng N = 50,5 mg/l, và Tổng P = 2,94 mg/l; không đạt TCCP.
• Hệ thống XLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh
học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương ôxy hóa có công suất 1.800
m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo
kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 57 mg/l, BOD5 =
35 mg/l, COD = 80 mg/l, N-NH3 = 47,4 mg/l, Tổng N = 54,6 mg/l, và Tổng P
= 3,68 mg/l; không đạt TCCP.
Hệ thống xả nước thải của Vedan ( Nguồn: dantri.com.vn)
12
Hồ chứ nước thải chưa qua xử lý của công ty Vedan ( Nguồn: tuổi trẻ
online)
• Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên
men bột ngọt Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn
chứa 15.000 m3 theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên
bề mặt đất) ra cầu cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục Cảnh

sát môi trường vào lúc 17h30 ngày 6/9/2008.
• Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị
Vải theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương
đương 3.520 m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu
= 610.000 Pt-Co; BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700
mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l.
• Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra còn phát hiện một số nguồn thải khác
không qua xử lý của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
• Lượng bùn thải từ Xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng (tương đương
800 m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính rất cao: TSS = 12.280 mg/l,
13
BOD5 = 1.050 mg/l, COD = 12.280 mg/l, N-NH3 = 3,08 mg/l, Tổng N = 59,7
mg/l và Tổng P = 32 mg/l.
• Tổng lượng nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống
mương thoát nước giải nhiệt là 46.800 m3/tháng (tương đương 1.560 m3/ngày)
với nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau: TSS = 423 mg/l, BOD5 = 2.700
mg/l, COD = 5.330 mg/l, N-NH3 = 163 mg/l, Tổng N = 385 mg/l, và Tổng P =
9,5 mg/l.
• Qua những sai phạm có tính hệ thống của Công ty Vedan từ năm 1994
- 2008 và những dữ liệu thống kê xả thải ở trên, có thể khẳng định rằng, chất
thải của Công ty Vedan (đặc biệt là dịch thải sau lên men) là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với sông Thị Vải.
• Với các hành vi gây ô nhiễm của mình, Công ty Vedan đã bị xử phạt
vi phạm hành chính với số tiền 267.500.000 đồng, đồng thời truy thu khoản phí
BVMT đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là: 127.268.067.520 đồng
(Công ty Vedan đã nộp đủ khoản truy thu này).
4. 12 hành vi bị phạt tiền 267,5 triệu đồng của Vedan
Dưới những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
Vedan,Vedan đã phải chịu ít nhất 12 hình phạt hành chính,tổng số tiền là 216,5
triệu đồng

1- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất tinh bột:
33 triệu đồng
2- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất Bột ngọt
và Lysine: 23 triệu đồng
3- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở các nhà máy khác: 23 triệu
đồng
4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc cho cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền: 30 triệu đồng
14
5- Hành vi thải mùi hôi thối trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế ô nhiễm môi trường: 500 ngàn đồng
6- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định: 10 triệu đồng
7- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép: 6 triệu đồng
8- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men bột ngọt có các thông số ô
nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng
9- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men Lysin có các thông số ô
nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng
10- Xả nước thải bùn vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên: 33
triệu đồng
11- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần
ở trại chăn nuôi heo và: 20 triệu đồng
12- Không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: 50
triệu đồng
( Nguồn: />15
III. NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC DO VE-DAN GÂY
RA
1. Ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra theo khía cạnh lý
thuyết
Hình ảnh minh họa cho ngoại ứng tiêu cực thông qua ví dụ Vedan thải

nước chưa qua xử lý vào sông Thị Vải gây thiệt hại lớn cho người
Trục hoành của đồ thi cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất, trục tung
đo lường chi phí và lợi ích mà họa động này tạo ra, tính bằng tiền. Đường MB
cho biết lơi ích biên mà Vedan thu được ứng với từng mức sản lượng. Đường
MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí mà nhà máy thực
phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị ản lượng, thí dụ như chi phí nhân công,
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…
Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đối với xã hội
( MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào
của nà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi
16
phí thiêt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Vì thế,
MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.
Nếu Vedam là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả
nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ
sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này con gọi là mức sản lượng
tối ưu thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì
quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm
xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. Như vậy, Vedan gây ngoại ứng tiêu cực
đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.
Nếu chính phủ không có biện pháp buộc Vedan cắt giảm sản lượng thì
thiệt hại gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tốn thất phúc
lợi ròng của xã hôi là tam giác ABC. Điều này có thể được giải thích rằng:
Vì lơi ích ròng (hay lợi nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất thêm
một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi
nhuận tăng thêm khi nhà áy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Q1 là tam giác
ABE. Trong khi đó, người dân khu vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm
nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, người dân sẽ
chịu thiệt môt khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Q1 thì
tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo. Vì hình thang này

có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận
tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội
có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được
khoản tổn thất phúc lợi xã hội nói trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có
nghĩa là một mưc sản lương không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là phải tìm một
mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù
đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó
tính cả chi phí ô nhiễm.
17
2. Thực trạng ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra
Xét về mặt lý thuyết, tổn thất về phúc lợi xã hôi do những ngoại ứng
mà công ty Vedan gây ra là vô cùng lớn. Theo kết quả quan trắc từ nhiều
chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi trường và của các địa
phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài dòng chính sông
Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó có
khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía sông Gò
Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải. Tuy nhiên, một thực
tế đáng buồn là không chỉ gây ô nhiễm về nguồn nước mà ngoại ứng tiêu cực
do công ty Vedan gây ra còn mang lại thiệt hại về kinh tế, y tế và môi trường.
 Thiệt hại về môi trường
Đầu tiên, ngoại ứng tiêu cực đo công ty Vedan gây ra thể hiện rõ nhất ở khía
cạnh môi trường. Để đánh giá mức độ ô nhiêm nguồn nước sông Thị Vải, các
nhà khoa học đã sử dụng nhiều tiêu chuẩn, có thể kể tên như nồng độ DO, nhu
cầu ôxy sinh hóa BOD, nhu cầu ôxy hóa học COD. Theo một số nguồn tài liệu
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần
thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng tê, thuỷ sinh, côn trùng
v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của
tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động

mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và
v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị
chết. Trong khi đó, BOD là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy
chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm
sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng. Và
COD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác
khử trùng. Bởi vậy, đây là các tiêu chuẩn để đánh giá về ô nhiễm nguồn nước.
Điều này cũng giải thích rằng, ngoài các chương trình lấy mẫu và quan trắc
điểm cố định trên lưu vực sông Thị Vải, còn có các đợt khảo sát đo nhanh liên
tục diễn biến chất lượng nước dọc theo sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường
phối hợp với Viện Hóa học và Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện. Đến
nay đã có 8 đợt đo nhanh vào các thời điểm: tháng 8/1996; 3/1997; 12/1997;
18
10/1998; 5/2006; 8/2008; 3/2009 và tháng 11/2009. Dưới đây là kết quả đo
nhanh thông số DO dọc sông Thị Vải từ thượng nguồn ra đến hợp lưu sông Thị
Vải - Gò Gia - Cái Mép từ năm 1996 đến nay.
Sơ đồ 1: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21
Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải
tương ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008,
3/2009 và 11/2009
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM
Tạp chí môi trường số 7 năm 2010
19
Từ kết quả đo nhanh như sơ đồ 2 cho thấy, ngay từ năm 1996 (sau 3 năm
kể từ khi Công ty Vedan đi vào hoạt động), sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đáng
kể (Có khoảng 8km tuyến sông này có DO < 2 mg/l). Năm 1997 có khoảng 25
km tuyến sông này có DO dưới 1 mg/l trong khi theo các nhà nghiên cứu môi
trường hàm lượng DO tối thiểu phải đạt 5mg/lít. Mức độ ô nhiễm càng lúc
càng tăng dần và đạt tới cực điểm vào tháng 8/2008 (thời điểm Thanh tra Tổng

cục Môi trường phát hiện được hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan). Theo
các chuyên gia, tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông
Thị Vải theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng,
tương đương 3.520 m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9;
Độ màu = 610.000 Pt-Co; BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS =
156.700 mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705
mg/l. Kể từ tháng 3/2009 đến nay, chất lượng nước sông Thị Vải nhìn chung đã
được cải thiện rõ rệt: trên suốt chiều dài dòng chính của sông Thị Vải khoảng
27 km, nồng độ DO đã tăng vọt lên mức từ 4,5 mg/l trở lên. Riêng chỉ có đoạn
đầu của sông Thị Vải tiếp nối với rạch Bà Ký khoảng 3km, nồng độ DO vẫn
còn ở mức khá thấp (dưới 2 mg/l) do ảnh hưởng của nước thải từ các KCN ở
Nhơn Trạch đổ ra. Tuy nhiên, dòng chính sông Thị Vải từ chỗ hợp lưu suối Cả
- rạch Bà Ký ra đến cửa sông không còn bị ô nhiễm hữu cơ (DO > 4,5 mg/l).
20
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM
Tạp chí môi trường số 7 năm 2010
Sông Thị Vải còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn và đáng lo hơn là các chất độc hại kim
loại nặng.
Trước đây, yêu cầu phân tích mẫu nước theo dõi diễn biến "sức khỏe"
của sông Thị Vải do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện vào thời điểm năm
2005, trong tất cả sáu vị trí có lấy mẫu nước trên sông Thị Vải để phân tích đều
phát hiện có sự hiện diện của chì, cadimi và đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Đến cuối năm 2006, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đưa ra kết luận rất đáng lo ngại trên sông Thị Vải "ô nhiễm chì nặng và rất
nặng (tùy vào từng khúc sông)". Theo số liệu cập nhật gần đây nhất, tháng 5-
2007, sự hiện diện của chì và cadimi vẫn ở mức báo động "ô nhiễm nặng",
vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần. Chưa hết, cơ quan chức năng còn phát hiện
có cơ sở sản xuất công nghiệp thải cả chất xyanua - một loại chất độc hại với
môi trường và sức khỏe cộng đồng - vào sông Thị Vải với hàm lượng vượt

chuẩn cho phép hàng chục lần.
21
Cửa nước xả công khai sau xử lý của nhà máy VEDAN, nhưng tại đây
nhà máy đã bí mật lắp một hệ thống cống xả nước thải không qua xử lý nắm
sau dưới lòng đất. Và tại đây chính là nơi gây ô nhiểm nặng cho dòng sông Thị
Vải trong suốt 14 năm qua. Hiện cuộc sống bên miệng cống xả nước thải đã trở
lại bình thường sau khi Cảnh sát môi trường phát hiện và bịt miệng cống ngầm.
Nguồn: Báo tuổi trẻ ( />Thi-Vai-khong-con-tho.html)
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn
hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài
nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với hành vi xả nước thải ra sông
Thị Vải đã làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng đất ngày
càng suy thoái. Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình thẩm thấu vào đất,
nguồn nước ô nhiễm của sông Thị Vải đã làm cho nguồn đất nơi đây bị ô
nhiễm. Không chỉ vậy, với lượng khí thải do Vedan gây ra cũng đặt dấu hỏi
cho sự ô nhiễm môi trường không khí? Tóm lại, chính những tác động ngoại
ứng tiêu cực mà Vedan gây ra đã và đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên
khu vực của dòng sông Thị Vải.
22
Cho đến nay, sau gần 1 năm bịt ống xả nước thải bí mật của VEDAN,
nhiều khu đất ở xã Phước Thái (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vẫn còn rỉ
ra những chất độc ô nhiểm và không thể sản xuất được.
Hiện nay từ sông Thị Vải nhìn vào vẫn nhìn thấy nhà máy bột ngọt
VEDAN hàng ngày thải khói đậm đặc lên bầu trời. Liệu có không việc ô nhiểm
không khí ?
(Nguồn: tuổi trẻ online)
 Thiệt hại về vấn đề sức khỏe con người
Hậu quả thứ hai do ngoại ứng tiêu cực của công ty Vedan gây ra đó

chính là vấn đề về sức khỏe con người. Có lẽ bất cứ ai cũng phải kinh ngạc khi
chính người của Vedan đã thừa nhận việc xả nước thải này ra sông Thị Vải đã
diễn ra 14 năm nay. Cụ thể hơn, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra sông
Thị Vải thấp khoảng hai giờ. Vậy trong nước thải đó có những chất độc hại gì?
Theo các nhà khoa học thì với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút
(NaOH), axit (HCl), phân bón… thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất mà
Vedan thải ra chính là CYANURE. Theo các nhà khoa học, Cyanure là một
chất kịch độc, gây chết người với liều lượng. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg
chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1
phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau
23
khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Theo phân loại
trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc
(T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m3. Còn theo quyết
định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt
Nam thì giới hạn này là 3 mg/m3 trong môi trường sản xuất. Tuy nhiên, năm
2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường từng kiểm tra đột xuất
Vedan và có kết luận: Hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép
thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm
lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1
mg/lít Chưa hết, tiếp tục kiểm tra nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh
học ở Công ty Vedan, đoàn kiểm tra phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng
chất cyanure trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần ( nguồn: báo tuổi trẻ
online). Vậy với hàm lượng chất độc lớn như vậy, sức khỏe người dân vùng
Đồng Nai đang đứng trước một nguy cơ đáng sợ.
Hậu quả do Công ty Vedan VN gây ô nhiễm môi trường đến nay vẫn
chưa khắc phục được. Đôi cánh tay của cán bộ môi trường bị bám đầy "hóa
chất" sau khi thò xuống sông Thị Vải, đoạn sau lưng nhà máy Vedan, để lấy
mẫu nước.
24

Anh Quách Trung Quân (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) lội
xuống ao vớt xác tôm, 5 phút sau hai bàn chân anh bị phồng dộp, 10 móng
chân đen sạm, có mùi hôi. (Ảnh chụp tháng 3-2006). Ảnh: L.Cường
 Thiệt hại về mặt kinh tế
Ngoài gây ra những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người,
ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một thiệt hại vô cùng lớn về
mặt kinh tế. Kết quả mô phỏng của Viện MT-TN xác định khu vực ô nhiễm
khiến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích
gần 2.000ha thuộc địa bàn các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch),
Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã
Mỹ Xuân, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
có diện tích gần 700ha thuộc các xã Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nhơn
Trạch, Đồng Nai), Phước Hòa (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) và xã
Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, theo ông Nguyễn Văn Phụng,
Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, qua kiểm tra đã xác định được 839 hộ với
25

×