Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.04 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI ỨNG
1.1 Khái quát về ngoại ứng.
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm của ngoại ứng
1.1.3.Phân loại ngoại ứng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC DO VE-DAN GÂY RA
2.1 Khái quát về Ve-dan và sông Thị Vải
2.1.1 Giới thiệu về Ve-dan
2.1.2 giới thiệu về sông Thị Vải
2.2 Thực trạng ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra
2.2.1Ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra theo khía cạnh lý thuyết
2.2.2 Thực trạng ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ CHIÊU THỨC HÀNH ĐỘNG
3.1 Nguyên nhân chủ quan
3.2 Nguyên nhân khách quan
3.2.1 Do cơ quan chức năng
3.2.2 Về phía người dân
1
3.2.3 Do hệ thống pháp luật nước ta quá nhân đạo
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP
4.1. Các giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan
4.1.1 Từ chính phủ
4.1.2 Về phía người dân


4.2. Giải pháp để tránh các trường hợp tương tự như Ve-dan
4.2.1 Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải
4.2.2Xây dựng lực lượng thanh tra quản lý môi trường
4.2.3Xây dựng bộ luật môi trường hoàn chỉnh
4.2.4 về phía công ty Vedan
4.2.5 về mặt xã hội
PHẦN KT LUN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
2
Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng phát
triển kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này (phát triển kinh tế bền
vững) lại được quan tâm hơn cả. Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động
đến môi trường sinh thái học. Thế nhưng dường như việc xây dựng một nền kinh tế phát
triển ổn định và bền vững tại Việt Nam lại đang gặp trở ngại lớn.
Bằng chứng là có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà
bỏ qua trách nhiệm với xã hội. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả
các hành vi đó đều là vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây
dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước , đi ngược với xu thế
phát triển chung của thế giới . Một trong những vụ việc nổi cộm là công ty TNHH Bột
ngọt Vedan Việt Nam đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của
mình xuống sông Thị Vải
Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn
đến những kết quả không hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “ cái xấu công
cộng “ đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu
Tuy nhiên vụ án Vedan là một trường hợp điển hình mà hành vi gây ô nhiễm môi
trường có chủ ý đã bị phát hiện ra. Đây là 1 vụ án lớn đã làm xôn xao dư luận trong một
thời gian dài,lật mở ra rất nhiều vấn đề mà trước nay vẫn âm thầm tồn tại không bị phát

hiện. Chính vì vậy tôi làm đề tài “ Ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra, nguyên nhân
và giải pháp “để tìm hiểu sâu về Ve-dan , những ảnh hưởng của nó đến sông Thị Vải và
những người dân ở gần đó.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Luận văn” Vận dụng lý thuyết ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do
VEDAN gây ra, từ đó nêu biện pháp giải quyết của chính phủ để khắc phục ngoại ứng
này “ của tác giả Thái Hồng Phượng : đã nêu rõ về ngoại ứng và từ đó phân tích tất
3
cả những tổn thất mà Ve-dan gây ảnh hưởng đến môi trường , sức khỏe con người và
kinh tế. Tác giả cũng tìm được một số biện pháp để khác phục ngoại ứng cho những
trường hơp tương tự .
Luận văn “ Vụ việc Vedan - Quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp,
bồi thường thiệt hại”của tác giả Nguyễn Thành Hân đã nêu lên những cơ sở pháp lý
giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường , những diễn biến
vụ việc gây ô nhiễm môi trường của công ty Ve-dan và các biện pháp xử lý của cơ
quan chức năng có thẩm quyền.
Không thể bỏ qua đề tài nghiên cứu của tác giả Vũ Thu Hương về “Đạo đức kinh
doanh - Công ty Vedan và những sai trái trong việc xả thải ra sông Thị Vải” đề tài đã
đi một cách sâu sắc về đạo đức kinh doanh và nêu lên những sai trái của công ty này
đã làm cho dòng sông Thị Vải chết.
3.Mục tiêu nghiên cứu.
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về những ngoại ứng do Ve-dan gây ra , tìm hiểu
về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho những ảnh hưởng mà công ty Ve-dan gây
ra.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu bao gồm việc nghiên cứu các tài liệu, công
trình nghiên cứu đi trước, ứng dụng các cách tiếp cận liên ngành và cách tiếp cận riêng
trong nghiên cứu xã hội học để xây dựng mô hình khung phân tích.
Phân tích, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, cụ thể: tìm hiểu về lý thuyết

ngoại ứng, thực trạng ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra đồng thời đi tìm một số giải
pháp trong thời gian tới để tránh những vụ việc tương tự như vậy xảy ra.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1Phương pháp định lượng
Thống kê, tổng hợp, phân tích các dữ kiện sơ cấp từ nhiều nguồn , phân tích các dữ liệu
thứ cấp từ các nghiên cứu có trước.
4
4.2Phương pháp định tính
Phương pháp thu thập thông tin sẵn có : Từ sách, các công trình nghiên cứu khoa học từ
trước được xuất bản hoặc đăng tải trên các tạp chí, báo, internet và các tài liệu liên quan
đến đề tài. Thu thập từ các báo cáo tổng kết của tỉnh . Các thông tin này được phân tích
và ứng dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
5.1 Đóng góp về lý luận.
 Đề tài hệ thống lại ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra, thực trạng ngoại ứng tiêu
cực do công ty này gây ra , nêu lên một số nguyên nhân và tìm giải pháp cho vấn
đề.
 Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học
5.2. Đóng góp về thực tiễn.
 Góp phần tìm ra thêm những giải pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
người dân
 Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo
quản lý ở tỉnh Đồng Nai , Bà Rịa –Vũng Tàu và các địa phương khác có những
trường hợp tương tự xảy ra với địa phương mình.
 Kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến marketing du lịch cho một địa
phương.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI ỨNG
1.1 Khái quát về ngoại ứng.

1.1.1. Khái niệm
Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn
 Ngoại ứng là 1 trường hợp của thất bại thị trường : “ Khi hành động của một đối
tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một
5
đối tượng khác ,nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá
cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng”
1.1.2. Đặc điểm của ngoại ứng
 Do hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra
 Trong ngoại ứng, đối tượng nào gây tác hại(hay lợi ích) cho đối tượng nào
nhiều khi chỉ mang tính tương đối
 Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương
đối
 Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét theo quan điểm xã hội
1.1.3.Phân loại ngoại ứng
Có 2 loại ngoại ứng:
 Ngoại ứng tích cực: lợi ích mang lại cho bên thứ 3( ngoài người mua và
người bán trên thị trường) nhưng lợi ích đó lại không được phản ánh vào
giá bán
 Ngoại ứng tiêu cực : chi phí áp đặt lên mỗi đối tượng thứ 3 (ngoài người
mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không phản ánh
trong giá cả thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC DO VE-DAN GÂY RA
2.1 Khái quát về Ve-dan và sông Thị Vải
2.1.1 Giới thiệu về Ve-dan
Công ty Vedan có trụ sở đặt tại xã Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai), hoạt động
theo Giấy phép đầu tư số 171 A/GP ngày 1/8/1991 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và
Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên diện tích 120 ha nằm liền kề với sông Thị
Vải, với tổng số cán bộ - công nhân viên là 2.393 người.

6
Công ty Vedan đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993 trong các lĩnh vực sản xuất:
Bột ngọt, Lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axít (HCl), thức ăn chăn nuôi, phân
bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học; sử dụng nước cấp trung bình từ 20.000 -
25.000 m3/ngày và nước làm mát lấy từ sông Thị Vải khoảng 40.000 m3/ngày. Theo báo
cáo tổng hợp về tài chính của Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư đến nay là 460.724.000
USD; doanh thu từ năm 1994 - 2007 là 2.265.498.382 USD (khoảng 151 triệu
USD/năm); lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 - 2007 là 169.794.312 USD (khoảng 11,3
triệu USD/năm); lợi nhuận sau thuế từ năm 1994 - 2007 là 144.803.132 USD (khoảng 9,6
triệu USD/năm); số thuế đã nộp từ năm 1994 - 2007 là 133.151.086 USD (khoảng 8,9
triệu USD/năm); lương bình quân đầu người là 2.167.307 đồng/tháng.)
2.1.2 Giới thiệu về sông Thị Vải
Bản đồ : sông Thị Vải
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa
Vũng Tàu . Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam,
qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh
Gành Rái. Sông có tổng chiều dài khoảng 76km, đoạn chảy theo hướng nam làm ranh
giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, TP.HCM và Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu
7
2.2 Thực trạng ngoại ứng tiêu cực do Ve-dan gây ra
2.2.1Ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra theo khía cạnh lý thuyết
Hình ảnh minh họa cho ngoại ứng tiêu cực thông qua ví dụ Vedan thải nước chưa qua
xử lý vào sông Thị Vải gây thiệt hại lớn cho người .Trục hoành của đồ thi cho biết
sản lượng mà nhà máy sản xuất, trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà họa động
này tạo ra, tính bằng tiền. Đường MB cho biết lơi ích biên mà Vedan thu được ứng
với từng mức sản lượng. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản
chi phí mà nhà máy thực phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị ản lượng, thí dụ
như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị Đứng trên quan điểm xã
hội, đường chi phí biên đối với xã hội ( MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ
nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên

đường MPC; thứ hai là chi phí thiêt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng
đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.
Nếu Vedan là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại điểm
MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm
B, tại đó MB = MPC. Điểm này con gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường. Trái lại,
cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã hội
nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. Như
vậy, Vedan gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.
8
Nếu chính phủ không có biện pháp buộc Vedan cắt giảm sản lượng thì thiệt hại
gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tốn thất phúc lợi ròng của
xã hôi là tam giác ABC. Điều này có thể được giải thích rằng: Vì lơi ích ròng (hay lợi
nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách
dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà áy duy trì mức
sản lượng từ Qo đến Q1 là tam giác ABE. Trong khi đó, người dân khu vực sông Thị
Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy
sản xuất, người dân sẽ chịu thiệt môt khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ
Qo đến Q1 thì tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo. Vì hình
thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi
nhuận tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội
có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được khoản
tổn thất phúc lợi xã hội nói trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một
mưc sản lương không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là phải tìm một mức ô nhiễm chấp
nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã
hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả chi phí ô nhiễm.
2.2.2 Thực trạng ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra
 Thiệt hại về môi trường
Đầu tiên, ngoại ứng tiêu cực đo công ty Vedan gây ra thể hiện rõ nhất ở khía cạnh
môi trường. Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất

lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng. Thực tế đã
chứng minh rằng, trong quá trình thẩm thấu vào đất, nguồn nước ô nhiễm của sông Thị
Vải đã làm cho nguồn đất nơi đây bị ô nhiễm. Sau gần 1 năm bịt ống xả nước thải bí mật
của VEDAN, nhiều khu đất ở xã Phước Thái (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vẫn
còn rỉ ra những chất độc ô nhiểm và không thể sản xuất được.
9
 Thiệt hại về vấn đề sức khỏe con người
Theo các nhà khoa học thì với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút
(NaOH), axit (HCl), phân bón… thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất mà Vedan thải ra
chính là CYANURE. Theo các nhà khoa học, Cyanure là một chất kịch độc, gây chết
người với liều lượng. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg chất này thì một người khỏe mạnh
có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng
thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp
thời.
Hậu quả do Công ty Vedan VN gây ô nhiễm môi trường đến nay vẫn chưa khắc phục
được. Đôi cánh tay của cán bộ môi trường bị bám đầy "hóa chất" sau khi thò xuống sông
Thị Vải, đoạn sau lưng nhà máy Vedan, để lấy mẫu nước Anh Quách Trung Quân (xã
Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) lội xuống ao vớt xác tôm, 5 phút sau hai bàn chân
anh bị phồng dộp, 10 móng chân đen sạm, có mùi hôi. (Ảnh chụp tháng 3-2006). Ảnh:
L.Cường
10
 Thiệt hại về mặt kinh tế
Ngoài gây ra những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người, ngoại
ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một thiệt hại vô cùng lớn về mặt kinh tế.
Kết quả mô phỏng của Viện MT-TN xác định khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích gần 2.000ha thuộc địa bàn
các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện
Long Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa và thị trấn Phú
Mỹ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng
nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có diện tích gần 700ha thuộc các xã Phước An,

Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), Phước Hòa (huyện Tân Thành, Bà Rịa -
Vũng Tàu) và xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, theo ông Nguyễn
Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, qua kiểm tra đã xác định được 839 hộ
với 2.123 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) bị ảnh
hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỉ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Thìn có
5.000m2 nuôi tôm đều bị mất trắng hoặc con tôm bị đỏ thân, đốm trắng trong thời
gian dòng Thị Vải hứng chịu chất thải.
11
Ngoài những thiệt hại về diện tích nuôi hải sản, diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng
Nai cũng phải gánh chịu một hậu quả tương tự. Hàng trăm ha lúa của tỉnh bị thối rễ, cây
lúa không thể thu hoạch được.Nói một cách khác, những thiệt hại mà Vedan gây ra cho
những ngươi dân rất to lớn. Mặc dù Vedan đã cam kết bồi thường thiêt hại nhưng vấn đề
giải quyết khắc phục hậu quả vẫn vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí cũng như nỗ lực.
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ CHIÊU THỨC HÀNH ĐỘNG
3.1 Nguyên nhân chủ quan
Trong nền kinh tế hiện nay, với sức ép kinh tế thiếu bền vững, nhu cầu phát triển
kinh tế nóng, cực đoan, thấy lợi trước mắt và không hình dung được họa lâu dài. Có lẽ vì
thế mà một số doanh nghiệp bất chấp thương hiệu sẵn sàng làm mọi việc miễn là có lợi
nhuận. Vẫn biết đối với doanh nghiệp lợi nhuận là quan trọng nhất nhưng không thể chỉ
vì lợi nhuận cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10.000 hộ nông dân và
làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
12
Một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng
Vụ viêc này khiến dư luận băn khoăn: “tại sao sau 14 năm sai phạm của Vedan mới
được phát hiện?”Lý giải cho câu hỏi trên theo Đại tá Lương Minh Thảo, cục phó cảnh
sát môi trường đã mô tả hệ thống xử lý nước thải của công ty Vedan như “trận đồ bát
quái”. Hệ thống xử lý chất thải, ống xả của Vedan rất tinh vi, phức tạp, việc xả trộm
tiến hành vào ban đêm. Trong khi đó, các đoàn kiểm tra môi trường theo nguyên tắc
phải báo với công ty trước một tuần nên họ có thời gian chuẩn bị phương án đối phó.
Các điều tra viên của chúng tôi cũng phải mất hàng thàng trời mật phục mới hình

dung quá trình vận hành của hệ thống này. Vedan ngay từ đầu đã chủ động xây dựng
hệ thống xả trộm chất thải lỏng. Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn được xây
dựng song song với hệ thống này nhưng chủ yếu hoạt động cầm chừng để ngụy trang
và đối phó với đoàn kiểm tra. Hệ thống ống dẫn được bố trí chằng chịt, nhìn vào như
một "trận đồ bát quái". Hệ thống bơm cao áp đẩy chất thải qua các đường ống chạy
vòng tròn, chỗ nổi chỗ chìm. Chất thải được xả ra vào ban đêm, thường 8 -12h tối, qua
các cống ngầm sâu 7-8 m dưới lòng sông. Thậm chí, họ còn dùng một chiếc tàu cũ,
neo ở cầu cảng để ngụy trang cho miệng cống xả nước thải đang sủi bạt.
13
Hệ thống đổ nước thải ra sông Thị Vải được vận hành thế nào ? Bài viết do
Đại tá Lương Minh Thảo đăng trên trang: />thong-xu-ly-nuoc-thai-nhu-tran-do-bat-quai/11075343/157/
Có 8 người của Vedan được phân công vận hành nhưng bằng biện pháp nghiệp
vụ chúng tôi biết chỉ có 2 người Đài Loan là Lâm Mậu Phủ và Vương Kim Điền nắm
rõ việc vận hành của hệ thống xử lý cũng như xả trộm. Nhiều đoàn kiểm tra vào chỉ
tiếp xúc với những công nhân người Việt không hiểu rõ hệ thống, nên không phát hiện
được gì. Tại cơ quan điều tra, Phủ thừa nhận vận hành việc xả trộm nước thải của
Vedan. Tóm lại, Vedan đã tính toán rất kỹ từ khâu thiết kế đến việc sử dụng, điều
hành hệ thống xả trộm nước thải để trốn chi phí môi trường. Hiện chúng tôi chưa xác
định được số tiền mà Vedan lợi hưởng
3.2. Nguyên nhân khách quan:
3.2.1 Do cơ quan chức năng
 Dung túng và thiếu trách nhiệm
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, ở thời điểm cấp phép, các thủ tục thẩm
duyệt đã được thực hiện đúng. Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-
MT) Lê Bắc Huỳnh giải thích thêm, việc Vedan sai phạm là “do họ tự vượt quá điều kiện
cấp phép, tương tự như xin xây nhà 2 tầng nhưng lại làm đến 5 tầng”. Để doanh nghiệp
không sai phạm thì phải giám sát, kiểm tra thường xuyên, sát sao.Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ
TN-MT cũng thừa nhận năng lực kiểm tra, giám sát môi trường của VN hiện còn rất yếu
do thiếu nhân lực, công nghệ, thiết bị và kinh nghiệm… nên doanh nghiệp đã dễ dàng
“qua mặt”.

 Do nóng lòng mở của phát triển đất nước
14
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã nói:“Những năm 93, 94, khi đất nước đang đứng trước
yêu cầu phát triển, chúng ta gần như trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài vào mà
chưa chú ý nhiều tới yếu tố môi trường. Nhưng tới nay khó có thể vì phát triển bằng mọi
giá mà quên đi những thảm hoạ về môi trường. Với hiện trạng đang xảy ra hiện nay, thế
giới họ đang mang chiếc áo bẩn nhất của họ tới giặt ở Việt Nam".
3.2.2 Về phía người dân
Người dân Việt Nam có thói quen sống cam chịu, không muôn dính lít đến kiện cáo. Hơn
thế nữa người dân cũng không am tường về luật pháp về bảo vệ môi trường. Chính vì
vậy, dù biết Ve-dan vi phạm nhưng không dám đứng lên khởi tố.
3.2.3 Do hệ thống pháp luật nước ta quá nhân đạo
Có nhiều người cho rằng: Luật môi trường nước ta còn quá nhân đạo. Cụ thể trong vụ
Ve-dan, rất nhiều ý kiến cho rằng việc Ve-dan chỉ phải chịu khoản phí bảo vệ môi trường
là 127 tỷ đồng là quá nhẹ
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP
4.1Giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan
4.1.1Từ chính phủ:
 Các biện pháp tình thế :
 Buộc công ty Ve-dan phải bồi thường thiệt hại.
15
Theo báo cáo của Bộ TNMT, tính đến hết ngày 31.12.2009, Cty Vedan nộp tiền
phạt vi phạm hành chính 267.500.000đ; nộp 127.268.067.520đ phí bảo vệ môi trường
truy thu theo Quyết định số 131/QĐ-XPHC. Đồng thời Ve-dan cũng đã chịu bồi thường
thiệt hại cho các tỉnh chịu hậu quả ô nhiễm môi trường
 Buộc Ve-dan xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định
Thực hiện việc đó, Ve-dan đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên
2.200m, 4 máy bơm và 3 họng xả chất thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải; dừng
việc thải nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và bơm nước thải từ 21 hồ này vào hệ
thống xử lý, đảm bảo chất lượng nước tại các hồ đã được làm sạch

 Các biện pháp lâu dài:
 Đánh thuế công ty Ve-dan
Nhà nước cần phải đánh thuế Ve-dan, buộc công ty này phải giảm sản lượng về
mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn. Một khi Ve-dan giảm sản lượng thì đồng
nghĩa với việc lượng xả thải của công ty này sẽ giảm đi. Tuy nhiên việc Ve-dan có khai
báo đúng sản lượng hay không thì không ai có thể dám chắc được. Do đó việc đánh thuế
vào sản lượng của công ty Ve-dan nhằm buộc công ty này giảm sản lượng cũng chỉ là
một cách mà thôi.
 Trợ cấp cho Ve-dan
Trên cơ sở lý thuyết, chính phủ còn có thêm một cách nữa là trợ cấp cho Ve-dan.
Khi trợ cấp, Ve-dan sẽ tự nguyện giảm sản lượng theo yêu cầu của chính phủ mà không
ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Từ đó giảm thải ra môi trường
4.1.2.Về phía người dân
 Giải pháp tình thế của người dân:
 Nhân dân vùng ô nhiễm: Tìm chứng cứ cụ thể để kiện Ve-dan.
 Nhân dân cả nước:Tẩy chay hàng hóa của Ve-dan cho đến khi nào công ty
này hoàn thành việc cải tạo môi trường và có hệ thống xử lý nước xả thải
đạt tiêu chuẩn.
 Về lâu dài
16
 Tích cực tham gia cải tạo môi trường, tái sản xuất: Sau khi nhận được đền
bù của công ty Ve-dan, người dân nên trích một phần để cải tạo lại môi
trường sống.
 tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của người dân đối với công ty Ve-dan
trong việc khắc phục hậu quả môi trường.
 Tuy nhiên, nếu công ty này đã đảm bảo các quy định về môi trường thì mọi
người cũng nên ủng hộ sản phẩm của Ve-dan như trước kia. Tục ngữ nước
ta có câu: “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”…
4.2 Giải pháp để tránh các trường hợp tương tự như Ve-dan
4.2.1 Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải

Theo cách này, mỗi hãng sản xuất sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất
định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị đóng cửa. Đây có thể được coi là một giải pháp
khá toàn vẹn nhưng nếu không có một hệ thống cơ quan chức năng cũng như một bộ luật
thật nghiêm thì chúng ta cũng không thể quản lý được. Chính bởi vậy sau đây chúng ta sẽ
nghiên tiếp các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quản lý môi trường và xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh.
4.2.2 Xây dựng lực lượng thanh tra quản lý môi trường
Đây là một giải pháp vô cùng cần thiết , phải xây dựng được một lực lượng thanh tra
môi trường liêm chính, có trách nhiệm cao trong công việc. Chúng ta phải nhấn mạnh
đến việc phối hợp đồng bộ của các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Thứ trưởng
Bộ Tài nguyên, Môi trường, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tài nguyên môi trường Bùi
Cách Tuyến đã nhấn mạnh như sau: “phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với thái độ
nhất quán, cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương
về vấn đề quản lý môi trường”
4.2.3 xây dựng bộ luật môi trường hoàn chỉnh.
Qua bài học của công ty Ve-dan đã cho chúng ta thấy rằng nước ta đã chưa có
những bộ luật đầy đủ về bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
17
 Mở rộng hình thức khởi kiện tập thể
Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về chủ thể được khởi kiện vì lợi ích
công nhưng lại không hề đề cập đến những trường hợp cụ thể như vụ Vedan. Cạnh đó,
các quy phạm pháp luật về quyền khởi kiện do thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường, vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng rất sơ sài. Trong khi các vụ việc có tính chất tương
đồng nhau, thiệt hại do cùng một chủ thể gây ra hoàn toàn có thể gộp lại
để xem xét nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống
tòa, giảm bớt tốn kém cho các bên
tham gia tố tụng. Chỉ có như vậy thì
quyền lợi người dân mới được đảm
bảo, đúng như mục tiêu và bản chất của
một hệ thống luật nói chung mà chúng

ta đang hướng tới.

 Bổ xung luật xử lý vi phạm môi trường của các công ty nước ngoài:
Đã có nhiều ý kiên tranh luận giữa các cơ quan chức năng rằng luật Việt Nam có
thể xử lý được Ve-dan – một công ty nước ngoài hay phải nhờ đến luật pháp quốc tế.
Không chỉ người dân mà các cơ quan chức năng cũng lúng túng không biết phải xử lý
như thế nào. Trọng tài kinh tế đã được nhắc đến như một giải pháp cuối cùng nếu xảy ra
việc kiện Ve-dan. Một khi trọng tài kinh tế thế giới vào cuộc thì sẽ gây bất lợi rất lớn cho
người dân nước ta vì kinh phí kiện tụng rất lớn, đồng thời cách thức tố tụng rất phức tạp.
Điều đó lại càng cho thấy những bất cập trong luật pháp nước ta. vậy đây chính là một
bài học rất lơn cho chúng ta phải xây dựng được một bộ luận chi tiết, cụ thể để linh họa
giải quyết các tình huống cụ thể.
4.2.4 Về phía các công ty
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường thì vấn đề tinh thần trách nhiệm cũng như
đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết định. Nếu tất cả các doanh nghiệp cùng đồng lòng
18
góp sức chung tay bảo vệ môi trường thì sẽ chẳng bao giờ có một Ve-dan như ngày hôm
nay.
4.2.5.Về phía xã hội
 Với những người dân:
Đối với người dân, đặc biệt là những người sống gần các xí nghiệp cần phải mạnh
mẽ, đứng lên tố cáo nếu phát hiện những sai phạm.Mặt khác, việc giúp người dân nắm
được luật bảo vệ môi trường cũng rất cần thiết. Một khi nhà nhà hiểu luật, người người
hiểu luật thì họ sẽ không ngần ngại mà đứng ra kiện các xí nghiệp khi có các hành động
sai phạm.
Một giải pháp nữa đó là khi phát giác ra các hành động sai phạm của các công ty
gây ô nhiễm môi trường thì, toàn xã hội nên đồng lòng tảy chay hàng hóa của công ty đó.
Cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Không chỉ các doanh
nghiệp mà về phía người dân cũng cần thiết phải tích cực bảo vệ môi trường sống của
mình. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản thân mình. Đồng thời chung tay góp sức

khắc phục hậu quả một khi đã xảy ô nhiễm mối trường.
 các cơ quan ngôn luận, báo đài:
Các cơ quan báo trí, truyền thông cũng có một vai trò rất lớn trong việc chung tay
bảo vệ môi trường. Chính sức mạng của ngôn luận sẽ gây áp lực cho các công ty buộc
phải hoạt động nghiêm túc hơn. Đồng thời độ lan truyền mạnh mẽ của các thông tin do
báo đài cung cấp sẽ đưa tới người dân được những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất về
các vụ việc vi phạm. Mặt khác ý kiến phản ánh của người dân sẽ được đưa đến các cơ
quan chức năng nhanh nhất qua các cơ quan ngôn luận này. Qua những phân tích trên ta
có thể thấy rằng việc toàn xã hôi cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường là một biện
pháp rất toàn vẹn.
PHẦN KT LUN
19
Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng được Nhà nước ta
quan tâm đặc biệt. Vì đây là vấn đề có ảnh hưởng đến môi trường sống của con người
cũng như giới tự nhiên. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là việc thực hiện
sản xuất kinh doanh cần đi dôi với việc bảo vệ môi trường. Việc này đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải đặt đạo đức trong kinh doanh lên hàng đầu để phục vụ lợi ích lâu dài đối với
doanh nghiệp mình. Pháp luật và đạo đức kinh doanh là những rào cản mà Nhà nước và
xã hội đặt ra để điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng, ngăn không đề các doanh
nghieeoj vì lợi nhuận mà vượt quá chuẩn mực chung , đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích
chung của đất nước. Qua đó, cũng thể hiện một chân lý: Một doanh nghiệp bền vững là
doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm phục vụ cộng
đồng trên nền tảng tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thanh(2005). Công nghệ môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội
2. GS.TSKH. Đặng Như Toàn ( 1996). kinh tế môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục
3. Các trang web :
3.1 />tich-ton-that-phuc-loi-xa-hoi-do-vedan-gay-ra-tu-do-neu-bien-phap-giai-
44920/

3.2 />nhung-sai-trai-trong-viec-xa-thai-ra-song-thuy-vai-33940/
3.3 />tren-song-thi-vai-dong-nai-45040/
3.4 />cong-ty-vedan-26428/
20
3.5 />do-bat-quai/11075343/157/
21
22

×