Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vi sinh vật “vẽ” tranh Tranh và hoa vi sinh. Một thuật ngữ xa lạ với bạn? Có pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.54 KB, 6 trang )

Vi sinh vật “vẽ” tranh
Tranh và hoa vi sinh. Một thuật ngữ xa lạ với
bạn? Có thể, vì đó chính là một ý tưởng rất mới
của nhóm nghiên cứu Phạm Thành Hổ, Hồ Bảo
Thùy Quyên và Ông Thị Anh Phương: “vẽ” tranh
bằng các chủng vi sinh vật mang nhiều màu sắc.
“Tuy đã có thành công bước đầu, vẽ được các mẫu
hoa, những bức tranh nho nhỏ bằng nhiều chủng vi
sinh, song nhóm chúng tôi còn phải làm nhiều thực
nghiệm nữa mới dám nói tiếng chắc ăn” - trưởng
nhóm nghiên cứu, PGS.TS Phạm Thành Hổ, thuộc bộ
môn vi sinh (khoa sinh Trường ĐH Khoa học tự
nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết.
Thùy Quyên tiết lộ thêm: các vi sinh vật được dùng
để vẽ tranh hay những cánh hoa phải đảm bảo an
toàn, không gây hại cho người, đồng thời cũng là
những loại vi sinh phong phú, đa dạng, có thể dễ
dàng tìm và thu nhận từ tự nhiên.

Ông Thị Anh Phương (trái) và Hồ Bảo Thùy Quyên
trong phòng thí nghiệm (Ảnh: TTO)
PGS.TS Phạm Thành Hổ cho biết khả năng nhân
nhanh số lượng và có nhiều màu sắc của một số loài
vi sinh vật là điều kiện lý tưởng để biến chúng thành
nguyên liệu tạo nên những tác phẩm mang giá trị
nghệ thuật. “Chúng tôi gây đột biến một số loại vi
sinh vật bằng tia tử ngoại, bằng hóa chất để thu
được những loại vi sinh mang màu sắc khác nhau” -
ông Hổ “bật mí”. Theo ông, từ vi sinh vật mang màu
xanh lục có thể gây đột biến để chúng khoác lên mình
màu vàng óng ánh; còn loại vi sinh mang màu trắng


sữa có thể gây đột biến cho ra màu đỏ nhạt
Phông nền của tranh vi sinh là những mảnh thạch
agar (rau câu) hay thạch dừa mà nhà nghiên cứu - họa
sĩ có thể định hình chủ động. Đó sẽ là một bức tranh
phong cảnh nho nhỏ, một chú lợn con xinh xắn, một
chú ếch dễ thương, hình dáng các loại hoa, quả; hay
đó có thể là những dòng chữ chúc mừng sinh nhật,
chúc mừng năm mới Những vi sinh vật li ti sẽ được
“cấy” lên nền thạch agar hay thạch dừa và nhờ môi
trường này chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Chỉ sau
3-4 ngày, “tập đoàn” vi sinh sẽ phủ kín các đường nét
của tác phẩm theo những họa tiết đã được đặt định
sẵn, với những màu sắc theo ý muốn của tác giả.

Tranh lợn Đông Hồ được “vẽ” bằng vi sinh vật (ảnh:
TTO)
Cả một chặng đường còn phía trước. Nhóm họa sĩ vi
sinh vẫn đang tìm kiếm qui trình “vẽ” như thế nào để
có tác phẩm đạt chất lượng cao nhất và bảo quản
được lâu nhất, cũng như săn lùng thêm những dòng
vi sinh phù hợp làm nguyên liệu hội họa!
Một trong những “ứng viên” mà nhóm đang đầu tư
là loài tảo lục Chlorella giàu protein, acid amin
thiết yếu, acid béo, khoáng, vitamin
Loài vi tảo này hiện được dùng làm nguyên liệu
bào chế thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chống suy
dinh dưỡng. Chlorella có hai loại sắc tố chính: diệp
lục tố và carotenoid (màu cà rốt). Nhưng diệp lục
tố chiếm ưu thế nên vi tảo Chlorella có màu xanh
lục hết sức đặc trưng.

Một “ứng viên” khác cũng sáng giá không kém và
rất gần gũi với các bà nội trợ là loài nấm men
cơm rượu. Thông thường nấm men cơm rượu có
màu trắng sữa nhưng có thể tác động bằng kỹ thuật
gây đột biến để chúng khoác lên mình màu đỏ nhạt.
Trong khi đó, chủng nấm men có tên khoa học
Rhodotorula glutinis lại mang sắc tố hồng

QUỐC THANH
Theo Tuổi trẻ

×