Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Văn hóa doanh nhân - Một thuật ngữ mới mang tính triết lý nhân sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 7 trang )

Văn hóa doanh nhân - Một thuật ngữ mới
mang tính triết lý nhân sinh
Phùng Bá Soạn
I. Văn hóa và phát triển - tầm nhìn của thế giới và Việt Nam với thời đại ngày nay:
Văn hóa, là một nội hàm phong phú, có tính căn để và ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Đã từ
lâu, văn hóa thực sự vượt ra khỏi sự quy chiếu của thời gian và không gian, bước vào cõi
vĩnh hằng, mà loài người luôn ngưỡng vọng…

Có thể nói văn hóa là đạo sống của con người, nó là thứ văn minh phẩm, thứ văn minh
trên tất cả mọi thứ văn minh. Nó có tính đặc thù và tính phổ biến, vượt ra khỏi những
biên giới chính trị, tôn giáo, sắc tộc và đẳng cấp xã hội.
Chính vì tầm quan trọng của văn hóa trong phát triển của thế giới là như vậy, cho nên
năm 1988 Unesco đã khẳng định rằng: Văn hóa và phát triển là một cặp song hành, có
tính tương hỗ, trong đó văn hóa đóng vai trò trung tâm, điều tiết mọi hoạt động của xã
hội.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, triết lý về sự phát triển là nguyên lý lý luận cơ bản
nhất, khái quát nhất để chỉ ra một con đường, con đường đó phải lấy văn hóa làm định
hướng. Thế có nghĩa là: Định hướng văn hóa sai sẽ đồng nghĩa với sự suy thoái và huỷ
diệt xã hội… Điều này đã được chứng minh bằng thực tế, nó không còn ở phạm trù lý
luận nữa…
Năm 1982 tại Mê-hi-cô, Unesco tổ chức Hội nghị quốc tế mang tên: “Mondia Cult” gồm
đại biểu các nước thành viên Liên hợp quốc. Bàn về văn hóa và phát triển trong thời đại
ngày nay.
Đại biểu của 182 nước tham gia Hội nghị đã đưa ra những khuyến cáo có tính phương
hướng và dự báo học về nguy cơ khủng hoảng xã hội do sự phát triển mất quân bình giữa
văn hóa và phát triển, hay giữa văn minh phẩm và văn minh lượng.
Để tiến tới “Mondia Cult” trước đó đã có những Hội nghị: Hen-xinh-ky năm 1972; Gia-
các-ta năm 1973; Bô-gô-ta năm 1978 và Bát-đa năm 1981.
Từ cổ tới kim, từ Tây sang Đông, không có dân tộc nào sống và phát triển trông cậy về sự
nhập cảng văn hóa, nhập cảng giải pháp từ các nước khác. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều
có bản sắc riêng của nó. Bản sắc văn hóa riêng ấy, phải được nuôi dưỡng bằng dân tộc


tính. Nói đến dân tộc tính là nói đến những nét dị biệt đặc trưng, đặc thù được tạo lên do
những điều kiện khác nhau về không gian và thời gian. Hay nói một cách khác, tính đặc
thù của bản sắc văn hóa đó là do khí hậu, thuỷ thổ từng khu vực và do những kinh
nghiệm sống được tích luỹ qua dòng thời gian của lịch sử. Mặt khác còn do những phong
tục tập quán, đường lối giáo dục, nội dung sách vở, là những nguồn nuôi dưỡng tập tục
để tạo nên tính dị biệt, đặc thù đó.
Nói tóm lại: Bản sắc văn hóa dân tộc là linh hồn của dân tộc ấy, bản sắc ấy mất là đồng
nghĩa với sự huỷ diệt và xoá sổ vĩnh viễn dân tộc đó.
Đối với chúng ta, quan niệm này đã được làm sáng tỏ, trong Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành trung ương Đảng khóa VIII bàn về lĩnh vực văn hóa. Chúng ta khẳng định
rằng: Văn hóa là mục tiêu, là phương hướng và động lực trong công cuộc phát triển và
xây dựng xã hội. Văn hóa là chuẩn mực về giá trị tinh thần của dân tộc, nó được thể hiện
dưới những sắc thái muôn màu muôn vẻ từ lĩnh vực vĩ mô nhất đến vi mô nhất.
Cụ thể là:
- Dân tộc tính và bản sắc văn hóa là: Ăn; ở; mặc; nói và làm.
- Hệ thống các nhận thức, quan điểm và thể chế chính trị lưu hành trong một chế độ và
làm nền tảng chính trị cho chế độ đó.
- Các tri thức đại cương và chuyên ngành về tự nhiên và xã hội con người, có nghĩa là
vấn đề học vấn.
- Các hoạt động sáng tạo văn học và nghệ thuật.
- Lĩnh vực khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
- Nhu cầu và hoạt động của thế giới tâm linh, như tín ngưỡng, tôn giáo, đức tin.
- Lĩnh vực đạo đức và nhân phẩm.
Đó là những nét cơ bản mà Đảng và nhà nước ta quan tâm trong thời kỳ đổi mới, để hoà
nhịp cùng thế giới và khu vực.
II. Vấn đề Văn hóa trong doanh trường- quan điểm của cổ kim- đông tây.
Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản lý
thông thường với một quyết định quản lý có định hướng văn hóa thể hiện ở chỗ, những
thông lệ không còn được coi là những cơ sở ra quyết định, mà người ta ra quyết định phải
cân nhắc về giá trị và đảm bảo công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kỳ

trường hợp nào đã gặp trước đó. Mặc khác việc nhấn mạnh vào giá trị con người (giá trị
về tinh thần) khi đưa ra quyết định, là một yếu tố có tính chất sống còn với bất cứ một
doanh nghiệp và doanh thương, trong giai đoạn kinh tế thị trường này. Đây không còn là
lý luận mà nó là kinh nghiệm xương máu được rút ra từ thực tế và quy luật khắt khe của
doanh trường từ trước đến nay trên những con đường hương liệu của người Ai-cập cổ
xưa và con đường tơ lụa dài tám ngàn cây số từ Trung Hoa đến nền văn hóa “La-Hi” (La
Mã và Hi-Lạp).
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp, hay văn hóa công ty (Corporate Culture) là một khái niệm
được biết với các tên khác như: Văn hóa tổ chức (Organizational Culture) hay văn hóa
kinh doanh (Business Culture). Đây là một lĩnh vực mới được nghiên cứu trong vài thập
kỷ qua. Khái niệm này còn có nhiều dị biệt giữa các quốc gia, nhưng mối quan tâm và
phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng lớn.
Mặc dù thuật ngữ “Văn hóa doanh nghiệp” xuất hiện khá muộn, khái niệm này đã được
vận dụng khá sớm, trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp ở các nước phương Tây dưới cái
tên gọi là “Văn hóa”.
Trong một công trình được tiến hành nghiên cứu vào năm 1952, Kroeber và Kluckholn
đã thống kê được 162 cách định nghĩa khác nhau về “Văn hóa” vận dụng trong các công
ty. Dù rằng định nghĩa gì đi chăng nữa, chúng ta cũng phải nghiêm túc nghiên cứu định
nghĩa của giáo trình: “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp” của tiến sĩ Nguyễn
Mạnh Quân thuộc trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa Quản trị kinh doanh. Văn hóa
doanh nghiệp được định nghĩa: “là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo,
nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận,
và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên”.
Văn hóa kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp
cận và trong hành vi của các thành viên một tổ chức hay công ty. Nó giúp phân biệt giữa
tổ chức này với tổ chức khác. Chính vì lẽ đó nó tạo nên một bản sắc riêng của mỗi doanh
nghiệp hay một tổ chức. Qua đó ta có thể nhận ra và xác định được quan điểm và triết lý
đạo đức của tổ chức ấy, là mối quan hệ Marketing.
Từ thời cổ đại (thời Xuân Thu chiến quốc) các quốc gia Trung Hoa đã có những tư tưởng
triết lý nhân sinh, không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia trong các

ngành: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, mà nó còn giúp cho những phương sách,
phương kế khác nữa. Trong các triết gia đó ta phải kể đến Khổng Phu Tử; Quảng Trọng;
Hàn Phi Tử; Thương Ưởng và Phạm Lãi… Trong bài viết này, tôi xin đưa ra hai nhân vật
tiêu biểu đại diện cho hai trường phái đó là: Khổng Phu Tử và Hàn Phi Tử. Trong đó,
Khổng Tử dùng thuyết “Nhân trị” còn Hàn lập thuyết “Pháp trị”.
Khổng tử sinh năm 551 TCN, thuộc thời Xuân Thu (770-403) TCN, tức là thời Đông
Chu. Ông là người có tư tưởng sâu sắc với những triết lý nhân sinh. Ở thuở ấy, về
phương diện thương mại cũng có những hiện tượng mới, những nơi như Hàm Dương ở
Tần; Lâm Chi ở Tề; Hàn Đan ở Triệu… đều là những thành phố phát đạt về thương mại,
dân chúng các nơi di cư lại tập hợp thành một hạng thị dân. Bọn phú thương rất có thế
lực mua quan tước, bắt đầu tham gia chính trị, muốn xoá bỏ những biên giới giữa các
nước chư hầu, để sự giao thông thương mại khỏi bị trở ngại. Sử còn chép những thương
gia danh tiếng như Phạm Lãi, Đoan Mộc Tứ (Tử Cống), Lã Bất Vi. Cuối thời Xuân Thu
dân chúng đã ham buôn bán nên có câu: “Tòng bần cầu phú, nông bất như công, công bất
như thương”, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đã có nhiều biến chuyển, thể tất phải đi
đến sự thống nhất, nên phong trào lập thiết để cứu thế mới rầm rộ phát triển. Người đầu
tiên đứng lên mở đầu cho phong trào là Khổng Tử.
Phát minh lớn nhất của ông là nhân sinh quan, ông là người đầu tiên đề cao đức “Nhân”
(…….) và dịch nghĩa chữ “Nhân”. “Nhân” là yêu người, khoan dung và lượng thứ cho
người, là suy mình ra người: “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (cái gì
mình muốn gây dựng cho mình thì cũng nên gây dựng cho người khác, cái gì mình muốn
thành công cho mình thì cũng nên giúp cho kẻ khác thành công). Vậy người có đức
“Nhân” luôn nâng cao bổn phận “tự giác” rồi “giác tha”.
“Nhân” gồm cả: trí, dũng, lễ và cả: trung, hiếu, đễ, tín. Quan niệm “Nhân” của Khổng Tử
có thể sắp chung với quan niệm “Từ bi” của Phật và quan niệm “Bác ái” của Kitô giáo.
Ông luôn đề cao Đức trực, nghĩa là ngay thẳng, thành thực. Ông ghét bọn “xảo ngôn lệnh
sắc”. Ngoài ra ông còn có một chủ trương khá đặc biệt nữa là: Việc gì cũng phải tuỳ thời,
lấy sự trung chính làm gốc. Cho nên “Nhân” phải có “Trí”, ngay thẳng phải có “Đức
thành”, không thành mà trực đến độ tố cáo cả cha mẹ thì không được. Trung dung phải
tuỳ thời nhưng phải lấy “Thành” làm cơ sở. Nếu phải “sát thân” mà “thành nhân” thì

cũng đáng lắm, còn “sát thân” mà không “thành nhân” thì chỉ là sự hy sinh vô ích…
Hàn Phi Tử là môn đồ của Tuân Tử. Lúc đó vào cuối thời Chiến quốc (khoảng giữa thế
kỷ thứ ba TCN). Có lẽ Hàn thấy cái thế của Trung Quốc sắp thống nhất được, mà chỉ có
thể thống nhất bằng võ lực, nên ông muốn giúp Tần thực hiện việc đó.
Ông theo thuyết tính “ác” của Tuân Tử. Ông bảo rằng không vì thân bằng tình cha con
vậy mà có người sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi còn nặng hơn
tình ruột thịt, như vậy bẩm sinh con người là đại ác. Do đó Hàn không dùng và không
bàn đến Nhân nghĩa nữa mà là đề cao phương pháp dùng Thế, dùng Thuật, dùng pháp
luật của Pháp gia để trị nước.
Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được
mạnh giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế thì vua
chẳng cần phải làm gì, mà nước vẫn trị. Đó là chủ trương “Vô vi nhi trị”.
Tần Thuỷ Hoàng nghe tiếng Hàn Phi rất kính phục mà bảo rằng: “Ta mà được người đó
thì chết cũng không có gì phải buồn”, rồi mời Hàn giúp việc nước. Nhưng được ít lâu,
Hàn bị Lý Tư hãm hại vì ghen tài. Mặc dù vậy cái sở học của Hàn cũng được thi hành ở
Tần và giúp cho Tần Thuỷ Hoàng hoàn thành công việc thống nhất Trung Quốc, lập nên
chế độ quân chủ chuyên chế thay thế cho chế độ phong kiến suy tàn.
Trong thuyết của Hàn, ông có đề cập đến “Danh” và “Lợi”, ông cho rằng: Bản chất của
sự mâu thuẫn là tranh giành quyền lợi. Mâu thuẫn về quyền lợi phải được giải quyết
trước khi bàn đến danh dự và uy tín. “Thợ đóng xe mong có nhiều người giàu sang, thợ
đóng quan tài mong có nhiều người chết”. Không phải thợ đóng xe có lòng “nhân” còn
thợ đóng quan tài là tàn nhẫn, mà tất cả là “Lợi”…
Theo thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử: Thế, Pháp, Thuật là ba trụ cột của phép trị quốc.
"Pháp" phải dựa vào thế để có hiệu lực, ngược lại "Thế" lại được củng cố bởi "Thuật" và
"Pháp". Sau hơn hai ngàn năm những tư tưởng đó vẫn vang vọng, gây ảnh hưởng với xã
hội và các lý thuyết quản lý ngày nay. Sự thịnh hành của phương pháp “quản lý theo mục
tiêu”. (MBO_management By Objectives) trong quản lý kinh doanh ở nhiều công ty
phương Tây và cả phương Đông ngày nay là một bằng chứng điển hình.
III. “Văn hóa doanh nhân”- một thuật ngữ mới mang triết lý nhân sinh.
Những thuật ngữ về lĩnh vực thương trường trong vài thập niên gần đây, ở Tây phương

cũng như Đông phương mới chỉ thấy xuất hiện những thuật ngữ:
- “Văn hóa doanh thương”
- “Văn hóa doanh nghiệp”
- “Đạo đức doanh nghiệp”
- “Đạo đức doanh thương"
Thuật ngữ “Văn hóa doanh nhân” chưa hề có.
Nhà văn Ma Văn Kháng rất đúng khi khẳng định thuật ngữ “Văn hóa doanh nhân” chưa
có trong từ điển. Trong thuật ngữ này có khác bởi cụm từ “doanh nhân”. Vì rằng trong từ
điển về lĩnh vực kinh doanh chưa hề có cụm từ “doanh nhân”. Vậy thì, đây là “thuật ngữ
mới”.
Tôi xin được mang triết lý nho giáo ra để phân biệt tính thuật ngữ này.
Trước hết là chữ: Văn
Hệ từ hạ truyện có viết: “Vật tương tạp cố viết văn” (Sự vật cùng hòa quyện và tương
đồng với nhau gọi là “Văn”). Như vậy “Văn” có nghĩa là “đẹp”.
- Ở Trời: những vần tinh tú nhật nguyệt, như xâu chuỗi ngọc, toả ánh sáng xuống thế
gian, gọi là: Thiên văn
- Ở Đất: núi sông, cây cỏ bốn mùa đơm hoa kết trái, như thảm lụa gấm, gọi là: Địa Lý.
- Ở Người: “Thành hữu kỳ thực tất hữu kỳ văn” có lòng thành thực, tất có cái đẹp về tâm
hồn, gọi là Nhân văn. Để nhận biết cái “Văn” này không phải chỉ là giác quan thường
nghiệm mà còn cần đến trực giác nữa.
Thứ đến là chữ Hóa (?)
Theo Kinh Dịch, chu trình biện chứng về tâm thức của con người phải trải qua bảy lần
tiến hóa mới đạt đạo. Bảy lần tiến hóa đó là: (Tính ngược theo vòng ra).

×