Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

100 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.47 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1 Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt những năm gần đây, nền kinh tế
Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao và phát triển tương đối
toàn diện, thể hiện tính bền vững. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập
kinh tế quốc tế có những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự
kiện trọng đại này đã mang đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương,
nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập mà vấn đề cơ bản là khả năng cạnh tranh, tìm
kiếm chỗ đứng trên thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng rất nhiều khốc liệt
với nhiều đối thủ mạnh.
Để tăng năng lực cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững cho
mỗi doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều vấn đề được tổ chức, quản lý, thực hiện
một cách đồng bộ; từ các chính sách kinh tế vĩ mô, hành lang pháp lý của cả
hệ thống chính trị xã hội đến các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và khả
năng quản trị, tài chính, công nghệ, con người,… của mỗi doanh nghiệp. Xét
ở góc độ vi mô đối với từng doanh nghiệp, việc hoạch định, kiểm soát chi
phí, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,… là tất cả những mục tiêu để
đạt đến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong
những công cụ quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp để thực
hiện được mục tiêu đó là công tác kế toán tài chính nói chung, kế toán quản
lý nguyên vật liệu đầu vào, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nói riêng. Điều
này càng có ý nghĩa lớn hơn đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng khi cơ
cấu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tới 90% tổng chi phí giá vốn
của sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


2 Chuyên đề tốt nghiệp
Xuất phát từ tầm quan trọng đó và sau một thời thực tập tại Công ty cổ
phần xi măng Hữu Nghị, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị” để thực hiện chuyên
đề tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm 03 phần chính:
Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế
toán tại Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị
Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần xi măng Hữu Nghị
Phần III: Đánh giá thực trạng và một số ý kiến đề xuất hoàn thiện công
tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xi măng
Hữu Nghị
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3 Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I:
PHẦN I:
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HỮU NGHỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HỮU NGHỊ
1.1. Khái quát chung và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HỮU NGHỊ, viết tắt HNC
Tên Công ty viết bằng tiếng Anh: Huu Nghi Cement Joint Stock
Company

Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Yến - Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
Địa chỉ trụ sở và nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Thụy Vân, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 0210.857.009 - Fax: 0210.952472
Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị được thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 18 03 000560 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú
Thọ cấp ngày 05 tháng 11 năm 2007. Công ty gồm 03 cổ đông sáng lập là
Công ty TNHH phát triển Hùng Vương, Bà Nguyễn Thị Yến, Ông Phan Hồng
Sơn và 06 cổ đông góp vốn với tổng số vốn điều lệ theo giấy phép là 688 tỷ
đồng.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh xi măng và vật liệu xây
dựng khác; sản xuất gang thép, kim loại màu; chuẩn bị mặt bằng công trình
xây dựng; xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình; xây dựng công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, khu, cụm
công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; đầu tư,
xây dựng và kinh doanh các công trình nhiệt điện, thuỷ điện; lắp đặt hệ thống
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
4 Chuyên đề tốt nghiệp
điện nước; khai thác, chế biến khoáng sản, kinh doanh bất động sản; kinh
doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, giải khát và các dịch vụ du lịch
khác; đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; kinh doanh vận tải, dịch vụ xếp dỡ
hàng hoá đường bộ, đường thuỷ; kinh doanh đồ dùng cá nhân và gia đình,
hàng kim khí, vải sợi, hoá chất công nghiệp cơ bản, kinh doanh xăng dầu, mỡ
các loại; gia công chế tạo, sửa chữa, máy móc thiết bị cơ khí ngành xi măng;
sản xuất, kinh doanh các loại phân hoá học, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước
cấm sản xuất, kinh doanh).
Lịch sử hình thành doanh nghiệp:
Công ty TNHH phát triển Hùng Vương là doanh nghiệp ngoài quốc

doanh được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
1802000108 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 17/7/2001. Quá
trình hoạt động và phát triển, Công ty đã nhiều lần thay đổi nội dung đăng ký
kinh doanh về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, các thành viên góp vốn.
Công ty gồm 02 thành viên sáng lập là Bà Nguyễn Thị Yến, Ông Phan Hồng
Sơn, với tổng số vốn điều lệ là 450 tỷ đồng, ngành nghề sản xuất kinh doanh
tương tự như Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị đã trình bày ở trên.
Cùng với quá trình phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh, ngày
24/10/2007, Công ty TNHH phát triển Hùng Vương được tách thành hai
doanh nghiệp là Công ty TNHH phát triển Hùng Vương và Công ty TNHH xi
măng Hữu Nghị. Theo đó, Công ty TNHH xi măng Hữu Nghị là doanh
nghiệp được thành lập mới theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
1802000842 của Sở Kế hoạch đầu tư Phú Thọ cấp ngày 24/10/2007.
Ngày 05/11/2007, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
1803000560 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Công ty cổ phần xi măng
Hữu Nghị được chuyển đổi từ Công ty TNHH xi măng Hữu Nghị với các
thành viên, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh như trình bày ở phần trên.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
5 Chuyên đề tốt nghiệp
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty cổ phần xi măng Hữu
Nghị được hưởng quyền và các lợi ích hợp pháp, đồng thời có trách nhiệm
giải quyết các tồn tại có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (vốn,
công nợ, lao động,… và các nghĩa vụ tài chính khác) của Công ty TNHH xi
măng Hữu Nghị trước đây. Do vậy, mặc dù về các thủ tục pháp lý, Công ty là
doanh nghiệp mới được thành lập; tuy nhiên về hoạt động sản xuất, kinh
doanh, Công ty được kế thừa và tiếp tục phát triển phần lớn trên cơ sở nền
tảng của Công ty TNHH phát triển Hùng Vương trước đây được thành lập và
hoạt động từ năm 2001. Trong chuyên đề này, em xin được báo cáo và trình
bày các nội dung về doanh nghiệp, trong đó có một số tình hình, số liệu hoạt

động của doanh nghiệp về giai đoạn trước đây và thực tế hoạt động hiện nay.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính hiện nay là sản xuất, kinh doanh
xi măng các loại, klinker phục vụ sản xuất xi măng. Sản phẩm xi măng của
Công ty mang nhãn hiệu xi măng Hữu Nghị đã tạo được uy tín tốt trên thị
trường, đặc biệt thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc. Sản phẩm klinker được
sản xuất bằng hệ thống lò quay, phương pháp khô, chất lượng tốt, được tiêu
thụ rộng rãi trên thị trường toàn quốc. Hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ
chức, quản lý chặt chẽ, khoa học theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm của Công ty nhiều năm liền được nhận giải
thưởng chất lượng Việt Nam. Năm 2006, Công ty là một trong sáu doanh
nghiệp trên toàn quốc được nhận giải thưởng Chất lượng vàng Việt Nam và
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2007, Công ty là một trong hai
doanh nghiệp của Việt Nam đạt giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái
Bình Dương.
Công ty gồm có 730 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ quản lý 75 người.
Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp năm 2006, 2007.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
6 Chuyên đề tốt nghiệp
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
So sánh tăng, giảm
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
1 Tổng tài sản 600.024 1.280.852 680.828 +113%
2 Doanh thu thuần 231.192 420.697 189.505 +82%
3 Tổng chi phí 228.807 347.977 119.170 +52%

4 Lợi nhuận trước thuế 2.385 10.130 7.745 +325%
5 Thuế TNDN - 253
6 Lợi nhuận sau thuế 2.385 9.876 7.491 +314%
7 Vốn chủ sở hữu 200.000 688.000 488.000 +244%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2006, 2007.
Qua một số chỉ tiêu chính của doanh nghiệp trong hai năm 2006, 2007
cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng,
doanh thu, lợi nhuận đạt mức tăng trưởng cao.
Đến 31/12/2007, tổng tài sản của Công ty đạt 1.280 tỷ đồng, tăng 113%
so 31/12/2006, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự tăng cao về quy mô
tổng tài sản, doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công ty tăng
189.505 triệu đồng, tương ứng là 82% so năm 2006. Tổng chi phí năm 2007
tăng 119.170 triệu đồng, tương đương 52% so năm 2006; tốc độ tăng của chi
phí thấp hơn nhiều so tốc độ tăng của doanh thu, điều đó làm cho lợi nhuận
trước thuế năm 2007 tăng 325% so năm 2006. Qua đó cho thấy tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty được quản lý và tổ chức tương đối tốt.
Cùng với quy mô tổng về tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận thì quy mô
về vốn chủ sở hữu của Công ty tăng cao trong năm 2007. Năm 2007, Công ty
tiến hành việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ loại hình Công ty TNHH 2
thành viên thành Công ty cổ phần. Do vậy, là cơ sở để Công ty tăng năng lực
tự chủ về tài chính, bổ sung vốn góp của các thành viên sáng lập, thành viên
góp vốn. Đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đạt
688.000 triệu đồng, tăng 488.000 triệu đồng, tương đương 244% so thời điểm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
7 Chuyên đề tốt nghiệp
31/12/2006. Qua đó cho thấy sự đầu tư dài hạn của các thành viên góp vốn,
tăng năng lực tự chủ về vốn phù hợp với sự mở rộng quy mô tổng tài sản và
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Gắn với hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của người

lao động được đảm bảo, đạt mức tăng trưởng ổn định qua các năm, các chính
sách phúc lợi như nhà ở công nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm an toàn lao
động,… được đảm bảo, tăng gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm cơ cấu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị được
thể hiện cơ bản qua sơ đồ dưới đây:
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ
cơ bản gồm: thông qua phương hướng phát triển trung dài hạn của Công ty;
quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ

TOÁN
PHÒNG
TIÊU
THỤ
CÁC
ĐỘI
SẢN
XUẤT
TỔ
NGHIỀN
TỔ
VẬN
TẢI
TỔ
CÂN
BĂNG
TỔ
LIỆU
TỔ
ĐIỆN
TỔ
CƠ KHÍ
TỔ
VỎ
BAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
8 Chuyên đề tốt nghiệp
bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;...
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty gồm 03 thành viên

(một Chủ tịch và hai thành viên) là Bà Nguyễn Thị Yến, Ông Phan Hồng Sơn,
Bà Phan Thị Hồng Nhung. Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý Công ty có
toàn quyền nhân danh Công ty quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như: chiến lược
phát triển, kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của
Công ty; phương án, dự án đầu tư trong thẩm quyền; bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, ký, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc Công ty và người quản lý
quan trọng khác, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Ban Giám đốc Công ty gồm 03 người, trong đó 01 Phó Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc là người điều
hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các
quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh,
phương án đầu tư, tuyển dụng lao động,…
Các Phó Giám đốc là những người trực tiếp giúp việc Giám đốc theo sự
phân công theo từng nội dung về tổ chức, hành chính; kế toán, tài chính; kỹ
thuật; tiêu thụ, bán hàng.
- Các phòng chức năng và Tổ sản xuất:
+ Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức,
tuyển chọn lao động. Giải quyết chính sách cho người lao động về các vấn đề
đào tạo, quản lý hồ sơ, chế độ tiền lương, thưởng, các nội dung về văn bản,
văn thư, lưu trữ, tổ chức hội họp,…
+ Phòng kế toán tài chính: Tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán
của Công ty. Lập kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức hạch toán kế toán,
quyết toán, lập sổ sách kế toán, ghi chếp sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ,
lưu giữ, huỷ bỏ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến hoạt động
của Công ty, lập và nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan có thẩm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
9 Chuyên đề tốt nghiệp
quyền… theo chế độ và quy định của nhà nước. Là phòng chuyên môn có

chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị toàn bộ nội dung
liên quan về công tác kế toán, tài chính của Công ty.
+ Phòng tiêu thụ: Là phòng chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ khảo
sát thị trường, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, thu tiền bán hàng,… nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Phòng Kế hoạch: Là phòng chuyên môn có nhiệm vụ chính là tham mưu
cho Ban Giám đốc trong việc lập, điều hành kế hoạch sản xuất, đánh giá các yếu
tố đầu vào, sản phẩm đầu ra,… với mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất
+ Phòng Kỹ thuật: Là phòng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, tổ chức
vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và các nội dung khác liên quan hệ thống máy
móc, thiết bị, công nghệ sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
+ Các đội sản xuất: được phân thành nhiều tổ theo từng bước của quy
trình sản xuất là các bộ phận trực tiếp thực hiện sản xuất theo kế hoạch.
Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị là doanh nghiệp hạch toán kinh
doanh độc lập, hạch toán chung toàn Công ty, hiện không có các đơn vị thành
viên hoặc Chi nhánh.
1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
Hệ thống nhà máy sản xuất của Công ty hiện tại gồm 01 nhà máy nghiền
xi măng công suất 400.000 tấn/năm, 01 nhà máy với ba dây chuyền lò quay sản
xuất klinker. Nhà máy sản xuất klinker gồm 03 dây chuyền sử dụng thiết bị
Trung Quốc, sản xuất theo công nghệ lò quay có tổng công suất 1.000.000
tấn/năm. Hệ thống thiết bị được nhà cung cấp Trung Quốc sản xuất đồng bộ,
lắp đặt, chuyển giao công nghệ trực tiếp; chuyên gia Trung Quốc thường
xuyên cùng Công ty lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo dưỡng,…
đảm bảo an toàn thiết bị, chất lượng sản phẩm. Hiện tại, Công ty đang tiếp tục
đầu tư nâng công suất hệ thống nhà máy nghiền xi măng.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

10 Chuyên đề tốt nghiệp
Sản phẩm cuối cùng của Công ty là xi măng các loại. Tuy nhiên, với
công suất nhà máy sản xuất klinker là 1 triệu tấn/năm, một phần klinker sản
xuất ra được phục vụ trực tiếp cho nhà máy nghiền xi măng, phần còn lại
được Công ty xuất bán trực tiếp cho các nhà máy xi măng khác.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm klinker và xi măng theo sơ đồ:
Nguyên liệu đầu vào
(đất sét, đá vôi, phụ
gia,…)
Nghiền phối liệu qua
hệ thống máy nghiền
Silô đồng nhất và chứa
phối liệu
Nghiền phối liệu
klinker, chất phụ gia
Klinker
Nung và sấy klinker
qua hệ thống lò quay
Đóng bao hoặc xi
măng rời theo từng
vòi bơm
Kho thành phẩm
- Đặc điểm thị trường và sản phẩm
Sản phẩm của Công ty gồm xi măng PCB30, PCB40, xi rời, klinker
phục vụ sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260 – 1997.
Hiện tại, sản phẩm xi măng của Công ty được tiêu thụ rộng rãi trên thị
trường các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang,… Sản phẩm klinker được xuất bán
cho các nhà máy xi măng lớn như xi măng Sài Sơn, xi măng Sài Gòn, xi
măng Tuyên Quang, xi măng Hoàng Thạch,…, tập trung chú trọng các tỉnh

phía Nam.
Với chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trường, mặt khác, Công ty đã có nhiều năm quan hệ với các đối tác tiêu thụ ổn
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
11 Chuyên đề tốt nghiệp
định nên thị trường tiêu thụ sản phẩm những năm qua thường xuyên được đảm
bảo; thời gian qua công suất của nhà máy sản xuất xi măng, klinker được phát
huy tốt, sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, lượng
hàng tồn kho thường xuyên ở mức thấp. Năm 2007, lượng xi măng tiêu thụ
bình quân 25.000 tấn/tháng, lượng klinker tiêu thụ bình quân 30.000 tấn/tháng.
Hiện tại, Công ty tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh với việc
đầu tư bổ sung một dây chuyền nhà máy nghiền xi măng công suất 600.000
tấn/năm nhằm đạt mục tiêu năng lực sản xuất 1.000.000 tấn klinker/năm,
1.000.000 tấn xi măng/năm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng lớn và đa
dạng của thị trường.
Trong thời gian tới, với thế mạnh hiện có, bên cạnh thị trường đã đạt được
Công ty xây dựng kế hoạch ngày càng mở rộng chiếm lĩnh thị trường các tỉnh
phía Nam do đặc thù địa lý không có nguyên liệu cho sản xuất xi măng phải
nhập klinker từ miền Bắc hoặc từ nước ngoài. Công ty xác định đây là thị trường
lớn nên tập trung đầu tư, mở rộng quan hệ đối tác, đảm bảo số lượng, chất lượng
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo uy tín tốt trên thị trường.
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.
Theo đó, Công ty có một phòng kế toán thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, chức
năng kế toán, tài chính của Công ty.
Phòng kế toán tài chính của Công ty có 10 nhân viên, 01 kế toán trưởng.
Cán bộ nhân viên làm công tác kế toán chủ yếu là cán bộ trẻ, được đào tạo
chuyên ngành kinh tế của các trường Kinh tế quốc dân, Tài chính, 06 người

có bằng đại học, 04 người có bằng trung cấp kế toán.
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán tài chính): Kế toán trưởng
giúp Giám đốc quản lý tài chính và sổ sách kế toán của Công ty, kiểm tra,
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
12 Chuyên đề tốt nghiệp
kiểm soát các kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng và hệ thống tài khoản của
Công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cho tất cả các giao
dịch tài chính của Công ty được ghi chép một cách chính xác, trung thực và
đầy đủ trong các sổ sách kế toán của Công ty. Kế toán trưởng điều hành
chung mọi công việc của Phòng Kế toán tài chính.
- Kế toán tổng hợp: 02 người, có nhiệm vụ tập hợp các số liệu từ sổ kế
toán chi tiết tại từng phần hành, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, lập báo cáo tài chính theo quy định, báo cáo tài chính phục vụ công tác
quản trị, điều hành.
- Kế toán vật tư: 02 người, có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tổng hợp và
chi tiết nguyên liệu, vật liệu, phân bổ công cụ, dụng cụ và tính trị giá vốn vật
liệu xuất kho, tồn kho,… Theo dõi công nợ vật tư, vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán tiêu thụ: 02 người, có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, thực hiện,
tổng hợp tình hình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm; cập nhật, theo dõi, đối chiếu
công nợ với khách hàng.
- Kế toán tiền lương: 02 người, có nhiệm vụ hạch toán tiền lương, tiền
thưởng, tiền ăn ca, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác.
Theo dõi việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ làm quyết toán và chi trả
BHXH theo quy định.
Ngoài ra còn hai nhân viên làm nhiệm vụ thủ quỹ (một người thủ quỹ,
một người phụ) làm nhiệm vụ thu chi, quản lý tiền mặt hàng ngày.
Quan hệ lao động trong bộ máy kế toán tại Công ty được thực hiện theo
kiểu quan hệ trực tuyến tham mưu, bộ máy kế toán hoạt động theo phương
pháp trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần

hành, có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng và kế toán phần hành và
giữa kế toán trưởng và các bộ phận tham mưu.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái quát qua mô hình sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
13 Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp.
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 năm dương lịch và kết
thúc vào ngày 31/12 tròn hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền theo từng tháng.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Công ty đóng tất cả các khoản thuế và lệ phí theo quy định của pháp
luật. Vào cuối năm tài chính, Kế toán trưởng phải chuẩn bị các tài liệu cần
thiết và lập bảng kê khai thuế phải nộp vào các báo cáo khác theo quy định
của pháp luật. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo
cáo tài chính hàng năm của Công ty được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
VẬT


KẾ
TOÁN
TIÊU
THỤ
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ
TOÁN
TIỀN
LƯƠNG
THỦ
QUỸ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
14 Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2.1. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định
số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật
khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ kế toán
theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.
Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 5 chỉ
tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lương; chỉ tiêu hàng tồn kho; chỉ tiêu bán hàng; chỉ
tiêu tiền tệ; chỉ tiêu TSCĐ và một số chứng từ kế toán ban hành theo các văn
bản pháp luật khác, một số mẫu chứng từ có thể mang tính chất bắt buộc, một
số mẫu mang tính chất hướng dẫn.
+ Lao động tiền lương: Bản chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,
bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thưởng, giấy đi đường, giấy xác nhận
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, hợp

đồng giao khoán, biên bản thanh lý hoặc nghiệm thu hợp đồng giao khoán,
bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm
xã hội.
+ Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm
vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá, bảng kê mua hàng, bảng kê phân bổ
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
+ Bán hàng: bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi,...
+ Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán
tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kê thu chi tiền,...
+ Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý
tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành,
biên bản đánh giá lại tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định, bảng
tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
15 Chuyên đề tốt nghiệp
+ Theo các văn bản pháp luật khác: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán
hàng thông thường, phiếu xuất kho, vận chuyển,...
1.2.2.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh
tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty bao
gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, 3,...
Cụ thể, gồm các tài khoản TK 111, 112, 121, 131, 133, 138, 141, 152,
153, 154, 155, 156, 157, 159, 211, 214, 221, 229, 241, 242, 311, 315, 331,
333, 334, 335, 338, 341, 342, 411, 413, 415, 421, 511, 515, 521, 531, 532,
621, 622, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911.
Các tài khoản trên được sử dụng theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, trình tự kế toán và các chuẩn mực kế toán ban hàng.
Các chứng từ được tập hợp cập nhật theo nội dung, thời điểm phát sinh;
kế toán bộ phận theo dõi, kế toán tổng hợp số liệu để lên sổ, đối chiếu công

nợ, báo cáo thống kê,…
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
16 Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán
Hệ thống sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự
thời gian có liên quan đến Công ty. Công ty thực hiện theo các quy định về sổ
kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế
toán và Chế độ kế toán hiện hành.
Các loại sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong kỳ và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối
ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán phản ánh tổng số phát
sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Công ty.
+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được
quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế
toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết theo
dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các
thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký.
Công ty vận dụng sổ sách kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
17 Chuyên đề tốt nghiệp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và
bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
1.2.2.4. Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,

tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
18 Chuyên đề tốt nghiệp
cầu quản lý của Ban lãnh đạo Công ty, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích
của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Tại công ty thực hiện báo cáo tài chính theo năm, gồm: Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, phục vụ công tác quản trị
điều hành và những yêu cầu đột xuất, Công ty lập những báo cáo nhanh, tổng
hợp số liệu tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại từng thời
điểm và trong mỗi thời kỳ phù hợp.
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát toàn bộ
giá trị tài sản hiện và nguồn vốn hình thành tài sản của Công ty tại một thời
điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có nguồn số liệu tổng hợp gồm số dư
của các tài khoản phản ánh tài sản, nguồn vốn, tài khoản ngoại bảng trên các
sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp trong kỳ cùng với Bảng cân đối kế
toán kỳ trước. Đối với các tài khoản số liệu lập Bảng cân đối kế toán, theo
niên độ kế toán được kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản, sổ kế toán
liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của Công
ty và các bên liên quan (công nợ phải thu, phải trả, vay ngân hàng,...); kiểm
kê tài sản theo quy định, khoá sổ kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là Báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập với ngân sách Nhà nước. Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh có nguồn số liệu tổng hợp từ sổ kế toán trong
kỳ của các tài khoản doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Công ty.

Tại Công ty, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
19 Chuyên đề tốt nghiệp
dựa trên số liệu của các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội dung
thu chi trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bộ phận hợp thành báo cáo tài
chính Công ty, được lập để giải trình và bổ sung thông tin về tình hình tài
chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ báo cáo.
Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính gồm hệ thống sổ kế toán tổng hợp,
chi tiết trong kỳ, báo cáo tài chính kỳ trước, bảng cân đối kế toán, kết quả
hoạt động kinh doanh trong kỳ và tình hình thực tế tại Công ty.
Các nội dung của bản Báo cáo tài chính hoàn chỉnh được kiểm tra,
xem xét và phê duyệt của Ban lãnh đạo. Hiện tại, tại Công ty, Báo cáo tài
chính các năm đều do Công ty tự lập, chưa có kiểm toán độc lập.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
20 Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II:
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HỮU NGHỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HỮU NGHỊ
2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và phân loại nguyên vật liệu
2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị là doanh nghiệp sản xuất xi măng,
klinker; mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân nhưng quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty tương đối lớn. Do vậy, nguyên vật liệu phục vụ
hoạt động sản xuất rất đa dạng về chủng loại, số lượng thường xuyên lớn.

Thực tế, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty, chi phí
nguyên vật liệu chiếm tới 90% chi phí giá vốn của sản phẩm, do vậy, việc
quản lý, tổ chức thực hiện, theo dõi, phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi việc
tổ chức, quản lý, hạch toán, theo dõi đối với chi phí nguyên vật liệu phải chặt
chẽ, chính xác, an toàn.
Nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất xi măng, klinker của Công ty là đất, đá
các loại, quặng sắt, cao silic, phụ gia bôxit nhôm, chất phụ gia như thạch cao,
xỉ bông, cát,... Bên cạnh đó, còn có các loại vật liệu phụ trợ như vật tư phụ
tùng thay thế, giấy, chỉ may vỏ bao xi măng,...; nhiên liệu cho sản xuất gồm
than, dầu, điện,...
Với đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty trực tiếp sản
xuất klinker, một phần được bán trực tiếp cho khách hàng, đối tác, một phần
sử dụng cho nhà máy nghiền để sản xuất xi măng các loại. Các loại nguyên
liệu chủ yếu như đất, đá được khai thác từ vùng nguyên liệu của nhà máy
được quy hoạch ban đầu hoặc được mua từ các nhà cung cấp tuỳ thuộc vào
chất lượng, giá cả và các thoả thuận cụ thể khác.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
21 Chuyên đề tốt nghiệp
Các loại nguyên, nhiên vật liệu khác được cung cấp thường xuyên ổn
định từ các nhà cung cấp trong nước; đối với một số vật tư thay thế như gạch
chịu lửa, bi nghiền,... tuỳ thuộc yêu cầu thực tế, có trường hợp Công ty phải
nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Trung Quốc.
Với quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên và ngày càng
lớn nên nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu cũng được thường xuyên dự trữ với số
lượng lớn, đảm bảo kế hoạch sản xuất ổn định. Hệ thống nhà kho chứa, bảo
quản nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu tồn kho, dự trữ cho
sản xuất; với kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu thường xuyên được luân
chuyển, phục vụ sản xuất, không có nguyên vật liệu tồn kho kém phẩm chất.

Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá vốn của sản phẩm xi măng,
klinker rất lớn đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo chất
lượng sản phẩm nhưng cũng phải quản lý được về số lượng, chủng loại, giá
cả, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo khả năng cạnh tranh của Công ty.
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị rất đa dạng, phong
phú về chủng loại. Với yêu cầu quản lý nói chung và công tác kế toán nguyên
vật liệu nói riêng, tại Công ty, phân loại nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế.
Nguyên vật liệu chính gồm đá vôi, đất sét, thạch cao, sỉ bông, mạt đá,
caosilic, quặng sắt, thạch cao,...
Nguyên vật liệu phụ: bao đóng xi, giấy, chỉ may, gạch chịu lửa, vật tư
phụ tùng thay thế,...
Nhiên liệu: than, điện, dầu FO,...
Với hệ thống kế toán hiện tại, các loại nguyên vật liệu được theo dõi chi
tiết đến từng loại theo hệ thống sổ sách kế toán. Với kế hoạch triển khai hệ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
22 Chuyên đề tốt nghiệp
thống kế toán máy, các loại nguyên vật liệu được gán với hệ thống danh điểm
vật tư để tổ chức quản lý, hạch toán thuận lợi.
2.2. Hệ thống quy chế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Việc quản lý nguyên vật liệu tại Công ty được thực hiện theo quy chế và
định mức tiêu hao do Giám đốc quyết định trong từng thời kỳ.
- Hệ thống quy chế bao gồm quy chế xuất, nhập vật tư; nội quy kho; hệ
thống biển chỉ dẫn, báo hiệu, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; quy chế
khen thưởng, xử phạt đối với quản lý và sử dụng vật tư.
- Hệ thống định mức tiêu hao trong từng thời kỳ do Giám đốc Công ty
quyết định căn cứ trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, yêu cầu của công tác
quản lý, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tăng cường trách nhiệm và

tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm. Hệ thống định mức tiêu hao được quy định
cho các loại nguyên vật liệu chính. Đối với các loại nguyên vật liệu phụ như
bao đóng xi, chỉ may, giấy may vỏ bao được quản lý theo định mức; vật tư
phụ tùng thay thế được giao chỉ tiêu quản lý theo công suất hoạt động, sản
lượng sản phẩm sản xuất; nhiên liệu cho sản xuất được căn cứ tính toán theo
chủng loại sản phẩm sản xuất, kế hoạch sản xuất, thời gian sản xuất, đặc tính
kỹ thuật, công suất hoạt động của thiết bị, máy móc,…
Hiện tại, hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cho sản xuất
klinker, xi măng tại Công ty như sau:
+ Đối với sản phẩm klinker: nguyên vật liệu chính 2 tấn phối liệu/tấn
klinker (trong đó: 1,6 tấn đá, 0,25 tấn đất, 0,15 tấn quặng sắt, cao silic, phụ
gia bôxit nhôm).
Tỷ lệ hao hụt từ 1% đến 3% (cứ 1 tấn sản phẩm cho phép hao hụt 30kg
nguyên liệu).
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
23 Chuyên đề tốt nghiệp
+ Đối với sản phẩm xi măng: nguyên vật liệu chính 1,02 tấn phối liệu/tấn
xi măng (trong đó: 0,75 tấn klinker, 0,25 tấn đất, 0,07 tấn thạch cao, 0,03 tấn
xỉ bông, 0,17 tấn mạt đá); 20,5 vỏ bao/tấn xi măng bao.
Tỷ lệ hao hụt: cứ 1 tấn sản phẩm cho phép hao hụt 1,5kg nguyên liệu.
2.3. Đánh giá nguyên vật liệu
2.3.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu của Công ty 100% mua của các nhà cung cấp theo nhu
cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phương thức mua chủ yếu thực hiện theo
thoả thuận với các nhà cung cấp theo các Hợp đồng kinh tế được ký kết.
Giá nguyên vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn không bao
gồm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu (đối với một số trường hợp nhập
khẩu) và các chí phí khác có liên quan. Tại Công ty, giá mua sản phẩm được
thoả thuận theo nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá nhập kho,

chủ yếu là do các chi phí khác cho quá trình mua nguyên vật liệu như vận
chuyển, bốc dỡ,… được thoả thuận trong từng trường hợp. Đối với nguyên
vật liệu ban đầu cho sản xuất gồm 100% mua của các nhà cung cấp, tuy
nhiên, với đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm của Công ty
gồm klinker và xi măng thì trong đó klinker vừa là thành phẩm bán trực tiếp,
mặt khác là nguyên liệu cho sản xuất xi măng, khi đó klinker đóng vai trò là
bán thành phẩm.
Ví dụ: Ngày 15/5/2008, Công ty mua đá 05 cho sản xuất klinker, giá trị
thực tế lô hàng nhập kho là 191.428.560đ (không bao gồm thuế GTGT).
2.3.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, gắn với yêu cầu
quản lý, tại Công ty lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền để tính giá
nguyên vật liệu xuất kho.
Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn
đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán sẽ xác định được giá bình quân một đơn vị.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
24 Chuyên đề tốt nghiệp
Và căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để
xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
Trị giá vốn thực tế
NVL xuất kho
=
Giá bình quân của
1 đơn vị NVL
x
Số lượng NVL xuất
kho
Trong đó Đơn giá bình quân 1 đơn vị NVL được tính theo công thức:
Giá bình quân

1 đơn vị
NVL
=
Trị giá thực tế NVL
tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVL
nhập kho trong kỳ
Số lượng NVL tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL nhập
trong kỳ
Ví dụ: Tại Công ty có bảng kê lượng hàng nhập tháng 5/2008 của
nguyên vật liệu chính là thạch cao cho sản xuất xi măng như sau:
Chỉ tiêu Số lượng (Tấn) Giá trị
Tồn đầu tháng 15.000 6.825.000.000
Nhập trong tháng 2.500 1.150.000.000
Xuất trong tháng 2.700
Theo công thức trên ta có:
455.714,29
Trị giá xuất kho trong tháng của thạch cao là:
455.714,29 x 2,700 = 1.230.428.583đ
2.4. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu
Căn cứ nhập xuất nguyên vật liệu tại Công ty chủ yếu dựa vào kế hoạch
sản xuất, kinh doanh trong từng thời kỳ và chính sách trong quản trị, chỉ đạo
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37
Giá bình quân
1 tấn thạch cao
=

6.825.000.000 + 1.150.000.000
15.000 + 2.500
=
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
25 Chuyên đề tốt nghiệp
của Ban Giám đốc ở mỗi giai đoạn nhằm mục tiêu khai thác có hiệu quả nhất
phương án kinh doanh, tránh để tồn kho lãng phí, dự trữ tồn kho hợp lý trong
những diễn biến bất thường của giá cả nguyên vật liệu, luân chuyển nhanh
nguồn vốn cho nguyên vật liệu,…
Với yêu cầu và căn cứ như vậy, thủ tục, trình tự nhập xuất nguyên vật
liệu là nội dung rất quan trọng nhằm quản lý một cách thống nhất, chính xác,
phục vụ một cách tốt nhất cho quản trị điều hành và thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh.
2.4.1. Thủ tục nhập nguyên vật liệu
Với đặc điểm là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh tương đối lớn. Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh
doanh thường xuyên lớn để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Phương thức chủ yếu
của Công ty để mua nguyên vật liệu là thoả thuận với các đối tác cung cấp
theo các Hợp đồng kinh tế ký kết.
Xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh chung được cụ thể hoá đến
từng phòng nghiệp vụ, các bộ phận sản xuất,… Phòng Kế hoạch phối hợp với
Phòng Tài chính kế toán xây dựng kế hoạch nhập nguyên vật liệu cần thiết
theo số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian; khảo sát, tìm hiểu, đánh giá
giá cả, phương thức thanh toán và các nội dung cụ thể khác để tổng hợp trình
Ban Giám đốc phê duyệt, ký kết hợp đồng.
Với nội dung đã được phê duyệt tiến hành các nội dung để thực hiện
nhập nguyên vật liệu.
Theo quy định chung tất các các loại nguyên vật liệu khi về đến Công ty
đều phải tiến hành thủ tục kiểm nhận và nhập kho của Công ty. Khi nguyên
vật liệu được chuyển đến sẽ được kiểm nghiệm để nhập kho. Căn cứ kế hoạch

nhập nguyên vật liệu và các nội dung khác đã được phê duyệt, ký kết, bộ phận
kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung liên quan, chủ yếu về số lượng,
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương - Lớp Kế toán K37

×