Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 -lời khuyên nên đề phòng chữa trị bệnh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 3 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 -lời khuyên nên đề phòng chữa trị
bệnh

Lời khuyên nên đề phòng chữa trị hay đối phó như thế nào cho nhanh nhất.
1. Cách ngừa và làm dịu cơn đau đầu
Nhiều người bị khổ vì bệnh đau đầu. Thời Trung Cổ, người ta đã nghĩ rằng do bị
quỷ nhập vào đầu nên cần đục một lỗ nhỏ ở sọ cho quỷ thoát ra. Thật là may mắn
cho chúng ta, vì ngày nay các bác sĩ đã hiểu khá hơn về các nguyên nhân gây ra
chứng bệnh này và có thể chỉ dẫn cho ta nhiều phương pháp chữa trị.
Hiện tượng đau đầu có nhiều loại: Đau đầu vì huyết áp hay vì sự căng cơ thường
xảy ra ở phần mặt, cổ, da đầu làm ta cảm thấy đau nhức như búa bổ nhất là ở trán,
hai bên thái dương và sau gáy. Nguyên nhân có thể do: mất ngủ, sự căng thẳng
thần kinh vì bận bịu công việc tối ngày, phải lãnh trách nhiệm một công việc quan
trọng, đọc sách liên tục v.v…
Nhức đầu là bệnh thường gặp ở các bà quá lo toan việc gia đình đến mức sức khoẻ
bị suy nhược. Họ cảm thấy rần rật ở thái dương, đau nửa bên đầu đôi khi lại kèm
theo các hiện tượng buồn nôn, ói, mắt mờ hay hoa mắt, ù tai. Đau đầu vì viêm
xoang, thường thấy đau nhức ở vùng mặt, ở trán, dưới trán, quãng dưới trán tới hai
bên má, sống mũi. Sự viêm nhiễm và nước mũi gây khó chịu cho người bệnh ấn
tay vào vùng viêm cũng làm đau thêm.
Nguyên nhân, có thể do cảm lạnh, dị ứng với một số phấn hoa, một số vấn đề ảnh
hưởng tới đường hô hấp như không khí bị ô nhiễm.
Để làm dịu con đau, nên:
- Nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, phòng tối (đóng cửa sổ che màn), nhắm mắt lại.
- Dùng ngón tay cái, xoa từ tai tới gáy (phần dưới sọ). Day nhẹ hai bênthái dương.
- Tắm nước nóng.
- Đắp một khăn tẩm nước lạnh lên mắt.
- Uống một liều thuốc aspirin (những người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không
được uống vì có thể bị chảy máu dạ dày nguy hiểm).
- Thực hiện những điều chỉ dẫn ở chương VI về phương pháp thư dãn như ngồi
tĩnh toạ, không suy nghĩ (thiền), thở sâu.


Đề phòng bệnh, nên:
- Chú ý để biết mình hay bị đau đầu vào thời gian nào. Theo dõi báo chí để biết tin
về thời gian và địa điểm có dịch bệnh.
- Ghi nhớ các triệu chứng bệnh để có thể cảm thấy lúc sắp bị đau.
- Tránh ăn một số thức ăn có khả năng gây đau đầu đối với một số người dễ phản
ứng như:
+ Chuối
+ Cà phê và các thực phầm có thành phần cà-phê.
+ Chocolate (Sôcôla).
+ Chanh, giấm.
+ Thịt muối.
+ Bột ngọt.
+ Thịt cừu khô.
+ Hành, tỏi.
+ Rượu đỏ.
+ Sữa chua (yaout).
Chú ý: nên đến bác sĩ để khám bệnh nếu bạn bị đau đầu liên tục, trong một thời
gian dài hay bạn cảm thấy mình bị đau nhức một cách đặc biệt khác lạ với những
lần khác.
2. Làm thế nào khi bị sốt?
Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao là sự trục trặc về sức khoẻ.
Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng
nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn đã bị sốt.
Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và
buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt
lấy ở miệng 0,3oC.
Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể
tưởng lầm rằng mình bị sốt. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các
nguyên nhân sau:
- Mặc nhiều quần áo quá.


×