Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.33 KB, 49 trang )

Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Đề tài khái quát lịch sử hình thành
phát triển của cư dân Tam Kỳ
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 1 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 2 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Địa giới hành chính qua các thời kỳ
1.2.2. Sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ và ý nghĩa tên gọi
1.3. Sinh hoạt văn hoá của người dân
1.3.1. Kinh tế
1.3.2. Văn hoá
Chương 2. Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố
2.1. Đình làng Hương Trà
2.1.1. Khái quát về quá trình ra đời của làng Hương Trà
2.1.2. Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà
2.1.3. Lễ hội tại đình làng Hương Trà
2.2. Đình làng Mỹ Thạch
2.2.1. Quá trình thành lập làng Mỹ Thạch
2.2.2. Quá trình ra đời của đình làng Mỹ Thạch
2.2.3. Lễ hội chính tại đình làng Mỹ Thạch
2.3. Đình làng Phương Hoà
2.3.1. Quá trình thành lập làng Phương Hoà
2.3.2. Quá trình ra đời của đình làng Phương Hoà
2.3.3. Lễ hội tại đình làng Phương Hòa
2.4. Đình Vĩnh Bình


2.4.1. Quá trình thành lập làng Vĩnh Bình
2.4.2. Quá trình ra đời đình làng Vĩnh Bình
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 3 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
2.4.3. Lễ hội tại đình làng Vĩnh Bình
Chương 3. Giá trị đình làng trong đời sống hiện nay của người dân
thành phố Tam Kỳ
3.1. Giá trị của đình làng trong đời sống hiện nay
3.2. Một số giải pháp để giữ gìn, phát triển đình làng và những giá
trị văn hoá gắn chặt với nó
C. KẾT LUẬN
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 4 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc. Văn hoá làng là những đặc
trưng văn hoá đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng dân cư Và đình
làng ra đời được xem như nơi “hội tụ văn hóa” trong làng xã Việt Nam cổ
truyền. Đình không những là cơ quan tối cao điều hành toàn bộ mọi hoạt động
của làng xã mà đây còn là nơi thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của những người
dân quê chân chất, hiền lành. Chính vì thế, ngôi đình đã trở thành biểu tượng
linh thiêng mỗi làng xã Việt Nam cổ truyền. Song hiện nay cùng với quá trình
đô thị hóa nhanh chóng thì hình ảnh thân thuộc đó đang dần trở nên xa lạ, lạc
lõng với nơi mà nó đã tồn tại hàng trăm năm.
Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng không nằm ngoài tiến trình lịch sử đó. Là
một vùng đất mới mở của người Việt (thế kỷ XV), Tam Kỳ nói riêng và Quảng
Nam nói chung là nơi kết tinh giá trị văn hóa Việt – Chăm để tạo ra nét văn hóa
đặc thù riêng của mình. Trong quá trình di dân, lập ấp ấy, những ngôi đình cũng
dần xuất hiện trên mảnh đất Quảng Nam như một minh chứng cho sự gắn kết
trong cộng đồng làng.

Hiện nay, những yếu tố văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền ở Quảng
Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng đang dần biến mất. Tam Kỳ - thành phố
tỉnh lỵ cũng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất.
Hàng loạt các công trình hiện đại được xây dựng đã tạo ra sự biến đổi không thể
phục hồi lại của những ngôi làng với những nét văn hóa đặc trưng. Trong dòng
chảy ấy, đình làng Tam Kỳ cũng dần hoang phế vì không được bảo tồn, dần bị
phá bỏ vì không được chú ý.
Vì vậy, tôi chọn đề tài này, hi vọng thông qua hệ thống đình ở Tam Kỳ
nắm bắt rõ hơn văn hoá truyền thống dân tộc, góp phần nâng cao ý thức người
dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục lối sống cho người
dân, nhất là thế hệ trẻ cũng như tình hình thực trạng đời sống văn hoá của người
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 5 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
dân, của lớp trẻ hiện nay ở quê hương mình, góp phần vào bảo tồn các giá trị,
lưu giữ thuần phong mỹ tục.
Là sinh viên nghành Việt Nam học, là người con của thành phố Tam Kỳ
tôi muốn góp phần nhỏ vào việc bảo vệ, khôi phục những giá trị văn hoá truyền
thống, lấy nó làm nền tảng cho quá trình phát triển của quê hương.
2. Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đình làng là đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cho đến nay
có khá nhiều bài viết về đề tài này như Toan Ánh với “Làng xóm Việt Nam”
(trong bộ Nếp cũ, NXB Trẻ 2004), Nguyễn Thế Long với “Đình và Đền Hà
Nội” (NXB Văn Hoá Thông Tin 2005) tuy nhiên các công trình này chỉ đề cập
đến vai trò của đình làng trong làng xã Việt cổ truyền nói chung, cách sắp đặt
một số ngôi đình cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của đình làng Việt.
Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hệ thống đình làng ở
thành phố Tam Kỳ, đề tài tôi viết dưới đây chủ yếu dựa trên kết quả điền dã thực

tế bản thân, thông qua lời kể của các vị cao niên.
Ngoài ra, tôi cũng tham khảo những bài viết về kiến trúc, niên đại thành
lập của một số đình làng như Mỹ Thạch, Phương Hoà thông qua cuốn “Di tích
và Danh thắng Quảng Nam” với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu do Sở
VHTT tỉnh Quảng Nam xuất bản.
Vì đây là những ngôi đình đã được công nhận là di tích Lịch sử- Văn hoá-
Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh nên Trung tâm Quản lý DT&DT Quảng Nam cũng
lưu trữ hồ sơ di tích với bảng mô tả kiến trúc trước đây và hiện tại sau khi đã
được trùng tu theo ngân sách của tỉnh. Ban trị sự các ngôi đình gồm những cụ
già trong làng cũng có bài viết về sự hình thành và kiến trúc đình làng mình
thông qua lời kể và những gì “tai nghe mắt thấy”.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 6 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục tiêu: Tìm hiểu một cách khái quát hệ thống đình trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ ở nhiều khía cạnh khác nhau như văn hoá, chính trị, tín ngưỡng Từ
đó, làm nổi bật những giá trị của hệ thống đình làng trong đời sống nhân dân Tam
Kỳ hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu lịch sử ra đời của thành phố Tam Kỳ - không
gian của đề tài.
Tìm hiểu quá trình xuất hiện của các đình làng tiêu biểu tại thành
phố Tam Kỳ.
Làm rõ giá trị về nhiều mặt của đình làng như lịch sử, kiến trúc -
nghệ thuật, văn hoá Từ đó, có cách nhìn biện chứng về vai trò của đình làng
trong đời sống hiện nay.
5. Giới hạn của đề tài
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những đình làng tiêu biểu của
thành phố Tam Kỳ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19.
Không gian: Các xã, phường thuộc thành phố Tam Kỳ mà tiêu biểu là các
phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Hoà Hương và xã Tam Thăng.

6. Điểm mới của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển làng xã thành phố
Tam Kỳ và đời sống văn hoá của người dân.
Nêu bật giá trị về mọi mặt của đình làng trong đời sống người dân Tam
Kỳ nay.
Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài tôi sử dụng những phương pháp sau:
7.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những
yêu cầu về phương pháp luận như gắn lý luận với thực tiễn, tính chính xác và
tính khách quan
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 7 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
7.2. Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp điền dã.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin.
+ Phương pháp thu thập, tìm hiểu thông tin từ Internet, sách báo và một số
tư liệu từ Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục
được thiết kế gồm các chương sau:
Chương 1: Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ.
Chương 2: Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
Chương 3: Giá trị của đình làng Tam Kỳ trong đời sống hiện nay.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 8 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội

Thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam được thành lập tại Nghị định
số 113 ngày 29/9/2006 của chính phủ. Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, thành
phố Tam Kỳ phía Bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam
giáp huyện Núi Thành, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển
Đông. Tam Kỳ cách Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh một quãng đường
gần như ngang bằng nhau khoảng 880km.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính - văn hoá - khoa học kỹ thuật
của tỉnh Quảng Nam và là vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Hiện
nay, Tam Kỳ có 9.263,56 ha diện tích tự nhiên, dân số khoảng 103.730 người,
trong đó hầu hết là người Kinh và một số ít người Hoa (người Minh Hương)
sống tập trung ở phường Phước Hoà. Trong dân tộc Kinh, có một số người Minh
Hương mà tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc và cũng có những người thuộc
các họ: Ông, Ma, Trà, Chế mà tổ tiên là người Chiêm Thành.
Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành ba vùng rõ rệt: vùng ven
biển gồm các xã dọc sông Trường Giang và phía Đông; vùng đồng bằng gồm
các xã nằm dọc đường quốc lộ 1A; vùng giáp ranh trung du và miền núi (bán
sơn địa). Tam Kỳ có nhiều núi thấp xen kẻ với đồng ruộng và khu dân cư: núi
đất Quảng Phú, An Hà (Tam Phú), núi Quánh (Tam Ngọc). Bờ biển Tam Kỳ
tương đối bằng và thẳng, bên ngoài thềm lục địa nông thuận lợi cho khai thác
thuỷ sản. Có nhiều sông, vũng đầm như sông Bàn Thạch nối liền vùng đầm An
Hà với sông Ba Kỳ, sông Cây Trâm nối liền sông Tam Kỳ với sông Ông Bộ,
sông Trường Giang nối hai cửa biển An Hoà và Cửa Đại chạy dọc theo bờ biển.
Các sông ở Tam Kỳ không có đầu nguồn xa lại có độ dốc cao, mùa nắng mau
cạn và bị nước triều từ biển dâng vào sâu; Tam Kỳ có đầm An Hà (thuộc xã
Tam Phú và Tam Thăng). Vào thời mà “bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng
thuyền” thì bến đò Ba Bến (hay còn gọi là bến Tam Phú ở Tam Phú) luôn tấp
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 9 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
nập ghe thuyền, người người qua lại, tại đây ngược sông Ba Kỳ lên tận Trường
Xuân, Tư Yên , theo đường sông vào Cửa Lỡ, An Hoà (Kỳ Hoà) hay ra Thu

Bồn, Cửa Đại
Tam Kỳ thuộc vùng khí hậu duyên hải, nhiệt độ trung bình hàng năm là
25,6
0
C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 28,9
0
C và tháng thấp nhất là tháng 1:
21,4
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2585,8mm, cao nhất là vào
tháng 10: 709,3mm, thấp nhất là vào tháng 3: 37,2mm. Giờ nắng trung bình
trong ngày là 5-9 giờ, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 82%. Đây cũng là
vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, hàng năm bảo lụt thường xảy ra, gây
nhiều tổn thất không nhỏ cho đời sống kinh tế- xã hội cho địa phương.
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Địa giới hành chính qua các thời kỳ
Địa giới thành phố Tam Kỳ nay vốn là hai châu Ô, Rí của người Chămpa
xưa, năm 1306 vùng đất này được vua Simhavarman III (Chế Mân) dùng làm
của lễ hồi môn dâng cho Đại Việt để được cưới Huyền Trân công chúa.
Năm 1402, sau chiến thắng của vua Hồ Hán Thương (1401-1407), người
Việt đã chiếm lại được Thuận Châu (từ Quảng Bình đến Quảng Trị ngày nay),
Hoá Châu (vùng đất từ phía nam Thừa Thiên cho đến bờ bắc Thu Bồn ngày nay)
và còn chiếm thêm vùng Cổ Luỹ (vùng đất phía bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay)
của Chiêm Thành. Như vậy, vùng đất phía nam tỉnh Quảng Nam ngày nay, trong
đó có thành phố Tam Kỳ đã thuộc lãnh thổ Đại Việt, sau đó nhà Hồ đã lập châu
Thăng (tương ứng với huyện Thăng Bình và Duy Xuyên ngày nay) và châu Hoa
(tương ứng với thành phố Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên
Phước, Trà My, Phước Sơn ngày nay).
Dưới thời nhà Hồ (1402-1407), châu Hoa được chia thành 3 huyện:
Huyện Vạn Yên: vùng đất thuộc thành phố Tam Kỳ và vùng ven biển

huyện Núi Thành ngày nay
Huyện Cu Hy: tương ứng với các vùng nguồn Chiên Đàn.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 10 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Huyện Lễ Đễ: tương ứng với các vùng nguồn Hữu Bang (tức cùng Tiên
Phước, Trà My nay).
Như vậy, dưới thời nhà Hồ vùng đất Tam Kỳ ngày nay thuộc huyện Vạn
Yên của châu Hoa.
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đã thành lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam,
châu Thăng và châu Hoa hợp nhất với nhau thành phủ Thăng Hoa. Theo “ Thiên
Nam Dư Hạ Tập”- bộ tùng thư mang tính điển chế do Lê Thánh Tông giao cho
các văn thần biên soạn năm 1483[4] thì đến năm 1490 vua Lê Thánh Tông đã đổi
tên Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành Xứ Quảng Nam và chia phủ Thăng Hoa
thành 3 huyện:
Huyện Hà Đông: tương ứng với huyện Vạn Yên dưới nhà Hồ
Huyện Lệ Giang: tương ứng với huyện Thăng Bình ngày nay
Huyện Hy Giang: tương ứng với huyện Duy Xuyên ngày nay
Như vậy, dưới thời nhà Hậu Lê, thành phố Tam Kỳ thuộc huyện Hà
Đông.
Dưới thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1604) phủ Thăng Hoa chỉ còn lại 2
huyện:
Huyện Lễ Dương: tên mới của huyện Lệ Giang
Huyện Hà Đông: bao gồm phần đất của thành phố Tam Kỳ ngày nay. Tuy
nhiên địa danh Tam Kỳ chưa xuất hiện trong cơ cấu hành chính.
Dưới thời Tây Sơn (1788-1801), theo sách “Hoàng Việt Long Hưng Chí”
thì Đạo Thừa tuyên Quảng Nam được chia thành 2 phủ và 5 huyện [4]
Phủ Điện Bàn quản lãnh 2 huyện: Diên Phước và Hoà Vang
Phủ Thăng Hoa quản lãnh 3 huyện: Phong Dương, Duy Xuyên và Hà
Đông trong đó có vùng đất của Tam Kỳ ngày nay.

Vào đầu thế kỷ XIX, năm 1801 vua Gia Long tách phủ Điện Bàn và phủ
Thăng Hoa để lập dinh Quảng Nam. Năm 1827 dưới thời vua Minh Mạng đổi
thành trấn Quảng Nam rồi đến năm 1832 đổi thành tỉnh Quảng Nam cho đến
ngày nay.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 11 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Theo địa bạ thời Gia Long, dinh Quảng Nam gồm 2 phủ, 5 huyện, 29
tổng, 973 làng xã. Trong đó huyện Hà Đông gồm 4 tổng 2 thuộc 153 làng (tổng
Chiên Đàn Trung (4 làng), tổng Đức Hoà Trung (6 làng), tổng Tiên Giang
Thượng (6 làng), tổng Vinh Hoa Trung (3 làng), thuộc Hội Sơn Nguyên (2
làng), thuộc Liêm Hạ (133 làng)).[4]
Thành phố Tam Kỳ ngày nay thuộc tổng Chiên Đàn Trung.
Năm 1906 theo đạo dụ của vua Thành Thái, huyện Hà Đông được đổi
thành phủ Hà Đông và sau đó là phủ Tam Kỳ (bao gồm thành phố Tam Kỳ,
huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn ngày nay).
Năm 1920, thực dân Pháp đã cắt bớt một số xã ở phía Tây phủ Tam Kỳ và
sáp nhập vào một số xã vùng thấp của huyện Trà My để thành lập huyện Tiên
Phước.
Phủ Tam Kỳ gồm 7 tổng, 157 xã và lần đầu tiên xuất hiện địa danh Tam
Kỳ là một xã thuộc tổng Chiên Đàn.
Sau Cách mạng Tháng 8 -1945, theo quyết định của Uỷ ban Kháng chiến
hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ tiến hành hợp xã lần thứ
nhất, từ 157 xã cũ thành 52 xã mới, trong đó vẫn có xã Tam Kỳ.
Năm 1949, huyện Tam Kỳ tiến hành hợp xã lần thứ hai, từ 52 xã cũ thành
15 xã mới.
Trong Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, theo Nghị định số 241- MNS
ngày 30/1/1951 của Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, thị xã
Tam Kỳ được thành lập, là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.
Ngày 1/11/1951 Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã

ra nghị định đổi tên thị xã Tam Kỳ thành Xã đặc biệt Tam Kỳ, trực thuộc tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ giữa năm 1956 - 1958, tỉnh Quảng Nam gồm có 2 thị xã, 10 huyện, 4
nha. Vào thời kỳ này, Tam Kỳ không còn là một thị xã nữa mà chỉ là một huyện.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 12 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Ngày 24/6/1958 Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà
chia tỉnh Quảng Nam thành 12 đơn vị quân quản gọi là quận. Quận Tam Kỳ
gồm một quận lỵ và 23 xã, lúc này Tam Kỳ chỉ là quận lỵ của quận Tam Kỳ.
Đến ngày 31/7/1962, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ra sắc lệnh số 162-
NV chia tỉnh Quảng Nam thành 2 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam ở phía
Bắc và tỉnh Quảng Tín ở phía Nam. Thị xã Tam Kỳ là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng
Tín, quận Tam Kỳ gồm thị xã Tam Kỳ và 19 xã. Sau đó, Khu uỷ khu V đã chia
Quảng Nam thành hai tỉnh là Quảng Đà (ở phía Bắc) và Quảng Nam (ở phía
Nam). Tỉnh Quảng Nam bao gồm một thị xã là Tam Kỳ và 6 huyện.
Ngày 4/4/1975 UBND Cách mạng Nam Trung Bộ đã ra Quyết định số
119-QĐ sáp nhập tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng. Năm 1984 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm 16 đơn vị hành chính, 1
thành phố là Đà Nẵng và 2 thị xã là Tam Kỳ và Hội An, 13 huyện.
Huyện Tam Kỳ tách thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ (7
phường, 13 xã) và huyện Núi Thành (1 thị trấn, 13 xã).
Ngày 6/11/1996 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị
hành chính độc lập là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Quảng Nam gồm 2 thị xã (Tam Kỳ và Hội An) và 12 huyện. Thị xã
Tam Kỳ gồm 7 phường và 13 xã như cũ.
Ngày 5/1/2005 một phần thị xã Tam Kỳ được tách ra để thành lập huyện
Phú Ninh, sau khi tách 10 xã để thành lập huyện Phú Ninh, thị xã Tam Kỳ có cơ
cấu đơn vị hành chính gồm 9 phường và 4 xã.
Đến ngày 29/9/2006 thành phố Tam Kỳ được thành lập, hiện nay gồm 13

đơn vị hành chính (9 phường và 4 xã). Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ, là trung
tâm hành chính - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam cho đến nay.
Các xã, phường hiện nay của thành phố Tam Kỳ gồm:
- Phường Phước Hoà.
- Phường An Sơn.
- Phường An Mỹ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 13 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
- Phường Hoà Hương.
- Phường An Xuân.
- Phường Hoà Thuận.
- Phường Trường Xuân (một phần xã Kỳ Hương cũ 1954-1975).
- Phường Tân Thạnh (một phần xã Kỳ Hương cũ 1954-1975).
- Phường An Phú (một phần xã Kỳ Phú cũ).
- Xã Tam Phú (tách ra từ xã Kỳ Phú cũ).
- Xã Tam Thanh (tách ra từ xã Kỳ Phú cũ).
- Xã Tam Ngọc (tách ra từ xã Tam Thái cũ).
- Xã Tam Thăng (xã Kỳ Anh cũ).
1.2.2. Sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ và ý nghĩa tên gọi
Thế kỷ XI- XVIII chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt
Nam bởi nó chứa đựng một biến động to lớn, sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và
văn hoá của dân tộc. Vùng Thuận Hoá với sự cai trị của Nguyễn Hoàng, một chế
độ cai trị khoan hòa “Chúa thường vỗ về thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng,
được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên”[2], đã lôi kéo được nhiều người
đến với vùng Thuận Hoá (đây là vùng đất cũ của Champa, được sáp nhập dần
dần vào lãnh thổ Đại Việt, bắt đầu từ thời Lý) để sinh sống, làm ăn.
Xứ Quảng Nam thời kỳ này bao gồm dải đất miền Trung từ đèo Hải Vân
đến đèo Cù Mông, năm 1471 dưới thời Lê Thánh Tông đèo Cù Mông trở thành
biên giới phía Nam của Đại Việt. Cục diện Nam - Bắc triều với hai chính quyền

Đàng Trong là vùng đất Thuận - Quảng, Đàng Ngoài là chính quyền vua Lê
chúa Trịnh. Đàng Trong với chính sách cai trị mềm dẻo, mở cửa phát triển kinh
tế, đời sống người dân tăng thì ở Đàng Ngoài “dân nghèo ngày một xiêu dạt dần,
cùng khốn quá lắm”. Vì vậy mà từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV đã có nhiều lớp cư
dân từ miền Bắc mà chủ yếu là vùng Thanh - Nghệ vào đây sinh cơ lập nghiệp,
ngoài ra một số cựu thần nhà Minh “phản Thanh phục Minh” bị thất bại cũng
chạy sang nương nhờ chúa Nguyễn Phúc Nguyên và được ông giúp đỡ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 14 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Địa danh Tam Kỳ xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, bắt nguồn từ tên gọi
của một vùng đất xưa nằm dọc con sông Ba Kỳ chảy qua vùng Phú Ninh,
Trường Cửu , một quần cư đông đúc với những hoạt động tấp nập dưới thời kỳ
đó, vì vậy mà năm 1906 vua Thành Thái đã lấy địa danh Tam Kỳ đặt thay địa
danh phủ Hà Đông thành phủ Tam Kỳ.
Có khá nhiều giả thiết giải thích cho sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ
nhưng đáng tin cậy nhất vẫn là giai thoại gắn liền với quá trình nam tiến của dân
tộc. Trong cuộc hành trình mở cõi của mình, dưới thời Lê Trung Hưng (từ năm
1602) những đợt di dân ào ạt từ những cư dân Thanh - Nghệ - Tĩnh vào đây để
khai khẩn, mưu tìm đất sống. Họ liều lĩnh vượt biển vào xứ Quảng Nam, từ biển
Đông nhìn vào đất liền những lưu dân này nhìn thấy ba mô đất nhô cao lên
thành hình tam giác, đó là núi An Hà, núi Quảng Phú và dãy núi Trà Cai, thuyền
họ tìm đường được vào đến đoạn sông Đò Ba Bến (nơi hợp lưu của sông Bàn
Thạch với hai nhánh sông Tam Kỳ xưa). Nhận thấy đất đai màu mỡ, nước sông
thuận lợi nên họ quyết định an cư tại đây, để định vị cho vị trí của mình họ tự
đặt tên cho vùng đất này là đất Ba Gò, sau đổi dần thành Ba Kỳ và cuối cùng là
Tam Kỳ.
Chữ “Kỳ” trong gốc Hán có nhiều cách viết khác nhau và vì vậy cũng có
nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào những sử liệu chính thống và gia
phả của các tộc họ lớn ở địa phương như tộc Lê, Trần, Nguyễn, Ngô thì dù

“Tam Kỳ xã” hay “Tam Kỳ phủ” đều có sự thống nhất trong cách viết chữ Kỳ ,
trong chữ Kỳ này có bộ “sơn” đứng trước nên còn có nghĩa là mô đất, gò đất
cao, hay trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “Nước cạn cháy, cá chạy bày
kỳ”.
1.3. Sinh hoạt văn hoá của người dân
1.3.1. Kinh tế
Đời sống của người dân Tam Kỳ xưa chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với
ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hoá dưới dạng
nhỏ lẻ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 15 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Nghề đánh bắt cá, chế biến mắm, làm muối có từ lâu đời nhưng do tổ
chức còn lạc hậu nên sản lượng thấp, nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của
thiên tai nên đời sống của người dân còn khá bấp bênh. Nghề thủ công truyền
thống cũng có từ khá sớm như nghề khai quặng, nấu sắt, rèn nông cụ ở Hồng
Lư (Hoà Hương), nghề trồng bông dệt vải ở Bãi Dương, cây Duối (Tam Phú),
nghề ươm tơ dệt lụa ở xóm Hàng (Hòa Hương), nghề trồng lát dệt chiếu ở Thạch
Tân (Tam Thăng), nghề trồng và làm thuốc lá ở Trường Xuân Ngày nay, trong
dân gian vẫn còn lưu giữ câu ca:
“ Ai qua chợ Vạn, xóm Hàng
Bên anh dệt lụa, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Một trăm mối kén còn chờ mối anh” [12]
Tương truyền đô đốc Lê Văn Long quê ở Phú Xuân Trung (nay là Tam
Ngọc) đã trang bị cho cơ đội mình vũ khí được rèn tại Hồng Lư trước khi ra
Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp, nghề dệt ở Xóm Hàng đã kết hợp với bà
con Duy Xuyên, Điện Bàn tản cư vào đây đã lập nên xưởng may bà Tân, sản
xuất những quân phục vệ quốc quân thời đó với màu xám tro giản dị. Hiện nay,
đa phần các làng nghề đó đã bị mai một, chỉ còn lại một ít nghề vẫn còn được

lưu giữ nhưng ở quy mô khá nhỏ như nghề rèn ở Hồng Lư (phường Hoà Hương)
, nghề dệt chiếu cói ở Thạch Tân
Tam Kỳ xưa còn được biết đến như một vùng đất của nhiều tài nguyên
sản vật phong phú như chè, hạt tiêu, thuốc lá, tôm, mực, rau câu, cá Vùng núi
thì có các loại gỗ quý, trầm hương, dược liệu. Vì vậy mà trong người dân vẫn
còn lưu truyền câu “thơm Chiên Đàn, chè Đức Phú, mức chợ Chùa, nước mắm
An Hoà, thuốc lá Trường Xuân”.
Ngày nay, Tam Kỳ đã và đang dần chuyển mình, đời sống vật chất của
người dân nơi đây đang dần được cải thiện, Tam Kỳ đã có những bước phát
triển mạnh mẽ và rõ nét, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 16 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
cực và bền vững, quy hoạch và phát triển đô thị cũng như vùng ven có nhiều
khởi sắc, cả thành phố đang phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010 tiếp tục duy
trì kết quả khá và tương đối toàn diện trên các mặt. Trong đó, sản xuất công
nghiệp tăng khá (tăng 5,2% so với tháng 3, giá trị sản xuất ước đạt 2.896 tỷ
đồng, đạt 27% kế hoạch năm, tăng 27,4% so với cùng kỳ); các loại hình dịch vụ
tiếp tục phát triển, du lịch chuyển biến tích cực, giá cả thị trường tương đối ổn
định, sức mua tăng khá; sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ gieo trồng; xuất
khẩu có nhiều khởi sắc (ước đạt 18,4 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ,
riêng khu vực liên doanh và đầu tư nước ngoài tăng 41%); khối lượng giải ngân
các nguồn vốn đầu tư tăng khá; các mục tiêu văn hóa - xã hội đều đạt (hoàn
thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo), trật tự xã hội được đảm bảo (Báo Quảng
Nam).
Công tác quy hoạch và quản lý đô thị đạt được những kết quả nhất định,
đã hình thành được các khu, cụm công nghiệp Trường Xuân, Thuận Yên, Tam
Thăng, khu phố mới Tân Thạnh, các khu dân cư và đặc biệt là tập trung xây
dựng các công trình giao thông, kè sông, kè biển Tam Thanh, trung tâm thương

mại, siêu thị
Từ những thành tựu trên, tháng 10/2005 Tam Kỳ được công nhận là đô thị
loại III và phấn đấu trở thành đô thi loại II trong năm 2010. Đến tháng 10/2006
Tam Kỳ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, liên tục trong hai năm
liền 2004- 2005 Tam Kỳ được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, được Chủ
tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì.
1.3.2. Văn hoá
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, những thế hệ người dân Tam Kỳ vẫn
giữ được cho mình những nét văn hoá độc đáo, vừa mang nét chung của “con
Lạc cháu Hồng” vừa mang nét riêng của những con người miền Trung hay “ ăn
to nói lớn”, thật thà, dung dị.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 17 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Cũng như nhiều địa phương khác, Tam Kỳ cũng có tín ngưỡng thờ thần
làng hay còn gọi là thờ Thành Hoàng làng, các bậc tiền hiền đã có công khai
khẩn đất hoang dựng nên làng. Ở khắp các thôn xóm đều có đình, miếu để thờ
các vị có công và hàng năm cứ đến rằm tháng giêng (hoặc giữa tháng giêng) lại
tổ chức lễ hội để tỏ lòng tri ân như: ở khối phố 4 phường Trường Xuân cứ đến
18 tháng giêng âm lịch hàng năm lại tổ chức lễ cúng linh đình, nhằm tỏ lòng biết
ơn với vị tướng Lê Tấn Trung - một vị tướng đời Lê đã có công khai canh lập
làng Trường Xuân trong lịch sử. Hay ở đình làng Mỹ Thạch (phường Tân
Thạnh) hàng năm vẫn diễn ra lễ tế Bổn xứ Thành Hoàng để nhớ ơn tổ tiên khai
khẩn vùng đất, khai cơ sự nghiệp cày cấy ở đây.
Cho đến nay, ở Tam Kỳ vẫn còn lưu lại những lễ cúng của cư dân nông
nghiệp lúa nước như: lễ cúng đất, cúng cơm mới, cúng Thần Nông mà hiện
nay vẫn còn phổ biến và rõ nét ở nhiều xã như: Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam
Phú và một phần của phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Trường Xuân nơi mà còn
khá nhiều hộ dân sống bằng nghề nông. Ngoài ra, nơi đây còn được biết đến như
là xứ sở của lễ tế vàng và lễ tế Kỳ kim, nhưng từ khi thực dân Pháp bắt đầu khai

thác mỏ vàng Bồng Miêu từ đầu thế kỷ XIX thì những lễ tế này bắt đầu tàn lụi.
Ở vùng biển Tam Kỳ còn diễn ra một số lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư ở xã Tam
Thanh, nơi đây cũng đã từng phát triển một số loại hình nghệ thuật như hình
thức hát bộ (gánh hát Khánh Thọ nổi tiếng ở Quảng Nam), hát phường cấy, hát
đưa đò, hát ru
Các tín ngưỡng về tang ma, thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi vẫn còn được lưu
giữ tuy đã có loại bỏ bớt một số nghi lễ rườm rà, gây tốn kém mà vẫn không
đánh mất giá trị vốn có của nó.
Nằm trên mảnh đất thuộc vùng Thuận Quảng xưa, Tam Kỳ là nơi từng
chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau trong lịch sử mà dấu ấn vẫn
còn lại cho đến ngày nay, dấu vết của văn hoá Bàu Dũ, Bầu Nê , điển hình là
sự có mặt của những cư dân Hoa kiều (người Minh Hương) hiện nay còn sinh
sống khá đông ở phường Phước Hoà
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 18 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Đan xen với những công trình kiến trúc truyền thống, những tín ngưỡng
bản địa thì đời sống người dân cũng dần tốt hơn và các sinh hoạt lễ hội, các hoạt
động văn hoá thường niên cũng được tổ chức như Ngày hội thơ vào tết Nguyên
Tiêu hàng năm được tổ chức ở Văn Thánh Khổng Miếu, chợ Ẩm thực hay lễ giỗ
Tổ Hùng Vương, bắn pháo hoa đón chào năm mới
Đời sống tín ngưỡng của người dân Tam Kỳ khá đa dạng và dung hoà,
bằng chứng là trên tuyến đường quốc lộ 1A đi qua thành phố có đủ các điểm thờ
phượng của nhiều tôn giáo khác nhau như Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo và
Công giáo.
Chương 2. Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố
2.1. Đình làng Hương Trà
2.1.1. Khái quát về quá trình ra đời của làng Hương Trà
Nằm ở hướng Đông Nam thành phố Tam Kỳ, Tây giáp quốc lộ 1A, Nam
và Đông giáp sông Tam Kỳ, Đông Bắc giáp làng Phú Lộc ven sông Bàn Thạch,

Bắc và Tây Bắc giáp làng Hương Sơn, làng Hương Trà là một trong năm khu
vực có từ ngày đầu thành lập của xã Tam Kỳ thuộc huyện Hà Đông từ nhiều thế
kỷ trước (Hương Trà, Hương Sơn, Hương Sơn Thượng, Hoà Phước, Hoà An ấp
và Hoà An Khuôn). Tên làng hầu như không thay đổi suốt từ ngày thành lập đến
nay.
Họ tộc đến làng Hương Trà lâu nhất là tộc Trần. Gia phả tộc Trần ghi rõ
ông tổ Trần Cảnh Lan người làng Kim Chuyết, huyện Hằng Hoá, tỉnh Thanh
Hoá đến định cư tại đây vào những năm đầu tiên của niên hiệu vua Lê Hoằng
Định (1602). Những tộc họ khác có thể đến đây cùng thời nhưng cư ngụ ở các
vùng lân cận, về sau mới đến định cư tại làng này.
Đến đầu thế kỷ XVIII, làng Hương Trà trở thành nơi có cư dân đông đúc
và trù phú nhất vùng, đây cũng được xem là vùng đất đầu tiên ở xứ Quảng mà
lưu dân Việt tìm đến sinh sống nên làng còn có tên tục là làng Cái. Triều đình
nhà Lê cho đắp đường thiên lý đi qua địa phận của làng, tuần đò Tam Kỳ nối
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 19 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
liền cung đường thiên lý từ trạm Nam Ngọc (vùng Bình Tú, Thăng Bình bây
giờ) đến trạm Nam Vân (vùng Tam Hiệp, Núi Thành bây giờ) từ đầu thời
Nguyễn và sự hiện diện của tuần đò này đã được nhà sử học Lê Quý Đôn ghi
nhận trong Phủ Biên Tạp Lục với số tiền thu thuế hằng năm của vùng đất ngả ba
sông này. Cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền đã tụ hội nhiều lưu dân
đến đây sinh sống, các tộc họ : Nguyễn, Lê, Hồ, Huỳnh, Võ, Ung, Bùi, Trịnh từ
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An cùng tụ cư về đây trong cuộc di dân lập ấp quy
mô dưới thời Lê Cảnh Hưng. Hiện nay, tại nhà ông Trần Văn Tuyền - hậu duệ
của tộc Trần làng Hương Trà còn lưu giữ bản sắc phong của vua Lê Hiển Tông
(1740-1786) ban thưởng cho ông Trần Văn Túc đã có công trong việc đốc thuế
ở tuần đò Tam Kỳ (sắc ban vào ngày 21 tháng 2 năm Đinh Hợi - 1767).
Có thể làng Hương Trà xưa là một khu vực sinh sống khá đông đúc của
người Chămpa trước khi người Việt đến tiếp quản, dấu tích rõ nhất là một khu

phế tích Chăm như chân móng tháp ở khu vực Trà Tây nằm ở đầu làng, làng
cũng nằm gần khu vực đền tháp Chăm Khương Mỹ, tháp Một và di chỉ khảo cổ
Bàu Dũ. Hiện nay, làng còn giữ tượng hai voi chiến Chăm, kiểu tượng này
thường được đặt ở bệ cửa chính vào chân tháp. Tượng voi chiến ở di tích Hương
Trà giống như tượng voi chiến tìm thấy ở của phế tích tháp Lạn thuộc khu tháp
Chiên Đàn.
Làng Hương Trà xưa vốn là một cồn cát nằm giữa hai nhánh sông Tam
Kỳ, sau này do nhu cầu vận chuyển, ngay từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
người làng đã đắp một con đường đất nối với làng Hương Sơn thượng, vì vậy
mà nhánh sông Tam Kỳ chảy về hướng làng Hương Sơn cạn dần và trở thành
cánh đồng, nhánh còn lại của sông Tam Kỳ tiếp tục khoét sâu vào địa phận làng
Phú Hưng bên hữu ngạn (tức xã Tam Xuân 1, Núi Thành ngày nay) khiến một
phần đất của Tam Xuân trở qua dính liền với làng Hương Trà, rẻo đất đó chính
là vùng Phú Lộc ven sông Bàn Thạch ngày nay.
“Con đường đắp” sỡ dĩ tồn tại được cho đến ngày nay là do người dân đã
trồng rất nhiều cây sưa hai bên bờ sông để tránh sạt lở mỗi khi lũ về. Cây sưa,
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 20 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
còn gọi là hương vườn, một loài cây thân gỗ rất chắc, cứ tới tháng ba âm lịch từ
đầu đến cuối làng rực một sắc vàng thơm ngát. Theo cụ Trần Soa- một lương y
nổi tiếng ở làng, cây này còn được người địa phương xưa gọi là Cửu lý hương
(loài cây có hương thơm bay xa chín dặm). Và từ “ hương” trong tên gọi Hương
Trà được lấy từ chính đặc trưng này của làng. Từ “trà” thì do ngày xưa bà con
thường hay lấy lá của cây “chè phe” nấu uống, mỗi nhà đều có vại nước chè phe
để trước nhà và thậm chí khách vãng lai khi đi qua làng cũng được bà con ở đây
mời uống thứ nước này, nó rất ngọt và mát nên bà con xem nó như một loại trà
hảo hạng, bởi vậy mà có câu:
“ Hương ba vĩnh bảo quang thiên cổ
Trà cẩm trường tồn kỷ vạn niên”.

2.1.2. Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà
Đình Hương Trà thuộc làng Hương Trà (nay là phường Hoà Hương, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ngôi đình toạ lạc trên một vùng đất cạnh bờ
sông Tam Kỳ, nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Nhìn về hướng Tây cách
quốc lộ 1A khoảng 800m; hướng Đông - Nam giáp sông Tam Kỳ; Đông - Bắc
giáp làng Phú Lộc, ven sông Bàn Thạch; Tây - Bắc giáp làng Hương Sơn.
Từ quốc lộ 1A theo đường Phan Chu Trinh đi về hướng Nam đến gần cầu
Tam Kỳ, rẽ trái theo đường bêtông về hướng Đông, theo “rừng cừa” khoảng
chừng 200m phía tay trái là đình làng Hương Trà (dân làng còn quen gọi tên
khác là Chùa Ông).
Đình Hương Trà nguyên thuỷ là một khu lăng miếu, dân làng gọi là
“Miếu Ông”, tương truyền, những cư dân Đại Việt đầu tiên đến đây bằng đường
thuỷ, trên đường đi họ gặp bão tố trên biển và nhờ một con cá voi cứu giúp mà
thuyền của họ cập vào được bến sông của vùng đất này. Ít lâu sau, một trận bão
khác đã đánh dạt một con cá voi vào mắt cạn rồi chết ở ngã ba sông, để tỏ lòng
thành kính, biết ơn nhân dân đã lập miếu thờ “Ông Ngư”.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 21 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Khi cuộc sống của dân làng trở nên ổn định, việc thờ cúng các tiền nhân
và những người có công khai khẩn là một tín ngưỡng tồn tại trong phong tục tập
quán người Việt, do vậy mà “Miếu Ông” được xây dựng thêm thành một ngôi
đình khang trang. Theo lời kể của các bậc cao niên thì đình được xây dựng lại
thành ba gian hai chái và miếu Ông trở thành gian hậu tẩm. Đình Hương Trà ban
đầu là đình của làng Tam Kỳ, gian chánh điện thờ Thành Hoàng làng, còn tả ban
hữu ban thờ các vị tiền hiền có công lập làng. Để thể hiện tinh thần cộng cư,
người dân đã dùng hai khối sa thạch được chạm trổ công phu của người Chăm
đặt hai bên tả, hữu cổng đình (Hiện nay, hai khối sa thạch này còn được lưu giữ
ở ngôi trường làng). Như vậy, theo quá trình thành lập làng và bản sắc phong
tướng Thần thì có thể nói ngôi đình được thành lập vào thế kỷ XVIII.

Ngôi đình quay mặt về hướng Đông - Nam, nơi có dòng sông Tam Kỳ
chảy qua trước mặt, sân đình là một không gian khoáng đãng và hàng cây sưa
rợp bóng che mát sân đình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, đình nay đã không
còn kiến trúc như ngày xưa, thực hiện theo lệnh tiêu thổ kháng chiến đình bị đập
phá hết chỉ còn lại gian hậu tẩm tồn tại cho đến ngày nay. Hai trụ giữa đình
được đắp hình con rồng uốn lượn chạy quanh cột đình và được gắn mảnh sành
sứ, mái đình xuôi vào các viềm mái thẳng, được lợp bằng ngói âm dương. Trên
chóp mái đắp nổi hình rồng “lưỡng long chầu nhật” được cẩn bằng sành sứ dân
gian, các duôi mái từ dưới lên trên là hình các con vật như chim phụng đang uốn
lượn, rùa, sư tử để thể hiện cho sự linh thiêng cũng như sức mạnh về tâm linh
của ngôi đình.
Ba cửa chính đều được làm bằng gỗ, vòm cửa hình vòng cung khá đẹp.
Vào bên trong ta có thể nhận rõ ngôi đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc
truyền thống “nhất gian nhị hạ” - một gian hai chái. Các hàng cột đều được làm
bằng gỗ mít, các xà ngang trính được kết nối với nhau bởi các vì kèo, trính, đòn
tay. Đà ngang được đâm xuyên có hai trảng quả đỡ lấy các xuyên thượng, trên
đầu các cột gỗ đều được chạm khắc, trang trí hình muôn thú, hoa lá Trên các
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 22 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
gian thờ cũng được trang trí bởi các hình sơn thuỷ, tứ linh, tứ quý và đều có các
câu đối trên gian thờ. Các gian thờ đều được bố trí theo lối truyền thống như:
Bên tả thờ Tam Vị Tiền Hiền, bao gồm tộc Trần, tộc Nguyễn và tộc Trần
của vị tướng Thần.
Bên hữu thờ Tông công (liệt tổ liệt tông của các dòng tộc) và Tổ đức
(những người có đức hạnh trong làng).
Ở giữa thờ phụng Thần Hoàng, vị tướng thần Trần Văn Túc đã được vua
Lê Hiển Tông sắc phong với đôi câu đối :
“ Tổ đức tông công thiên tai như tại
Xuân thường thu tại vạn cổ trường tồn”.

Trong bà con vẫn còn lưu truyền câu chuyện về lòng nhân đức và tài năng
của vị Thành Hoàng làng mình, vị tướng thần là người có tài cưỡi ngựa rất
nhanh, có thể đi liền ba tuần đò mà không hề nghỉ ngơi, lập được công lớn, được
vua ban thưởng nhiều ruộng đất ông đã để lại một nửa cho dân làng chia nhau
làm ăn.
Đến đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đặt cõi thống trị lên toàn cõi nước ta,
xã Tam Kỳ được nâng lên thành phủ Tam Kỳ, khu chợ Vạn trở thành trung tâm
kinh tế - xã hội của Tam Kỳ, vì vậy có rất nhiều người Hoa đến đây buôn bán
làm ăn. Đình trở thành điểm hội tụ văn hoá và tín ngưỡng của cộng đồng Hoa -
Việt - Chăm. Năm 1936, qua trung gian một số hương chức làng có tinh thần
ngưỡng mộ gương trung liệt của Quan Vân Trường. Hội đồng trị sự Quan Công
miếu ở Hội An lúc ấy đã chuyển giao bộ tượng phiên bản Quan Công, Chu
Thương, Quan Bình đồng kích cỡ với bộ tượng thờ nơi Quan Công miếu (còn
gọi là chùa Ông) cho làng. Từ đấy, bộ tượng được thờ ở đình và đó cũng là lý do
tại sao người dân địa phương còn quen gọi đình là “Chùa Ông”. Đặt bộ tượng
này vào đình làng Việt, các vị chức dịch có lẽ đơn thuần chỉ muốn nêu cao tinh
thần trung liệt, sau cách mạng Tháng 8 khi một tượng bị lũ lụt cuốn trôi và một
tượng bị dân quân du kích vô ý làm cháy, người làng đã không khôi phục cho
đầy đủ nên hiện nay chỉ còn tượng Quan Công. Điều này đã đặt cho các nhiều
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 23 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
người câu hỏi: Đã là đình sao còn gọi là chùa? Là đình Việt sao còn thờ danh
tướng Trung Hoa? Đó phải chăng chính là sự mềm dẻo, tính dung hợp trong nền
văn hoá Việt.
Đình Hương Trà không chỉ chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng
nước mà trải qua hai cuộc kháng chiến nơi đây còn là chứng tích về một thời
gian khổ nhưng hào hùng của người dân Hương Trà. Trong cao trào của nhân
dân Quảng Nam nổi dậy chống sưu cao thuế nặng (1906 - 1907) đây là nơi tổ
chức các cuộc họp kín của các vị thân hào sĩ phu tiêu biểu như cụ Trần Cang và

Trần Xáng; đây cũng là nơi gây dựng cơ sở và hoạt động bí mật của nhiều tổ
chức Đảng ở Tam Kỳ, đây cũng là nơi mà địch chọn làm nơi giam cầm và tra
tấn những người con yêu nước của dân tộc. Vì vậy mà sau năm 1975 các đồng
chí Thị uỷ Tam Kỳ về họp tại đình, đồng chí Đỗ Thế Chấp - thường vụ Tỉnh uỷ
Quảng Nam đề xuất công nhận làng là “căn cứ lõm” đã tồn tại suốt 21 năm
chống giặc cứu nước, và dựng bia tưởng niệm “Chi bộ Đồng” tại đình vì những
đóng góp của đất và người nơi đây.
2.1.3. Lễ hội tại đình làng Hương Trà
Hằng năm, đình có hai lễ chính vào các dịp “xuân - thu nhị kỳ” nhằm vào
rằm tháng giêng và tháng bảy âm lịch, ngoài ra những ngày lệ của làng cũng
được tổ chức như lễ Hạ Phan, Thượng Phan, Kỳ Yên do các chức sắc trong
làng lo liệu và được qui định cụ thể trong hương ước như:
Ngày 25 tháng Chạp là ngày Thượng Phan, do ban trị sự kéo Phan là một
lá cờ “Quốc thái dân an” báo hiệu ngày cuối năm.
Ngày 7 tháng Giêng hạ Phan là báo hiệu hết bảy ngày xuân.
Ngày 15 tháng Giêng là lễ Kỳ Yên (cầu an) đây là ngày hội lớn. Lễ tế
diễn ra rất trang nghiêm cúng tiền hiền hậu hiền và các bậc tiền nhân có công
đức và tưởng niệm những nghĩa sĩ, những người dân của làng đã ngã xuống vì
dân vì nước để trấn yên làng xã, cắt đoạn giải oan cho chúng sinh với những lễ
vật không thể thiếu là hương, hoa, đèn, trầu, quả và thức ăn.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 24 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba
Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ
Ngày 15 tháng 7 lễ xá tội vong nhân - lễ cầu hồn, cầu cho mưa thuận gió
hoà.
Ngày 20 tháng 10 hàng năm là lễ tá thổ cầu bông, còn gọi là lễ hạ điền
cúng tế thần nông.
Đến nay, những bài văn cúng vẫn còn được lưu giữ bởi những cụ cao niên
và ban trị sự đình, nội dung ca ngợi và tưởng nhớ các bậc có công dựng làng và
mời các vị “về” hưởng lộc mà con cháu có được nhờ phước các vị đã để lại. Nội

dung đại thể như sau:
“ đương vị cố lập đồng ưng suy tôn ngài Trần tướng thần phối tự tiền
hiền tự kiết thành văn tế lễ:
Khai xã tiền hiền Nguyễn văn huý vinh chi thần vị.
Khai xã tiền hiền Trần văn huý nghiêm thị viết túc cung chi thần vị.
Khai xã phối tiền hiền tướng Thần Trần văn huý Túc thi chi thần vị.
Nhứt nhứt anh minh tôn linh tam vị qui dân lập ấp, cữ chứng vi tiên công
đức kỳ lai viễn hỷ. Khẩn thổ khai canh tu đinh thành bộ. Ngận lao tự cổ du tồn
kế thế tiếp tiên qui liên niên thừa kế ”
Những ngày lễ đều được người dân nhớ và đến ngày đó thì họ sắm sửa lễ
vật đến thờ cúng và cầu xin, đồng thời với các nghi lễ trên bà con dân làng cũng
tổ chức các hoạt động vui chơi sinh hoạt như đua ghe, chơi bài chòi, hát hò
khoan và nhiều trò chơi dân gian khác.
Ngày xưa, bên cạnh ngôi đình hương tục cũng có những quy định nghiêm
cấm các hành vi trái đạo đức, làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng của ngôi đình
như cấm thả trâu bò vào sân đình, cấm leo trèo hoặc đánh nhau, chưởi bới nếu
phạm phải bị làng treo “cói” phải nộp vạ mới được giải. Chiếc mỏ treo ở đình
cũng là vật dùng để báo cho dân làng biết tình hình làng mình như thế nào, nếu
đánh “ một hồi lại một dùi”- nhất gia nhất thì mọi người dân trong làng phải có
mặt tại đình, nếu ai vắng mặt hoặc tới trễ thì phải giải trình nguyên nhân tại sao.
Đánh “hai hồi lại hai dùi”- nhị gia nhị thì bán tín bán nghi, mọi nhà đều lo chuẩn
bị gậy gộc, giáo mác đề phòng trộm cướp, giặc giã , nhưng khi “ba hồi lại ba
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 25 - SVTH: Bùi Thị Thu
Ba

×