Câu 1: cấu tạo của chi trên và chi dưới
1.1Cấu tạo xương chi dưới
Xương chi dưới có cấu tạo tương tự như xương chi trên nhưng to và chất
xương dày hơn, phù hợp với chức năng di chuyển và chống đỡ. Xương chi
dưới gồm 2 phần là đai hông (đai chậu) và phần xương chi dưới tự do. Xương đai
hông gồm 2 xương chậu, xương cùng, xương cụt.
1.1.1. Xương đai hông
Được tạo bởi 2 xương chậu, 1 xương cùng và 1 xương cụt
1.1.2 – phần xuong chi dưới tự do
Gồm: xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn chân
+ Xương đùi : Là xương dài chắc, chiếm ¼ chiều cao của cơ thể, hơi cong về
trước. Gồm 2 đầu và một thân.
+ Xương cẳng chân : Gồm xương chày, xương mác và xương bánh chè
+ Xương bàn chân: Gồm các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương
đốt ngón chân.
- Xương cổ chân gồm 7 xương xếp thành 2 hàng
- Xương đốt bàn chân gồm 5 xương, mỗi xương đều có 1 đầu nền ((khớp với
xương cổ chân) và 1 đầu chỏm (khớp với đốt ngón chân)
- Xương đốt ngón chân: gồm 14 đốt xương, ngón cái có 2 đốt, 4 ngón còn lại
có 3 đốt
1.2. Cấu tạo xương chi trên
Gồm: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay, 2 xương cẳng tay và xương
ngón tay.
- Xương bả vai là xương dẹt mỏng nằm phía lưng, hình tam giác, đáy trên
đỉnh, đỉnh dưới. Xương có 2 mặt (trước và sau) 3 cạnh (trên, trong, ngoài),
tương ứng với 3 góc.
- Xương đòn: Là một xương ống dài khoảng 13,5 -14cm, hình chữ S, dẹt theo
hướng trên dưới. Xương gồm hai đầu và một thân.
- Xương cánh tay: là loại xương dài, trung bình khoảng 30cm, gồm 2 đầu và 1
thân.
- Xương cẳng tay: gồm xương trụ và xương quay
o Xương trụ là xương dài gồm 2 đầu 1 thân.
o Xương quay: song song với xương trụ.
- Xương bàn tay : Gồm xương cổ tay, xương đốt bàn tay, xương đốt ngón
tay.
o Xương cổ tay gồm 8 xương xếp thành 2 hàng
o Xương đốt bàn tay: gồm 5 xương tương tự nhau, mỗi xương có 2 đầu
và 1 thân.
o Xương đốt ngón tay: có 14 đốt xương, xương ngón cái có 2 đốt, các
ngón còn lại đều có 3 đốt.
Xươn dài gồm: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân.
Câu 2: nêu vị trí của 3 loại mô cơ. Kể tên 5 loại cơ bất kỳ của cơ thể
- Cơ vân: là những cơ bám vào xương, có chức năng vận động hay duy trì vị trí,
tư thế của cơ thể. Các cơ này thường bám vào xương và vận động các khớp.
Trong 1 số trường hợp, cơ có thể chỉ bám vào đầu ( cơ lưỡi) hoặc không bám
vào xương nư đầu trên thực quản. Tuy nhiên, phần lớn các cơ được bám vào
xương và bám ở cả 2 đầu.
- Cơ trơn: cơ lót thành các nội tạng hoặc mạch máu, các cơ quan cảm giác
như mắt để có thể điều tiết và đáp ứng thích nghi với các mức độ chiếu sang
khác nhau.
- Cơ tim: chỉ có ở tim
5 loại cơ bất kỳ của cơ thể đó là: cơ trơn, cơ vân, cơ tim, cơ hoành,cơ ngực,
cơ delta, cơ co,….
Câu 3: kể tên cấu trúc của hệ hô hấp, các thành phần chính của cuống phổi là
gì?
1. Cấu trúc của hệ hô hấp.
Hệ hô hấp gồm: lồng ngực, đường dẫn khí, phổi và màng phổi.
- Lồng ngực là 1 khung xương, bên trong chứa nhiều phủ tạng quan trọng như
tim, phổi, phế quản, thực quản, các mạch máu lơn, dây thần kinh,…. Lồng
ngực được tạo bởi một khung xương gồm 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương
sườn và phía trước là xương ức, đáy được giới hạn với ổ bụng bởi cơ hoành.
- Đường dẫn khí: bao gồm từ mũi, miệng đến họng, thanh quản rồi khí quản,
phế quản. Các phế quản chia thành nhiều nhánh nhỏ là các tiểu phế quản,
nhánh nhỏ nhất là ống phế nang đi vào trong phế nang.
- Phổi và màng phổi:
+ phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, chiếm phần lớn 2 bên lồng ngực, phổi
được bao bọc bởi mạng phổi.
+ phổi gồm 2 phổi là phổi trái và phổi phải. Phổi phải lớn hơn phổi trái, mỗi
phổ lại được chia thành thùy và phân thùy, mỗi phân tùy có rất nhiều túi nhỏ
được gọi là phế nang.
+ màng phôi gồm 2 lá là lá than và lá tạng, lá thành áp sát mặt trong thành
ngực, lá tạng áp sát mặt ngoài phổi, giữa 2 khoang lá là khoang màng phổi,
nhưng lá thành và lá tạng luôn rất sát nhau, giữa 2 lá chỉ có 1 lớp dịch mỏng
giúp 2 lá trượt lên nhau một cách dễ dàng.
Cuống phổi là phần nằm giữa, nỗi liền khí quản và phổi
Cuống phổi gồm:
Câu 4: mô tả hoạt đông của các vòng tuần hoàn ?kể tên 3 cấu trúc sinh bạch
huyết trong cơ thể ?
1. Hoạt động của các vòng tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm có 2 vòng là đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.
1.1 – vòng đại tuần hoàn.
- Vòng đại tuần hoàn bắt đầu từ tâm thất trái, qua động mạch chủ đến các
động mạch nhỏ dần, đến các mao mạch, rồi qua các tĩnh mạch để về tĩnh
mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên, cuối cùng là trở về tâm nhĩ phải.
- Vòng đại tuần hoàn mang máu có nhiều oxy và chất dinh dưỡng theo động
mạch chủ đến khắp các nơi trong cơ thể để nuôi tế bào và nhận các chất do tế
bào tiết ra, đưa tới các cơ quan đích hoặc tới các cơ quan bài tiết để thải ra
ngoài.
1.2– vòng tiểu tuần hoàn
- Vòng tiểu tần hoàn ( tuần hoàn phổi) bắt đầu từ tâm thất phải, qua động
mạch phổi lên khắp 2 phổi, rồi qua 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tiểu tuần hoàn mang máu có chứ nhiều khó CO
2
và ít khí oxi lên phổi
để trao đổi khí ở phế nang làm cho máu có nhiều oxi, ít khí CO
2
, rồi đưa về
tâm nhĩ trái qua 4 tĩnh mạch phổi.
-
2. 3 cấu trúc bạch huyết trong cơ thể
Câu 5 : mô tả phân đoạn ruột non và ruột già ?kể tên các tạng tiết tiêu hóa ?
1. Mô tả đoạn ruột non và ruột già
1.1 – ruột non.
Ruột non tiếp nối từ tá tràng đến manh tràng. Ruột non được treo vào thành bụng
bởi niêm mạc treo ruột non trong có máu và thần kinh. ở trẻ em, mạc treo dài và
rộng nên dễ bị lồng ruột và xoán ruột. Ruột non ở người lớn dài khoảng 3.5m, rộng
3cm ở trên và 2 cm ở dưới. Ruột non gồm 2 phần là hỗng tràng và hồi tràng. Ruột
non có khoảng 14- 16 quai ruột. Nửa số qua ruột ở trên nằm ngang, nửa dưới nằm
dọc, cuối đoạn khoảng 10 – 15 cm lại nằm ngang để đổ và manh tràng. Các quai
ruột nổi lên tạo thành dấu hiệu rắn bò trong trường hợp tắc ruột cơ học.
1.2 – ruột già
Ruột già gồm manh tràng, đại tràng, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng
xích ma và trực tràng
Ruột già to hơn ruột non, có các dải dọc ( trừ ruột thẳng) có các bướu phình to, có
bờm mỡ.
Ruột thừa thường nằm ở mặt sau của đáy manh tràng.
2. Các tạng tiết tiêu hóa
Thực quản, dạ dày, ruột ( tá tràng, ruột non, ruột già)
Câu 6 : kể tên các cấu trúc của hệ tiết niệu ?phân đoạn niệu đạo nam giới ?
Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bang quang, và niệu đạo.
- Thận: là cơ quan sản xuất nước tiểu, nằm ngoài và sau lưng mà bụng, ở 2 bên
cột sống thắt lưng, ngang xương sường thứ 11. Thận có hình hạt đậu, màu đỏ
tím, mật độ chắc, chứa đầy máu và nước tiểu nên dễ vỡ, nặng 135-140gam,
dài khoảng 12 cm, rộng 6cm và dày 3 cm. thận được bao bọc bởi1 lớp xơ và
nằm trong 1 ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận.
- Niệu quản: được chia làm 4 đoạn
+ đoạn bụng: nằm ép vào thành bụng sau, từ thận đến bờ trên xương chậu
+ đoạn chậu: từ bờ trên xương chậu đến eo trên, nằm trong chậu hông lơn.
+ đoạn chậu hông: từ eo trên đến bang quang, nằm trong chậu hông bé.
+ đoạn bàng quang: chạy chếch xuống dưới, vào trong và nằm trong thành
bàng quang
- Bàng quang:
+ nằm dưới và ngoài màng bụng, trong chậu hông bé, sau xương mu, trước
các tạng sinh dục và trực tràng
+ là 1 túi chứa nước tiểu, dung tích trung bình khoảng 250-300ml, có thể
chứa tới 2-3l nước tiểu nhờ khả năng chun giãn.
- Niệu đạo
+ niệu đạo nam giới: vừa là đường ống dẫn nước tiểu, vừa là con đường xuất
tinh, dài 16-18cm, đi từ cổ bàng xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước và
lên trên ôm lấy vờ dưới khớp mu, sau đó quặt xuống dưới đi vào dương vật
và thông ra ngoài bằng lỗ sáo.
+ niệu đạo nữ: là đường dẫn ống tiểu, dài3-4cm, đi từ cổ bàng quang, chếch
xuống dưới và ra trước âm hộ, thông ra ngoài bằng lỗ tiểu tiện. Niệu đạo nữ
thẳng, to và ngắn.
Câu 7 : kể tên các đoạn của đường dẫn tinh ?các tuyến sinh dục ở nam giới là
gì ?
1. Các đoạn của đường dẫn tinh
Gồm mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống phóng tinh, niệu đạo
- Mào tinh hoàn: cong hình chữ C nằm dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn.
Mào tinh hoàn có 3 phần là đầu, thân và đuôi.
- ống dẫn tinh: đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mạt sau bàng quang thì kết hợp
với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Nó dài khoảng 30 cm,
đường kính 2-3 mm, nhưng trong long ống chỉ rộng khoảng 0.5mm.
- ống phóng tinh: mỗi ống phóng tinh 2cm, do ống tinh và ống tiết của túi tinh
kết hợp lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ và niệu
đạo tiền liệt.
- niệu đạo nam: vừa là đường ống dẫn nước tiểu, vừa là con đường xuất tinh,
dài 16-18cm, đi từ cổ bàng xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước và lên
trên ôm lấy vờ dưới khớp mu, sau đó quặt xuống dưới đi vào dương vật và
thông ra ngoài bằng lỗ sáo.
ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn
tinh.
2. Tuyến sinh dục ở nam giới
Gồm tuyến tiền liệt và tuyến hành niệu đạo
- Tuyến tiền liệt là một khố hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới. tuyến rộng
4cm, cao 3cm, dày 2.5cm, nặng trung bình 15-20g, ( ở người lớn độ tuổi 30-
40), ở sau 45 tuôi, tuyết thường to ra. Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang
và bao quanh niệu đạo tiền liệt. Dịch tiết của tuyến tiền liệt đóng góp 25%
thể tích tinh dịch và góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trung.
Dịch tiết của tuyến tiền liệt được đổ vào niệu đạo tiền liệt
- Tuyến hành niệu đạo: có 2 tuyến hành niệu đạo nằm ở 2 bên niệu đạo màng.
Mỗi tuyến to bằng hạt ngô và đổ dịch tiết vào niệu đạo hành xốp bằng 1 ống
tiết. Dịch tiết cảu tuyến là một chất kiềm có tác dụng trung hòa axit của nước
tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra niêm
mạc dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
Câu 8 : kể tên các đoạn vòi tử cung ?mô tả hình thể ngoài của tử cung ?
1. Các đoạn vòi tử cung
Gồm: - phễu vòi – tua vòi
- Bóng vòi
- Eo vòi
- Phần tử cung
2. Hình thể ngoài của tử cung
Tử cung gồm lớp thanh mạc (phúc mạc); lớp cơ ( cơ dọc, cơ rối và cơ vòng); và
niêm mạc (kinh nguyệt)
Tử cung là một bọc cấu tạo bởi một lớp cơ vân rất dầy, nằm phía dưới bụng, trên
bàng quang. Khi chưa có thai, tử cung hình trái lê, kích thước khoảng 8 x 5 x 3 cm.
Cổ tử cung nằm phía dưới, dẫn ra âm đạo. Phía trên ở hai bên tử cung là hai ống
dẫn trứng nối ra hai buồng trứng . Tử cung là nơi thai nẩy nở và phát triển cho tới
lúc sinh.
3. Hình thể ngoài của cổ tử cung
Cổ tử cung như cái miệng chai lộn ngược, (mà đáy chai là đáy tử cung) tiếp với lỗ
cổ tử cung như một cái kênh nối âm đạo với tử cung. Nghĩa là lớp tế bào tuyến của
nội mạc tử cung nối với lớp tế bào lát biểu mô âm đạo. Ở đó có những tế bào dự trữ
sẵn sàng tái tạo khi có tổn thương như rách, dãn nở, viêm nhiễm…
Cổ tử cung: Là phần hẹp, bên dưới của tử cung (dạ con). Kênh cổ tử cung di ngang
qua cổ tử cung, cho phép kinh nguyệt hoặc bào thai đi từ tử cung vào âm đạo, và
tinh dịch đi từ âm đạo vào tử cung.
Câu 9 : kể tên các cấu trúc của não ? phân đoạn tủy sống ?
1. Cấu trúc của não
Não gồm: đại não, thân não, tiểu não và cuống não
1.Đại não chiếm đa số thể tích của hộp sọ. Nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề
có liên quan đến trí nhớ, suy tư và cảm xúc, đồng thời cũng điều khiển cả vận
động.
2. thân não gồm: trung não, cầu não và hành não
3. Tiểu não nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại não, nó điều khiển sự phối hợp
và thăng bằng.
4. Cuống não nằm dưới đại não ngay phía trước tiểu não. Nhiệm vụ nối não
bộ với tủy sống và kiểm soát các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp,
tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp.
2. phân đoạn tủy sống
tủy sống nằm trong ống xương sống, phía trên là hành não, chỗ tiếp nối với
hành não ở ngang mức đốt sống cổ1, phía dưới tận cùng ở ngang mức thăt lung
Tủy sống dài khoảng 45cm, bên ngoài có màng tủy bao bọc, tủy sống gồm 31
đốt, được đặt tên tương ứng với đốt xương sống:
- đốt cổ: 8 đốt tủy cổ
- đốt ngực: 12 đốt tủy ngực
- đốt thắt lưng: 5 đốt tủy thắt lưng
- đốt cùng: 5 đốt tủy cùng
- đốt cụt: 1 đốt tủy cột
Câu 10: kể tên 12 đôi dây thần kinh sọ ?
1. Dây thần kinh Khứu giác: ở mũi
2. Dây thần kinh Thị giác: ở mắt
3. Dây thần kinh Vận nhãn chung: vận động nhãn cầu
4. Dây thần kinh ròng rọc: chi phối 1 cơ của nhãn cầu
5. Dây thần kinh sinh ba: có ý nghĩa sinh nhánh, nhận cảm giác vùng mặt
6. Dây thần kinh Vận nhãn ngoài: vận động co nhãn câu
7. Dây thần kinh Mặt
8. Dây thần kinh tiền đình-ốc tai
9. Dây thần kinh thiệt hầu ( đầu lưỡi)
10. Dây thần kinh lang thang
11. Dây thần kinh phụ: chi phối 1 phần cớ
12. Dây thần kinh Hạ thiệt ( dưới lưỡi)