Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

112 Hoàn thiện kế toán tại sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.21 KB, 53 trang )

Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình sản xuất, tài sản cố định (TSCĐ) giữ vai trò đặc biệt
quan trọng để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ
thuật trực tiếp để tiến hành sản xuất sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ
thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị và công tác quản lý
các máy móc thiết bị đó. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ và không ngừng đổi
mới nâng cao chất lượng của máy móc thiết bị, phát huy được hiệu quả cao
nhất của máy móc thiết bị chính là chìa khoá để các nhà sản xuất thâm nhập
thị trường.
Trong tình hình hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật và công nghệ trở
thành một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tồn tại, phát
triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào có TSCĐ càng hiện đại, công
nghệ càng cao thì càng có điều kiện cạnh tranh cao, có khả năng đứng vững
trong nền kinh tế thị trường. TSCĐ là một yếu tố quan trọng để tăng năng suất
lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân, nó thể hiện một cách chính
xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc là một doanh nghiệp nằm trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, được thành lập và đi vào hoạt động chưa được 10 năm.
Trong thời gian qua đơn vị đã cố gắng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả và dành được một số thành tích đáng kể. Nhận thức được tầm quan trọng
của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Vận tải Bạch
Hạc đã đầu tư mua sắm TSCĐ và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả. Bên
cạnh đó công tác kế toán TSCĐ cũng được trú trọng và quan tâm song vẫn
còn một số tồn tại.
Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Vận tải Bạch Hạc nói riêng và các đơn vị khác trong nền kinh tế nói
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
chung còn nhiều tồn tại. Chế độ kế toán và chế độ tài chính về tài sản cố định


hữu hình chưa thật phù hợp.
Sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty
TNHH Vận tải Bạch Hạc, nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ và
những vấn đề liên quan xung quanh công tác kế toán TSCĐ, em lựa chọn đề
tài: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Vận tải Bạch Hạc.” cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc.
Phần 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo,
PGS.TS Nguyễn Văn Công- Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân và các anh
chị trong phòng Kế toán ở Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc đã giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp những tư liệu quý giá giúp em hoàn thành
tốt chuyên đề của mình. Vì thời gian và sự hiểu biết có hạn nên em xin nhận
được sự đóng góp ý kiến chân thành bổ sung những thiếu sót để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
VẬN TẢI BẠCH HẠC
1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt
động sản xuất - kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải
Bạch Hạc có ảnh hưởng đến kế toán tài sản cố định hữu hình
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Phú
Thọ cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh lần đầu số 18 02 000 087

ngày 25 tháng 5 năm 2001.
Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường thủy, kinh doanh thương mại,
kinh doanh nguyên liệu giấy và các sản phẩm chế biến từ rừng trồng, kinh
doanh vật tư phụ tùng thiết bị máy, khai thác cát sỏi.
Số vốn điều lệ: 1.400.000.000, đ. Với 3 thành viên góp vốn.
Mục tiêu của công ty là tập hợp mọi cá nhân có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật, góp vốn thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo luật
doanh nghiệp, cùng nhau tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
thu hút thêm lao động nhằm phát triển sản xuất nâng cao mức thu nhập cho
tập thể và các cá nhân trong trong ty.
Thời gian đầu mới được thành lập công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, nhận thầu các công trình xây dựng, doanh thu và lợi nhuận còn
chưa cao.
Là công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên với số vốn góp ban đầu
ít ỏi bằng sự nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành công ty đã ngày một
đứng vững và phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã tiến hành thay đổi đăng ký kinh
doanh hai lần. Với mỗi lần thay đổi công ty đã mở rộng thêm số vốn góp và
đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
3
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Ngày 28 tháng 9 năm 2007, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần hai. Nội dung đăng ký kinh
doanh thay đổi như sau:
Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty: Tổ 17, phố Đoàn Kết, phường Tiên Cát,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến, kinh doanh
khoáng sản.
Thay đổi thành viên công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật của

công ty đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Số lượng thành viên
tham gia góp vốn cho tới thời điểm hiện tại là 02 người.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là : Vận tải
đường thủy và khai thác cát sỏi. Trong đó khoáng sản cát, sỏi lòng sông là
những vật liệu quan trọng trong xây dựng đang có nhu cầu lớn trên thị trường
khu vực. Khai thác khoáng sản (cụ thể là khai thác cát sỏi lòng sông Lô) là
ngành sản xuất quan trọng, chủ yếu trong toàn bộ hoạt động của công ty.
Năng lực sản xuất của Công ty ngày càng phát triển cụ thể năm 2005, 2006
khai thác 90.000m3/năm . Năm 2007 đã khai thác được 150.000m3/năm.
Những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường,
hoạt động xây dựng diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng là
rất lớn trong đó cát, sỏi là hai mặt hàng thiết yếu. Vì vậy sản lượng cát, sỏi
của công ty khai thác được tiêu thụ ngay chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có khoảng hơn 10 doanh
nghiệp khai thác cát, sỏi. Các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường
nên chất lượng và giá cả của sản phẩm được các doanh nghiệp hết sức trú
trọng. Công ty đã ý thức được điều này đồng thời tích cực đổi mới, tổ chức lại
sản xuất, tích cực đầu tư theo chiều sâu, mua sắm đổi mới trang thiết bị máy
móc, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, làm trong sạch môi trường tài chính,
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
4
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
vốn và nguồn vốn tạo điều kiện cho công ty tồn tại liên tục đạt kết quả năm
sau cao hơn năm trước, hoàn thành mọi chỉ tiêu đã đề ra, chi phí giá thành
hợp lý, từ đó đã tạo cho công ty có uy tín, tạo đà cho công ty phát triển ngày
một vững mạnh với hiệu quả kinh doanh cao.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện
trong bảng sau:
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
5

Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2005, 2006, 2007
TT
Nội dung
ĐVT Năn 2005 Năm 2006 Năm 2007
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Đồng 2.461.456.219 3.497.850.544 4.814.977.800
2 Các khoản giảm trừ doanh thu Đồng 0 0 0
3 Doanh thu thuần Đồng 2.461.456.219 3.497.850.544 4.814.977.800
4 Giá vồn hàng bán Đồng 1.075.961.169 2.143.950.162 2.887.509.846
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng Đồng 1.385.495.050 1.353.900.382 1.927.467.954
6 Doanh thu từ hđ tài chính Đồng 0 0 1.733
7 Chi phí hoạt động tài chính Đồng 0 15.796.757 110.297.300
8 Chi phí quản lý kinh doanh Đồng 1.380.035.502 1.426.757.871 696.174.488
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Đồng 5.459.548 -88.654.246 1.120.997.899
10 Thu nhập khác Đồng 0 300.000.000 180.000.000
11 Chi phí khác Đồng 0 0 585.076.000
12 Lợi nhuận khác Đồng 0 300.000.000 -405.076.000
13 Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 5.459.548 211.345.754 715.921.899
14 Chi phí thuế TNDN Đồng 1.528.673 59.176.811 200.458.131
15 L ợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 3.930.875 152.168.943 515.463.768
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh
doanh
Một đơn vị dù là thuộc nhà nước hay tư nhân, dù kinh doanh trong lĩnh

vực nào cũng vậy đều không thể thiếu sự lãnh đạo, vai trò của người lãnh đạo
cũng như bộ máy tổ chức cùng với việc sử dụng nguồn nhân lực có ảnh
hưởng rất lớn đến việc thành hay bại của doanh nghiệp, đơn vị đó. Công ty
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
6
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
TNHH Vận tải Bạch Hạc rất quan tâm đến nhu cầu cần thiết tối quan trọng đó
là việc tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Chức năng của các phòng ban như sau:
Ban giám đốc công ty bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên - Giám đốc công ty là người đại diện theo
pháp luật của công ty. Giám đốc được cử từ các thành viên công ty và do Hội
đồng thành viên quyết định. Giám đốc công ty được uỷ quyền căn cứ và nghị
quyết của Hội đồng thành viên để diều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, giám đốc là người nhân danh công ty trong mọi mối quan
hệ đối ngoại của công ty, giám đốc phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên
đới với những người cùng quản lý về những việc mình làm nhân danh công ty
trước Hội đồng thành viên và pháp luật.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, do giám đốc đề nghị và có
sự phê chuẩn của Hội đồng thành viên. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp phòng
Kỹ thuật tổ chức sản xuất. Phó giám đốc thay mặt giám đốc công ty giải quyết
công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công
ty, có chức năng đảm nhiệm công tác nhân sự trong công ty, sắp xếp tổ chức
quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ, thực hiện mọi chính sách, chế độ,
quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng - kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty.
Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh phát sinh trong công ty, tổ chức việc thanh quyết toán với
khách hàng, đảm bảo an toàn lành mạnh nền tài chính của công ty, chịu trách

nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Phòng kế toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
7
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
biết phân tích hoạt động SXKD, báo cáo ban lãnh đạo để có phương án tổ
chức sản xuất kinh doanh.
Phòng Kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Có nhiệm vụ
tìm kiếm đối tác, tổ chức việc bán hàng, lên kế hoạch kinh doanh đồng thời
thực hiện việc kinh doanh có hiệu quả.
Phòng Kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc. Trên cơ sở
quyền hạn của mình, quản lý mọi khâu kỹ thuật trong sản xuất, đảm bảo an
toàn kỹ thuật và kế hoạch sản xuất theo tiến độ, khắc phục sự cố kỹ thuật, dần
cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Các đội sản xuất thuộc công ty: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Kỹ
thuật. Các đội sản xuất có chức năng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tổ chức sản
xuất và phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vận
tải Bạch Hạc được khái quát theo sơ đồ sau:
\Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
8
Hội đồng thành viên
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
P. kỹ thuậtP. tổ chức hành
chính
P. kinh doanh
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty

Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc có bộ máy kế toán được tổ chức theo
kiểu tập trung, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác
kế toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo, kiểm tra kế toán đều
được thực hiện tại phòng kế toán của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân
công rõ ràng từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan. Đứng đầu là
kế toán trưởng sau đó là các nhân viên kế toán.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ các khâu trong
công việc kế toán.
Kế toán vật tư, sản phẩm, hàng hoá: Theo dõi sự tăng giảm, biến động của
vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Hàng tháng lên báo cáo nhập, xuất, tồn kho của
vật tư, sản phẩm, hàng hóa để từ đó có kế hoạch mua và tiêu dùng cho hợp lý.
Kế toán tài sản cố định: chuyên theo dõi sự tăng, giảm, sự biến động của
tài sản cố định. Kế toán TSCĐ phải trích lập khấu hao theo quy định của BTC.
Kế toán thanh toán: trực tiếp thanh toán công nợ phải thu phải trả theo dõi
chi tiết đến từng đối tượng khách hàng, đồng thời tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
9
P. Kế toán
Đội sản
xuất 2
Đội sản xuất
1
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, tiến hành vào sổ
cái các tài khoản, lập các báo cáo chung cho toàn công ty theo năm.
Thủ quỹ: Trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của công ty.

Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc được khái quát theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
Như vậy, với cơ cấu bộ máy kế toán khá chặt chẽ đã đảm bảo mỗi bộ phận
đều có chức năng của riêng mình, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự lãnh
đạo được tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Việc kiểm tra, giám
sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ đạo kịp thời làm cho kế toán
phát huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Tại công ty tổ chức bộ sổ kế toán TSCĐ hữu hình theo hình thức
chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ sổ kế toán tài sản cố định hữu hình của công ty
TNHH Vận tải Bạch Hạc
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
10
Kế toán trưởng
Kế toán
vật tư, sản
phẩm,
hàng hoá
Kế toán tài
sản cố định
Kế toán thanh
toán
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Chứng từ gốc
TSCĐ hữu hình

Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sổ sách kế toán TSCĐ của công ty được chia thành hai loại là sổ tổng hợp
và sổ chi tiết.
Công ty sử dụng các sổ tổng hợp chủ yếu sau:
- Sổ Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản
Công ty sử dụng sổ kế toán chi tiết sau:
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
11
Chứng từ ghi sổ
TSCĐ hữu hình
Sổ cái TK 211, 214
Bảng tổng hợp
cân đối phát sinh
Thẻ TSCĐ
hữu hình
Bảng tổng hợp
TSCĐ hữu
hình
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
TSCĐ hữu hình
Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
- Thẻ TSCĐ

- Sổ TSCĐ
Sơ đồ 1.4: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải
Bạch Hạc.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
12
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Ghi chú:
(1) Giá mua và phí tổn của TSCĐ hữu hình không qua lắp đặt.
(2) Thuế GTGT (nếu có)
(3) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình
(4) Giá trị hao mòn giảm
(5) Khấu hao TSCĐ
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VẬN TẢI BẠCH HẠC
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TK 111
TK211
TK 811
TK 627,642
(1)
(3)
(4)
TK 133
(2)
TK 214
(5)
13
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình trong đơn vị đòi hỏi phải kế toán chi
tiết TSCĐ hữu hình thông qua kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình, kế toán sẽ
cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ
hữu hình, số lượng và tình trạng chất lượng của TSCĐ hữu hình cũng như
tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ hữu hình. Các chỉ tiêu quan trọng đó là
căn cứ để các doanh nghiệp cải tiến, trang bị và sử dụng TSCĐ, phân bổ
chính xác số khấu hao xác định và nâng cao chất lượng vật chất trong việc
bảo quản và sử dụng.
Thủ tục và hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Vận
tải Bạch Hạc như sau:
Khi có TSCĐ hữu hình mới đưa vào sử dụng, doanh nghiệp lập hội
đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ
viên để lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ hữu hình.
Sau đó phòng kế toán sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu
vào từng hồ sơ riêng cho từng TSCĐ hữu hình. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ hữu hình
bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, các bản
sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ kế
toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ hữu hình của công ty. Thẻ
TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ này được lưu ở
phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình. Khi lập xong thẻ
TSCĐ được dùng để ghi vào “Sổ tài sản cố định”, sổ này được lập chung cho
toàn doanh nghiệp một quyển và từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển. Cụ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
14
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
thể kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại bộ phận sử dụng và tại phòng
kế toán công ty như sau:

2.1.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại bộ phận sử dụng
Tại các phòng ban, đội sản xuất sử dụng sổ “Tài sản cố định theo đơn
vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình do đơn vị mình
quản lý và sử dụng. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ gốc về tăng giảm TSCĐ
hữu hình:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tại thời điểm phát sinh căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán TSCĐ mở
thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay
đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ
TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định.
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám
đốc ký, thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
Thẻ TSCĐ có dạng tờ rời, được đánh số theo từng bộ phận sử dụng tài
sản. Thẻ TSCĐ được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại phòng Kế toán, 01 bản
giao cho bộ phận sử dụng giữ.
2.1.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại phòng kế toán
Đối với TSCĐ hữu hình tăng: Khi có TSCĐ tăng do bất cứ nguyên
nhân nào đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan, đảm bảo cho nghiệp
vụ tăng là thực tế phát sinh, đảm bảo tính pháp lý đúng đắn như: Biên bản
giao TSCĐ, hoá đơn GTGT, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu... Sau
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
15
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
đó phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ trong hồ sơ
tăng TSCĐ, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, thẻ này được lập theo dõi chi tiết từng

TSCĐ của đơn vị. Sau khi lập thẻ được ghi cho các bộ phận sử dụng TSCĐ
quản lý theo dõi. Bên cạnh đó, kế toán còn ghi vào sổ TSCĐ.
Như vậy, kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán của Công ty TNHH
Vận tải Bạch Hạc được thực hiện trên thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ.
Sổ TSCĐ dùng để đăng ký, theo dõi, quản lý chặt chẽ tài sản trong
công ty từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định.
Mỗi một trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ. Căn cứ vào
chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ.
2.2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động tài sản cố định hữu hình
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc
Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán mà Công ty
TNHH Vận tải Bạch Hạc đang sử dụng, kế toán TSCĐ hữu hình sử dụng các
sổ:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản 211, 214.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các sổ kế toán liên quan khác
Kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ. TSCĐ hữu hình tăng, giảm do nhiều nguyên
nhân. Mỗi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình khác nhau sẽ được hạch
toán khác nhau.
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình, để đảm bảo sự đồng bộ trong
công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
16
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
phải phản ánh kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ hữu
hình trên số kế toán bằng việc hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình..
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Về kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình kế toán sủ dụng

các tài khoản chính sau:
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 211:
Bên nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do
được tặng, biếu, viện trợ...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do
cải tạo nâng cấp...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại.
Bên có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị
khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh...
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt hoặc một số bộ phận;
- Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Tài khoản 2112- Máy móc, thiết bị
- Tài khoản 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài khoản 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý
- Tài khoản 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
17
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
- Tài khoản 2118- TSCĐ khác
- Tài khoản 214 (2141): Hao mòn tài sản cố định hữu hình.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 214(2141):
Bên Nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động
sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên
doanh,...
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ. bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao
TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Số dư bên có:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
- Tài khoản 2143- Hao mòn TSCĐ vô hình
- Tài khoản 2147- Hao mòn bất động sản đầu tư
Ngoài ra, để phản ánh sự biến động TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ còn
sử dụng các tài khoản liên quan như:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 331: Phải trả người bán
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
2.2.2. Kế toán các nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình
Hạch toán tài sản cố định hữu hình tăng do mua sắm:
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
18
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Sau khi quyết định đầu tư một tài sản cố định nào đó do mua sắm, công
ty tiến hành kí kết hợp đồng với người bán có khả năng cung cấp những tài
sản cố định cần mua đó.
Nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá trị ghi trên hoá đơn chưa có
thuế GTGT. Công ty mua tài sản cố định với giá bao gồm cả chi phí vận
chuyển, lắp đặt vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Có nghĩa là mọi chi phí lắp đặt do

bên bán chịu.
Ví dụ: Ngày 6/3/2007 Công ty quyết định mua một ôtô Ford của Công
ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ đô với giá mua là 446.545.455 đồng, thuế GTGT
10%, Công ty đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng kinh tế số 08103/SR/CPF ngày
6/3/2007, hai bên tiến hành giao nhận tài sản đồng thời Công ty Cổ phần Đại
lý Ford Thủ Đô lập hoá đơn GTGT.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
19
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng ND/2006B
Ngày 06 tháng 03 năm 2007 0081414
Đơn vị bán hàng: C.ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô
Địa chỉ: Pháp Vân- Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại:
Mã số thuế: 0101273187
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Số 7- Đường Kim Đồng - Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: tiền mặt MST: 2600248260
STT Tên hàng hoá, dịch
vụ
Đơn
vị
tính
Số
lượng

Đơn giá Thành tiền
1 Xe ôtô con 7 chỗ
ngồi. Nhãn hiệu
Ford Everest
Chiếc 01 446.545.455 446.545.455
Cộng tiền hàng 446.545.455
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 44.654.545
Tổng cộng tiền thanh toán: 491.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm chín mốt triệu, hai trăm nghìn đồng
chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Theo hợp đồng đã ký kết, việc giao nhận xe tiến hành tại Công ty
TNHH Vận tải Bạch Hạc, hai bên lập biên bản bàn giao TSCĐ.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
20
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ
Ngày 06 tháng 3 năm 2007
Số: 10/BB-HĐ
Nợ:..........
Có:...........
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 08103/SR/CPF ngày 6/3/2007 giữa
Công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô với Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc.
Hôm nay, ngày 6/3/2007 tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc chúng
tôi gồm có:
Bên A: Bà Nguyễn Thu Hà - Chức vụ: Phó Giám đốc
Bên B: Ông Nguyễn Đức Điền - Chức vụ: Giám đốc

Ông: Nguyễn Đức Hạnh - Chức vụ: Trưởng phòng Tổ chức Hành
chính.
Sau khi tiến hành kiểm tra và tiến hành chạy thử đảm bảo đúng nguyên
tắc của hợp đồng đã ký kết. Nay công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ đô bàn giao
xe, giấy tờ xe và toàn bộ phụ tùng kèm theo. Bên B đã nhận xe, giấy tờ xe và
toàn bộ phụ tùng đúng như trong hợp đồng hai bên đã ký kết.
Biên bản lập xong được đọc lại để mọi người cùng nghe và nhất trí ký
vào biên bản lúc 16h cùng ngày. Biên bản được lập thành 04 bản mỗi bên giữ
02 bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
21
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng
cho Công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô và viết phiếu chi tiền mặt.
Trích mẫu: Phiếu Chi
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc Mẫu số 02
(QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 6 tháng 3 năm 2007 Số: 26
Nợ TK 211, 133
Có TK: 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thu Hà
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô, Pháp Vân, Hoàng Liệt, Thanh
Trì, Hà Nội.
Lý do chi: Thanh toán tiền mua ôtô
Số tiền 491.200.000,đ
Viết bằng chữ: Bốn trăm chín mươi mốt triệu hai trăm nghìn đồngchẵn.
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ Quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền

Sau khi hoàn tất thủ tục mua bán, Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
tiến hành các thủ tục tiếp theo (nộp phí trước bạ, đăng ký, đăng kiểm) trước
khi đưa xe vào sử dụng. Vì vậy nguyên giá của ôtô ngoài giá mua trên hoá
đơn còn bao gồm phí trước bạ và phí đăng kiểm.
Ngày 7 tháng 3 năm 2007, Công ty nộp Phí trước bạ tại Chi cục thuế
thành phố Việt Trì. Chứng từ nộp phí trước bạ là phiếu thu tiền của Chi cục
thuế thành phố Việt Trì.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
22
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Chi cục thuế Việt Trì CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu CTT41
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc AA/2006
---------------------------- 0032418
PHIẾU THU TIỀN
Đơn vị hoặc người nộp tiền: Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
Lý do nộp: Lệ phí trước bạ xe ôtô Ford
Theo biên lai thu lệ phí trước bạ ký hiệu AR/2006 số 135 ngày 7 tháng
3 năm 2007
Số tiền: 26.250.000đồng
Bằng chữ: Hai mươi sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Ngày 7 tháng 3 năm 2007
Người ghi phiếu thu. Mã số:......
Cũng vào ngày 7 tháng 3 năm 2007, Công ty nộp lệ phí đăng ký xe tại
Công an tỉnh Phú Thọ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số: 01-05-BLP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc AD/2007
BIÊN LAI THU TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ
(Liên 2: Giao cho người nộp tiền)

Người nộp tiền: Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
Địa chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
Lý do nộp: Lệ phí đăng ký xe ôtô biển số 19L-7288
Số tiền: 800.000, đ
Viết bằng chữ: Tám trăm nghìn đồng chẵn.
Ngày 7 tháng 3 năm 2007
Người thu tiền
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
23
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Ngày 13 tháng 3 năm 2007, Công ty tiến hành đăng kiểm xe tại Trung
tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 1901V. Công ty trả tiền dịch vụ đăng kiểm,
Trung tâm Đăng kiểm lập hóa đơn dịch vụ đăng kiểm giao cho Công ty
TNHH Vận tải Bạch Hạc.
HÓA ĐƠN DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM
Liên 2: Khách hàng Mẫu số: 01GTKT-2LL-01
Ngày 13 tháng 3 năm 2007 AA/2006T
0030885
Đơn vị đăng kiểm: Trung tâm ĐK xe cơ giới số 1901V
Địa chỉ: Minh Phương - Việt Trì - Phú Thọ
Số TK: 102010000250395 Tại Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ
Tel/Fax: 0210848937 Mã số: 01001091200281
Đơn vị trả tiền: Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc Tel/Fax:............................
Điạ chỉ: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ
Số TK: ..................................Tại Ngân hàng:.....................................................
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số 2600248260
Số TT Nội dung Tải trọng
(Tấn, chỗ)
Biển số ĐK Thành tiền
1 Ôtô dưới 10 ghế, Cthg 7 19L-7288 114.286

Cộng tiền dịch vụ 114.286
Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT 5.714
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm 20.000
Tổng cộng tiền thanh toán 140.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi nghìn đồng./.
Khách hàng Người viết hoá đơn Thủ trưởng đơn vị
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
24
Phan Thị Hương Lan Lớp Kế toán 37- Phú Thọ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu chi và các chứng từ nói trên kế toán
định khoản, lập chứng từ ghi sổ và vào sổ cái các tài khoản.
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc Mẫu số S02a-DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 10
Ngày 31 tháng 3 năm 2007
ST
T
Trích yếu Số hiệu tài
khoản
Nợ Có
1 Giá mua ôtô Ford Everest 211 111 446.545.455
Thuế GTGT mua ôtô Ford Everest 133 111 44.654.545
2 Lệ phí trước bạ ôtô Ford Everest 211 111 26.250.000
3 Lệ phí đăng ký 211 111 800.000
4 Lệ phí đăng kiểm ôtô Ford Everest 211 111 134.286
Thuế GTGT dịch vụ đăng kiểm 133 111 5.714
Cộng 518.390.000
Số tiền bằng chữ: Năm trăm mười tám triệu ba trăm chín mươi nghìn

đồng chẵn
Kèm theo 06 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc Mẫu số S02a-DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
25

×