Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tắc Ruột pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.3 KB, 23 trang )

Tắc Ruột
I. Đại cương:
1. Đinh nghĩa: Tắc ruột là môt hội chứng do sự ngừng lưu thông của hơi và dịch tiêu hóa trong
long ruột gây ra. Xảy ra đột ngột và tắc hoàn toàn là tắc ruột cấp tính. Xảy ra từ từ và không hoàn
toàn – có cản trở lưu thông nhưng 1 phần hơi và dịch vẫn qua đuợc chỗ tắc: bán tắc ruột hay tắc
ruột không hoàn toàn.
Tắc ruột cơ học: có 1 nguyên nhân cụ thể gây tắc nghẽn nhu động ruột. VD: búi giun, khối u, dây
chằng, mạc treo ruột bị xoắn, thoát vị nghẹt…
Tắc ruột cơ năng: không có nguyên nhân cụ thể nào gây tắc nghẽn, mất nhu động, không có bóp
hoặc co bóp quá mức dẫn đến liệt ruột: liệt ruột cơ năng sau mổ bụng, viêm phúc mạc…
2. Nguyên nhân:
2.1. Tắc ruột cơ học:
1.1.1 Các nguyên nhân trong long ruột:
- Búi giun: thường gặp ở trẻ em hoặc người lớn ăn uống mất vệ sinh.
- Bã thức ăn: ngưòi già rụng răng, người đã mổ cắt dạ dày, suy tụy.
- Sỏi phân: thường gặp ở người già, táo bón lâu ngày.
- Sỏi túi mật: hiếm gặp: STM gây viêm, thủng rơi vào tá tràng -> di chuyển xuống dưói -> kẹt lại
và gây tắc.
1.1.2 Các nguyên nhân ở thành ruột:
- Khối u lành tính hoặc ung thư của RN hay ĐT.
- Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hay sẹo xơ: hậu quả của lao ruột, bệnh Crohn, viêm ruột, hẹp
miệng nối ruột sau PT hoặc hẹp ruột sau CT.
- Lồng ruột: đoạn ruột trên chui vào long đoạn ruột ở dưói. Có các kiểu lồng theo vị trí như sau:
lồng hồi tràng hồi tràng, lồng hồi tràng - đại tràng, lồng đại tràng đại tràng.
1.1.3 Các nguyên nhân ngoài thành ruột:
- Dây chằng gây dính các quai ruột:
- Các thoát vị (là hiện tượng ruột (và hoặc mạc treo) chui vào các lỗ các khe trên thành bụng hoặc
trong ổ bụng, có thể hoặc không bị nghẹt lại ở đó. Nếu nghẹt lại được gọi là thoát vị nghẹt.
o Thoát vị thành bụng: thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn, thoát vị thành bụng qua vết
mổ cũ.
o Thoát vị nội: thoát vị bịt, thoát vị khi Winslow, Thoát vị Treitz…


- Xoắn ruột (nặng nhất): là hiện tượng quai ruột bị xoắn trên trục mạc treo của nó);
o Xoắn RN: thường là hậu quả của TR ở phía trên hoặc dây chằng dính vào đỉnh hoặc chân
của quai ruột đó
o Xoắn ĐT: thường là tự phát: ĐT Sigma xoắn do ĐT quá dài và 2 chân của đoạn ĐT này
gần nhau. Xoắn MT thường do MT không dính vào thành bụng sau.
• Về mặt cơ chế có thể chia TRCH thành 2 loại theo 2 cơ chế gây tắc sau
o Các nguyên nhân tắc ruột do bít tắc:
 Các trường hợp TR trừ 3 trường hợp dưới
1
o Các nguyên nhân tắc ruột do thắt nghẹt ruột cùng mạch máu trong đoạn mạc treo tương
ứng:
 Lồng ruột:
 Thoát vị:
 Xoắn ruột:
2.2. Tắc ruột cơ năng:
- Liệt ruột do phản xạ: gặp trong sỏi NQ, CTCS đoạn thắt lưng, vỡ xương chậu, tụ máu sau phúc
mạc, VPM, HC ure máu cao
- TM cấp và huyết khối ĐM – TM mạc treo: gây mất nhu động ở đoạn ruột tương ứng.
- Các tổn thương thần kinh cơ của ruột gây tình trạng giả tắc ruột:
o Các Rối loạn chuyển hoá, nước điện giải: Tắng Ca máu, Giảm K máu, toan chuyển hóa
o Sủ dụng 1 số thuốc: các dẫn chất của thuốc phiện hoặc Cholinergic.
o Liệt ruột gặp trong các bệnh lý toàn thân: ĐTĐ, suy giáp, RLCH Porphyrin, xơ cứng bì
hệ thống.
o Tổn thương khu trú đám rối thần kinh ở thành ruột:
 Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh (tt tk lan tỏa, rối loạn vđộng ruột:= HC giả tắc ruột
không rõ nguyên nhân mạn tính)
 HC Ogilvie: đặc trưng bởi giãn đại tràng cấp không do tắc và có thể phục hồi.
2 Các rối loạn bệnh lý trong tắc ruột:
2.1 Các rối loạn tại chỗ:
- Tăng nhu động ruột trên chỗ tắc:

o Lúc đầu: đau bụng cơn, nôn, quai ruột nổi và di động từ trái sang phải từng đợt tương ứng
với cơn đau. Có tiếng réo của hơi và dịch.
o Sau: ruột ì ra, không còn co bóp hoặc co bóp rất yếu, ruột giãn chướng. Cơn đau bụng
thưa hơn, nôn ít hơn, không còn nhìn rõ quai ruột nổi nữa mà chỉ áp tay lên thành bụng
mới có thể cảm thấy sự chuyển động của các quai ruột. Bụng chướng.
- Mất nhu động dưới chỗ tắc: ruột xẹp dưới chỗ tắc (do thòi gian đầu đoạn dưoi vẫn còn nhu động
đã dấy dịch tiêu hóa xuống phía duói) và sau đó mất nhu động -> bí trung đại tiện
- Chướng ruột: do ứ hơi và dịch trong ruột trên chỗ tắc:
o Ứ hơi do:
 Hơi nuốt vào (70%)
 Do hiện tượng lên men trong lòng ruột sinh ra
o Ứ dịch do:
 Thức ăn, dịch tiêu hóa ứ lại, không được hấp thu và vận chuyển đi,
 Ruột căng giãn kích thích tăng tiết dịch vào long ruột (bình thường ruột tiết ra 6l
dịch/24 h).
 Ú trệ tuần hoàn và các sản phẩm chuyển hóa yếm khí trong long mach ứ trệ tại
ruột gây giãn mạch, tăng tính thấm -> thoát dịch vào long rụôt.
- Rối loạn tuần hoàn ruột - mạc treo:
o Nếu nguyên nhân TR là thắt nghẹt thì cả động mạch và tĩnh mạch của quai ruột tương
ứng bị bóp nghẹt -> thành ruột không có máu nuôi dưỡng sẽ nhanh chóng hoại tử.
o Áp lực trong long ruột lên cao trên chỗ tắc ép vào tĩnh mạch, làm co thắt tiểu động mạch
gây thiếu máu ruột, hoại tử, thủng ruột.
2
o Ú trệ máu, thiếu oxy gây tổn thuơng niêm mạc ruột, kết hợp sản phẩm của sự chuyển hóa
yếm khí của VK trong long ruột tráo ngược vào máu sẽ gây shock nhiễm trùng - nhiễm
độc.
2.2 Các rối loạn toàn thân:
- Mất nước và rối loạn điện giải
- Rối loạn thăng bằng kiềm toan:
- Nhiễm trùng – Nhiễm độc:

- Shock
3 Hậu quả của tắc ruột: phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
• Cơ chế tắc ruột là bít tắc hay thắt nghẹt
• Vị trí tắc: RN hay ĐT
• Tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn.
• TRCH hay TRCN
3.1 Tắc ruột cơ học:
3.1.1 Tắc ruột do bít tắc:
- Ruột non: đối với tắc ruột non thì các biến loạn trên chỗ tắc xảy ra rất nhanh và nặng nề. Lúc đầu
do cơ chế thần kinh, các song nhu động tăng rất nhanh ở đoạn ruột trên chỗ tắc nhằm thắng sự
cản trở các song nhu động đó gây ra các cơn đau và dấu hiệu rắn bò trên thành bụng. Về sau các
song nhu động giảm dần và bị mất đi do thành ruột bị tổn thương
Ruột trên chỗ tác chướng giãn dần lên do chưa hơi và dịch. >70% hơi trong ruột là do nuốt vào,
còn lại là do vi khuẩn phân huỷ thức ăn, lên men và sinh hơi. Dịch là do bài tiết của đường tiêu
hoá, trung bình 6lít/24 h. Sự tăng áp lực trong long ruột gây ứ trệ tĩnh mạch, giảm tưới máu mao
mạch ở thành ruột làm cho niêm mạc ruột bị tổn thương, phù nề, xung huyết, dấn tới giảm dần
hoặc mất hẳn quá trình hấp thu dịch tiêu hoá, gây ứ đọng dịch trong lòng ruột.
Nôn và phản xạ trào dịch lên cao trên chỗ tắc có thể làm giảm bớt phần nào sự tăng áp lực trong
long ruột. Nhưng nôn nhiều, đặc biệt trong tắc ruột cao làm cho nặng thêm tình trạng mất nước
và điện giải, mất thăng bằng kiềm toan. Và các hậu quả được thể hiện qua các xn như sau:
o Sinh hóa: Na giảm. K, Cl giảm trong giai đoạn đầu, tăng trong giai đoạn sau do hoại tử
(giải phóng từ các tế bào chết). Ure và Cre máu tăng cao do biểu hiện suy thận chức năng
và cô đặc máu. Protid máu tăng cao.
o Máu: Hema tăng (do cô đặc máu).
o Kiềm chuyển hóa do nôn nhiều (mất dịch vị dạ dày).
Dưới chỗ tăc, trong những h đầu, nhu động ruột đẩy phân và hơi xuống, làm xẹp ruột và không
có hơi.
- Đại tràng: với đại tràng thì cơ chế xảy ra tương tự nhưng diễn biến chậm và hậu quả thường xảy
ra muộn hơn. Hiện tượng tăng song nhu động trên chỗ tắc ít gặp, ruột giãn to, chứa nhiều khí hơn
dịch do hiện tương lên men của vi khuẩn trong đại tràng. Với biểu hiện đau bụng cơn thưa hơn,

nôn ít có khi chỉ buồn nôn. Bí trung đại tiện sớm. Bụng chướng đều.
o Nếu van Bouhin mở: dịch trong ĐT trào lên RN gây ra ảnh hưởng tương tự như tắc ruột
non.
3
o Nếu van Bouhin đóng: ĐT giãn rất to và có nguy cơ vỡ MT do manh tràng có kích thước
to nhất (theo luật Laplace).
3.1.2 Tắc ruột do thắt nghẹt:
- Xoắn ruột là hình thái điển hình nhất và hậu quả cũng xảy ra nhanh chóng và nặng nhề nhất
trong các loại tắc ruột do cơ chế thắt nghẹt. Các rối loạn toàn thân và tại chỗ một phần do ảnh
hưởng của ruột trên chỗ tắc gây ra nhưng trong tắc ruột do bít tắc nhưng chủ yếu là do quai ruột
và mạch máu mạc treo tương ứng bị nghẹt gây ra.
- Quai ruột bị xoắn, nghẹt giãn to, chứa dịch là chủ yếu, hơi rất ít, trừ xoắn đại tràng, trong quai
ruột xoắn có nhiều hơi do vi khuẩn lên men. Sự ứ trệ tĩnh mạch ở quai ruột xoắn làm thoát huyết
tương và máu vào trong quai ruột bị xoắn và vào ổ bụng. Ruột bị tổn thương làm cho hang rào
bảo vệ của niêm mạc ruột bị phá huỷ, tăng sinh của VK trong quai có thể thoái vào ổ phúc mạc.
Ở đó, nội độc tố của vi khuẩn đựơc tái hấp thu. Do đó, cơ chế shock trong tắc ruột do nghẹt là
shock nhiễm độc, nhiễm khuẩn phối hợp với shock giảm khối lượng tần hoàn. Trong loại tắc ruột
này, động mạch mạc treo tương ứng cũng bị nghẹt làm cho quai ruột thiếu máu và hoại tử, vỡ
vào ổ bụng và gây viêm phúc mạc.
- Trong trường hợp lồng ruột cấp tính, cổ của khối lồng làm nghẹt đoạn ruột lồng cùng với mạc
treo và dẫn tới hậu quả tại chỗ là chảy máu trong long ruột, hoại tử khối lồng và các hậu quả toàn
thân như trong xoắn ruột.
3.1.3 Tắc ruột cơ năng:
- Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý cấp cứư trong ổ bụng thì hậu quả tại chỗ và toàn than thay
đổi tùy nguyên nhân.
- Nếu là liệt ruột do phản xạ, thì hâu quả tại chỗ và toàn than thưòng có diễn biến châm và xảy ra
muôn, nếu có thì cũng nhẹ hơn so với TRCN. Ruột chướng sớm và nhiều hơi là chính, ít nôn do
không có nhu động. Luợng dịch ứ đọng trong long ruột không nhiều, tổn thương ruột thường
muộn và cơ chế tái hấp thu vẫn được bảo tồn. Do vậy nên hâu quả toàn thân và tại chỗ nhẹ và
xảy ra muộn.

II. Chẩn đoán xác định:
Hỏi bệnh và thăm khám kỹ càng, cẩn thận thường đủ để chẩn đoán HC tắc ruột. Các thăm khám lâm
sàng, đặc biệt là XQ bụng không chuẩn bị chủ yếu để khẳng định thêm và có thể xác định được vị trí
tắc ruột, đôi khi là cơ chế và nguyên nhân tắc.
1 Triệu chứng lâm sàng:
1.1 Triệu chứng cơ năng:
Có 3 triệu chứng chính
- Đau bụng: bao h cũng là dấu hiệu khởi phát của bệnh
o Tính chất đau điển hình là đau thành cơn.
o Cơn đau có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, dữ dội, bắt đầu ở vùng rốn hoặc mạng sườn
và nhanh chóng lan khắp bụng.
 Trong tắc ruột do bít tắc, đau bụng thành cơn điển hình, ngoài cơn không đau
hoặc đau ít.
 Trong xoắn ruột, đau bụng khỏi phát đột ngột, dữ dội như xoắn vặn, liên tục,
không thành cơn, lan sau lưng hoặc vùng thắt lưng -> mọi tư thế giảm đau của
người bệnh đều không hiệu quả.
4
- Nôn:
o Xuất hiện đồng thời với cơn đau nhưng không làm cho cơn đau giảm đi.
o Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn dịch mật, muộn hơn có thể nôn ra dịch như phân.
o Tính chất nôn phụ thuộc chủ yếu vào vị trí tắc, nôn nhiều và sớm trong tắc ruột cao, nôn
muộn hoặc chỉ buồn nôn trong tắc ruột thấp.
- Bí trung, đại tiện:
o Bí trung tiện có thể ngay sau khi bệnh khởi phát vài h.
o Bí đại tiện nhiều khi không rõ rang, trong trường hợp tắc cao, có thể thấy còn đại tiện do
đài thải các chất cặn bã và phân dưới chỗ tắc.
o Nhưng dù có đại tiện nhưng không làm hết đau hoặc giảm cơn đau bụng.
1.2 Triệu chứng toàn thân:
Tình trạng toàn thân phụ thuộc trước hết vào cơ chế tắc ruột, vị trí tắc và thời gian tắc.
- Nếu đến sớm, dấu hiệu mấy nước và rối loạn các chất điện giải thường không rõ.

- Nếu đền càng muộn và tắc càng cao thì dấu hiệu mất nước càng rõ với các biểu hiện: khát nước,
mắt trũng, môi khô, da nhăn, nước tiểu ít, thậm chí là có dấu hiệu shock do giảm khối lượng tuần
hoàn.
- Trong xoắn ruột, shock có thể xuất hiện ngay trong những h đầu của bệnh do nhiễm độc.
1.3 Triệu chứng thực thể:
- Bụng chướng, mềm: bụng không chướng ngay từ đầu và cũng rất thay đổi
o Lúc đầu chỉ chướng ở giữa bụng hoặc mạng sườn sau đó bụng chướng dần lên.
o Tắc hỗng tràng sát góc Treitz, bụng không chướng mà xẹp. Bụng chướng nhiều trong tắc
ruột muộn, chướng dọc khung đại tràng trong tắc đại trực tràng thấp. Chướng đều trong
tắc ruột do bít tắc, chướng lệch trong xoắn nghẹt ruột.
o Bụng chướng mềm, nhưng đôi khi có phản ứng thành bụng khu trú trên quai ruột bị nghẹt
o Gõ vãng ở giữa bụng do chướng hơi, có thể thấy dấu hiệu gõ đục vùng thấp do có dịch
trong ổ bụng
- Dấu hiệu quai ruột nổi:
o Có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác căng, bờ rõ, gõ vang.
o Khi sờ thấy 1 quai ruột rất căng và đau, không di động (dấu hiệu Von Wahl) là dấu hiệu
có giá trị để chẩn đoán tắc ruột do xoắn ruột, nghẹt ruột.
- Dấu hiệu rắn bò :
o Trong cơn đau thấy quai ruột nổi gồ và di chuyển trên thành bụng.
o Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của tắc ruột cơ học. Nhưng không có dấu hiệu này thì
cũng không loại trừ được tắc ruột.
- Dấu hiệu tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột. (tương đương dấu hiệu rắn bò trong
chẩn đoán tắc ruột cơ học)
- Thăm khám tỷ mỷ bụng và các lỗ thoát vị có thể thấy 1 số nguyên nhân tắc ruột : khối u đại
tràng, u ruột non, khối lồng ruột, búi giun, các thoát vị ở thành bụng nghẹt như : thoát vị bẹn –
đùi, thoát vị rốn nghẹt…
- Thăm trực tràng :
o Bóng trực tràng rỗng.
o Kết hợp thăm trực tràng và sờ nắn bụng hoặc thăm âm đạo ở phụ nữ có thể thấy 1 số
nguyên nhân tắc ruột : ung thư trực tràng, đầu khối lồng ruột muộn, khôi u đại tràng

sigma sa xuống tiểu khung.
2 Triệu chứng cận lâm sàng:
5
2.1 Chẩn đoán hình ảnh :
2.1.1 X-quang bụng không chuẩn bị :
Chụp XQ bụng không chuẩn bị giúp chẩn đoán xác định được tắc ruột, nguyên nhân và cơ chế tắc ruột.
Được thực hiện trong đứng thẳng, nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Với các dấu hiệu sau :
- Dấu hiệu ruột giãn trên chỗ tắc, gian hơi trên phim chụp nằm và mức nước hơi trên phim chụp
đứng hoặc nghiêng.
- Ruột không có hơi ở dưới chỗ tắc. Dấu hiệu rất gợi ý là không có hơi trong đại tràng, bình
thường đại tràng có hơi sinh lý.
- Dựa vào vị trí, số lượng và hình dạng của mức nước hơi để xác định được vị trí tắc ở ruột non
hay đại tràng :
o Tắc ruột non :
 Nhiều mức nước hơi, tập trung ở giữa ổ bụng, vòm thấp, chân rộng, thành mỏng,
có hình các nếp niêm mạc ngang.
 Các mức nước hơi phân bố từ trên xuống dưới từ phía đại tràng góc lách - > hố
chậu phải (theo đường bám của gốc mạc treo ruột).
o Tắc đại tràng :
 Ít mức nước – hơi, kích thước lớn, tập trung ở rìa ở bụng, vòm cao chân rộng,
chứa nhiều hơi dịch, có bướu và các rãnh trên bờ ruột.
o Nhiều khi khó phân biệt là tắc ĐT hay ruột non vì khi xoắn ruột non, không còn các van
của ruột non và trong tắc đại tràng thường kéo theo giãn ruột non. Tắc ruột trong liệt ruột,
cả ruột non và đại tràng đều giãn, chủ yếu là giãn hơi, ít mức nước mức hơi.
o Dấu hiệu âm tính quan trọng là không có hơi tự do trong ổ bụng.
2.1.2 Chụp đại tràng cản quang :
- Chỉ định :
o Trường hợp lâm sàng nghi ngờ tắc đại tràng.
o Manh tràng giãn to hoặc tắc đại tràng có sốt, tốt nhất là chụp khung đại tràng với thuốc
cản quang tan trong nước đựơc pha loãng như : gastrografine.

- Chống chỉ định :
o Thủng ruột.
o Nghi thủng ruột.
- Xác định chính xác vị trí tắc và có thể xác định được nguyên nhân tắc :
o Xoắn đại tràng sigma, thuốc cản quang dừng lại ở trực tràng và có hình mỏ chim.
o Trong tắc đại tràng do u, thuốc cản quang dừng lại ở vị trí của u và có hình cắt cụt, nham
nhở.
o Trong lồng ruột, có hình đáy chén, hình càng cua.
2.1.3 Chụp lưu thông ruột non :
- Tiến hành : cho bệnh nhân uống thuốc cản quang hoặc đặt ống thông xuống tá tràng và bơm 40 –
100ml thuốc cản quang hoà tan trong nước, theo dõi sự lưu thông trong 24h và cứ 30 phút chụp 1
phim.
- Trong tắc ruột cấp tính, chống chỉ định chụp lưu thông ruột non trừ trường hợp tắc ruột sau mổ
tái diễn nhiều lần và tắc ruột không hoàn toàn, sau khi đã loại trừ nguyên nhân tắc ở đại tràng.
- Xác định đựơc quai ruột non giãn trên chỗ tắc nhưng không xác định chắc chắn đựơc vị trí và
nguyên nhân tắc.
2.1.4 Siêu âm ổ bụng :
- Thấy hình ảnh ruột giãn hơi và chứa nhiều dịch do tắc ruột.
6
- Giai đoạn đầu khi ruột chưa giãn, siêu ấm phát hiện được 1 số nguyên nhân tắc : lồng ruột (hình
bánh sandwich, hình vòng bia), khối u, khối abces trong ổ bụng…
2.1.5 CT hoặc MRI :
- Hình ảnh ruột giãn, ứ hơi, ứ dịch trong lòng ruột. (sớm hơn phát hiện đựơc bằng XQ bụng không
chuẩn bị).
- Thấy được vị trí tắc (vị trí đoạn ruột giãn và đoạn ruột xẹp.
- Tình trạng tổn thương nặng của thành ruột (thành ruột dầy > 3mm, hoặc mỏng < 1mm).
- Thấy 1 số nguyên nhân tắc ruột do bít tắc : như khối u đường tiêu hoá, bã thức ăn, búi giun…
2.2 Các xét nghiệm máu và sinh hoá :
Các xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán mà chỉ có giá trị đánh giá ảnh hưởng của tắc ruột :
- XN máu : số luợng HC tăng, Hematocrit tăng do mất nước, máu bị cô đặc.

- XN sinh hoá :
o Na : bình thường hoặc giảm nhẹ, giảm nhiều trong giai đoạn muộn.
o K : giảm trong giai đoạn sớm, tăng trong giai đoạn muộn.
o Cl : giảm.
o pH : tăng trong giai đoạn sớm và giảm trong giai đoạn muộn.
o HCO3 : tăng trong giai đoạn sớm và giảm trong giai đoạn muộn.
o Ure, Creatinin : bình thường hoặc tăng nhẹ trong giai đoạn sớm, tăng nhiều trong tắc
muộn
III. Chẩn đoán phân biệt.:
1. Với các bệnh lý nội khoa:
1.1. Cơn đau quặn thận :
- Cơn đau quặn thận do sỏi thường gây phản xạ liệt ruột, đau vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn.
- Chẩn đoán xác định bằng : Siêu âm và UIV.
1.2. Nhồi máu cơ tim, thể biệu hiện ở bụng :
- Chẩn đoán xác định dựa vào điện tim và sự tăng cao của các men đặc hiệu.
1.3. Cơn đau quặn gan :
- Đau dưới sườn phải lan ra sau lưng và lên vai phải, ít có dấu hiệu tắc ruột cơ năng kèm theo.
- SA, CT giúp xác định chẩn đoán.
1.4. Các bệnh lý nội khoa ít gặp khác :
- Một số bệnh lý như : cường tuyến cận giáp, rối loạn chuyển hoá Porphyrin, nhiễm độc chì, giãn
dạ dày cấp tính, hạ K máu, sử dụng thuốc gây liệt ruột.
- Cần thăm khám LS phát hiện các dấu hiệu đặc trưng, CLS phù hợp để xác định chẩn đoán.
2. Với các bệnh lý ngoại khoa:
2.1. Các bệnh lý ngoại khoa có sốt của ổ bụng :
- các bệnh như : VRT, viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc khu trú… có biểu hiện tắc ruột do
phản xạ gây liệt ruột.
- Thường dễ chẩn đoán (dựa vào bệnh cảnh nhiễm trùng và các triệu chứng về thành bụng đặc
trưng của từng bệnh).
2.2. Viêm tuỵ cấp :
- đau dữ dội, liên tục vùng trên rốn, nôn, chướng bụng nhiều và phản ứng thành bụng vùng trên

rốn.
- Dấu hiệu shock xuất hiện sớm và nặng.
- Xác định bằng : amylase máu và nước tiểu tăng cao, lipase máu, SA, CT hoặc MRI.
2.3. Nhồi máu mạc treo ruột :
- thường xuất hiện trên những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
7
- Biểu hiện LS : là hội chứng tắc ruột cơ nặng với triệu chứng đau khắp bụng liên tục, dữ dội, phản
ứng thành bụng và shock nặng.
- SA, doppler mạch máu, CT ổ bụng -> giúp xác định bệnh.
2.4. Vỡ phồng động mạch chủ sau phúc mạc :
- Tắc ruột cơ năng, kèm theo đau bụng dữ dội, liên tục, HA tụt, nghe ở bụng có tiếng thổi tâm thu.
- SA doppler mạch và CT ổ bụng giúp xác định chẩn đoán.
2.5. Tắc ruột do liệt ruột:
- Bụng không đau nhưng chướng nhiều, không có dấu hiệu rắn bò và nghe bụng thấy im lặng.
- Toàn trạng ít thay đổi.
- Ruột giãn hơi toàn bộ: cả ruột non và đại tràng, phim chụp XQ bụng không chuẩn bị không có
mức nước – hơi. Nên chỉ cần điều trị nội khoa, không mổ.
IV. Chẩn đoán thể lâm sàng:
1. Thể lâm sàng theo cơ chế tắc:
1.1. Tắc ruột do bít tắc:
- Lâm sàng:
o Khởi phát bệnh từ từ, đau thành cơn điển hình nhưng không dữ dội, nôn ít.
o Không có shock, không sốt, toàn trạng ổn định.
o Bụng chướng đều, thường có dấu hiệu rắn bò và dấu hiệu tiếng reo dịch chuyển của hơi
và dịch trong long ruột trong cơn đau.
- Cận lâm sàng:
o Nhiều mức nước hơi, xếp thanh tầng, tuỳ vị trí tắc ruột non hay đại tràng mà có hình ảnh
và cách sắp xếp khác nhau.
o Tắc ruột non có nhiều mức nước hơi, tập trung giữa ổ bụng, kích thước nhỏ, vòm thấp,
chân rộng, thành mỏng, sắp xếp từ DST đến HCP, có hình các nếp niêm mạc ngang của

ruột non.
o Tắc đại tràng có ít mức nước hơi, kích thước lớn, vòm cao chân hẹp, nằm ở rìa ổ bụng, có
các bướu và rãnh trên thành ruột.
1.2. Tắc ruột do thắt nghẹt:
- Lâm sàng:
o Bệnh thường khởi phát đột ngột, dữ dội với cơn đau đầu tiên rất dữ dội.
o Đau liên tục, dữ dội, không thành cơn, lan ra sau lưng, trước cột sống hoặc vùng xương
cụt làm bệnh nhân hốt hoảng, vật vã.
o Nôn nhiều.
o Shock xuất hiện sớm trong những giờ đầu và ngày càng nặng. Thân nhiệt tăng nhẹ, có
phân ly mạch nhiệt độ.
o Bụng chướng lệch, sờ thấy quai ruột nổi, nghẹt căng như quả bóng , không di động và rất
đau (dấu hiệu Von Wahl).
o Không có dấu hiệu rắn bò, bụng im lặng khi nghe.
o Thăm trực tràng: dấu hiệu Douglas đầy và đau do có dịch máu trong ổ phúc mạc.
- Cận lâm sàng:
o XQ bụng không chuẩn bị, hình ảnh tắc ruột do xoắn, nghẹt xuất hiện sớm và đặc trưng
bởi 1 quai ruột duy nhất, giãn to, chứa nhiều dịch, ít hơi, dịch và hơi đựơc ngăn cách bởi
1 mức ngang, có hình móng ngực, hai chân của quai không bằng nhau và chụm lại ở 1
điểm. Tuỳ vị trí tắc ruột non hay đại tràng mà hình ảnh và ảnh hưởng tới đoạn ruột trên
chỗ tắc có khác nhau.
8
o RN, lúc đầu chỉ có 1 quai ruột duy nhất, cố định trên nhiều phim chụp khác nhau, thành
nhẵn, mất các nếp niêm mạc do phù nề và chảy máu ở thành. Muộn hơn, có hình ảnh giả
u do chứa dịch, có nhiều mức nước- hơi, nhất là khi tắc ruột non thấp. Dưới chỗ tắc,
khung đại trành bình thường tạo ra một khung bao quanh quai ruột giãn.
o Đại tràng, tuỳ đoạn bị xoắn mà có hình ảnh khác nhau.
 Trong xoắn đại tràng Sigma, thấy quai ruột đơn độc, giãn to, hình chữ U lộn
ngược, chứa nhiều hơi hơn dịch, hai chân chụm lại, đi chéo từ HCT lền MSF, có
thể có 2 mức nước hơi trong quai ruột giãn. Chụp cản quang, thuốc cản quang

dừng lại ở đoạn nối trực tràng và đại tràng Sigma, có hình mỏ chim.
 Trong xoắn manh tràng, có hình 1 quai ruột giãn to, duy nhất chứa hơi, có trục
nằm ngang hoặc chếch nằm trước cột sống. Ruột trên chỗ tắc giãn hơi có thể lên
tới ruột non. Ruột dưới chỗ tắc xẹp không có hơi. Chụp cản quang đại tràng cho
phép xác định vị trí tắc.
2. Thể lâm sàng theo vị trí tắc:
2.1. Tắc ruột non:
- Lâm sàng:
o TÍnh chất khởi phát và đau bụng phụ thuốc chủ yếu vào nguyên nhân, cơ chế tắc nhưng
nôn thường xuất hiện sớm và nhiều.
o Bí trung đại tiện không rõ trong những h đầu, có thể gặp đại tiện do phần còn dưới chỗ
tắc. Bụng chướng quanh rốn, không chướng hoặc xẹp nếu tắc cao - sát góc Treitz.
o Tình trạng mất nước và điện giải biểu hiện nặng.
- Cận lâm sàng:
o Trên phim XQuang bụng không chuẩn bị, có nhiều mức nước hơi, tập trung ở giữa bụng,
kích thước nhỏ, vòm thấp chân rộng, thành mỏng, sắp xếp từ DST – HCF, có hình nếp
niêm mạc ngang của ruột non.
o Nếu tắc cao sát góc Treitz, chỉ thấy một mức nước hơi duy nhất nằm ở dưới sườn phải
hoặc trước cột sống.
2.2. Tắc đại tràng:
- Lâm sàng:
o Khởi phát từ từ, đau nhẹ và thưa hơn.
o Nôn muộn, có khi chỉ buồn nôn.
o Bụng chướng nhiều, dọc khung đại tràng, trướng toàn bộ nếu tắc muộn. Bụng chướng
lệch trong xoắn đại tràng.
o Dấu hiệu mất nước và điện giải thường nhẹ và xuất hiện muộn.
- Cận lâm sàng:
o Trên phim XQ bụng không chuẩn bị: có ít mức nước hơi, kích thước lớn, vòm cao chân
hẹp, chứa nhiều hơi hơn dịch, nằm ở rìa ổ bụng, có các bướu và rãnh trên bờ ruột.
o Trong xoắn đại tràng sigma, thấy quai ruột giãn rất to, hình chữ U lộn ngược, chân chụm

ở hố chậu trái.
o Chụp đại tràng cản quang xác định chính xác vị trí và nguyên nhân tắc.
3. Thể lâm sàng theo nguyên nhân tắc:
Chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột thường là rất quan trọng để tiên lượng và lựa chọn chiến thuật điều trị
phù hợp, nhưng thường khó khăn và chủ yếu là chẩn đoán được trong mổ trừ 1 số thể điển hình.
3.1. Nguyên nhân tắc ở ruột non:
3.1.1. Xoắn nghẹt ruột non:
9
- Khởi phát đột ngột, dữ dội như xoắn vặn, liên tục không thành cơn, khú trú ở một vùng mà lan ra
sau lưng.
- Bụng chướng lệch, có phản ứng thành bụng khu trú. Sờ nắn có thể thấy 1 quai ruột căng, cố định
và rất đau.
- Không có dấu hiệu rắn bò, bụng im lặng khi nghe.
- Sốt nhẹ, shock xuất hiện sớm.
- Dấu hiệu XQ rất kín đáo, hoặc không có trong những trường hợp nghẹt ruột do nội thoát vị.
3.1.2. Thoát vị thành bụng nghẹt:
- Cần khám các lỗ thoát vị thành bụng: lỗ thoát vị bẹn, đùi, rốn, đường trắng giữa để xác định xem
có phải là thoát vị thành bụng nghẹt không.
- Chẩn đoán thoát vị nghẹt dể khi thấy khối thoát vị xuống, không tự lên được, rất đau đặc biệt khi
sờ nắn vào cổ bao thoát vị.
3.1.3. Lồng ruột cấp:
- Thường gặp ở trẻ còn bú mẹ, bụ bẫm.
- Khởi bệnh đột ngột, khóc thét từng cơn, bỏ bú, nôn, ỉa máu.
- Khối lồng thường nằm ngay vùng dưới sườn phải, trên rốn hoặc dưới sườn trái.
- Thăm trực tràng có máu.
- SA: hình ảnh vòng bia, chiếc bánh Sandwich.
- Chụp đại tràng cản quang có hình đáy chén hoặc càng cua.
3.1.4. Tắc ruột do giun đũa:
- Thường gặp ở trẻ em.
- Sờ bụng thấy búi giun như bó đũa, chắc, cong theo quai ruột và đau nhẹ.

- XQ bụng không chuẩn bị: thấy hình búi giun tạo ra các vệt dài hoặc lỗ chỗ khi cắt ngang búi
giun.
- Nhiều trường hợp, búi giun lỏng ra, BN đại tiện được và hết tắc ruột.
3.1.5. Tắc ruột do khối bã thức ăn:
- Thường gặp ở người già, rụng hết răng, ở những người suy tuỵ ngoại tiết hoặc bị cắt dạ dày.
- TS ăn nhiều chất xơ hoặc quả chat.
- Dấu hiệu tắc ruột non không điển hình, bụng chướng nhiều hay ít tuỳ thuộc vị trí tắc, vẫn có thể
trung tiện, bệnh có thể tăng giảm từng đợt.
- XQ bụng không chuẩn bịL có nhiều mức nước hơi ở ruột non nhưng có thể vẫn có hơi ở đại
tràng.
3.1.6. Tắc do u ruột non:
- Tiến triển từ từ, đôi khi là tắc không hoàn toàn, trước đó là dấu hiệu Koenig.
- Có thể sờ thấy khối u chắc nằm quanh rốn.
- Tắc không hoàn toàn, chụp lưu thông ruột non có giá trị chẩn đoán.
3.2. Nguyên nhân tắc ở đại tràng:
3.2.1. Tắc ruột do ung thư đại trực tràng:
- Hay gặp nhất là tắc ruột do ung thư đại tràng trái, đặc biệt là đoạn đại tràng sigma, có thể có hoặc
khôntg co tiền sử đại tiện nhày máu và hội chứng bán tắc (HC Duval).
- Cơn đau bụng nhẹ, nôn muộn hoặc chỉ buồn nôn, chướng bụng dọc khung đại tràng, và thường
không sờ thấy khối u.
- Đối với tắc ruột do ung thư đại tràng phải, bệnh cảnh của tắc ruột non thấp và thường sờ thấy
khối ở HCP hoặc MSP. Chụp đai tràng cản quang có hình ảnh cắt cụt nham nhở đại tràng có u.
10
- Tắc ruột do ung thư trực tràng có biểu hiện lâm sàng giống tắc do ung thư đại tràng trái, nhưng
tiền sử thường có hội chứng trực tràng, đại tiện nhày máu, Thăm trực tràng có thể sờ thấy khối u
cách rìa hậu môn dưới 10cm.
3.2.2. Xoắn đại tràng sigma:
- Gặp ở người trung tuổi, có tiền sử táo bón và những cơn đau bụng kiểu bắn tắc nhưng tự khỏi.
- Bụng rất chướng và lệch, quai ruột giãn căng từ HCP lên DSP, không di động, gõ vang (tam
chứng Von Wahl).

- XQ bụng không chuẩn bị: hình ảnh 1 quai ruột giãn to, hình chữ u lộn ngược, chân chụm lại ở
HCT.
- Chụp đại tràng cản quang có hình mỏ chim.
3.2.3. Xoắn manh tràng:
- Nguyên nhân do đại tràng phải không dính vào thành bụng sau. Thường gặp ở người trẻ, TS đau
mạng sườn phải và tự khỏi.
- Cơn đau vụng dữ dội, đột ngột ở vùng cạnh rốn phải, nôn sớm và nhiều, bí trung đại tiện.
- Bụng chướng lệch ở vùng phái trên bên trái, hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Chụp XQ bụng không chuẩn bị có hình 1 quai ruột giãn rất to, có mức nước hơi nằm ở dưới sườn
trái, ít khi nằm giữa bụng.
3.3. Tắc ruột sớm sau mổ:
Tắc ruột sớm sau mổ là những trường hợp tắc ruột xảy ra trong 4 – 6 tuần đầu sau các phẫu thuật ổ
bụng. Chẩn đoán tắc ruột sớm sau mổ thường gặp khó khăn và cần phải phân biệt 3 loại:
3.3.1. Tắc ruột cơ học:
- Sau phẫu thuật đã trung tiện trở lại.
- Sau đó dấu hiệu tắc ruột đột ngột xuất hiện trở lại, nhưng không sốt.
- Thường do nguyên nhân dây chằng hoặc các nội thoát vị hình thành sau mổ.
3.3.2. Tắc ruột do liệt ruột sau mổ:
- Sau mổ 4 – 5 ngày, BN chưa trung tiện lại, bụng chướng nhiều nhưng không đau hoặc đau ít khi
sờ nắn, nôn ít hoặc chỉ buồn nôn.
- Không có dấu hiệu nhiễm trung, không có dấu hiệu rắn bò, bụng im lặng.
- XQ bụng không chuẩn bị có hình ảnh ruột giãn toàn bộ.
3.3.3. Tắc ruột do các ổ viêm nhiễm trong ổ bụng:
- Sau mổ, BN chậm hoặc không có trung tiện trở lại, sốt cao, bụng chướng và đau.
- Cần nghĩ các nguyên nhân: VPM, abces trong ổ bụng do bục, xì rò miệng nối ruột…
V. Tiến triển và tiên lượng:
- Tiến triển và tiên lượng phụ thuộc: cơ chế tắc, vị trí tắc, được can thiệp sớm hay muộn.
- Tiên lượng trong tắc ruột do thắt nghẹt phụ thuộc trước hết vào tình trạng thiếu máu của quai
ruột nghẹt (Vì trong xoắn ruột sau 6 – 12h là có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục đối với quai
ruột bị nghẹt. Tiến triển trong xoắn đại tràng sigma cũng tương tự nhưng chậm hơn và đôi khi có

thể tự tháo xoắn.
- Đối với tắc ruột non do bít tắc, diến biến và tiên lượng phụ thuộcvào hội chứng trên chỗ tắc. Nếu
muộn có thể xuất hiện nôn nhiều, M nhanh, huyết áp tụt, Sốt, phản ứng, co cứng bụng (VPM).
Sau 24 – 36h có thể thấy suy thận, suy tuần hoàn, có biến chứng phổi do hít phải dịch nôn.
- Tại ruột, trong quá trình tiến triển của bệnh có thể xảy ra các biến chứng sau:
o Xoắn, nghẹt ruột.
o Thủng ruột.
- Tiên lượng của tắc đại tràng thấp do ung thư phụ thuộc vào tính chất tắc hoàn toàn hay không
hoàn toàn, có phối hợp với abces quanh u không, van Bauhin có tự chủ không.
11
o Tắc hoàn toàn, van Bauhin đóng kín -> đại tràng, manh tràng giãn to -> nguy cơ vỡ manh
tràng.
o Nếu van Bauhin mở được ít nguy cơ vỡ manh tràng hơn.
o Trong tắc đại tràng không hoàn toàn, dưới tác dụng của điều trị nội khoa có thể hết tình
trạng tắc ruột, có thời gian để chuẩn bị (đại tràng và toàn thân) để mổ cắt đại tràng có kế
hoạch.
VI. Điều trị chung:
1. Nguyên tắc xử trí:
Khi đã chẩn đoán xác định tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột, cần phải cho bệnh nhân nhập viện để theo
dõi, xác định chẩn đoán, làm bilan đánh giá các ảnh hưởng tại chỗ và toàn thân, hồi sức tích cực và mổ
cấp cứu để tránh hoại tử ruột.
1.1. Hồi sức trước mổ:
- Hút dạ dày: đặt ống thông vào dạ dày để hút, 1 số có thể đặt ống thông dài (Kiểu Miller – Abott)
hoặc đặt ống thông xuống hỗng tràng qua nội soi để hút dịch ứ động trên chỗ tắc. Mục đích:
o Làm bụng bớt chướng.
o Làm xẹp dạ dày, ruột trên chỗ tắc -> tránh dịch ứ đọng trào nguợc vào đường hô hấp, đặc
biệt là lúc khởi mê, thuận lợi cho thao tác trong mổ.
- Truyền dịch: bồi phụ nước điện giải, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan:
o đặt 1 vài đường truyền TM lớn để truyền nhanh, trong vài h đầu phải truyền được ½
lượng dịch mất do tắc ruột gây ra.

o Dịch truyền: dung dịch đẳng trương và các điện giải, albumin nếu có shock.
o Số lượng dịch truyền phụ thuộc vào mạch, HA, PVC và nước tiểu/h.
- Kháng sinh dự phòng toàn thân: phối hợp kháng sinh, thường phối hợp: cephalosporin với
metronidazol.
- Nếu nghi ngờ là xoắn ruột, nghẹt ruột … phải mổ ngay, vừa hồi sức vừa mổ. Càng để lâu nguy
cơ hoại tử ruột càng nhiều (bắt buộc trước 6h)
1.2. Phương pháp vô cảm:
- Gây mê nội khí quản – giãn cơ (là tốt nhất).
- Một số trường hợp gây tê tuỷ sống hoặc ngoài màng cứng.
1.3. Đường mổ:
- Nếu là tắc rụôt sau mổ : nên đi lại đường mổ cũ, chú ý khi mở vào phúc mạc dễ bị thủng di ruột
thường dính vào thành bụng dưới sẹo mổ. nếu sẹo cũ là đường Mac Burney thì có thể mở đường
giữa trên dưới rốn.
- Thường dùng đường mổ giữa trên dưới rốn
1.4. Tìm vị trí và nguyên nhân tắc ruột:
- Thường nằm ở chỗ nối giữa đoạn ruột phồng và đoạn ruột xẹp.
- Bắt đầu đi từ chỗ ruột xẹp , lần ngược lên đến khi thẫy chỗ tắc.
- Trường hợp rụôt bị xoắn hoặc hoại tử: mở ra thấy ngay nước máu, quai ruột giãn đen…
- Khi ruột quá chướng, khó thăm dò để tìm nguyên nhân, không nên đưa ruột ra ngoài ổ bụng, nên
nhẹ nhàng dồn dịch và hơi lên dạ dày để hút và tìm dần nguyên nhân và vị trí tắc.
1.5. Xử trí nguyên nhân gây tắc ruột:
Tuỳ nguyên nhân tắc mà có các cách xử lý khác nhau
- Tắc ruột non, tuỳ theo nguyên nhân có thể áp dụng:
o Cắt dây chằng, gỡ dính.
o Mở ruột lấy giun,u bã thức ăn…
12
o Cắt đoạn ruột non (Sau đó nối bên bên)
o Nối tắt
o Dẫn lưu hồi tràng…
- Tắc đại tràng:

o Ung thư ĐT gây tắc: HMNT, cắt đại tràng (tuy theo tình trạng BN và khả năng của phẫu
thuật viên). Đưa 2 đầu thành ruột ra ngoài thành bụng nếu tắc ở đại tràng hoặc đã có viêm
phúc mạc
o Lồng ruột: tháo lồng.
o Xoắn đại tràng sigmaL tháo xoắn, cắt đại tràng Sigma.
1.6. Làm xẹp ruột trước khi đóng bụng:
- Nếu có cắt ruột thì làm xẹp ruột qua chỗ nối.
- Nếu không có thì dồn lên dạ dày để hút, không nên mở ruột làm xẹp ruột vì có nguy cơ bục, xì
miệng nối cao.
o Vuốt dồn hơi và dịch ngược lên dạ dày, rồi hút qua sonde mũi.
o Đẩy một sonde dài từ mũi xuống dạ dày, luồn đấn đến chõ tắc, luồn đến đâu, hút đến đấy.
1.7. Săn sóc sau mổ:
- Tiếp tục bồi phụ nước - điện giải và kháng sinh.
- Lưu sonde dạ dày, hút liên tục đến khi nó trung tiện được.
2. Các (7) chỉ định mổ cấp cứu tắc ruột:
- Tắc ruột + điểm đau khu trú, cảm ứng phúc mạc rõ.
- Tắc ruột theo dõi sau 24h mà không đỡ.
- Tắc ruột có ỉa máu hoặc nôn máu.
- Tắc ruột qua theo dõi các hình ảnh XQ bụng không chuẩn bị thấy số lượng các mức nước – hơi
tăng lên.
- Tắc ruột có sốt.
- Tắc ruột có shock.
- Tắc ruột mà cơn đau dữ dội, khác thường, liền nhau 1 – 2 phút/ cơn.
3. Chiến thuật và các phương pháp phẫu thuật:
Lý tưởng nhât là điều trị tắc ruột và xử trí nguyên nhân trong cùng thì mổ, nhưng không phải trường hợp
nào cũng thực hiện được mà còn phụ thuộc tình trạng tại chỗ (vị trí tắc, nguyên nhân tắc và mức độ tổn
thương của ruột) và toàn trạng của bệnh nhân.
3.1. Các nguyên nhân tắc ruột non:
3.1.1. TR do dây chằng:
- Cắt dây chằng.

- Nếu dây chằng hình thành do ruột thừa hoặc do túi thừa Meckel thì có thể cắt bỏ ruột thừa hoặc
túi thừa Meckel kèm theo.
- Cần đánh giá tình trạng của ruột, đặc biệt là chỗ dây chằng đè ép vào để bảo tồn hoặc cắt ruột
kèm theo.
3.1.2. Xoắn ruột:
- Chiến thuật điều trị phụ thuộc vàotình trạng đoạn ruột xoắn.
o Nếu ruột đã hoại tử đen thì cắt ruột đến chỗ lành (không tháo xoắn), khâu nối ruột ngay.
o Nếu sau tháo xoắn, ruột hồng trở lại, có nhu động và mạch mạc treo tương ứng đập tốt thì
điều trị bảo tồn.
o Nếu nghi ngờ sau khi tháo xoắn, phong bế Novocain vào gốc mạc treo, đắp gạc huyết
thanh ấm nhiều lần và chờ đợi 15 – 20 phút, nếu phục hồi thì bảo tồn, còn nếu không mà
vẫn nghi ngờ thì tốt nhất là cắt ruột.
13
o Áp dụng Doppler, Laser-Doppler để đánh giá tình trạng ruột làm tăng khả năng bảo tồn
được ruột.
3.1.3. Dính ruột:
- Dính ít -> gỡ dính toàn bộ.
- Dính nhiều -> sau khi gỡ dính, xếp các quai ruột theo thứ tự và khâu các quai ruột với nhau
(phẫu thuật Noble) hoặc khâu gấp nếp, cố định mạc treo ruột (Phẫu thuật Childs – Phillips).
- Nếu ruột dính nhiều, gỡ dính khó khăn, nguy cơ thủng ruột cao, có thể xử trí những chỗ ruột bị
tắc, hoặc mở thong ruột trên chỗ tắc.
3.1.4. Thoát vị nghẹt:
- Thoát vị ở thành bụng nghẹt, cần chẩn đoán và mổ trước khi có dấu hiệu tắc ruột. Đường mổ
thường đi trực tiếp vào khối thoát vị, mở cổ bao thoát vị để đánh giá tình trạng ruột.
o Nếu ruột tốt thì đẩy vào ổ bụng và khâu phục hồi thành bụng.
o Nếu ruột hoại tử , đường mổ tại chỗ không đủ để xử trí cắt ruột thì mổ thêm ở đường
trắng giữa để xử lý.
- Đối với các nội thoát vị nghẹt, chỉ có thể chẩn đoán được trong mổ. Phương pháp mổ cũng bao
gồm mở rộng lỗ thoát vị để giải phóng ruột bị nghẹt và làm kín lỗ thoát vị abừng các khâu trực
tiếp hoặc bằng tấm sợi tổng hợp. Tuỳ tình trạng ruột mà cắt hoặc bảo tồn.

3.1.5. Lồng ruột cấp:
- Với lồng ruột cấp ở trẻ còn bú, đến sớm, chỉ định tháo lồng bằng bơm hơi, thụt baryt hoặc thụt
nước.
- Mổ cấp cứu nếu đến muộn, bụng chướng nhiều, tháo lồng không kết quả,
- Mổ tháo lồng nếu ruột còn tốt, cắt nửa đại tràng nếu ruột đã hoại tử.
- Lồng ruột ở người lớn ít gặp và thường do u đại tràng và thể bán cấp. Mổ cấp cứu nếu tắc ruột
cấp và xử trí như tắc do u đại tràng.
3.1.6. Tắc do dị vật:
- Tắc do giun đũa: mở ruột để lấy giun và khâu lại theo chiều ngang.
- Tắc do bã thức ăn: phải kiểm tra toàn bộ từ dạ dày tới góc hồi manh tràng để tránh bỏ sót. Có thể
mở ruột lấy hoặc bóp nhẹ làm vỡ khối bã thức ăn và đẩy xuống đại tràng.
3.1.7. Tắc do u ruột non:
- Cắt rộng đoạn ruột và mạc treo tương ứng đoạn ruột có u và nối ruột ngay.
- Nếu không cắt đựơc u thì nối tắt ngay.
3.2. Các nguyên nhân tắc đại tràng:
3.2.1. Tắc ở đại tràng phải (u đại tràng phải, xoắn đại tràng phải):
- Mổ 1 thì: cắt đại tràng phải và nối hồi đại tràng ngang ngay, nếu điều kiện tại chỗ và toàn thân
cho phép.
3.2.2. Tắc do ung thư đại tràng trái:
- Mổ 2 thì: làm hậu môn nhân tạo phía trên u, cắt đại tràng sau 10 – 15 ngày.
- Cắt đại tràng và đưa 2 đầu ruột ra ngoài làm HMNT hoặc phậu thuật Hartmann (u ở đại tràng
Sigma), mổ nối lại ĐT sau 3 – 4 tháng ít được áp dụng
- Nghiên cứu: cắt đại tràng toàn bộ hoặc gần toàn bộ hoặc cắt và rửa đại tràng để nối ngay.
3.2.3. Xoắn đại tràng sigma:
- Nếu đến sớm, đặt ống thong trực tràng để thử tháo xoắn.
- Nếu tháo xoắn thất bại hoặc BN đến muộn, ruột đã hoại tử thì mổ cắt ĐT theo phẫu thuật
Hartmann, nối ruột thì 2.
3.2.4. Tắc ruột sau mổ
14
- Đối với tắc ruột sớm sau mổ: điều trị nội khoa là chủ yếu, mổ khi có dấu hiệu nghẹt ruột hoặc

điều trị nội thất bại.
- Đối với tắc ruột xa sau mổ:
o Mổ cấp cứu nếu tắc ruột muộn hoặc có nghi ngờ xoắn nghẹt ruột.
o Nếu không cần mổ cấp cứu, điều trị nội khoa và theo dõi chặt chẽ, trong quá trình theo
dõi nếu các dấu hiệu diễn biến nặng lên thì chuyển mổ cấp cứu.
VII. Các thể tắc ruột - chẩn đoán và điều trị:
1. Tắc ruột sau mổ:
1.1. Định nghĩa:
- Định nghĩa: Trên 1 bệnh nhẫn đã mổ bụng, xuất hiện hội chứng tắc ruột cơ học mà nguyên nhân
sau này tìm được thấy là do dính, dây chằng làm nghẹt ruột, xoắn ruột… hoặc do dị vật để sót lại
gây dính gấp ruột.
- Tắc ruột có thể xảy ra sớm sau mổ (7 – 10 ngày) hoặc rất xa sau mổ (10 – 20 năm).
- Không gọi là tắc ruột sau mổ những liệt ruột cơ năng tạm thời sau mổ hay những liệt ruột cơ
năng do VFM, bục miệng nối sau mổ.
1.2. Chẩn đoán:
1.2.1. Chẩn đoán hội chứng tắc ruột cơ học:
- TS: có tiền sử phẫu thuật ổ bụng.
- Cơ năng:
o Đau bụng:
 Đột ngột, từng cơn, tăng nhanh.
 Mới đầu đau tại nơi có sẹo mổ cũ, sau lan ra khắp bụng.
 Cảm giác đau xoắn vặn, đau thắt gây cảm giác lo sợ.
o Nôn
 Chất nôn: thức ăn, nước mật, nước phân…
 Nôn xong vẫn đau mà không mất đi hoàn toàn.
o Bí trung đại tiện: xuất hiện cùng hoặc sau cơn đau vài giờ.
- Toàn thân:
o Ít thay đổi trong những h đầu.
o Đến muộn, có tình trạng mất nước, nhiễm trũng - nhiễm độc.
o Nếu là xoắn ruột, có tình trạng truỵ mạch rất sớm.

- Thực thể:
o Bụng chướng:
 Tắc ruột thấp: chướng đều.
 Tắc ruột cao: bụng không chướng mà lại xẹp, ở người béo hay có mang, đánh giá
chướng bụng khó khăn.
o Dấu hiệu rắn bò:
 Các quai ruột nổi, chuyển động từng đợt từ trái sang phải, nghe thấy tiếng réo ùng
ục. Nhìn thấy rõ nếu thành bụng mỏng, ít mỡ.
 Có khi chỉ thấy quai ruột nổi từng đợt, không chuyển động.
o Cảm ứng phúc mạc:
 Khi tắc ruột muộn, là dấu hiệu của hoại tử ruột (tiên lượng xấu).
 Nắn bụng nhẹ nhàng cũng làm cho BN đau không chịu nổi hoặc dấu hiệu
Blumberg.
o Bóng trực tràng rỗng. nếu tắc cao có thể vẫn còn phân trong trực tràng.
15
- X-quang:
o Xquang bụng không chuẩn bị: tư thế đứng và chụp thẳng mặt hoặc tư thế nằm ngửa và
chụp nghiêng.
 Tìm các quai ruột giãn và mức nước hơi: dựa các dấu hiệu và đặc điểm của mức
nước hơi để chẩn đoán vị trí tắc.
 Tìm dấu hiệu có dịch trong ổ bụng: mờ ỏ vùng thấp, thành ruột dầy (do dịch đọng
giữa các quai ruột).
 Nếu có liềm hơi dưới hoành: ruột đã bị thủng vì hoại tử.
o Chụp lại sau vài giờ nếu hình ảnh tắc ruột không rõ. Nếu có hình ảnh mức nước mức hơi
ngày càng nhiều và rõ -> tắc ruột.
1.2.2. Chẩn đoán phân biệt:
- VTC cấp hoại tử chảy máu: tính cách đau và tình trạng shock trên bệnh nhân đã có sẹo mổ bụng
cũ rất dễ nhầm với tắc ruột do nghẹt. Thử amylase/máu và nước tiểu để phân biệt.
- Nhồi máu mạc treo ruột: mổ ra mới phân định được.
- TR cơ năng do VFM.

1.3. Thái độ xử trí:
1.3.1. Những trường hợp phải mổ ngay khi đã có chẩn đoán là tắc ruột sau mổ:
- Khi nghi ngờ là xoắn ruột hoặc nghẹt do dây chằng:
o Đau bụng dữ dội, khác thường.
o Tình trạng shock kèm theo: vã mồ hôi, mạch nhanh, HA tụt.
o Cơn đau liền nhau, 1 – 2 phút/cơn.
o Ấn đau chói ở 1 điểm cố định
- Khi có dấu hiệu VFM (TR đến muộn)
o Cảm ứng phúc mạc rõ (ấn đau khắp bụng).
o Vẻ mặt, nhiễm trũng – nhiễm độc…
1.3.2. Những trường hợp có thể theo dõi:
- Cơn đau nhẹ, thưa.
- Không có shock: toàn thân không thay đổi, huyết động ổn định.
- Bụng mềm, không có cảm ứng phúc mạc.
1.3.3. Nội dung theo dõi:
- Vào viện: hút dạ dày, kháng sinh, truyền dịch. Nhịn ăn uống.
- Lập bảng theo dõi:
o Thời giãn giữa các cơn đau.
o Mức độ đau: tăng, giảm or như cũ.
o Bụng:
 chướng bụng: tăng, giảm hay như cũ.
 Cảm ứng phúc mạc có hay không.
o Toàn thân: như cũ hay khá lên hoặc suy sụp đi.
- Chụp bụng không chuẩn bị: chụp lại sau mỗi 6h, so sánh.
1.3.4. Diễn biến và thái độ xử trí:
- Mổ cấp cứu:
o Đau tăng lên, cơn đau mau hơn so với lúc vào.
o Tụt HA.
o Bụng ấn đau.
o XQ: mức nước - hơi nhiều lên.

16
o Sau 24 h mà tình trạng không khá lên.
- Được coi là hết tình trạng tắc ruột khi:
o Đau nhẹ dần rồi hết hẳn.
o Cơn đau thưa dần rồi hết hẳn.
o Toàn thân tỉnh táo, dễ chịu.
o Có trung tiện.
1.3.5. Xử trí cụ thể khi mổ:
- Gây mê nội khí quản + giãn cơ.
- Đường rạch: đi lại đường mổ cũ. Chú ý khi mở vào phúc mạc: dễ thủng ruột do ruột dính ngay
dưới sẹo mổ. Trường hợp vết mổ cũ là đường Mc – Burney, có thể đi đường giữa trên dưới rốn.
- Xử trí phụ thuộc nguyên nhân gây tắc:
o Dây chẳng: cắt dây chằng.
o Dính: gỡ dính. Gỡ không được thì nối tắt.
o Xoắn: tháo xoắn, cắt đoạn ruột.
o Mở thong ruột non: nếu không làm đựơc gì hơn.
- Xếp lại ruột trước khi đóng bụng. Có thể đổ huyết thanh vào ổ bụng trước khi đóng bụng để
tránh tắc lại.
- Săn sóc sau mổ:
o Hút dạ dày liên tục cho đến khi Gas (+)
o Truyền dịch, bồi phụ nước điện giải.
o Kháng sinh toàn thân…
2. Xoắn ruột:
2.1. Đại cương:
2.1.1. Định nghĩa:
- Là loại tắc ruột do nguyên nhân gây nghẹt ruột, nhưng là dạng tắc ruột đặc biệt vì tổn thương
gồm 2 phần: thành ruột và các mạch máu mạc treo ruột.
- Do nguyên nhân nào đó mà 1 hoặc nhiều quai ruột bị xoắn theo trục của mạc treo ruột có thể
thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ, hậu quả của sự xoắn này được thể hiện trên LS với các dấu
hiệu rất rầm rộ khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng shock do đau và nhiễm độc.

- Các yếu tố thuận lợi:
o Tại quai ruột: các quai ruột bị thay đổi nhu động do nguyên nhân cơ học như ứ trệ: do
giun đũa hoặc bã thức ăn, tổn thương thành ruột do u hay tăng nhu động ruột, do một số
Bn dung các thuốc thần kinh tâm thần (bệnh Parkinson, Alzheimer, tâm thần phân liệt…)
o Mạc treo ruột bất thường do không được cố định hoặc quay chưa hoàn toàn: là các tổn
thương bất thường trong thời kỳ bào thai: các quai ruột không được cố định hoặc mạc
treo ruột dài.
o Bên ngoài ruột hay mạc treo: dây chằng, dính sau ổ bụng, ruột thừa dài khi viêm dính vào
các quai ruột hoặc gốc mạc treo, túi Meckel dính vào rốn… là điểm khởi phát tạo thuận
lợi cho xoắn ruột.
2.1.2. Sinh lý bệnh:
Nhanh chóng dẫn đến các rối loạn toàn thân sâu sắc là do:
- Ứ trệ dịch hơi trong các quai ruột xoắn như tắc ruột thông thường nhưng có đặc điểm do có tổn
thương các mạch máu mạc treo ruột, đặc biệt là hệ tĩnh mạch nên có sự cản trở máu trở về hệ
tuần hoàn cùng với dịch của cơ thể tập trung nhiều vào vùng ruột xoắn, gây shock do giảm khối
lượng tuần hoàn.
17
- Shock trong xoắn ruột còn được gây ra do quá đau.
- Các quai ruột bị xoắn do tổn thương mạch máu mạc treo cả đường động và tĩnh mạch rất nhanh
chóng dẫn đến tình trạng hoại tử, thủng gây viêm phúc mạc - biến chứng nặng và rất thường
xuyên của xoắn ruột.
2.2. Chẩn đoán xác định:
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Cơ năng:
o Đau bụng:
 Khởi đầu đột ngột với cường độ cao, Bn có khi ngất, trẻ em thường là hét.
 Đau liên tục nhưng có lúc trội lên cơn rõ rệt, đặc biệt khi thay đổi tư thế -> vã mồ
hôi, tái mặt trong cơn đau.
 Thường đau ở vị trí tương ứng vùng mạc treo ruột bị xoắn:
• Giũa bụng hoặc lệch trái trong xoắn đại tràng Sigma.

• Bên phải do xoắn manh tràng.
• Thượng vị do xoắn dạ dày.
 1 số ít trường hợp cường độ đau có thể nhẹ hơn phụ thuộc vào tình trạng nghẹt
của mạc treo chưa chặt. Xoắn dạ dày biểu hiện đau ít rầm rộ hơn xoắn ruột non
hoặc đại tràng.
o Nôn:
 Xuất hiện nhanh, sớm, nôn nhiều.
 Nôn hết dịch ứ đọng phía trên, Bn nôn khan -> Bn rất khó chịu
 Đến muộn, rối loạn nước và điện giải.
o Bí trung đại tiện:
 Xuất hiện ngay sau đau bụng.
 Xoắn ruột thường xảy ra nhanh nên dấu hiệu bí trung đại tiện ít đựơc lưu ý trong
những h đầu, nhưng những trường hợp diến biến chậm thì rõ rang.
- Toàn thân:
o Shock hay truỵ mạch xảy ra sớm: mạch nhanh, nhỏ khó bắt, HA tụt (cả tối đa và tối
thiểu).
o Vẻ mặt xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi, sợ hãi do đau.
- Thực thể:
o Bụng chướng:
 Xuất hiện sớm, chướng lệch về 1 phía (bên phải, trái hoặc trên, dưới).
 Không rõ ở những bệnh nhân có sẹo mổ bụng cũ.
o Dấu hiệu quai ruột nổi (+):
 Quai ruột nổi rõ, nhưng khi kích thích thành bụng ít di chuyển do ruột bị liệt
(khác các trường hợp tắc ruột thông thường).
 Kích thích hoặc nắn, đau chói ở vùng quai ruột giãn hay vùng mạc treo tương ứng
bị xoắn.
 Các quai ruột nổi trên thành bụng thường ít và tương ứng với các quai ruột bị
xoắn : 2 – 3 quai. Nếu xoắn đại tràng Sigma , khám chỉ thấy 1 quai to chiếm gần
hết cả ổ bụng.
18

o Nghe bụng im lặng : mất tiếng réo của hơi và dịch trong OB - dấu hiệu Von Wahl cho
trường hợp xoắn ruột điển hình.
o Thăm trực tràng :
 Nếu là xoắn đại tràng sigma thì bóng trực tràng rỗng, có thể thấy máu màu nâu
theo tay.
 Nếu xoắn ruột non, hoặc cao hơn vẫn có thể có phân trong trực tràng.
o Các lỗ thoát vị : cần khám các lỗ thoát vị như đùi, bẹn.
2.2.2. Cận lâm sàng:
- Chẩn đoán hình ảnh:
o Chụp bụng không chuẩn bị: có dấu hiệu của tắc ruột nhưng với những tính chất đặc biệt
 Số lượng mức nước hơi ít, tương đương vị trí từng vùng ruột bị xoắn.
 Xoắn ruột non thường có 2,3 mức nước hới giữa bụng.
 Xoắn đại tràng sigma: một mức nước hơi lớn như chữ U lộn ngược, bên trái hoặc
chiếm toàn bộ ổ bụng.
 Xoắn manh tràng thường thấy mức nước hơi to ở vùng HCP.
 Xoắn ruột do mạc treo chung thấy các mức nước hơi của ruột non ở bên phải còn
các mức nước hơi của đại tràng ở bên trái.
o Chụp lưu thông ruột:
 Chỉ làm được trong các trường hợp bệnh không điển hình, tiến triển ít rầm rộ.
 Chụp khung đại tràng: xoắn đại tràng sigma -> thuốc sẽ bị dừng lại chỗ xoắn tạo
thành hình mỏ chim.
 Chụp dạ dày có thuốc baryt sẽ thấy hình xoắn dạ dày: dạ dày hình 2 túi.
o Nội soi: áp dụng cho trường hợp xoắn ĐT sigma vừa chẩn đoán vừa điều trị.
o Siêu âm và CT ổ bụng: ít áp dụng vì thường đã rõ trên LS và XQ.
- Các xét nghiệm:
o CTM: BC cao do ứ trệ và NK (cũng nhiều khi do hoại tử ruột).
o Sinh hoá: rối loạn nước và điện giải nặng do nôn, không ăn đựơc và ứ trệ trong các quai
ruột bị xoắn.
o Ure máu cao, suy thận…
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân hay các dạng lâm sàng:

2.3.1. Xoắn ruột non:
2.3.1.1. Xoắn ruột non do giun đũa:
- Thường gặp ở trẻ em, búi giun dù chưa gây tắc ruột nhưng nặng và làm ứ trệ các quai ruột ->
thay đổi nhu động ruột.
- LS:
o Đau bụng: có thể âm ỉ vài ngày sau đó tăng lên với tính chất dữ dội, trẻ la hét hoặc nằm
im do quá đau.
o Nôn sớm, nôn ra giun (ít).
o Thể trạng nhanh suy sụp, dễ dẫn đến truỵ mạch và nhiễm độc.
o Bụng chướng ít, có thể nắn thấy quai ruột có búi giun bị xoắn.
o Phần bụng còn lại cũng có cảm giác là các búi giun nhưng không chặt.
- X-quang:
o Chụp bụng không chuẩn bị sẽ thấy các mức nước hơi của quai ruột bị xoắn: không rõ
ranh giới, số lượng ít, phần còn lại của ổ bụng có các quai ruột non với nhiều búi giun.
19
2.3.1.2. Xoắn ruột non sau mổ :
- TS : phẫu thuật ổ bụng.
- Đau bụng cơn, nôn, bí rắm và bí ỉa.
- Cũng có thể xuất hiện ngay dấu hiệu đau bụng dữ dội và shock.
- Bụng có sẹo mổ cũ, chướng.
- XQ : hình mức nước mức hơi.
2.3.1.3. Xoắn ruột do mạc treo chung :
2.3.1.3.1. Phôi thai học của sự phát triển ống tiêu hoá và những bất thường phát
sinh trong quá trình đó:
- Phôi thai học của sự phát triển ống tiêu hoá:
Trong thời kỳ bào thai, ống tiêu hoá nguyên thuỷ phát triển xuống đường giữa của phôi, kéo dài
và chui ra ngoài khoang cơ thể theo dây rốn (thoát vị sinh lý) và sau này lại chui vào khoang cơ
thể (khoang bụng). OTH đựơ chia làm 3 phân theo sự cấp máu: Đoạn ruột đầu (Foregut) sau này
hình thành hầu họng, thưc quản và dạ dày đựơc nuôi dưỡng bởi động mạch thân tạng. Đoạn ruột
giữa (Midgut) hình thành ruột non, phần đại tràng, đựơc nuôi bằng ĐM mạc treo tràng trên.

Đoạn ruột cuối (hindgut) hình thành hậu môn trực tràng và phần đại tràng xuống được nuôi
dưỡng bằng động mạch mạc treo tràng dưới.
o Giai đoạn 1: khoảng tuần lễ thứ 4 – 10 đoạn ruột giữa phát triển nhanh nên khoang thân
không có khả năng chứa, chúng chui ra ngoài theo dây rốn.
o Giai đoạn 2: (khoảng tuần 10 – 12).
 Sau khi chui ra khỏi khoang thân, ruột non chui trở lại trước vào khoang thân và
chiếm toàn phần bên trái OB.
 Khung đại tràng nhanh chóng quay 270 độ ngược chiều kim đồng hồ để góc hồi
manh tràng nằm ở góc hố chậu phải.
 Khung tá tràng cũng xoay 270 độ ngược chiều kim đồng hô và ra phía sau động
mạch mạc treo tràng trên.
o Giai đoạn 3:, chủ yếu là sự phát triển của các nụ ruột non như các quai ruột, mạc treo.
- 1 số bất thường phát sinh (thường ở giai đoạn 2):
o Ruột không quay:
 Sau khi trở lại ổ bụng, phần lớn đại tràng nằm bên trái, ruột non bên phải và manh
tràng ở giữa bụng.
 Không có sự quay và cố định của đại tràng và tá tràng.
o Ruột quay không hoàn toàn:
 Đại tràng chỉ quay 180 độ và dừng lại khiến manh tràng ở dưới gan, HSP. Có chí
1 dải phúc mạc thành bụng chạy ngang qua đoạn 2 tá tràng gọi là dây chằng Ladd.
 Toàn bộ ruột giữa được treo bởi bó mạch mạc treo tràng trên bằng 1 cuống rất hẹp
và dễ xoắn do không được cố định.
o Ruột quay ngược:
 Thường đại tràng quay 180 đọ theo chiều kim đồng hồ làm cho đại tràng nằm sau
tá tràng và bó mạch mạc treo tràng trên (hiếm).
 Ruột quay thái quá, đại tràng quay ngược chiều kim đồng hồ 360 – 450 độ.
(hiếm).
o Tạo vỏ: túi vô mạch của dây rốn chui theo vào ổ bụng và bọc lấy toàn bộ ruột.
20
o Các quai ruột quay bình thường nhưng thiếu hụt về cố định: manh tràng và đại tràng lên

quá di động nên dễ bị xoắn sau này.
2.3.1.3.2. Xoắn ruột non cấp tính do mạc treo chung:
- Đau bụng dữ dội, non nhiều, ngất xỉu, trẻ em la hét.
- Truỵ tim mạch nhanh chóng.
- Bụng chướng, nhiều quai ruột, đau chói, không nghe thấy tiếng réo của hơi và dịch trong OB
(bụng im lìm).
- XQ bụng không chuẩn bị: có mức nước hơi của ruột non bên phải và mức nước hơi của ĐT bên
trái (dấu hiệu gợi ý).
2.3.1.3.3. Xoắn ruột non mạn tính do mạc treo chung:
- Đau bụng từng cơn, nôn nhiều, ít có bí rắm bí ỉa.
- Dễ có rối loạn toàn thân: mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn nước và điện giải do nôn nhiều
- Bụng chướng trong cơn đau.
- Tắc tá tràng có bụng lõm long thuyền (dễ nhầm với hẹp môn vị).
- Tắc toàn bộ ruột non có thể chướng cả bụng.
- Xquang bụng không chuẩn bị:
o Xoắn gây tắc tá tràng: mức nước hơi lớn của dạ dày và mức nước hơi lớn dưới gan.
o Nếu xoắn tắc thấp hơn sẽ có nhiều mức nước hơi giữa bụng.
- Chụp lưu thông ruột (do diễn biến mạn tính): thuốc cản quang từ dạ dày xuống các quai ruột bị
xoắn - tắc.
2.3.2. Xoắn đại tràng:
2.3.2.1. Xoắn đại tràng Sigma:
- Yêú tố nguy cơ:
o Nam giới, cao tuổi.
o ĐT sigma quá di động do mạc treo dài.
o Chế độ ăn nhiều xơ.
o Già, có rối loạn thần kinh tâm thần.
o Bệnh phình giãn đại tràng.
Bệnh diễn biến thường có 2 dạng: cấp tính hay gặp ở người trẻ với các dấu hiệu rầm rộ và
nhanh chóng hoại tử do thủng. Người già diễn biến chậm, hay tái phát.
- Đau bụng:

o Đau từng cơn ở hạ vị, đau quặn và âm ỉ, tăng khi đi lại.
o Rầm rộ ở người trẻ, tái diễn nhiều lần ở người già.
- Nôn: xuất hiện sớm nếu cấp tính, muộn nếu mạn tính.
- Bí trung đại tiện: thể hiện sớm, một số vẫn ỉa được phần phân dưới chỗ tắc.
- Bụng chướng lệch phải hoặc trái hay chướng tàon bọ ổ bụng tuỳ theo mức độ giãn của quai ruột
bị xoắn.
- Bụng chướng hơi không thấy quai ruột di chuyển. Gõ vang.
- Thăm trực tràng có máu tươi hoặc nâu theo tay.
- XQ bụng không chuẩn bị:
o Xoắn đại tràng sigma là 1 quai ruột chướng hơi rất to chiếm toàn bộ ổ bụng, như 1 chữ U
lộn ngược.
o Trong những h đầu, chưa rõ mức nước hơi ở phần thấp đại tràng, sau 2 chân quai ruột
chụm lại sẽ thấy rõ. Cũng lúc đầu, phần đại tràng phải bình thường, nhưng h tiếp theo đại
tràng phải cũng giãn hơi và các quai hồi tràng ứ trệ -> biểu hiện như tắc ruột.
21
o Cần phân biệt với: xoắn manh tràng, tắc đại tràng do u trực tràng và bệnh giãn đại tràng
bẩm sinh.
- Bán cấp: có thể thụt đại tràng có Baryt sẽ thấy hình ảnh mỏ chim tương ứng vị trí xoắn.
2.3.2.2. Xoắn manh tràng:
- Biểu hiện lâm sàng tương tự như xoắn ruột nhưng có đặc điểm:
o Bụng chướng lệch bên phải, phần thấp.
o Chụp bụng không chuẩn bị có mức nước hơi rất lớn vùng hố chậu phải, lúc đầu giống
hình quả thận về sau thêm vài mức nước hơi ở ruột non kèm theo.
o Phân biệt với giãn manh tràng cấp trong hội chứng Ogilvie.
2.3.3. Xoắn dạ dày:
- Hay gặp ở người có tuổi, thường diễn biến bán cấp hoặc mạn tính, ít hoại tử dạ dày do cấp máu
dạ dày phong phú. Có các dấu hiệu gợi ý như sau:
o Đau bụng thượng vị dữ dội, chướng bụng.
o Nôn nhiều, sau đau, nôn khan.
o Không đặt đựơc sonde dạ dày.

o XQ bụng không chuẩn bị: dạ dày giãn, túi hơi thường lớn.
o Chụp dạ dày có uống baryt: dạ dày bị xoắn thành 2 túi có thể thấy 2 túi hơi phần trên là
phìng vị, dưới là hang vị.
o Soi dạ dày thấy rõ tổn thương.
2.4. Nguyên tắc xử trí:
- Sơ cứu:
o Truyền dịch.
o Sonde dạ dày.
o Dùng kháng sinh
o Giảm đau
o Chuyển mổ sớm.
- Rạch da đường giữa trên dưới rốn, rộng rãi:
o Tìm các quai ruột xoắn, số lượng, màu sắc, có giả mạc hoặc lạnh không.
o Đánh giá mạc treo xoắn như thế nào (độ xoắn).
- Xử trí quai ruột xoắn:
o Tháo xoắn:
 Khi chắc chắn rằng quai ruột chưa hoại tử: màu còn hồng, chưa có giả mạc hay
đám đen hoại tử.
 Phải cắt các dây chằng trước khi tháo xoắn.
 Giải quyết các nguyên nhân hoặc tổn thương gây xoắn ruột: mở ruột lấy giun, cắt
đoạn ruột có túi Meckel, cắt dây chằng hay u ruột non…
o Không tháo xoắn – cắt ruột:
 Khi các quai ruột có dấu hiệu tím đen, thủng hoặc thành ruột tím lạnh.
 Cắt mạc treo trước (tránh các chất hoại tử tràn vào máu)
 Nếu xoắn ruột non đơn thuần, sau khi cắt đoạn ruột xoắn -> nối ruột ngay. Nếu
xoắn nhiều mà phải cắt bỏ nhiều, dễ gây rối loạn hấp thu sau mổ -> xoay 1 đoạn
ruột còn lại trước khi nối hoặc tạo thêm các nếp niêm mạc so le nhau trên quai
ruột đó để làm chậm lưu thông và tăng khả năng hấp thu qua đoạn ruột đó.
22
 Xoắn manh tràng và đại tràng sigma, nếu phải cắt ruột thì đưa đầu trên ra ngoài

(dẫn lưu hồi manh tràng hoặc làm hậu môn nhân tạo). Đóng đầu dưới, lập lại lưu
thông sau một thời gian.
- Một số trường hợp đặc biệt:
o Xoắn dạ dày: sau khi tháo xoắn phải cố định dạ dày vào dây chằng tròn, thành bụng ở các
vị trí: phình vị lớn, mặt trước dạ dày lưu ý nếu có thoát vị phải khâu các lỗ thoát vị hoặc
làm hẹp các khe hoành…
o Hẹp và xoắn tá tràng do xoắn ruột non do mạc treo chung: cố định tá tràng sau khi xoay
lại tá tràng, cố định tá tràng…
o Xoắn manh tràng: phải cố định manh tràng vào thành bụng và các quai ruột cuối hồi
tràng lại với nhau dạng Noble. Trong trường hợp giãn đoạn manh tràng và đại tràng lên
(Hội chứng Ogilvie) phải dẫn lưu manh tràng.
o Xoắn đại tràng sigma:
 Khi chưa có dấu hiệu hoại tử:
• Kết hợp với người phụ đặt 1 ống thông trực tràng, đưa qua chỗ xoắn cho
phân và hơi thoát hết để cho đại tràng xẹp.
• Tránh tái phát, phải tạo các nếp ruột 2,3 quai ruột và cố định vào thành
bụng bên.
• Cũng có thể cắt bớt đoạn đại tràng dài và quá di động.
• Cũng có tác giải thoát ứ trệ đại trực tràngvà tháo xoắn - thực hiện đựơc
bằng nội soi với ống soi mềm nhưng dễ tái phát do không được cố đinh
 Khi có dấu hiệu hoại tử:
• Cắt đoạn đại tràng xoắn, không tháo xoắn.
• Đưa đầu trên ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.
• Đóng đầu dưới chờ lập lại lưu thông tiêu hoá sau 6 – 8 tuần.
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×