Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Xoa bóp phòng và chữa cận thị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.95 KB, 6 trang )

Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Với tác dụng thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy lưu thông khí
huyết ở vùng mắt, cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng của thần
kinh thị giác và võng mạc, phương pháp xoa bóp của y học cổ
truyền giúp cải thiện tình trạng mắt của người bị cận thị. Nên tiến
hành đều đặn, mỗi ngày 2 lần sáng và ối.
-
Day huyệt Toản trúc
: Vị trí huyệt: chỗ lõm đầu lông mày. Dùng hai
ngón tay day đồng thời hai bên từ nhẹ đến mạnh, chậm rãi trong vòng nửa
phút sao cho có cảm giác căng tức là được.
-
Ấn huyệt Tình minh
: Vị trí huyệt: ở trong khoé mắt trong 0,1 tấc.
Người bệnh nhắm mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn day hai huyệt Tình minh
trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
-
Ấn day huyệt Tứ bạch
: Vị trí huyệt: ở thẳng con ngươi xuống 1 tấc.
Dùng hai ngón tay trỏ ấn day đồng thời hai huyệt từ nhẹ đến mạnh trong
nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
-
Day nhãn cầu
: người bệnh nhắm mắt, đặt ngón tay trỏ lên mi
mắt, day nhẹ nhãn cầu 10 lần.
-
Day huyệt Thái dương
: Vị trí huyệt: ở đuôi mắt đo ngang ra phía
sau một tấc. Dùng hai ngón cái hoặc hai ngón trỏ day đồng thời hai huyệt
từ nhẹ đến nặng trong nửa phút đến khi đạt cảm giác căng tức.
-


Xoa vòng quanh mắt
: Dùng hai ngón trỏ và giữa để cạnh nhau, bắt
đầu từ hai phía cánh mũi men theo hai phía sống mũi đẩy ngược lên tận
trán, sau đó thuận theo trán kéo xuống huyệt thái dương rồi trở về chỗ cũ.
Hoặc dùng ngón tay cái bắt đầu từ đầu trong lông mày men theo phần
trên ổ mắt tiến ra đuôi mắt, rồi lại từ khoé mắt trong kéo ra đuôi mắt, làm
như vậy 50 lần.
-
Day ấn huyệt Phong trì
: Vị trí huyệt: ở trong góc lõm do đáy hộp sọ
và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ (cơ thang) tạo nên, mỗi bên một huyệt.
Dùng ngón tay trỏ cả hai bên day ấn đồng thời hai huyệt với một lực tương
đối mạnh để tạo cảm giác căng tức.
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính
Hiện
nay, trong hoàn cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và
ô nhiễm không khí nói riêng, tình trạng viêm mũi mạn tính rất
thường gặp. Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng
viêm mũi mạn tính lại là khởi nguồn của nhiều chứng bệnh quan
trọng khác như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và
mạn tính Bởi vậy, việc lựa chọn và thực thi các biện pháp trị liệu
nhằm khống chế và giải quyết triệt để căn bệnh này là hết sức cần
thiết.
Y học cổ truyền coi viêm mũi mạn tính thuộc phạm vi chứng Tỵ trất,
do nhiều nguyên nhân gây nên như phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược
khiến cho ngoại tà hoặc thấp trọc lưu lại ở mũi, gây trở ngại tỵ khiếu lạc
mạch mà tạo thành bệnh. Về mặt trị liệu, có rất nhiều biện pháp như dùng
thuốc uống, xông mũi, châm cứu, dưỡng sinh , trong đó có một phương
pháp hết sức đơn giản là tự day bấm một số huyệt vị châm cứu. Dưới đây,
xin giới thiệu một quy trình điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận

dụng.
Day bấm huyệt ấn đường
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt ấn đường trong
2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí
huyệt ấn đường: là điểm giữa đường nối đầu trong hai chân mày (ảnh 1).
Huyệt này có công dụng an định tâm thần, làm thông lợi mũi và mắt,
thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến mũi như viêm
mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi mạn tính, chảy máu cam
Day bấm huyệt nghinh hương
Dùng hai ngón tay trỏ day bấm huyệt nghinh hương trong 2 phút sao
cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt nghinh hương: ở điểm gặp
nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười
để làm hiện rõ rãnh này mà xác định huyệt) (ảnh 2). Đây là một trong
những huyệt chuyên trị các bệnh lý của mũi. Có công dụng thông lợi huyết
mạch, trừ phong tán nhiệt, thông mũi khai khiếu. Bằng những thủ thuật
thích hợp tác động đơn lẻ lên huyệt nghinh hương, các nhà châm cứu
Trung Quốc đã điều trị có kết quả các bệnh lý về mũi như viêm mũi cấp và
mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi co thắt
Xát sống mũi: Dùng hai ngón tay cái và trỏ xát dọc sống mũi từ trên
xuống dưới và từ dưới lên trên chừng 30 lần, kết hợp với lực ấn vừa phải
sao cho đạt cảm giác hơi tê tức là được (ảnh 3).
Day ấn huyệt tỵ thông
Gấp ngón tay cái, dùng mặt lưng của khớp giữa đốt 1 và đốt 2 day
ấn huyệt tỵ thông trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí
huyệt tỵ thông: ở đầu chót trên của rãnh nhân trung (ảnh 4). Huyệt vị này
còn có tên gọi là tỵ xuyên, là một kỳ huyệt thường được dùng để chữa các
bệnh như viêm mũi dị ứng, trĩ mũi, polip mũi, viêm mũi teo, nghẹt mũi, mất
khứu giác
Day ấn huyệt đại chùy
Dùng ngón tay trỏ ấn huyệt đại chùy trong 2 phút, sao cho tại chỗ

nóng lên là được. Vị trí huyệt đại chùy: ngồi hơi cúi đầu, quay đầu qua lại
phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7,
huyệt nằm ở ngay dưới u xương này (ảnh 5). Đây là huyệt hội của 6
đường kinh dương và mạch Đốc, có tác dụng làm thông dương khí toàn
thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt.
Day ấn huyệt phong trì
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt trong 1 phút sao
cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt phong trì: ở hõm hai bên khối
cơ gáy, ngay dưới đáy hộp sọ (ảnh 6). Huyệt vị này có công dụng thanh
nhiệt sơ phong, thông nhĩ minh mục, kiện não an thần, cũng thường được
dùng để chữa các bệnh của mũi.
Day ấn huyệt hợp cốc
Dùng ngón tay cái bên đối diện day bấm lần lượt hai huyệt hợp cốc
sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt hợp cốc: nằm ở khe giữa
hai ngón tay cái và trỏ, dùng ngón tay cái ấn từ mép ngoài dọc theo bờ
xương bàn tay 2 lên phía trên cổ tay, xác định vị trí nào có cảm giác tức
nhất và lan ra phía ngón tay út thì đó là huyệt hợp cốc (ảnh 7). Đây là
huyệt chuyên dùng để chữa các bệnh lý vùng đầu, có công dụng giải biểu
tán tà, thanh nhiệt trấn thống, thông kinh hoạt lạc.
Day ấn huyệt thiếu thương
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt thiếu thương trong 1 phút. Vị trí
huyệt thiếu thương: nằm ở bờ ngoài móng tay cái, trên đường ngang qua
gốc móng tay, cách chừng 0,1 thốn (ảnh 8). Đây là một trong những huyệt
thuộc kinh phế, thường được dùng để chữa các bệnh lý đường
hô hấp, trong đó có viêm mũi mạn tính.
Hiện nay, trong hoàn cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và
ô nhiễm không khí nói riêng, tình trạng viêm mũi mạn tính
rất thường gặp. Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm
nhưng viêm mũi mạn tính lại là khởi nguồn của nhiều chứng bệnh
quan trọng khác như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và

mạn tính Bởi vậy, việc lựa chọn và thực thi các biện pháp trị liệu
nhằm khống chế và giải quyết triệt để căn bệnh này là hết sức cần
thiết.
Y học cổ truyền coi viêm mũi mạn tính thuộc phạm vi chứng Tỵ trất, do
nhiều nguyên nhân gây nên như phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược khiến
cho ngoại tà hoặc thấp trọc lưu lại ở mũi, gây trở ngại tỵ khiếu lạc mạch mà
tạo thành bệnh. Về mặt trị liệu, có rất nhiều biện pháp như dùng thuốc
uống, xông mũi, châm cứu, dưỡng sinh , trong đó có một phương pháp hết
sức đơn giản là tự day bấm một số huyệt vị châm cứu. Dưới đây, xin giới
thiệu một quy trình điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.
Day bấm huyệt ấn đường
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt ấn đường trong 2 phút
với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt ấn
đường: là điểm giữa đường nối đầu trong hai chân mày (ảnh 1). Huyệt này
có công dụng an định tâm thần, làm thông lợi mũi và mắt, thường được
dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến mũi như viêm mũi dị ứng, viêm
xoang, viêm mũi mạn tính, chảy máu cam
Day bấm huyệt nghinh hương
Dùng hai ngón tay trỏ day bấm huyệt nghinh hương trong 2 phút sao cho
đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt nghinh hương: ở điểm gặp nhau của
đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười để làm hiện
rõ rãnh này mà xác định huyệt) (ảnh 2). Đây là một trong những huyệt
chuyên trị các bệnh lý của mũi. Có công dụng thông lợi huyết mạch, trừ
phong tán nhiệt, thông mũi khai khiếu. Bằng những thủ thuật thích hợp tác
động đơn lẻ lên huyệt nghinh hương, các nhà châm cứu Trung Quốc đã điều
trị có kết quả các bệnh lý về mũi như viêm mũi cấp và mạn tính, viêm mũi dị
ứng, viêm mũi co thắt
Xát sống mũi
Dùng hai ngón tay cái và trỏ xát dọc sống mũi từ trên xuống dưới và từ dưới
lên trên chừng 30 lần, kết hợp với lực ấn vừa phải sao cho đạt cảm giác hơi

tê tức là được (ảnh 3).
Day ấn huyệt tỵ thông
Gấp ngón tay cái, dùng mặt lưng của khớp giữa đốt 1 và đốt 2 day ấn huyệt
tỵ thông trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí huyệt tỵ thông:
ở đầu chót trên của rãnh nhân trung (ảnh 4). Huyệt vị này còn có tên gọi là
tỵ xuyên, là một kỳ huyệt thường được dùng để chữa các bệnh như viêm
mũi dị ứng, trĩ mũi, polip mũi, viêm mũi teo, nghẹt mũi, mất khứu giác
Day ấn huyệt đại chùy
Dùng ngón tay trỏ ấn huyệt đại chùy trong 2 phút, sao
cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí huyệt đại chùy: ngồi
hơi cúi đầu, quay đầu qua lại phải trái, u xương nào cao
nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm
ở ngay dưới u xương này (ảnh 5). Đây là huyệt hội của 6
đường kinh dương và mạch Đốc, có tác dụng làm thông dương khí toàn thân,
thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt.
Day ấn huyệt phong trì
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt trong
1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt
phong trì: ở hõm hai bên khối cơ gáy, ngay dưới đáy hộp
sọ (ảnh 6). Huyệt vị này có công dụng thanh nhiệt sơ
phong, thông nhĩ minh mục, kiện não an thần, cũng
thường được dùng để chữa các bệnh của mũi.
Day ấn huyệt hợp cốc
Dùng ngón tay cái bên đối diện day bấm lần lượt hai
huyệt hợp cốc sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Vị trí
huyệt hợp cốc: nằm ở khe giữa hai ngón tay cái và trỏ,
dùng ngón tay cái ấn từ mép ngoài dọc theo bờ xương bàn
tay 2 lên phía trên cổ tay, xác định vị trí nào có cảm giác
tức nhất và lan ra phía ngón tay út thì đó là huyệt hợp cốc (ảnh 7). Đây là
huyệt chuyên dùng để chữa các bệnh lý vùng đầu, có công dụng giải biểu

tán tà, thanh nhiệt trấn thống, thông kinh hoạt lạc.
Day ấn huyệt thiếu thương
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt thiếu thương trong 1 phút. Vị trí huyệt thiếu
thương: nằm ở bờ ngoài móng tay cái, trên đường ngang qua gốc móng tay,
cách chừng 0,1 thốn (ảnh 8). Đây là một trong những huyệt thuộc kinh phế,
thường được dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm mũi
mạn tính.
Một số bài thuốc Nam chữa viêm mũi
Để chữa viêm mũi, lấy 200 g hành tây sửa sạch, bỏ vào
cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi
ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã
nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông rất nhanh.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
- Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.
- Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.
- Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày
3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.
- Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.
- Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch,
để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong
bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.
- Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho
vào lỗ mũi.
- Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.
- Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần
giữa, tối dùng phần còn lại).
Hành tây có tác dụng
chữa viêm mũi.

×