Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tự xoa bóp phòng chống viêm loét dạ dày, tá tràng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.57 KB, 6 trang )

Tự xoa bóp phòng chống viêm
loét dạ dày, tá tràng

Việc xoa bóp có thể làm giảm cơn đau bụng cấp do viêm loét dạ dày, tá tràng
khi không có thuốc và bác sĩ ngay tại chỗ. Nó cũng là cách phòng bệnh tích cực và có
thể hỗ trợ cho các phương pháp trị liệu khác.

Quy trình tiến hành cụ thể:
- Xoa bụng: Dùng một hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo
chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải trong 5 phút. Trước đó, có thể dùng một
loại dầu nóng xoa khắp bụng một lượt.

-
Day ấn huyệt Trung quản: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt
Trung quản trong 2 phút sao cho có cảm giác tức nặng tại chỗ và lan sâu vào bên trong
dạ dày.
Vị trí huyệt Trung quản: Từ rốn đo thẳng lên trên 4 tấc (1 tấc bằng chiều ngang
của ngón tay cái). Đây là một huyệt vị trí hết sức quan trọng, có công dụng giảm đau,
điều hòa chức năng co bóp và bài tiết của dạ dày.

-
Day ấn huyệt Nội quan: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan trong 2
phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ là được.

Tìm huyệt Nội quan: Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc, huyệt nằm giữa
hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (nắm bàn tay và gấp nhẹ vào cẳng tay sẽ làm nổi
rõ hai gân này).

- Day ấn huyệt Túc tam lý: Dùng ngón tay cái hay ngón tay giữa đồng thời day
ấn cả hai huyệt Túc tam lý trong 2 phút, sao cho có cảm giác tê tức tại chỗ và lan
xuống mặt ngoài hai bàn chân là được.


Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ
chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước
xương chày, từ đây đo ra ngoài một tấc là vị trí huyệt, ấn vào sẽ có cảm giác tê tức lan
xuống bàn chân. Đây là một huyệt vị rất quan trọng, điều hòa công năng dạ dày và
ruột, nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể.

Quy trình trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi
sáng và tối. Khi có cơn đau cấp, có thể làm thêm lần thứ ba.
Tập luyện và bệnh viêm khớp

Trong điều trị các bệnh thấp thường không được đánh giá đúng mức. Tình trạng
viêm ở các cơ khớp có thể dẫn đến giới hạn vận động của khớp, trương lực cơ và mật
độ khoáng trong xương.

Phản ứng bình thường khi có tình trạng đau khớp là ngưng sử dụng khớp bị ảnh
hưởng. Các chất dịch có trong khớp cũng làm giảm vận động. Những khớp bị viêm
thường cảm thấy dễ chịu hơn khi ở tư thế cong nhẹ vì giảm được áp lực. Hậu quả của
việc không sử dụng các khớp là các khe khớp hẹp lại và có thể xuất hiện tình trạng co
cứng khớp vĩnh viễn, các dây chằng và cơ xung quanh khớp có thể bị co rút lại.

Việc tập luyện có thể gia tăng phạm vi vận động, trương lực, sức bền và sự phối
hợp của khớp cũng như cải thiện tính ổn định ở khớp. Có những bài tập luyện dành
riêng cho một khớp đặc biệt nào đó, nhưng cũng có những bài luyện tập hỗ trợ cho cả
sức bền của hệ tim mạch. Trong các bệnh viêm khớp do thấp và thoái hóa khớp, các
bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) và bài tập đối kháng có thể làm giảm sự tàn phế nhờ
cải thiện chức năng trong khi giảm đau.

Loại tập luyện này có thể được phân chia thành 3 nhóm: phạm vi vận động hay
sự co duỗi, tăng cường trương lực (bài tập đối kháng), và aerobic (sức bền). Nói
chung, một chương trình luyện tập trải qua nhiều mức độ khác nhau.

Với những bài tập thụ động khớp được vận động mà bệnh nhân không cần phải
có một sự gắng sức nào. Với bài tập tích cực, bệnh nhân được hỗ trợ gắng sức co cơ để
làm cho khớp di chuyển đên lúc đạt được phạm vi vận động mong muốn. Trong bài
tập đối kháng, được gọi là các bài tập tăng cường trương lực, sử dụng một lực đối
kháng để cố gắng vận động khớp.

×