Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

khuon kho phap luat cua ngan hang nha nuoc viet nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.4 KB, 18 trang )

Nhóm 5 - 1 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
MỤC LỤC
Mục lục 1
Chủ đề 2
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3
1.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3
1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3
2. Những bất cập của NHNN trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ 4
3. Một số mô hình NHTW tiêu biểu của các nước trên thế giới 9
3.1. NHTW Nhật Bản (BOJ) 9
3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng dự trữ New Zealand 11
3.3. Kết luận 14
4. Đề xuất ý kiến hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng 14
4.1. Mục tiêu hoạt động rõ ràng và độc lập 14
4.2. NHNN cần có sự độc lập cả về địa vị pháp lý và về hoạt động 15
4.3. Trách nhiệm của NHNN Việt Nam 16
Tài liệu tham khảo 17
Danh sách nhóm 5 18
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 2 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
CHỦ ĐỀ
Có nhận định rằng: “Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng để nâng cao
vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hoạch định và thực thi chính sách tiền
tệ.” Anh (chị) suy nghĩ gì về những khuôn khổ pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện.
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 3 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tại Việt
Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các


chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: chính sách tỷ giá, chính
sách lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân
hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín
dụng, quản lý các ngân hàng thương mại quốc doanh
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 4 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1.2.1. Trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hệ thống
ngân hàng.
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và quốc hội, trực tiếp tổ chức thực
hiện chính sách tiền tệ.
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.
- Ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng.
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lí các vi phạm.
- Quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
- Quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
.2.2. Trong việc thực hiện chức năng NHTW
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thay
thế, thu hồi, tiêu hủy tiền.
- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cấp tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán
cho nền kinh tế.
- Điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
- Kiểm soát dự trữ quốc gia, quản lý dự trữ ngoại hối Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hang, làm dịch vụ thanh toán, quản lý
cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ cho Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin.

2. Những bất cập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạch định và thực
thi chính sách tiền tệ
NHNN Việt Nam hiện nay đang ở mức độ độc lập thấp, nhất là trong việc xây dựng
và thực thi chính sách tiền tệ. Theo Luật NHNN, NHNN Việt Nam không độc lập
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 5 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
trong việc thiết lập mục tiêu, xây dựng chỉ tiêu hoạt động và thậm chí là không tự chủ
trong việc lựa chọn công cụ điều hành. Cụ thể:
- Về mục tiêu, theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu có khả
năng xung đột lẫn nhau như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động, Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện
CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối
NSNN và mức tăng trưởng kinh tế (Điều 3 Luật NHNN). Chính phủ xây dựng dự án
CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định (Điều 3
Luật NHNN).
- Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành, Chính phủ tổ chức thực hiện
CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục
đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định
chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện (Điều 3 Luật NHNN); NHNN xây
dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết
định và tổ chức thực hiện chính sách này (Điều 5 Luật NHNN); NHNN cấp, thu hồi
giấy phép thành lập và hoạt động cuả các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ
tướng Chính phủ quyết định (Điều 5 Luật NHNN); việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ
bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do
Chính phủ quy định (Điều 20, Luật NHNN); trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận, NHNN cho vay đối với các tổ chức tín dụng tạm thời mất
khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng (Điều
30 Luật NHNN); NHNN tạm ứng cho Ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm
thời quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải

được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ
quyết định (Điều 32); NHNN tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nước và ngoài
nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế phục vụ cho mục đích sưu tầm hoặc
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 6 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
mục đích khác theo quy định của Chính phủ (Điều 27 Luật NHNN); Chính phủ ban
hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, đúc, bảo quản,
vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền và chi phí cho các hoạt động
nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát
hành tiền; Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ giám sát quá trình in đúc, tiêu huỷ tiền (Điều 28
Luật NHNN); Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước do
NHNN thực hiện theo quy định của Chính phủ (Điều 38); tổ chức, nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của Thanh tra ngân hàng do Chính phủ quy định (Điều 50).
Những bất cập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạch định và thực thi
chính sách tiền tệ đã được bộc lộ trong thực tiễn. Ví dụ:
Ví dụ 1:
Năm 2008, tỉ lệ tăng CPI > tỉ lệ tăng GDP. Lạm phát cao thì điều tất nhiên là thực
hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực
thi một loạt các biện pháp mạnh, mà khởi đầu là Quyết định số 187 ngày 16/1/2008 của
Thống đốc về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) lên thêm 1% đối với các
ngân hàng thương mại (NHTM). Tiếp đó, ngày 30/1/2008, NHNN đã thông báo điều
chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, áp dụng từ
ngày 1/2/2008. Cùng thời điểm này, Thống đốc đã ký ban hành Quyết định 03 thay cho
Chỉ thị 03 về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng
khoán.
Như vậy chỉ chưa đầy nửa tháng, NHNN đã “xắn tay áo” thực hiện một loạt các
biện pháp mạnh nhằm trị bằng được “cơn ho” lạm phát. Việc thắt chặt tiền tệ với các
biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu… là
phù hợp với xu thế tự do hóa và thông lệ quốc tế, ở đó, NHNN cần thực thi chính sách
tiền tệ của mình thông qua các công cụ gián tiếp. Thế nhưng, các liệu pháp trên vẫn

chưa đủ liều và hình như chưa đủ răn đe. Chính vì vậy, ngày 13/2/2008, Thống đốc
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 7 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
NHNN đã ban hành Quyết định 346 về việc phát hành tín phiếu NHNN với tổng trị giá
20.300 tỷ đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại (NHTM).
Chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc phát hành tín phiếu trên thị trường mở
thì không có gì lạ, song điều mà nhiều người dễ nhận thấy là tần suất thực hiện các liệu
pháp tiền tệ là quá dày và mang tính mệnh lệnh hành chính không phù hợp với xu thế
thị trường. Điều này khiến cho hệ thống ngân hàng như bị “sốc thuốc”. Đây là cái dở
của chính sách tiền tệ hiện nay. Trị bệnh phải cần thời gian. Kê toa ba liều nhưng
không phải uống ngay một lần mà phải chia ra nhiều đợt, nhưng cách tốt nhất là phòng
bệnh. Hiệu ứng các NHTM khan hiếm tiền đồng, đua tăng lãi suất tiết kiệm, hạn chế
cho vay ra là những triệu chứng không bình thường chút nào trên thị trường tài chính
hiện nay.
Nguyên nhân chủ yếu:
NHNN quá bị động và đôi khi còn chủ quan trong việc thực thi chính sách tiền tệ
nhằm kiềm chế lạm phát. Sự bị động này một phần là do NHNN thiếu tính độc lập và
tự chủ trong việc quyết định và thực thi các chỉ tiêu tiền tệ. Cần tăng cường tính độc
lập và tự chịu trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một chủ
đề đã được bàn đến nhiều trên các diễn đàn học thuật thời gian qua, nhưng đến nay vẫn
chưa có kết quả.
Thường trước khi thông qua một số Quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc
hỏi ý kiến Chính phủ. Điều này tất yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai chính
sách tiền tệ. Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc
công bố các chỉ tiêu kinh tế nên khi hiện tượng lạm phát có khuynh hướng bùng phát
nhanh thì NHNN không kịp trở tay. Nếu các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khách
quan, trung thực, công khai, minh bạch và kịp thời thì ở Việt Nam không đạt yêu cầu
nào cả, ngay cả xung quanh việc tính CPI cũng có nhiều ý kiến tranh cãi.
Ví dụ 2:
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01

Nhóm 5 - 8 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Năm 2010, kinh tế Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến sự biến động mạnh của
lạm phát và những bất ổn đi kèm, đặt các hoạch định chính sách trước bài toán nan giải
phải cân bằng hài hoà giữa tăng trưởng với bình ổn lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
Điều này cho thấy việc xác định mục tiêu và điều hành chính sách tiền tệ để đạt
được mục tiêu đó còn có những bất cập nhất định. Chính sách tiền tệ có vẻ như còn
thiếu một cơ sở lý luận vững chắc, do vậy thường dẫn đến những phản ứng thụ động,
không hiệu quả, hoặc gây sốc cho nền kinh tế.
Về cơ bản, xu hướng dài hạn của lạm phát phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng cung
tiền hàng năm của nền kinh tế. Sự gia tăng nhanh của cung tiền, đạt đỉnh vào khoảng
gần 50% trong năm 2007, đã kéo theo thước đo lạm phát dài hạn đạt mức cao nhất vào
những tháng giữa năm 2008. Kể từ năm 2008 đến nay, hai thước đo tăng trưởng cung
tiền và lạm phát cùng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát dài hạn vẫn ở mức
cao, khoảng 8% vào cuối năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7 –
8%, nếu Chính phủ muốn đạt được mục tiêu lạm phát xoay quanh 7% thì tốc độ tăng
trưởng cung tiền chỉ nên giới hạn trong khoảng 15%/năm. Với việc cho phép cung tiền
tiếp tục tăng trên 20% của NHNN, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức một con số gần
như là điều không thể.
Để bình ổn lạm phát, phải dự đoán được các xu hướng biến đổi nhằm có những
phản ứng chính sách mang tính đón đầu. Sự phản ứng chậm trễ có thể làm giá cả tăng
theo phản ứng dây chuyền và khó kiểm soát. Từ sau tháng 8/2008, khi khủng hoảng
kinh tế thế giới xảy ra, giá cả các yếu tố đầu vào giảm mạnh đồng thời với sự suy giảm
của tổng cầu. Tuy nhiên, từ tháng 9/2010, lạm phát có xu hướng gia tăng do sự mất giá
của đồng nội tệ cũng như sự gia tăng trở lại của giá cả thế giới. Mặc dù vậy, chính sách
tiền tệ chỉ được bắt đầu thực hiện kể từ đầu tháng 11/2010 khi Ngân hàng Nhà nước
đồng thời nâng lãi suất cơ bản lên 9% và hạn chế lượng tiền bơm ra trên thị trường mở.
Sự chậm trễ này kết hợp với yếu tố mùa vụ cao của những tháng cuối năm đã khiến tốc
độ tăng CPI tăng cao.
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 - 9 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Nguyên nhân chủ yếu:
Ngân hàng Nhà nước theo đuổi một lúc quá nhiều mục tiêu. Thực tế ở Việt Nam
trong thời gian qua, hàng năm Ngân hàng Nhà nước đồng thời công bố hai mục tiêu
tăng trưởng cung tiền và mục tiêu lạm phát. Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đồng thời
đặt mục tiêu tăng trưởng cung tiền là 20% và mục tiêu lạm phát là 8%. Đây là những
quy tắc chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Việc theo đuổi tăng trưởng cung tiền ở mức cố
định sẽ khiến cho chính sách tiền tệ mất đi tính linh hoạt trong việc kiểm soát lạm phát.
Chúng ta không thể đồng thời vừa tăng cung tiền vừa cắt giảm lạm phát trong trường
hợp cần thiết. Quan trọng hơn, ấn định mục tiêu tăng trưởng cung tiền ở mức 20% là
cao một cách bất hợp lý. Trạng thái cân bằng dài hạn cho chúng ta biết tốc độ tăng
cung tiền chỉ nên dao động xấp xỉ quanh mức lạm phát mục tiêu cộng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế – khoảng 15% đối với Việt Nam. Việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng
cung tiền quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc lạm phát thực tế vượt xa mức mục
tiêu.
3. Một số mô hình NHTW tiêu biểu của các nước trên thế giới
.1. NHTW Nhật Bản (BOJ)
Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giá ở mức 2,5 (thấp hơn nhiều so với
Thụy Sỹ, Đức (4) và Mỹ (3,5)). Điều này khẳng định BOJ không phải là một ngân
hàng có được sự độc lập tuyệt đối. Bên cạnh đó, về mặt cấu trúc, BOJ áp dụng mô hình
ít phổ biến nhất đó là BOJ “trực thuộc” Bộ Tài chính Nhật Bản. Do đó, đây không phải
là mô hình phù hợp để chúng ta đi theo. Tuy nhiên, quá trình cải cách, mà đặc biệt là
việc sửa đổi Luật BOJ năm 1997 đã đưa lại cho ngân hàng này một số đặc điểm quan
trọng như tính độc lập và sự minh bạch mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình
xây dựng một NHNN hiện đại và hiệu quả.
• Về tính độc lập:
- Về mục tiêu: Từ bỏ mục tiêu không rõ ràng trong luật cũ là “tối đa hóa tiềm
năng của nền kinh tế”, luật mới khẳng định: “BOJ có quyền tự chủ về tiền tệ và kiểm
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -10 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
soát tiền tệ” và mục tiêu tối cao là ổn định giá cả (price stability). Đây cũng chính là

mục tiêu phổ biến nhất mà các NHTW trên thế giới đang hướng theo. Việc luật hóa
mục tiêu một cách rõ ràng, nhất quán này nhằm hạn chế việc chính phủ can thiệp.
- Về công cụ và ra quyết định thực thi CSTT: Để ra các quyết định liên quan đến
thực thi CSTT, luật cho phép BOJ thiết lập một hội đồng chính sách với 9 thành viên
bao gồm Thống đốc, hai Phó Thống đốc và sáu thành viên khác (không nhất thiết là
người của NHTW và điểm quan trọng nhất ở đây là không cho phép đại diện của chính
phủ trong hội đồng này). Các thành viên trong hội đồng sẽ bầu ra một người làm chủ
tịch. Hội đồng họp khi được chủ tịch triệu tập và ra quyết định theo phương thức bỏ
phiếu. Chủ tịch có trách nhiệm thông qua quyết định này để triển khai thực hiện.
- Với hội đồng này, kết hợp với mục tiêu được ấn định, BOJ không bị chi phối và
đi lệch hướng trong quyết định thực thi CSTT. Nhìn lại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng
tư vấn CSTT của Việt Nam là một Phó Thủ tướng, các thành viên khác là Thống đốc,
Bộ trưởng các Bộ có liên quan và thành viên khác. Điều này hạn chế đáng kể tính độc
lập trong quyết định CSTT của NHNN Việt Nam.
- Về vấn đề tài chính: BOJ vẫn chịu rất nhiều sự chi phối của Chính phủ, ví như
quy định về việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế chấp.
Tuy nhiên, BOJ được cho cơ chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ tiền lương
nhằm thu hút nhân sự giỏi.
- Về nhân sự: Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc
hội thông qua. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và
phục vụ với thời hạn 5 năm. Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn
của Thống đốc và các thành viên khác có thể chi phối tới việc ra quyết định (trong khi
đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ của Thống đốc lên tới 14 năm). Tuy nhiên, điểm đáng chú
ý trong vấn đề nhân sự BOJ là Thủ tướng không có quyền sa thải Thống đốc và các
thành viên hội đồng do bất đồng quan điểm về CSTT, ngoại trừ các trường hợp vi
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -11 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
phạm pháp luật khác. Nội dung này được thể hiện như một cam kết mạnh mẽ của chính
phủ trong việc duy trì tính độc lập của BOJ quy định tại điều 25 của Luật BOJ.
• Về tính minh bạch:

Các nội dung thảo luận chính và các quyết định về CSTT của Hội đồng Chính sách
phải được công khai cho công chúng biết. Ngoài ra, việc báo cáo định kỳ cho Bộ Tài
chính, Quốc hội và trách nhiệm giải trình về điều hành CSTT cũng được quy định rất
rõ ràng, chặt chẽ trong Luật BOJ.
Tuy nhiên, mặc dù BOJ có sự độc lập nhất định trong mục tiêu, công cụ, nhân sự và
tài chính, nhưng Luật BOJ vẫn có một số điểm hạn chế như: (i) phụ thuộc tương đối
với Bộ Tài chính về mặt tổ chức bộ máy; (ii) phải duy trì quan hệ thường xuyên với
chính phủ nhằm “trao đổi” và “chia sẻ” quan điểm về chính sách; (iii) nhiệm kỳ thống
đốc quá ngắn (5 năm); (iv) tài trợ ngân sách (thông qua tín dụng). Tất cả những điều
này đã làm cho một số nhà kinh tế và nhà quan sát vẫn còn nghi ngờ về sự “độc lập
hoàn hảo” của BOJ.
.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng dự trữ New Zealand
Hầu hết những quốc gia công nghiệp đều đã đạt được thành công trong việc giảm
tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 1955-2000. Một trong những quốc gia thành công nhất
có thể kể đến là New Zealand, với tỷ lệ lạm phát bình quân giảm từ 7,6% xuống còn
2,7%. Có được thành công này, theo các chuyên gia, không chỉ đơn thuần do chính
sách lạm phát mục tiêu rõ ràng mà New Zealand thực hiện vào năm 1989, mà chính sự
độc lập cao hơn của NHDT New Zealand là chìa khóa cho thành công trong quản lý
lạm phát ở quốc gia này.
Trước năm 1989, NHDT New Zealand là một “đại lý” của Chính phủ và được trao
rất ít sự độc lập. NHTƯ này chỉ hoạt động với tư cách là cố vấn cho Chính phủ New
Zealand, vì vậy, CSTT của nó chỉ là một công cụ hoạt động theo ý muốn của Bộ Tài
chính. Khi đó, New Zealand là một trong số những quốc gia có điểm số độc lập của
NHTƯ thấp nhất và tỷ lệ lạm phát của nó đứng vào hàng cao nhất trong các nước công
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -12 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
nghiệp. Suốt thập niên 70, chỉ số lạm phát của New Zealand luôn ở ngưỡng 2 con số,
có lúc lên đến 18%.
Năm 1989, hoạt động của NHDT New Zealand đã có bước đột phá với 2 cải cách
lớn: (i) thứ nhất, NHDT được độc lập nhiều hơn với Chính phủ; (ii) thứ hai, đã thiết lập

được một chính sách lạm phát mục tiêu rõ ràng mà sau này nhiều quốc gia đã lần lượt
áp dụng.
Cụ thể, để ổn định giá cả, từ năm 1989, NHDT New Zealand đã có một sự chuyển
mình mạnh mẽ trong điều hành. Điều này thể hiện qua việc Quốc hội New Zealand đã
nhanh chóng sửa đổi các đạo luật có liên quan, xây dựng và hoàn thiện các đạo luật
mới trong đó khẳng định “Chức năng chủ yếu của NHDT New Zealand là trực tiếp xây
dựng và hoàn thiện CSTT hướng vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế và duy trì sự
ổn định giá cả ”.
Bên cạnh đó, có thể kể ra một số những thay đổi căn bản trong hoạt động điều hành
CSTT của NHDT New Zealand như:
- Để ổn định giá cả, Quốc hội New Zealand đã đưa chính sách lạm phát mục tiêu
vào trong hiến pháp. Việc lượng hóa mục tiêu lạm phát là kết quả của sự trao đổi “công
bằng, nghiêm túc” giữa Chính phủ và NHDT New Zealand.
- NHDT New Zealand được phép xem xét tác động và đề xuất những kiến nghị để
giải quyết những tình huống có thể ảnh hưởng đến sự ổn định giá, như sự biến động
của kim ngạch xuất nhập khẩu, các loại thuế,
- NHDT New Zealand được thực sự độc lập trong việc theo đuổi mục tiêu CSTT
mà không bị hạn chế về mặt kỹ thuật, ngoại trừ trường hợp là việc thực hiện CSTT
phải cân nhắc đến tính hiệu quả và sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt, ngân
hàng này được toàn quyền quyết định các điều kiện tiền tệ (như các khối tiền M1, M2,
M3, lãi suất, tỷ giá, ) trên cơ sở một thỏa ước với Bộ Tài chính và sự cân nhắc các ý
kiến đóng góp của các cơ quan chức năng khác.
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -13 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- Trong quá trình quản lý ổn định giá, NHDT New Zealand đã rút ra một số kết
luận sau đây:
• Việc làm giảm lạm phát và duy trì mức lạm phát kỳ vọng thấp là tương đối dễ
dàng so với việc kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi khung lạm phát.
• Việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một
NHTW.

Những chủ trương mới này đã cho phép NHDT New Zealand đề ra được chính
sách lạm phát mục tiêu tương ứng với từng thời kỳ và có được địa vị pháp lý cũng như
tính chủ động cao hơn trong giải quyết các mục tiêu ở trên. Ngoài ra, nó cũng đưa ra
giới hạn chặt chẽ về những tình huống, những hoàn cảnh mà một Thống đốc có thể bị
sa thải. Nói cách khác, việc thay đổi nhiệm kỳ của nội các Chính phủ không ảnh hưởng
đến hoạt động của ban lãnh đạo NHTW.
Điểm số độc lập của NHDT New Zealand đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, từ 25 điểm
giai đoạn 1955 - 1988 lên đến 89 ở giai đoạn 1989 - 2000 và được xem như là một
bước ngoặt lớn. Tỷ lệ lạm phát của New Zealand cũng được ghi nhận đã giảm từ 7,6%
(cao hơn mức trung bình của các quốc gia công nghiệp) trong giai đoạn thứ nhất xuống
còn 2,7% (dưới mức trung bình) trong thời kỳ sau. Một câu hỏi được đặt ra là bao
nhiêu sự thành công trong kết quả này là do sự tăng lên trong mức độ độc lập của
NHDT New Zealand?
Các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy có một mối quan hệ thống kê hết sức rõ
ràng giữa tính độc lập của một NHTW và mức độ lạm phát trong dài hạn. Cụ thể, các
kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy sự giảm xuống trong tỷ lệ lạm phát ở New
Zealand trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu nhờ vào sự tăng lên mạnh mẽ tính độc lập
của NHDT New Zealand. Và người ta tính toán rằng nếu như New Zealand trong giai
đoạn thứ nhất có điểm số độc lập của NHDT cao như hiện nay thì mức lạm phát sẽ chỉ
là 3,4% thay vì 7,6% như đã tồn tại. Như vậy, một NHTƯ độc lập là cách thức hữu
hiệu nhất để đảm bảo duy trì một mức lạm phát thấp và hợp lý.
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -14 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
.3. Kết luận
Những người ủng hộ cho sự độc lập của ngân hàng trung ương tin rằng thành tựu
kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện nếu ngân hàng trung ương độc lập hơn. Những nghiên
cứu mới đây dường như ủng hộ quan điểm này: Khi xếp hạng ngân hàng trung ương từ
ít độc lập nhất tới độc lập nhất, người ta thấy thành tựu về lạm phát là tốt nhất ở các
nước có ngân hàng trung ương độc lập nhất. Mặc dù mức độ độc lập cao hơn của ngân
hàng trung ương tỏ ra đem lại tỷ lệ lạm phát thấp hơn, song người ta không cần đạt

được điều này bằng cái giá phải trả là thành tựu kinh tế thực tế thấp hơn. Các nước có
ngân hàng trung ương độc lập không có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn hoặc sản lượng biến
động mạnh hơn các nước có ngân hàng trung ương ít độc lập.
4. Đề xuất ý kiến hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng
Qua xem xét mô hình ngân hàng trung ương của các nước phát triển trên thế giới,
đồng thời tham khảo một số tài liệu có liên quan, ta có thể đi đến kết luận là tính độc
lập của Ngân hàng trung ương phụ thuộc vào ba yếu tố:
• mục tiêu hoạt động rõ ràng và độc lập;
• sự độc lập cả về địa vị pháp lý và về hoạt động;
• tính chịu trách nhiệm.
.1. Mục tiêu hoạt động rõ ràng và độc lập
Khái niệm Ngân hàng trung ương được đề cập trong pháp lệnh ngân hàng (5/1990)
và trong luật NHNN (12/1997) như sau: “NHNN Việt Nam là cơ quan của Chính phủ
và là NHTW của nước CHXHCN Việt Nam”. Đóng vai trò là Ngân hàng trung ương,
nhiệm vụ hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát; trong
khi đó, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, NHNN phải chịu sự điều hành của Chính phủ
để thực hiện mục tiêu bất biến được đề ra của mọi Chính phủ khi thành lập – GDP và
tăng trưởng kinh tế. Chính điều này đôi khi dẫn đến những tình huống khó xử cho
NHNN khi phải thực hiện cùng lúc các mục tiêu có thể là mâu thuẫn với nhau, làm
giảm hoặc vô hiệu hóa các tác động của chính sách tiền tệ. Do vậy, các quy định về
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -15 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
mục tiêu của NHNN cần được sửa đổi theo hướng NHNN chỉ có một mục tiêu duy
nhất là ổn định giá trị đồng tiền.
.2. NHNN cần có sự độc lập cả về địa vị pháp lý và về hoạt động
Để đạt được sự độc lập nhất định về địa vị pháp lý của NHNN, có thể sửa đổi một
số điểm sau trong khuôn khổ pháp luật ngân hàng:
Thứ nhất, nhiệm kỳ của Ban lãnh đạo NHTƯ (có thể gọi là Hội đồng Thống đốc)
có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội, hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ
của Chính phủ. Theo đó, quá trình ra quyết định của NHTƯ sẽ không bị ảnh hưởng bởi

chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ không bị ảnh
hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ.
Thứ hai, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng thống đốc do Quốc hội quyết định.
Bên cạnh địa vị pháp lý, hoạt động của NHNN cũng cần có sự độc lập, thể hiện trên
các khía cạnh sau:
Thứ nhất, NHNN cần có sự độc lập trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền
tệ. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ không chịu sự can thiệp của Chính phủ trừ
khi Chính phủ công bố công khai những lý do mà Chính phủ muốn chỉ đạo NHNN
nhằm thay đổi những chính sách hiện tại.
Thứ hai, để đảm bảo tính độc lập về hoạt động, cần có qui định cụ thể về chức năng
“Là ngân hàng của Chính phủ”.
Luật NHNN năm 2010 quy định: NHNN tạm ứng cho ngân sách trung ương để
xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc
biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26). Quy định này bảo đảm
nguyên tắc NHTƯ không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, đồng thời vẫn xử lý
được vấn đề thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương. Tuy nhiên, theo đề xuất của
nhóm, NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp, kể cả là tạm thời. NHNN chỉ cấp
tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -16 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
cấp có hạn mức, và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các ngân
hàng thương mại (NHTM) vay.
Thứ ba, cần qui định rõ ràng về cơ chế tài chính NHNN, chẳng hạn như đối với các
khoản lỗ có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng của NHTƯ. Vì
để điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, NHNN có thể can thiệp thị trường
qua nghiệp vụ thị trường mở, cũng như mua bán ngoại tệ và cho vay các NHTM,
Những hoạt động này nếu trong trường hợp thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến vốn và kết quả
tài chính của NHTƯ. Như vậy, việc không có cơ chế tài chính rõ ràng về các khoản lỗ
có thể làm NHTƯ không cương quyết thực hiện các biện pháp cần thiết để theo đuổi

mục tiêu đã định.
.3. Trách nhiệm của NHNN Việt Nam
Cần tránh khuynh hướng cho rằng, nâng cao vai trò độc lập của NHTW nghĩa là
NHTW thoát ly hoàn toàn khỏi Chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của CSTT và cũng là
mục tiêu hoạt động của NHTW là ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy,
cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHTW với Chính phủ nhằm
bảo đảm hoạt động của NHTW hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh tế của Chính phủ.
Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN được
nâng cao gắn liền với tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của
NHNN. Luật quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN trước Quốc hội,
Chính phủ và công chúng (Điều 73, Điều 40). Đây là nội dung mới, quan trọng trong
hoạt động của NHTƯ nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết định trong điều
hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường.
Nguồn thông tin là những dữ liệu rất quan trọng để NHNN xây dựng chính sách, đánh
giá diễn biến thị trường và đưa ra các quyết định điều tiết. Do đó, các quy định liên
quan đến nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong việc cung cấp thông tin, số liệu cho
NHNN đã được cụ thể hoá trong Luật (Điều 35, Điều 40).
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -17 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Đặng Hữu Mẫn, Tính độc lập của NHTW – chìa khóa để ổn định giá, kinh nghiệm
của New Zealand và một số đề xuất đối với Việt Nam, www.kh-sdh.udn.vn.
3. Lê Minh Hưng, NHTW hiện đại – Mô hình kiềng ba chân,
/>4. />sach-tien-te.html.
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01
Nhóm 5 -18 - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
DANH SÁCH NHÓM 5 – LỚP NGHTU_01
1. Đào Thị My My _ 35K07.2_Nhóm trưởng_Email:
2. Thái Nguyên Dung _ 35K07.2
3. Trần Thị Diệu Mỹ _ 35K07.2

4. Lê Thảo My _ 35K07.2
5. Trần Vân Linh _ 35K07.2
6. Trần Phước Thông _ 35K07.2
7. Nguyễn Thị Huyền Trang _ 35K07.2
8. Nguyễn Thị Hải Dương _ 35K07.2
GVHD: Thạc Sĩ Đặng Hữu Mẫn NGHTU_01

×