Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ba cách “kiếm tiền” để đi học MBA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.23 KB, 6 trang )

Ba cách “kiếm tiền” để đi học
MBA




Nếu xem 2 năm du học nơi xứ người là một sự đầu tư lớn cho tương lai thì việc
chuẩn bị nguồn tiền đi học là bài toán bạn phải tìm ra đáp số.
Vấn đề tài chính không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tiền của gia đình bạn, cũng
không nên trông chờ tất cả từ học bổng (đa phần học bổng sau đại học chỉ cung
cấp khoảng 50 - 80% học phí), và càng không thể phó mặc vào các khoản vay ở
ngân hàng.

Lên kế hoạch tài chính và tìm “nguồn” trước khi du học là một công việc khó
khăn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp kết hợp để tạo nguồn
tiền đi học.

1. Học bổng: Được xem là nguồn quan trọng và giá trị nhất trong những con
đường kiếm tiền du học của bạn.

Thông thường, Chính phủ các nước và bản thân các trường ĐH phân bổ ngân sách
nhiều hơn đối với các chương trình sau ĐH nhiều hơn so với bậc đại học. Theo
thông tin từ www.topgraduate.com, học bổng được chia thành 3 nguồn chính: học
bổng chính phủ, học bổng từ trường ĐH và học bổng từ chương trình của những tổ
chức phi chính phủ.

Ở Việt Nam, chúng ta thường tiếp cận những học bổng nổi tiếng như Fulbright
(Mỹ), 322, Chevening (Anh), Adsaids, Endearvour (Úc)… Nhưng như lời nhận
xét của chị Lâm Viên, một tân sinh viên của chương trình Fulbright thì: “Học bổng
kiểu này cạnh tranh khá lớn và yêu cầu rất khắt khe. Số người đạt được học bổng
này mỗi đợt tuyển chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Một số loại như 322, Ausaids


yêu cầu người xin học bổng phải làm việc ở các cơ quan Nhà nước.

Thông tin về những học bổng này được đăng tải chi tiết tại các website của các tổ
chức giáo dục các nước như Hội Đồng Anh là www.Britishcoucil.org.vn;
www.idp.com, www.australianscholarships.gov.au của Úc; và www.iie.org của
Mỹ Những website này cung cấp cho bạn thông tin học bổng và hỗ trợ tài chính
của chính phủ cũng như của các trường ĐH thuộc hệ thống của họ.

Nếu không tìm được cơ hội trong các học bổng đó, bạn có thể tìm hiểu một hướng
khác khả thi hơn, đó là xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ các trường
ĐH. Hiện nhiều trường ĐH đã và đang dùng học bổng như một phương pháp tiếp
thị hình ảnh nhằm thu hút sinh viên. Vì thế, tiếp cận nguồn học bổng đăng tải trên
các websites trường, những cuộc triển lãm du học hoặc chỉ đơn giản là gõ trên
Google: “MBA scholarships + ……” ( khoảng trống là điều kiện kèm theo nhằm
thu hẹp khu vực tìm kiếm của bạn: tên trường, tên quốc gia ).

Bạn có thể tận dụng nguồn thông tin dồi dào từ những website nổi tiếng như:
www.abroadplanet.com; www.sholarships.com; www.topgraduate.com hoặc
www.iefa.org. Tại đó giới thiệu rất nhiều học bổng của Mỹ và các quốc gia khác.
Theo thông tin từ những website này thì thông thường bạn sẽ được miễn tiền học
phí và có thể có thêm một số tiền hỗ trợ (stipend) cho việc trang trải nhu cầu sinh
hoạt của mình. Đổi lại, bạn phải làm việc cho trường từ 10 đến 20 giờ/tuần. Nhưng
đôi khi bạn không phải làm gì cả.

Loại thứ 3 là học bổng được đài thọ bởi các tổ chức. Học bổng loại này có xu
hướng cạnh tranh toàn cầu và tập trung vào một số lĩnh vực thường liên quan đến
xã hội, chẳng hạn các ngành học về quan hệ quốc tế, phát triển xã hội và giáo dục.
Những tổ chức lớn trên thế giới như The Rotary Foundation
(www.rotary.org/foundation/); The Association of Commonweath Universities
(www.acu.ac.uk/) hoặc Ford Foundation (www.fordfound.org/) dành nhiều

chương trình hỗ trợ cho bậc sau ĐH ở hầu hết các trường đại học trên thế giới.

Tuy nhiên, học bổng loại này không kém phần cạnh tranh, bạn phải mất khoảng 1
năm rưỡi để hoàn tất các thủ tục hồ sơ và phỏng vấn. Ở loại này, học bổng
Ambassadorial của tổ chức The Rotary foundation là một trong những học bổng
nổi tiếng và lâu đời nhất, tổng trị giá 500 triệu USD cho 800 sinh viên trên toàn
thế giới.

Toàn bộ số tiền bạn phải chi trong suốt quá trình học (bao gồm cả sinh hoạt phí) bị
chi phối bởi hai yếu tố: khu vực bạn sinh sống và trường bạn chọn. Nếu bạn học
tại những trường nổi tiếng như Oxford, Stanford, MIT, hay Cambridge, chi phí
cho một năm khoảng 35.000USD đến 55.000 USD chưa tính sinh hoạt phí. Tại
những quốc gia như Úc, Pháp, Canada, Singapore… giá cả có thể rẻ hơn. Tuy
nhiên, trên thực tế, không có sự lựa chọn nào cho các chương trình học quốc tế
hoàn toàn miễn phí cả.

Ở các quốc gia mà học phí cực thấp, thậm chí miễn phí như Đức, Phần Lan, Thụy
Điển… thì chi phí cơ hội như thời gian rời công việc ở quê hương để đi học, chi
phí ăn ở, sinh hoạt phí trong thời gian học, hoàn toàn không nhỏ. Điều cuối cùng
mà tất cả chúng ta nên lưu lý, ở các cường quốc giáo dục trên thế giới, hàng năm
tổ chức rất nhiều chương trình MBA khác nhau.

Có những chương trình nổi tiếng trên toàn thế giới, cũng có những chương trình
không nổi tiếng bằng. Do đó, tùy vào hoàn cảnh, năng lực và mục tiêu mà mỗi
chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp. Được học ở những trường danh giá như
Cambridge, Oxford, MIT… đúng là không có gì bằng. Còn nếu như khả năng
không cho phép thì tiếp thu kiến thức tại những trường vừa tầm cũng đã là tốt rồi.

2. Hỗ trợ từ ngân hàng


Ngày nay, việc khăn gói đi học nơi xứ người không còn là một việc quá khó khăn
nữa. Đối với những bạn không tìm được học bổng phù hợp cho mình có thể sử
dụng dịch vụ cho vay du học tại các ngân hàng.

Muốn vay tiền học phí và sinh hoạt phí, bạn chỉ cần chứng minh được khả năng trả
nợ ngân hàng (nguồn thu nhập và tài sản của gia đình). Mức lãi suất khá ưu đãi,
thông thường vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam khoảng 0,88%/ 1năm. Những
ngân hàng tại Việt Nam hỗ trợ hình thức này là: HSBC, Eximbank, ACB,
Incombank, Đông Á.

Bạn chỉ cần làm thủ tục thế chấp các tài sản cố định của gia đình. Tài sản thế chấp
được quy đổi tương ứng với một số tiền nằm trong tài khoản của bạn, tài khoản
này dùng để chứng minh tài chính với trường ĐH. Quy trình này thường diễn ra
trong vòng 3 tháng, với mức dịch vụ phí 0,2% số tiền quy đổi mỗi tháng (đây là
mức phí tham khảo tại Ngân hàng Công thương).

Sau khi làm thủ tục nhập học thành công, bạn có thể sử dụng cách thứ ba dưới đây
để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.

3. Làm thêm

Đây là cách mà nhiều bạn sinh viên lựa chọn nhất. Có rất nhiều cách kiếm việc
làm thêm trong thời gian học. Đầu tiên và thông dụng nhất là tại các website của
trường hoặc tại các có văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế. Nếu may mắn và có
năng lực, bạn có thể tìm được những công việc hành chính trong trường, nghiên
cứu hay phụ giảng cho các Giáo sư.
Ở Anh còn có cả chương trình lớn như Highly Skilled Migrant Programme nhằm
tạo cơ hội cho SV quốc tế ở lại làm việc trong kỳ nghỉ. Một quốc gia khác là
Scotland cũng có chương trình Fresh Talent, trong đó tạo điều kiện cho sinh viên
quốc tế ở lại làm việc 2 năm sau khi ra trường.


Cách thứ hai là tìm hiểu tại website tuyển dụng hoặc ở các tạp chí. Ví dụ như ở
Úc, bạn có thể tham khảo những tờ báo như Sydney Morning Herald, The
Australian… hoặc vào trang www.mycareer.com.au

Cách thứ ba, được rất nhiều bạn du học sinh tại Sydney áp dụng, đó là tới thẳng
các nhà hàng, siêu thị để hỏi. Việc liên hệ, trao đổi với những người đã du học là
vô cùng quan trọng. Trong đó, diễn đàn USGUIDEMBA (www.mba.us-guide.org)
là một nơi mà bạn có thể thu thập được nhiều thông tin cũng như lời khuyên bổ ích
cho mình, đặc biệt đối với những ai muốn học MBA tại Mỹ. Nên nhờ những người
đi trước hướng dẫn, tư vấn, góp ý cho kế hoạch của mình. Đặc biệt là những người
đã và đang học tại trường bạn sẽ theo học.

Minh Nhật (du học MBA tại Úc), đã từng làm thêm tại nhà hàng Saigon Palace,
với “công việc chính” là … rửa chén, anh cho biết: “10UAD/h là mức lương tối
thiểu, như vậy 1 tuần sẽ kiếm được 200AUD, chi tiêu khoảng 70-100AUD, ăn
uống 50AUD, số còn lại để dự phòng mua sách, thiết bị học tập…Nói chung,
khoảng 200AUD là vừa đủ sống. Như vậy ở Việt Nam bạn chỉ cần chuẩn bị một
khoản tiền học phí và tìm cách chứng minh tài chính thông qua ngân hàng, là có
thể chuẩn bị cho “giấc mơ” du học của mình”.

Lưu ý là ở mỗi quốc gia, quy định cho các lao động là du học sinh quốc tế có sự
khác biệt rất lớn, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin này trước khi sang nước
sở tại.


×